Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

7 tuyệt chiêu truyền cảm hứng của người lãnh đạo pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.83 KB, 5 trang )

7 tuyệt chiêu
truyền cảm hứng
của người lãnh đạo

Theo cuộc khảo sát mới đây của Martitz Research, chỉ 10% nhân
viên sẵn lòng làm việc. Số còn lại cho biết họ thiếu sự lãnh đạo tài ba
của sếp. Nói cách khác, các vị lãnh đạo đã không biết cách truyền
cảm hứng cho nhân viên của mình.
Suốt nhiều năm liền, Carmine Gallo đã tiến hành phỏng vấn nhiều nhà
lãnh đạo danh tiếng, các chủ doanh nghiệp, chuyên gia đào tạo để cho ra
đời tác phẩm: 7 bí mật đơn giản để truyền cảm hứng cho nhân viên,
khách hàng và đối tác Theo Carmine Gallo, đó là 7 kỹ thuật dễ dàng
mà ai cũng có thể thực hiện được. TTO xin giới thiệu tóm lược 7 kỹ
thuật này:
1. Chứng tỏ sự nhiệt tâm: Người lãnh đạo nào cũng phải “phong phú”
về tình cảm. Anh ta không thể truyền cảm hứng nếu bản thân là
một người khô khan.

Trong bữa ăn trên một chuyến bay quốc nội, Richard Tait đã phác họa
trong đầu một ý tưởng mới, một ý tưởng đơn thuần để mua vui cho gia
đình và bạn bè anh. Nhưng những cảm xúc và tình cảm mãnh liệt của
anh trong ý tưởng đó đã “lây nhiễm” sang cả đồng nghiệp, nhân viên và
nhà đầu tư của anh. Từ đó, công ty trò chơi trẻ em Cranium ra đời, ra đời
từ một ý tưởng nhỏ với niềm tin lớn và cảm xúc mãnh liệt của Richard
Tait…

2. Thuyết phục trong việc diễn đạt tầm nhìn: Sức mạnh của một câu
nói chiến lược mang giá trị nhìn xa trông rộng là phải đưa mọi người
cùng bắt tay vào hành động. Tiêu chí đầu tiên mà Bill Gates đặt ra cho
Microsoft là: “Trong mỗi gia đình đều có 1 máy vi tính trên bàn làm
việc”. Câu nói này đến nay vẫn còn thích hợp và có giá trị thực tiễn cao.



3. Phúc lợi cho mọi người: Luôn nhớ phúc lợi không phải cho bản thân
bạn mà là cho nhân viên của bạn. Khi nhân viên nghe bạn diễn thuyết,
hội họp… họ luôn tự hỏi họ sẽ được gì trong đó. Bạn hãy trả lời giúp họ,
đừng để họ đoán.

4. Kể nhiều chuyện hơn: Hành trang của người lãnh đạo tài ba luôn có
những câu chuyện truyền cảm hứng. Sức mạnh của những câu chuyện ấy
sẽ nối kết tình thân.

5. Chung tay phát triển: Người lãnh đạo giỏi phải biết đưa nhân viên,
khách hàng và đồng nghiệp cùng góp phần vào sự phát triển của công ty.
Điều này đặc biệt quan trọng khi thúc đẩy những nhân lực trẻ.

Ngày nay, cách quản lý theo kiểu điều khiển và ra lệnh bị lạm dụng. Nhà
lãnh đạo hiện đại cần lắng nghe phản hồi, thu hút sự đóng góp ý kiến và
chủ động kết hợp mọi người cùng thực hiện mục tiêu. Nhân viên không
chỉ cần được trả lương là xong, họ muốn biết những điều mình làm đã
mang lại giá trị như thế nào trong sự phát triển của công ty.

6. Lạc quan: Người lãnh đạo giỏi luôn nói về một tương lai xán lạn.
Robert Noyce, đồng sáng lập viên của Intel, từng nói: "Lạc quan là thành
phần thiết yếu của sự sáng tạo". Lịch sử đã chứng minh những nhà lãnh
đạo tài ba luôn lạc quan hơn những người bình thường: Đại tướng
Winston Churchill luôn hy vọng và tự tin trong những tháng ngày đen
tối nhất của Đệ nhị thế chiến; cố tổng thống Ronald Reagan thành công
vì ông luôn lạc quan Theo Colin Powell, “lạc quan là cấp số nhân của
sức mạnh, là những tác động tích cực trong các tổ chức”.

7. Khuyến khích tài năng: Người lãnh đạo giỏi phải biết khuyến khích

nhân viên và “đầu tư” tình cảm cho họ. Richard Branson từng nói: “Khi
bạn khuyến khích, con người phát triển; Khi phê bình, họ tàn lụi”.
Biết truyền cảm hứng, bạn sẽ có nhiều người xung quanh: khách hàng
luôn muốn hợp tác với bạn, nhân viên muốn làm việc cho bạn và các nhà
đầu tư sẽ chống lưng cho bạn!
Nguồn: Tuổi Trẻ

×