Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Kỹ thuật nuôi đế đạt hiệu quả cao pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.87 KB, 28 trang )

Dế là một loài côn trùng ăn hại lá rất mạnh. Để tiến hành nuôi với số lượng lớn, quy trình nuôi phải khép
kín thành từng khu hoặc tại các hộ gia đình, có quản lý chặt chẽ, không để chúng trốn chạy ra ngoài làm
ảnh hưởng đến cây trồng xung quanh.
Khi chọn con giống: Dế bố và dế mẹ phải to, khoẻ mạnh, không bị sây sát (đủ râu, đủ chân, cánh không
dị tật) và màu sắc tươi sáng. Tùy theo phương tiện nuôi là xô, khay hay dụng cụ khác mà số lượng dế
giống cần nhiều hay ít. Thông thường nếu nuôi trong xô có dung tích 45 lít cần 20 con dế cái và 10 con
dế đực hoặc hơn (tỷ lệ cái và đực là 2:1). Chọn dế bố - mẹ tốt là khâu rất quan trọng vì nó sẽ quyết định
sản lượng cũng như chất lượng dế giống cũng như dế thịt sau này. Dụng cụ nuôi dế có thể dùng xô,
khay, thau, chậu có nắp đậy. Trước khi dùng, phải rửa sạch bằng nước xà phòng và phơi khô. Nắp xô,
khay được đục nhiều lỗ nhỏ tạo điều kiện thông thoáng. Thức ăn cho dế có thể dùng cám thực phẩm
cho gà hay cám thực phẩm cho cá, chim. Ở trong cám đã có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho
dế. Nên cho dế ăn thức ăn trong ngày. Ngoài ra, còn có thể dùng cà rốt, dưa hấu, rau cải, củ đậu, cỏ
tươi
Kỹ thuật nuôi dế
[25 - Jun - 2008 ::: minhquan]

Nhiều nước, nhất là các nước ở Châu Á coi một số loại côn trùng là
món ăn ngon. Ở nước ta các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế,
tằm, sâu chit, nhộng tằm, rươi. là những loại côn trùng được dùng làm
món ăn, một số nơi được coi là món ăn quý. Với loài dế cũng có nhiều
giống như: dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai chân sau to
có màu nâu sẩm.
Trong tự nhiên có rất nhiều loại dế như: dế ta, dế mèn, dế cơm, dế mọi, dế chó, dế dũi… Sau
đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi dế ta.
I. Giống và đặc điểm giống
Vóc dáng: Dế ta có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể khoảng 2cm. Dế ta có 3 màu đặc trưng như: đen
huyền, đỏ hoe và vàng nghệ.
Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Trong tự nhiên, dế ta sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm, nhưng
nhiều nhất là vào mùa mưa. Dế ta có bản tính hung hăng, nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất
đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô… nên có thể tổ chức chăn nuôi công nghiệp,
nhưng phải đảm bảo chuồng trại nuôi dế tương tự như môi trường thiên nhiên hoang dã. Môi trường sống tự nhiên,


dế sẽ ít dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc. Dế leo trèo rất giỏi và có thể nhảy xa chừng nửa mét. Đặc biệt, tối đến dế
có thể bay xa hàng mét…
Tuổi thọ: Tuổi thọ của các loại dế khác nhau. Tuổi thọ của dế ta trung bình là 4 tháng.
Thức ăn: Chủ yếu là rau, cỏ, củ, quả, trái cây, mầm cây, côn trùng nhỏ và bột ngũ cốc các loại… Dế ít uống nước,
nhưng phải thường xuyên có đủ nước sạch và mát cho dế uống tự do.
Sinh trưởng, phát dục: Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển dế ta trải qua 4 lần lột xác. Sau mỗi lần lột xác dế
ta lớn nhanh hơn. Từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là đã có thể xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát
triển cánh. Hai tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản. Với chiều dài cơ thể
khoảng 2cm, nặng khoảng 800-1.000 con/kg.
Sinh sản: 60 ngày tuổi dế đã trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Thời kỳ sinh sản của dế ta diễn ra quanh năm. Khi
trưởng thành chúng cất tiếng gáy “tè tè” rất êm tai để mời gọi bạn tình. Dế mái có biểu hiện động dục (thích gần dế
đực) trước lúc đẻ khoảng 15 ngày. Khi đẻ dế mái tìm đến những chỗ đất tơi xốp và ẩm để đẻ trứng, mỗi lần đẻ vài
trăm trứng. Dế mới nở có màu đen, một tháng tuổi mới thể hiện màu đặc trưng của dế, hai tháng tuổi thì dế ta đã
trưởng thành.
Giá trị và thị trường: Nhiều nước, nhất là các nước ở
châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở
nước ta các loại côn trùng như dế, cào cào, châu
chấu, sâu chít, nhộng tằm, rươi, bọ xít, bọ cạp, bọ
hung, sâu đục thân, kiến… là những loại côn trùng
phổ biến trên các loại cây trồng, chỉ cần nghe tên
thôi cũng làm cho nhiều người “ghê sợ”. Thế
nhưng, trong những nghiên cứu mới đây, các nhà
khoa học đã phát hiện ra rằng côn trùng có rất nhiều
tác dụng bổ ích đối với con người, đặc biệt có thể sử
dụng chúng như những món ăn thuộc hàng “đặc
sản”.
Một số món ăn từ dế: Trước khi chế biến các món
ăn từ dế, cần rút ruột, bóp bụng dế để bỏ ruột phân,
rửa sạch sau đó mới chế biến. Dế có thể chế biến được nhiều món như chiên giòn, chiên bơ, lăn bột, kho tiêu, xào
mì, trộn gỏi, rim mặn, lẩu ăn cùng với bánh phồng tôm, bánh tráng hoặc cuốn bánh tráng với rau sống là những

món ăn đặc sản từ dế. Hiện nay, dế là một trong những món ăn được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh với
giá 250.000- 300.000 đồng/kg.
II. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng dế
Chọn giống: Chọn dế giống bố mẹ là tơ mới biết gáy, dế mái chưa sinh sản, to, khỏe mạnh nhất trong đàn, không
dịch bệnh, dị tật (đủ râu, chân…).
Chuồng trại: Cao ráo, yên tĩnh, thoáng mát có mái che mưa che nắng, xung quanh có lưới đề phòng mèo, chuột bắt
dế, có rãnh nước đề phòng kiến xâm nhập gây hại cho dế…
+ Chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi:
- Chuồng nuôi: Chuồng nuôi có thể là xô, thau, khay, chậu… có nắp đậy nhưng phải đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát.
Nắp đậy, có thể là cái lồng bàn hoặc nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng, ban ngày mở ra, chiều tối đậy lại để
phòng tránh dế bay đi và mèo, chuột bắt dế… Trước khi nuôi phải rửa sạch, phơi khô chuồng nuôi và trang thiết bị
phục vụ chăn nuôi dế.
Tùy theo phương tiện và điều kiện nuôi mà bố trí số lượng nuôi hợp lý. Nuôi dế giống bố mẹ (ép đẻ) trong xô có
dung tích 40-50 lít thì thả 20 dế cái, 10 dế đực. Trong xô 80-80 lít thì thả 30 dế cái và 15 dế đực…
- Thiết bị chăn nuôi: Rế tre, máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế đơn giản, có thể dùng vỏ nghêu, hoặc làm
bằng xi măng, đồ sành sứ kích thước không quá lớn nhằm hạn chế dế con té chết (đường kính khoảng 10-15 cm, dày
khoảng 1,5-2,0 cm, sâu khoảng 0,5-1,0 cm).
Trong chuồng nuôi, có rế tre (rế để xoong nồi đường kính 15-20 cm) hay vỉ tre, rế có lỗ nhỏ (dày) nuôi dế con mới
nở đến 25 ngày tuổi, loại thưa nuôi tiếp theo đến thu hoạch. Xô loại 45 lít xếp khoảng 10 rế, xô 80 lít thì 15 rế. Rế
xếp chồng lên nhau tạo khoảng trống để máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế. Đất dùng trong máng đẻ là đất
sạch, tơi xốp, ẩm vừa phải, có độ dày 3 - 4 cm (có thể dùng đất sạch trộn với xơ dừa xay). Không dùng đất có kiến,
đất bị nhiễm hóa chất độc hại Trên cùng phủ một lớp cỏ cho dế ăn, ở, sinh trưởng phát triển và sinh sản…
Thức ăn: Thức ăn chủ yếu của dế là cỏ, cám hỗn hợp
(thường dùng cám gà con), nên xay cám thành bột
cho dế ăn, bảo quản nơi khô ráo, không mua nhiều
một lúc dễ bị mốc. Cho ăn thêm rau xanh, cải ngọt,
cà rốt, củ sắn, cỏ tươi Có thể cho dế ăn thêm
miếng dưa hấu (nhớ cắt bỏ phần ruột đỏ), lấy phần
sát vỏ, không để nhiều. Cần lưu ý thức ăn chỉ ăn
trong ngày, còn dư phải bỏ, không cho dế ăn mầm

đậu các loại, chúng sẽ bị rụng râu, chân mà chết.
Dế mỗi ngày một trưởng thành, nên lượng thức ăn
ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế.
Hàng ngày nước được phun sương để giữ ẩm và cho
dế uống.
Chăm sóc nuôi dưỡng:
+ Chăm sóc nuôi dưỡng dế sinh sản:
- Thả giống: Theo tỷ lệ 1 trống/2 mái. Xô nhựa nhỏ thả 15 dế trống và 30 dế mái vừa mới trưởng thành. Xô nhựa lớn
80 lít có thể thả 25 dế trống và 50 dế mái.
- Đẻ trứng: Sau khi thả giống 2-3 ngày dế đẻ trứng vào máng đẻ.
Dấu hiệu dế sắp đẻ: Dế mái thường thụt lùi và chọc cây kim nhọn sau đuôi xuống đáy xô. Lúc này ta đặt máng đẻ
vào là dế leo lên đẻ ngay (trong máng đẻ đã để sẵn đất sạch tơi xốp và đủ ẩm).
Khi dế có dấu hiệu sắp đẻ ta đặt máng đẻ vào xô nuôi dế bố mẹ hàng đêm cho dế đẻ. Cứ sau mỗi đêm máng đẻ được
lấy ra đưa đi ấp, tối đến đưa máng mới vào xô nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi đêm 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng
vào máng đẻ. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại.
Dế rất nhát, vì vậy ta nên để máng đẻ vào buổi tối. Mỗi tối để vào một máng đẻ, sáng hôm sau lấy máng đẻ ra để
vào xô ấp trứng ở một khu vực khác.
- Ấp trứng: Xô ấp trứng được thiết kế như sau:
Bỏ một lớp đất xốp vào đáy xô, cao khoảng 1cm, rộng khoảng 3cm. Để 3 máng trứng vào chính giữa xô, phủ lên
một lớp cỏ mỏng, mỗi ngày phun nước 1- 2 lần để giữ ẩm. Hoặc trước khi cho máng trứng vào xô ấp trứng, ta chuẩn
bị hai khăn bông vuông (loại khăn lạnh lau mặt ở các nhà hàng), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp, sau đó
đặt máng trứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên máng trứng để giữ độ ẩm. Sau khi đã
làm xong các việc nói trên đậy nắp thùng lại. Cứ 3-4 ngày, thay khăn ướt một lần để giữ độ ẩm. Nhiệt độ cần cho
trứng nở khoảng 25-30oC (nhiệt độ phòng). Sau 8-12 ngày là dế nở. Khi thấy dế đã nở hết, ta lấy khay đẻ ra khỏi xô
ấp và chuyển dế con vào xô ương nuôi riêng.
Để dế đẻ nhiều và dế con khỏe mạnh, cần lưu ý: Vệ sinh chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi sạch sẽ, khô ráo, máng
thức ăn phải được che đậy, tránh nước gây nấm mốc Sau đó, để máng đẻ vào đáy xô lệch sang một bên, bên kia để
một máng thức ăn, một máng nước, úp chồng rế lên, phủ lên rế một ít cỏ tươi. Phun nước dạng sương lên cỏ tươi
mỗi ngày 1-2 lần tạo nhiệt độ trong xô 25-30oC. Sau khi dế đẻ một ngày, chuyển máng trứng sang thùng ấp và đặt
máng đẻ khác vào trong xô nuôi. Có thể dùng thùng các-tông loại dày hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 40 x 20

cm để ấp trứng, mỗi thùng có thể để 8-10 máng trứng. Thùng ấp phải kín, có nắp đậy (dùng lưới muỗi), theo dõi
hàng ngày, tránh kiến gây hại…
+ Ương nuôi dế con: Dế con mới nở, ta chuyển sang ương nuôi riêng trong xô nhựa, trung bình khoảng 1.000 con/xô
80 lít. Lúc này ta để thức ăn của gà con xay nhuyễn vào cho dế mới nở ra ăn, ngày 2-3 lần và bỏ vào xô nuôi một
lớp cỏ tươi non cho dế con trú ẩn và nhấm nháp. Mỗi ngày tiếp tục phun nước 1-2 lần để giữ ẩm và cho dế uống.
Ương nuôi dế con đến 20 ngày ta chuyển sang nuôi dế thịt thương phẩm.
+ Nuôi dế thịt thương phẩm: Đặt rế, máng thức ăn,
nước uống, phủ cỏ tươi như nuôi dế đẻ nhưng số
lượng nhiều hơn (400-500 con với xô 80 lít, 300 con
ở xô 45 lít). Chăm sóc và phun nước ngày 1-2 lần,
tránh nước đọng, ẩm mốc trong xô, tránh để thức ăn
tồn dư, ẩm ướt, hôi mốc và không để máng đẻ trong
xô nuôi như nuôi dế đẻ.
Ngoài ra, có thể làm chuồng nuôi dế bằng xi măng,
kích thước một ô rộng 1 m x dài 1,2 m x cao 0,5 m,
mặt tường nhẵn tránh dế bò ra, che đậy bằng lưới
phía trên, nuôi 1.000 con/m2. Chuồng xây xong cần
ngâm nước cho hết chất xi măng. Xung quanh
chuồng làm rãnh nước tránh kiến, côn trùng xâm
hại… Chồng vào 25 rế, tạo khoảng không cho dế.
Cũng cần chăm sóc như nuôi trong xô, chú ý phun nước (dạng sương) 2-3 lần/ngày.
Thức ăn tinh cho ăn hàng ngày, thức ăn thô xanh rau, củ, quả các loại thì 2-3 ngày mới cho ăn một lần, nhưng chỉ ăn
trong ngày, thức ăn còn dư phải bỏ. Riêng cỏ xanh có thể 2-3 ngày mới cho ăn và thay mới một lần.
Dế con được 20 ngày, chuyển qua nuôi dế thịt thương phẩm khoảng 45 ngày thì có thể thu hoạch (800-1.000 con
được 1 kg), xuất bán thịt hoặc tuyển chọn dế tơ làm giống nuôi đến 60 ngày thì cho phối giống sinh sản.
Chú ý: Dế sắp trưởng thành tối đến thường hay bay đi kiếm ăn và hoạt động tình dục Vì vậy, chiều tối ta nên đậy
nắp xô lại sáng sớm mới mở ra cho thoáng mát.
Thu hoạch: Dùng vợt nylon nhỏ thu hoạch, cho vào
thùng giấy cùng với rế, cỏ tươi di chuyển xa dế không
chết. Có thể đông lạnh sau khi rửa sạch dế bằng nước

sạch hoặc nước muối 2% và cho vào khay đông lạnh.
Chăm sóc nuôi dưỡng dế đơn giản, ít vốn, ít dịch bệnh,
dễ thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao, ai cũng có
thể nuôi được.
Phòng và trị bệnh: Với phương châm phòng bệnh là
chính, thực hiện tốt chương trình 3 sạch: ở sạch, ăn
sạch, uống sạch. Đặc biệt, khi thời tiết hoặc môi trường
sống thay đổi, cần phải vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng
thật tốt để tăng cường sức đề kháng, chống stress gây
hại cho dế…
Dế ta thường hay bị một số bệnh, nhất là bệnh đường ruột.
Bệnh đường ruột:
- Nguyên nhân: Có thể do mật độ quá cao, chuồng nuôi quá nóng ẩm hoặc chuồng nuôi bị nước đổ vào lẫn phân,
thức ăn gây ô nhiễm môi trường hoặc thức ăn bị ôi mốc, nước uống lẫn phân, dơ bẩn, mất vệ sinh…
- Triệu chứng: Dế đang ăn uống, khỏe mạnh bình thường, đột ngột bỏ ăn chỉ uống nước rồi yếu dần, râu gãy ngang,
phân nước trắng đục, 7-10 ngày sau thì dế chết. Bệnh này rất dễ lây lan sang những con ở cùng một xô, rất khó trị.
- Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh là chính bởi khi chúng ta phát hiện ra triệu chứng thì
đã muộn. Tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, thức ăn, nước uống phải thay rửa
hàng ngày…
Địa chỉ mua bán dế:
- Trại dế Thanh Tùng, ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP HCM. ĐT: 08 7 961753.
- Trại dế Huỳnh Như, 4/21, ấp 2, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP HCM. ĐT: 08 7 114150.
- Trại dế Tấn Tài, Địa chỉ: 56/5 KP1, Chương Dương, Thủ Đức, TP.HCM. ĐT: 0919. 285183…
KS. ĐẶNG TỊNH (NNVN)
Kỹ thuật nuôi dế
Cập nhật : 19/08/2008 09:52
Hiện nay các món ăn chế biến từ dế đang được nhiều người ưa thích và coi là món "đặc sản". Để
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Hội viên Câu lạc bộ khuyến nông phường Quyết tâm và nhiều bạn
đọc trong tỉnh; vừa qua, chúng tôi có dịp trao đổi với ông Nguyễn Lân Hùng – chuyên gia của
chương trình Nông nghiệp – Đài Truyền hình Trung ương, ông Đào Thái Hoà thôn Ngọc Trì, xã

Bình Định, huyện Lương tài tỉnh Bắc Ninh và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên để có
những tài liệu cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi Dế; sau đây xin trân trọng giới thiệu kỹ thuật nuôi
Dế cùng bạn đọc:
1. Đặc điểm sinh học của Dế
Dế thuộc loại côn trùng ăn tạp và phát triển rất nhanh, từ khi nở ra đến 45 ngày nó đã nặng tới 15
– 17 gram (trùng bình khoảng 700 con/kg), chúng bắt đầu mọc cánh (nếu nuôi dế thương phẩm
thì 45 ngày là thời điểm xuất bán hiệu quả tốt nhất).
Dế thành thục lúc 60 ngày tuổi, theo kinh nghiệm phân biệt Dế cái khác dế đực ở phần hậu môn:
dế cái có “máng đẻ” còn dế đực phần hậu môn tròn hơn.
Mỗi Dế cái đẻ khoảng 30 – 40 trứng/ngày
2. Kỹ thuật chăn nuôi:
2.1. Dụng cụ nuôi:
Có thể tận dụng các thùng hàng bằng nhựa, chum, vại có đường kính từ 20 – 50 cm, nắp thùng
làm bằng bìa cứng, phên tre, tấm ván mỏng…có khoét một lỗ ở giữa khoảng 3 – 4 xm để thông
khí và quan sát bên trong và cung cấp ánh sáng.
Khay cho dế đẻ có thể làm khay chuyên dùng bằng gỗ như khuôn gói bánh chưng hình vuông cỡ
5cm, cao 2cm; trong khay đẻ để một ít đất ẩm tơi, lượng đất ẩm trong khay dầy khoảng 1,5 cm.
2.2. Thức ăn chăn nuôi
Thức ăn cho Dế là các loại cỏ hoà thảo tự nhiên và cám hỗn hợp như cám cho gia cầm úm (chủ
yếu cho dế non)
Cỏ được rửa sạch, nếu cỏ chuẩn bị từ trước đã ráo nước thì phun nước cho cỏ hơi ướt rồi bó
thành từng bó nhỏ cỡ bằng nắm tay (0,1 – 0,2 kg/bó) để trong thùng nuôi cho dế ăn và leo trèo.
Bột cám hỗn hợp của gia cầm úm để vào đĩa nhỏ với số lượng bằng 3% trọng lượng Dế cho ăn tự
do.
Nước uống của dế: có thể sử dụng bình phun nhỏ tưới hoa phun dưới dạng phun bụi vào thành
thùng nhựa hoặc chum, vại đang nuôi Dế.
2.3. Kỹ thuật ấp trứng
Mỗi ngày lấy khay đẻ trứng ra một lần và đưa khay mới vào để nhân trứng cho hôm sau. Khi đưa
khay trứng vào hộp ấp (dùng cái hộp nhỏ như hộp đựng mì tôm) chuẩn bị khăn bông thấm nước
ẩm (loại khăn rửa mặt trẻ em nhỏ, cỡ 10 x 10 cm, 1 cái đặt dưới đáy thùng ấp để đè khay trứng

lên và 1 cái phủ lên mặt khay, đậy nắp hộp lại, để trong chuồng nuôi có che xung quanh, nhiệt độ
thích hợp nhất từ 22 – 26
o
C, cứ 3 – 4 ngày thay khăn ướt 1 lần để giữ độ ẩm, sau 9 -10 ngày
trứng bắt đầu nở, khi thấy dế đã nở hết (vào ngày thứ 11) thì lấy khay ra đưa Dế con vào hộp
nuôi.
2.4. Kỹ thuật nuôi Dế con
Tận dụng các hộp, thùng hoặc chum, vại nuôi Dế con cần về sinh sạch sẽ, sau đó xông hơi
focmol để khử trùng
Ban đầu Dế con ăn ít, cần cho cỏ non và bột cám tổng hợp có 17 – 21 % chất đạm (tương đương
cám úm gia cầm), lượng cám tổng hợp khoảng 3 % trọng lượng dế; cho ăn theo bữa, mỗi bữa
cách nhau khoảng 4 – 6 giờ, chú ý vệ sinh hộp nuôi, bỏ cỏ cũ ra, đưa cỏ mới vào.
Cho Dế uống nước bằng cách phun ướt cỏ non rồi đưa vào thùng nuôi, khi Dế lớn có thể phun
nước vào thành dụng cụ nuôi để cho uống.
Khi Dế lớn cần san bớt đàn sang hộp mới tránh mật độ quá dầy
2.5. Kỹ thuật nuôi Dế bố mẹ
Tỷ lệ ghép đôi giao phối đực cái là 1 đực : 1,5 - 2 cái
Mật độ nuôi là 30 – 40 con/m2
Thức ăn cho Dế bố mẹ tương tự như Dế con
3. Một số chú ý về phòng chống địch hại
Địch hại của Dế là chuột và kiến
Đối với kiến cần phòng bằng rành nước xung quanh khu vực nuôi (đối với quy mô chăn nuôi
lớn), Nếu nuôi ít có thể đặt các hộp nuôi trên các giá có chân giá ngâm trong bát nước.
Đối với chuột cần dùng cả sinh học để diệt chuột. Theo các hộ đã chăn nuôi dế ở Lương Tài, Bắc
Ninh và chuyên gia Nguyễn Lân Hùng thì ngoài các thiên địch trên, chưa thấy dế mắc bệnh gì
khác. Hiện nay chưa có các công trình nghiên cứu sâu về con Dế, chúng tôi mong nhận được sự
bổ sung của bạn đọc cùng chia sẻ kinh nghiệm nuôi Dế qua bản tin khuyến nông.
Nguyễn Quốc Tuấn - GĐ Trung tâm KN Sơn La
Kỹ thuật nuôi dế
Hôm nay đặt mua 1kg dế và được đem đến tận nhà. Tôi có đươc tặng kèm một bản tài liệu nuôi

dế. Đọc thấy hay hay gửi cho bạn nào có nhu cầu nuôi tham khảo:
Trang trại dế Xuân Bắc xóm côn thôn Đống xã Cao Viên - Thanh Oai - Hà nội.
Điện thoại: 0985697909 hoặc 0904060307.
nguyen thi huong
LỜI NÓI ĐẦU
- Dế là một loại côn trùng mà ta có thể nuôi và chế biến ra nhiều món ăn khác nhau ở một số
nước như Ấn Độ , Đài Loan, Trung Quốc, thái Lan. Dế còn được coi là món ăn ngon, ở nhiêu
nơi dế còn được coi đó như là một đăc sản. Những năm gần đây phong trào ăn dế và nuôi dế ở
một số nước ngày càng phổ biến, thì ở VN ta một vài năm trở về đây cũng vậy nhất là ở trong
TPHCM dế là một món ngon luôn có ở trên bàn nhậu, nhờ đó mà phong trào nuôi dế bắt đầu
hình thành và đã có người giàu lên nhờ nuôi dế điển hình là anh Lê Thanh Tùng ở Củ Chi.
- Vậy để đáp ứng nhu cầu một số nhà hàng ở HN và một số hộ chăn nuôi. Trang trại dế Xuân
Bắc chúng tôi đả cung cấp dế giông cho các hộ chăn nuôi và hướng dẫn kỹ thuật một cách nhiệt
tình giúp người nuôi đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đây là một số kỹ thuật mà trang trại chúng tôi gủi
tới người nuôi.
1. Phân biệt dế đực, cái
- Dế đực phần ''đầu ngực'' to hơn dế cái.
- Dế đực cánh màu đen pha màu nâu không bóng mượt.
- Dế cái cánh màu đen bóng mượt hơn dế đực.
- Dế đực bụng nhỏ hơn dế cái vì bụng dế cái có trứng nên to hơn.
- Dế đực không có bộ phận để đào đất ( giông như cái kim khâu quần áo) ở phần đuôi , còn dế
cái thì có để chúng đào ổ đẻ.
- Dế đực trưởng thành kêu vể ban đêm còn dế cái không kêu.
2. dụng cụ nuôi dế
- Chậu nhựa: cao 35 - 40cm, đường kính từ 40 - 50cm
- Dế ( Cái dế để bắc nồi cơm) dùng tre đan mắt cáo để dế đậu và trèo leo, răng dế sắc nếu cá bạn
đan bằng tre non thì dế sẽ cắn hỏng. Vì vậy các bạn đan bằng tre già là tốt nhất.
- Nắp đậy: Tôi thường dùng lồng bàn đạy cho thùng dế vì lồng bàn thoáng khí dế không chui
qua được, kẻ thù của dế cũng không vào được.
- Khay đựng thức ăn: Tận dụng nắp nhưa có sẵn, đường kính từ 7 - 10cm có vành cao 1cm

hoặc cưa các đốt tre, hoặc dùng các đĩa chấm thức ăn.
- Khay nước uống: Tương tự làm như khay đưng thức ăn.
Chú ý: Nếu các bạn dùng đĩa chấm thức ăn làm khay cho dế ăn hoặc uống nước mà chưa làm
nhám bề mặt thì dế rất khó leo lên và khi có bò được lên rồi thì bò ra cũng khó, nếu là khay nước
uống thì rất dễ bị chết đuối vì không bò ra được. Vì vậy tất cả các khay đều phải được làm nhám
cả trong lẫn ngoài để dế có thể leo trèo thoải mái.
- Đất cho dế đẻ: Tôi thường dùng đất đã làm mịn trộn lẫn với cát , cứ 2 đất thì 1 cát như vậy đát
sẽ tươi xốp và giữ được độ ẩm cao.
3. Thức ăn của dế
- Cỏ các loại, cỏ chọn lá mềm không đắng là tốt nhất.
- Dế dưới 10 ngày tuổi thích ăn lá rau khoai lang, lá sắn non vì răng của chúng chưa phát triển.
- Cùi dưa hấu, cà rốt, rau muống, rau cải, lá đu đủ, lá sắn.
- Cám gà, cám chim hỗn hợp nghiền mịn.
- Nước uống.
chú ý: Tất cả các loại rau cỏ dế ăn phải rửa sạch và không được có thuốc trừ sâu, nếu dế ăn phải
rau cỏ có thuốc trừ sâu, dế sẽ bị đi ỉa hoặc chết.
4. Cách chọn dế giống
- Dế giống phải to khoẻ, đầy đủ râu, cánh, chân.
- Cách chọn dế đực cũng như dế cái.
- Cứ ghép 1 đực với 2 cái.
- Một thùng 80 lít thì ta để 100 cái, 50 đực.
- Hai khay thức ăn, 1 khay nước, 3 cái dế cho dế đậu trèo leo.
5 Cách cho dế đẻ
- Khi thấy dế gáy và xù cánh là lúc dế chuẩn bị đẻ ta chuẩn bị khay đẻ và đất cho dế đẻ.
- Đến chiều tối bạn thử đặt hai khay đất vào và theo dõi xem dể có bò lên đẻ không.
- Nếu thấy dể đẻ thì sáng hôm sau các bạn lấy khay trứng ra và đưa đi ấp.
- Thường trứng của 2- 3 ngày đầu tỷ lệ nở ít do trứng không được thụ tinh 100%.
- Dế đẻ liên tục khi rac thì chết ( trung bình 30 - 35 ngày)
Chú ý: Chỉ bỏ khay trứng vào thùng dể đẻ, sau khi trời đã tối và phải lấy ra vào sáng hôm sau.
Nếu không dế bố mẹ có thể đào bới khay trứng lôn tung.

6 Cách ấp trứng
- Tôi thường lấy khay trứng ra xịt nước xếp chúng chồng lên nhau cứ 2 - 3 khay 1. Sau đó dùng
một cái khăn loại dày nhúng nước và vắt bớt một ít rồi chùm kín khay trứng.
- Cứ một ngày xịt nước cho khay trứng 2 lần vào mùa hè 1 lần vào mùa đông, conf 2 ngay nhúng
khăn ướt một lần.
- Trứng ấp trong vòng từ 9 - 12 ngày là nở, trúng nở trong vỏng -4 ngày là hết.
- Tôi thường để 2 khay trong một chậu, như vậy dế nở ra sẽ rất đều.
- Các bạn không nen để trứng của 2 -3 ngàycungf một chậu, như vậy khi dế nở sẽ dẫn đến con to,
con nhỏ không đồng đều.
Chú ý: Khi các bạn xịt nước cho trứng thấy bề mặt đất có màu thâm nâu là được. Không nên xịt
quá nhiều vì như vậy trứng sẽ rất dễ bị ung.
7. Cách nuôi dế từ mới nở đến 15 ngày tuổi.
- Dế nở ra từ 2 khay trung bình được 2000 con.
- Các bạn để từ 1 - 2 dế ( cái dế để bắc nồi cơm) vào chậu nuôi để cho dế đậu trèo leo.
- Để 2 -3 búi cỏ vào chậu và một khay thức ăn ( cám gà)
Chú ý: Các bạn tuyêt đối không được để khay nước vào chậu nuôi vì lúc này dế còn nhỏ dễ sa
vào nước không bò ra được, sẽ dẫn đến chết đuối.
- Ta chỉ lên phun sương vào 2 búi cỏ để dế uống nước.
8. Cách nuôi dế từ 15 - 30 ngày tuổi
- Lúc này dế đã lớn các bạn có thể dặt một khay nước vào chậu cho dế uống nước mà không sợ
dế bị chết đuối nữa.
- Tôi thường để 1000 con trên một chậu, một khay nước , hai khay thức ăn ( cam gà) và một ít
rau cỏ và 3 - 4 dế để cho dế đậu và trèo leo.
- Cứ một ngày vệ sinh khay cho dế uống nước một lần, khay thức ăn thì 2 ngày một lần. Nếu còn
cám ta cũng lên bỏ không lên tiếc, còn chậu nuôi thì 3 ngày donj phân một lần.
9. cách nuôi dế từ 30 - 45 ngày tuổi
- Lượng dế trung bình từ 400 - 700 con
- 2 khay thức ăn, một khay nước, 3 -4 dế để dế đậu trèo leo.
- 1 ít rau cỏ hoặc cùi dưa hấu hay một số lá cây như đu đủ, sắn
10. Làm thịt dế

- làm thịt dế trước khi dế mọc cánh dài, thường ở vào 50 ngày tuổi. Vì lúc này trọng lượng của
dế lớn nhất và béo nhất.
- Không cho dế ăn từ 15- 20 tiếng trước khi làm thịt để ruột dế được sạch sẽ.
- Trước khi làm thịt ngâm dế trong nước muối khoảng 2 phút.
- Một tay cầm dế sao cho đầu con dế quay vào trong lòng bàn tay, bụng dế ngửa lên trên, tay kia
cấu nhẹ phần mẩu đuôi và từ từ rút ruột dế ra khỏi bụng.
- Sau khi đã làm sạch ruột dế các bạn rủa lại bằng nước sạch 2 - 3 lần và để dáo nước, lúc này
các bạn có thể chế biến ra các món mà mình ưa thích.
Chúc các bạn thành công.
Triệu phú dế
Cập nhật lúc 09:18, Thứ Ba, 07/02/2006 (GMT+7)
,
(VietNamNet)-“Trên răng dưới…dế !”. Hắn nói “ Tui khởi đầu khai phá nghề là
như thế đó, có người cho rằng tui gặp may. Hổng dám đâu cơ man khổ cực, vừa
mần vừa đúc rút kinh nghiệm…”, triệu phú dế Lê Thanh Tùng tâm sự.
Tìm kiếm một địa chỉ “ nhà không số, phố không tên” trong nội thành đã khó, nhưng mò
mẫm ở miệt vườn như ở huyện Củ Chi có lúc cứ nghĩ như chuyện không tưởng ?
May thay Cuối cùng chúng tôi cũng đến được khu vực ấp Bến Đò sau gần nửa ngày
rong ruổi. Nhưng Trời đất, có đến 2 ấp Bến Đò: ấp 1 và 2 ?
• Nuôi dế thành danh Tùng "dế"
“Lại chuyện dế hỉ ?“ Một lão nông tri điền tay cày tay cuốc, vui vẻ chỉ dẫn ngay đầu
con đường làng khấp kha khấp khểnh của ấp Bến Đò 2: “ Cứ chạy mút đường, gặp con
kênh Đông, rẽ hướng Nam…hỏi thăm Tùng “ dế” là già, trẻ ai cũng biết…”.
Dế nuôi ở trang trại của Tùng "dế". (Ảnh: Phương Đình Nguyễn)
Sau khi nhấp nhổm “nuốt” hết quãng đường đông tây nam bắc theo chỉ dẫn, cuối cùng
chúng tôi cũng tìm được nơi cần đến: Trang trại dế Thanh Tùng.
Lại thêm hơn 3 giờ đồng hồ chờ đợi trong tiếng dế gáy vang inh ỏi mới gặp được ông
chủ trang trại dế vì ông chủ đang mắc đi…làm thuê ! Vào năm 2002, khi chúng tôi tìm
gặp "Tùng dế", anh đã bắt đầu khởi nghiệp như thế đó.
Lúc ấy, "Tùng dế" tâm sự:" Hàng ngày, tui đi phụ hồ kiếm thêm tiền…phát triển sản

xuất chớ!. Mần kinh tế phải biết lấy ngắn nuôi dài…”
Để thể hiện rõ khả năng kinh tế của mình, anh Tùng đã bán ngay cho chúng tôi một tập
tài liệu tổng cộng gồm…1 trang A4 với giá 50.000 đồng, trước khi vào cuộc trao đổi.
Đến nay, năm 2006, Tùng "dế" đã khá ổn định với nghề nuôi dế của mình.
• Công nghệ nuôi dế
Sau 4 năm kiên trì với nghề nuôi dế, nay thì những con dế giống
cùng công nghệ nuôi của Lê Thanh Tùng – chàng trai miệt vườn
sinh năm 1979, đã được “ phiêu lưu” không chỉ ở các tỉnh Nam Bộ
mà đã theo đường máy bay, ra đến tận Hà Nội
Tùng tiết lộ bí quyết nuôi dế. Anh cho biết, dế bố mẹ gồm những con khoẻ mạnh được
tuyển lựa theo phương thức trống đủ râu, mái còn kim.
Sau đó, cho “ ra riêng” từng thùng với khoảng 4 - 6 mái và 2 trống, trong thùng bỏ đất
xốp đậy cỏ để làm ổ đẻ.
Khi dế đẻ ra trứng, trứng được đặt lên đĩa đất mỗi ngày phun nước từ 2 – 3 lần để giữ
độ ẩm. khoảng 15 ngày sau, dế tự nở. 2 ngày tiếp sau, lấy đĩa ra và ương dế đến 20
ngày.
Lúc này, dế đã lớn ngang đầu đũa nên tách riêng qua thùng để nuôi lớn, mỗi thùng
khoảng 150 – 200 con. Thức ăn của dế rất đa dạng, rau củ quả nói chung hoặc thức ăn
cho gà con đều thích hợp. Khoảng 2 tháng là xuất bán.
Dế được bán theo giá dế giống mái 2.000 đồng/ con, dế trống 1.000 đồng/ con. Số còn
lại, bán cho khách chờ… lên chảo chiên dòn, khoảng 25.000 – 30.000 đồng/ gram
( khoảng 40 - 50 con tùy lớn nhỏ)
• Ước mơ “ ngành” công nghiệp dế
Từ 10 con dế nuôi thử nghiệm ban đầu vào tháng 9/2002, đến nay
với vài trăm thùng nhựa loại 40 – 80 lít mỗi thùng khoảng 100 – 200
đầu dế, mỗi tháng Tùng có doanh thu từ 1.500.000 – 2.000.000
đồng, đạt tiêu chuẩn…triệu phú miệt vườn!
Chăm sóc dế. Ảnh: Phương
Đình Nguyễn
Tùng "dế" đang mơ một

ngày nào đó sẽ xuất khẩu
dế Nhưng trước mắt.
anh vẫn đang chạy vốn để
phát triển sản xuất. Ảnh:
Phương Đình Nguyễn
Nhưng ước mơ về một “ ngành” công nghiệp dế xuất khẩu luôn thôi thúc chàng trai mới
học xong lớp 5 trường làng.
Tùng tâm sự: “Mới rồi, các anh ở bên khuyến nông cũng có hướng sẽ giải quyết cho tui
vay vốn để phát triển sản xuất. Thế nhưng, nguồn vốn cho vay nuôi bò sữa, dê, gà
công nghiệp…đã có sẵn. Còn vốn vay cho nuôi dế công nghiệp hình như chưa có, nên
giờ, tui vẫn chủ yếu đi mần thêm tự xoay sở kiếm tiền sắm thêm thùng nuôi.
Nói thiệt, hiện nay không đủ hàng bán vì nhiều nơi có nhu cầu lắm…Trong nước không
đủ bán, nhưng theo các anh mai sau liệu dế cũng xuất khẩu được chớ ?"
Vâng! Chúng tôi tin, mà tại sao lại không nhỉ con dế có thể trở thành một vật nuôi có
giá trị kinh tế lắm chứ!
Trong khi anh Tùng "dế" ở Củ Chi đang loay hoay tự lực nuôi dế, từ việc tự tìm ra
phương thức nuôi dế đến chạy vốn để phát triển sản xuất thì con dế, còn có tên khoa
học là Acheta assimilis đã được nuôi khá phổ biến ở Trung Quốc và nó có thể mang lại
cả một gia tài lớn cho người nuôi dế!
• Phương Đình Nguyễn
• TÔI LÀM NÔNG DÂN
Chủ đề: Kỹ thuật nuôi dế
Ngày cập nhật: 3/2/2005
Nguồn tin: Vista, 2004/51/II

Nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở
nước ta các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, tằm, sâu chit, nhộng tằm, rươi.
là những loại côn trùng được dùng làm món ăn, một số nơi được coi là món ăn quý.
Với loài dế cũng có nhiều giống như: dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai
chân sau to có màu nâu sẩm.

Dế cơm có cùng kích cỡ như dế ché, cánh màu đen đậm, chân nâu nhạt, đây là hai
giống to con và lịch lỡm nhất trong họ nhà dế.
Ngoài ra còn có các loại dế nhỏ con hơn như dế mọi, dế ta, dế nhủi, dế mèn - cái tên
quen thuộc trong tiểu thuyết "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài, nhỏ con nhất
và thường sống dưới lớp vỏ cây là dế dủi, không cánh. Trong các loại dế này, dế ta có
màu đen tuyền, đầu cánh có đốm trắng vàng, là loại dế đã được anh Lê thanh Tùng -
người đầu tiên ở Việt nam nghiên cứu so sánh giữa các giống dể tìm được và tìm ra
giống dế dễ nuôi, thích hợp cho quy trình nuôi công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm đồng
loạt. Người viết bài này mô tả lại từng loại dế và kỹ thuật nuôi dế theo hướng công
nghiệp đã được anh Tùng - người đã dồn hết tâm huyết, dày công nghiên cứu tìm cho
ra công nghệ cho dế đẻ, kỹ thuật ấp trứng, kỹ thuật nuôi dế để có trại dế Thanh Tùng
ngày nay.
1. Sinh trưởng phát dục của dế:
- Sinh trưởng: từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở
đi dế phát triển cánh. Ngày tuổi 60 trở đi dế đã trưởng thành, bắt đầu sinh sản.
- Sinh sản: hai tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho
sinh sản. Mỗi thùng nuôi cho ghép 30 con cái và 15 con đực trưởng thành. Dế chỉ đẻ
trong vòng hai tháng là thải loại.
- Khay đẻ cho dế: khi dế đẻ cần chuẩn bị khay đẻ cho dế, khay đẻ cho dế giống như gạt
tàn thuốc lá chứa đất ẩm sâu 1,5 cm Khay đẻ được đặt vào thùng dế bố mẹ hàng ngày.
Cứ sau mỗi ngày khay đẻ được lấy ra đưa đi ấp, sau đó đưa khay mới vào thùng nuôi
để dế đẻ tiếp. Mỗi ngày 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng vào khay đẻ.
- Ép nở: khay đẻ của dế được lấy ra đưa đi ấp, trước khi cho vào thùng ấp chuẩn bị hai
khăn bông vuông (loại khăn lạnh lau mặt ở các nhà hàng), nhúng nước ướt rồi đặt dưới
đáy thùng ấp sau đó đặt khay trứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đã nhúng
nước đậy lên khay trứng để giữ độ ẩm. Sau khi đã làm xong các việc nói trên đậy nắp
thùng lại.
Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 24 - 25 độ C(nhiệt độ phòng). Cứ 3 - 4 ngày, thay
khăn ướt một lần để giữ độ ẩm. Sau 9 - 10 ngày toàn bộ trứng trong khay bắt đầu nở.
Khi thấy dế đã nở hết, lấy khay đẻ ra khỏi thùng và chuyển dế con vào thùng nuôi.

- Thùng nuôi dế: thùng nuôi dế con có thể bằng nhựa, vại, lu có đường kính từ 45 - 50
cm, cao 60 cm, có nắp đậy làm bằng bìa cứng, kê thùng cách nền bằng gạch hay kệ kê.
Nắp đậy bằng bìa cứng, khoét một lổ ở giữa có đường kính 3 - 4 cm để thông khí và
quan sát, chăm sóc dế hàng ngày. Trước khi chuyển dế con vào thùng nuôi, thùng phải
vệ sinh sạch, tìm một nắm cỏ xanh rửa sạch, rẩy nước lên, khoanh tròn xung quanh đáy
thùng để dế ăn và có nơi leo trèo, một ít cám viên gà con đã nghiền nhuyễn. Khi dế
trưởng thành nếu thấy chật cần chia ra thùng nuôi mới để dế lớn nhanh
- Thức ăn của dế: thức ăn của dế là cỏ, cám hổn hợp. Tùy theo lứa tuổi mà thức ăn
được cho nhiều hay ít ở đáy thùng nuôi. Hàng ngày nước được phun sương quanh
thành thùng để dế uống. Dế ngày một trưởng thành, lượng thức ăn ngày càng tăng lên
tùy thuộc vào sức ăn của dế. Dế trưởng thành, một cân được khoảng 700 con. Hiện tại
một khay trứng bán 40.000 đồng, dế bán được 250.000 đồng/kg.
- Phòng chống chuột, kiến cho dế: khi nuôi dế chú ý phòng tránh kiến cho dế. Quanh
nơi nuôi dế phải có rãnh nước bảo vệ. Thùng nuôi dế phải có nắp đậy để tránh chuột.
- Các món ăn từ dế: trước khi chế biến các món ăn từ dế, cần bóp bụng dế để bỏ phân,
rửa sạch sau đó mới chế biến. Dế có thể chiên dòn, chiên bơ, tẩm bột để chiên ăn cùng
với bánh phồng tôm, bánh tráng hoặc cuốn bánh tráng với rau sống là những món ăn
đặc sản từ dế.
Tác giả: Lê Thanh Hải
Nguồn: Tài liệu tập huấn kỹ thuật của Hội làm vườn Việt Nam
Nuôi dế không khó, đòi hỏi ở người nuôi tính kiên nhẫn. Vốn đầu tư ban đầu ít.
NHỮNG LƯU Ý NUÔI DẾ
Chọn dế giống bố mẹ to, khỏe mạnh (đủ râu, chân, không dị tật). Tùy theo phương tiện nuôi mà
phân số lượng hợp lý. Nuôi dế giống bố mẹ (ép đẻ) trong xô có dung tích 45 lít thì thả 20 dế cái,
10 dế đực.
Nếu xô 80 lít thả 30 dế cái và 15 dế đực. Có thể nuôi dế trong xô, thau, chậu, khay có nắp đậy ,
trước khi nuôi rửa sạch, phơi khô, nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng.
Trong xô nuôi, có rế (rế để xoong nồi) hay vĩ tre, rế có lỗ nhỏ (dày) nuôi dế con mới nở đến 25
ngày tuổi, loại thưa nuôi tiếp theo đến thu hoạch. Xô loại 45 lít xếp khoảng 10 rế, 80 lít thì 15 rế.
Rế xếp chồng lên nhau tạo khoảng trống để khay đất cho dế đẻ trứng, máng thức ăn, nước uống.

Đất dùng trong khay là đất xốp, ẩm vừa phải, có độ dày 3 - 4 cm (có thể dùng đất trộn với xơ dừa
xay). Đất cho vào không có kiến, không bị ô nhiễm. Có thể dùng vỏ nghêu, hoặc bằng đồ sứ kích
thước không quá lớn (tránh dế con té chết) làm máng thức ăn, nước uống cho dế.
Thức ăn là cám chế biến, loại dùng cho gà con ăn. Cho dế ăn nên xay cám thành bột, để khô ráo,
không mua cám nhiều một lúc dễ bị mốc. Có thể cho dế ăn thêm miếng dưa hấu (nhớ cắt bỏ phần
ruột đỏ), lấy phần sát vỏ, không để nhiều. Cho ăn thêm rau xanh, cải ngọt, cà rốt, củ sắn, cỏ
tươi Chú ý thức ăn chỉ ăn trong ngày, còn dư phải bỏ. Cần lưu ý không cho dế ăn mầm đậu các
loại, chúng sẽ bị rụng râu, chân mà chết.
NUÔI DẾ ĐẺ
Để dế đẻ nhiều và dế con khỏe mạnh, cần lưu ý: Xô nuôi (loại 80 lít) vệ sinh sạch, để ráo nước,
sau đó cho khay đất hình tròn có thể làm bằng xi măng, đường kính 10 - 12 cm, cho vào lớp đất
dày khoảng 3 - 4 cm, độ ẩm vừa phải. Đặt khay đất vào đáy xô lệch sang một bên, bên kia úp
chồng rế lên, phủ lên rế một ít cỏ tươi. Phun nước dạng sương lên cỏ tươi mỗi ngày 1 - 2 lần tạo
nhiệt độ trong xô 25 - 270C. Đặt một máng thức ăn và một máng nước lên rế. Thả dế bố mẹ theo
tỷ lệ như trên, ép đẻ có thể thả 50 cái, 25 đực trong xô 80 lít. Sau 2 - 3 ngày dế đẻ trứng vào khay
đất.
Sau khi dế đẻ một ngày, chuyển khay trứng sang thùng ấp và đặt khay đất khác vào trong xô. Có
thể dùng thùng các-tông loại dày hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 40 x 20 cm để ấp trứng, nỗi
thùng có thể để 8 - 10 khay trứng. Thùng ấp phải kín, có nắp đậy (dùng lưới muỗi), theo dõi hàng
ngày, tránh kiến gây hại. Sau 7 - 10 ngày trứng nở, tiếp theo là chuyển sang nuôi thịt với số
lượng 400 - 500 con/xô 80 lít. Cần làm vệ sinh xô nuôi và rế sạch sẽ; xô nuôi, máng thức ăn phải
được che đậy, tránh nấm mốc
NUÔI DẾ THỊT
Ngoài xô có thể dùng chậu, thau nhưng tránh dế bò ra, nơi nuôi yên tĩnh, thoáng mát. Đặt rế,
máng thức ăn, nước uống, phủ cỏ tươi như nuôi dế đẻ nhưng số lượng nhiều hơn (500 con với xô
80 lít, 300 con ở xô 45 lít). Chăm sóc và phun nước ngày 1 - 2 lần, tránh nước đọng, ẩm mốc
trong xô, tránh để thức ăn tồn dư, hư thối và không để khay đất trong xô như nuôi dế đẻ. Dế nuôi
trong xô khoảng 45 ngày là thu hoạch (1.000 con được 1 kg).
Ngoài ra có thể làm chuồng nuôi dế, tránh dế bò ra, nuôi 1.000 con/m2. Chuồng làm bằng xi
măng, kích thước một ô rộng 1 m x dài 1,2 m x cao 0,5 m, mặt tường nhẵn tránh dế bò ra, che

đậy bằng lưới phía trên. Chuồng xây xong cần ngâm nước cho hết chất xi măng. Xung quanh
chuồng làm rãnh nước tránh kiến, côn trùng xâm hại. Chồng vào 25 rế, tạo khoảng không cho dế.
Cũng cần chăm sóc như nuôi trong xô, chú ý phun nước (dạng sương) 2 - 3 lần/ngày. Nuôi trong
chuồng khoảng 45 - 50 ngày thì thu hoạch. Sau khi thu hoạch, thu dọn sạch sẽ, vệ sinh rế, khay
thức ăn chuẩn bị lứa nuôi kế.
Dùng vợt nylon nhỏ thu hoạch, cho vào thùng giấy cùng với rế, cỏ tươi di chuyển xa dế không
chết (100 km). Có thể đông lạnh sau khi rửa sạch dế bằng nước sạch hoặc nước muối 2% và cho
vào khay đông lạnh.
www.traidetruongson.sytes.net
6:51 23/11/2006 Đăng bởi Vietco
Những ai đã trải qua tuổi thơ ở miền quê đều biết đến món dế dân dã như dế chiên, dế kho tiêu…
Nhưng con dế leo lên bàn nhậu của nhà hàng lại là chuyện khác. Anh Thanh Tùng, chủ trại dế
cùng tên ở Củ Chi đã tìm ra con đường nâng cấp dế trở thành đặc sản. Và tất nhiên là không dễ
như ra ruộng bắt dế.
Nhắc đến dế, người lớn nghĩ ngay đến trò đá dế ngày xưa. nhưng trẻ em thị
thành ngày nay thì không quan tâm vì game điện tử hấp dẫn hơn nhiều. Cổng
trường cũng không còn chỗ cho dân bán dế vì phải ưu tiên cho các bậc phụ
huynh đậu xe rước con về. Muốn nghe tiếng dế gáy thực thụ, bạn chịu khó ra
ngoại thành vào ngày cuối tuần và còn có thể “một công đôi chuyện”: nhậu dế.
Mất 4 năm để chế ra cái máng
nước cho dế uống như thế này
Chúng tôi đã làm chuyến đi như thế và tìm đến đúng địa chỉ: trại dế Thanh Tùng, ấp Bến Đò, xã Tân Phú
Trung, huyện Củ Chi, cách trung tâm TP.HCM khoảng 25 cây số. Dế từ những gốc rau màu ngoài rẫy và
đám rơm rạ trên đồng đã được đưa vào trại, chính xác hơn là trong những cái xô to cỡ 50 lít. Tại sao là
xô nhựa mà không là lu khạp bằng đất? “À, để dế khỏi leo bò lên thành ra ngoài”, Tùng giải thích. Ít ai
nghĩ rằng ông chủ trại dế đang quản lý một cơ ngơi trị giá khoảng 300 triệu đồng vừa mới qua độ tuổi 8X
(28 tuổi). Và để có thể trở thành “bà mụ của dế”, từ chuyện nắm bắt tập quán, ép đẻ, cho ăn và nuôi
thành dế thịt, Tùng mất đến 4 năm.
Tự thực nghiệm để lấy kinh nghiệm
Đã có người nghiên cứu về trùn đất và viết tài liệu hướng dẫn nuôi,

nhưng về dế thì chưa hề có. Đi hỏi cán bộ khuyến nông cũng chẳng
ai biết, thế là Tùng tự tìm hiểu bằng thực nghiệm. Sau những giờ đi
làm thợ hồ trở về, Tùng tranh thủ ra ruộng bắt dế về thả nuôi trong
mọi lu nồi sẵn có, hy vọng “dế đẻ ra dế”. Tùng kể: “Lứa đầu nuôi vài
chục con, đến khi thấy dế con nheo nhóc mừng lắm”.
Thức ăn cho dế được lên thực đơn đủ thứ, cho ăn cả thịt, cá, rồi nấu
cám với rau trộn, nhưng không hiệu quả. Chỗ nuôi dế ban đầu trong
lu, sau chuyển sang đựng trong xô, đi làm thợ hồ tích cóp được bao
nhiêu tiền là Tùng dành mua xô đựng dế. Có lúc bà con lối xóm thấy
xô chất đống trong nhà mà dế đâu chẳng thấy nên dặn nếu có sập
vốn thì… bán xô lại để đựng nước dùng sinh hoạt! Nuôi ít thì dế
khoẻ, nuôi nhiều thì dế chết hàng loạt, nhiều lúc Tùng muốn buông
xuôi. Nhưng rồi Tùng lần ra nguyên nhân. Chẳng hạn như khói từ lò
đổ bánh tráng đặt trong nhà làm hỏng môi trường sống của dế… Có
lúc dế chết do ăn phải rau có phun thuốc trừ sâu. Tùng chỉ biết được
nguyên nhân này nhờ không cho dế ăn rau đồng loạt. Đó là vào năm
2003, khi lứa dế ngon lành nhất đang chuẩn bị xuất trại để giúp chủ
thu hồi vốn và trả nợ
Sau những kinh nghiệm đánh đổi bằng công sức lẫn tiền bạc, Tùng
dần dần nắm được những tập tính, thói quen sinh hoạt, chuyện cho
dế đẻ… để có thể chuyển lên thành trại dế. Gọi là trại cho nghe “vĩ
mô” chứ thật ra ở đây chẳng có tí thiết bị máy móc nào cả. Dế được
nuôi theo một quy trình hoàn chỉnh từ giai đoạn đẻ trứng, ấu trùng,
dế con, dế sữa và dế trưởng thành (còn gọi là dế thịt). Dế đẻ được
nhốt riêng theo tỷ lệ cứ một dế trống thì hai dế mái. Tùng giải thích:
“Trong thiên nhiên, khi đào hang dế, người ta thường gặp chỉ có một
chú dế trống và khoảng 7 - 8 con dế mái. Lúc đầu mình cũng nhốt dế
đẻ theo tỷ lệ này, sau nhiều lần thử nghiệm mới phát hiện kế hoạch
hoá 1:2 là hợp lý nhất. Trứng dế nở nhiều hơn và dế con cũng khoẻ
mạnh hơn”.

Cái gọi là “thiết bị ấp trứng” ở trại dế Thanh Tùng chỉ là một cục xi măng lỏm vào giống như gạt tàn thuốc
lá để bỏ đất vào đó cho dế đẻ. Mỗi lứa dế đẻ khoảng 500 trứng. Vấn đề quan trọng là giữ ẩm cho đất để
khi ấu trùng phát triển, nó sẽ tự đùn đất lên rồi nở thành dế con. Dế con nhỏ li ti như kiến, được nuôi
bằng cám và cho uống nước trong máng tự chế. Các giai đoạn phát triển tiếp theo của dế được chăm
sóc theo chế độ riêng. Tuổi đời dế kéo dài 4 tháng, nhưng để lên được đĩa ăn của nhà hàng thì chỉ cần ở
độ tuổi 2 tháng rưỡi.
Ấu trùng dế đùn đất lên để chuẩn bị nở.
Những chú dế mới nở, nhỏ li ti như kiến con
Suốt cả buổi sáng, dế gáy inh ỏi. “Nhưng đến chiều tối thì im thin
thít”, Tùng khẳng định. Trong xô đựng dế sắp bước vào giai đoạn
trưởng thành, Tùng xếp vào đó rất nhiều rế (vật lót nồi khi bưng,
dọn) khi để dế có chỗ trú ẩn thông thoáng trên một diện tích hẹp.
Những chiếc rế đan bằng tre hoặc tầm vông quen thuộc ngày nào
bỗng dưng có một “đầu ra” khá lạ lùng, bởi từ lâu nó đã nhường chỗ
cho những vật dụng lót nồi khác hiện đại và “sang trọng” hơn, kể cả
ở nông thôn ngày nay. “Cuối năm lễ lạc, chắc những người làm rế
phải mang gà hoặc vịt đến biếu Tùng!”, chúng tôi nói đùa. Tùng cười:
“Khi em đặt hàng vài chục ngàn cái rế, họ đan không kịp giao”. Trong
suốt câu chuyện kể về những nhọc nhằn khi nuôi dế, Tùng chợt có
một phút giây hạnh phúc.
Các món ăn từ dế
Mỗi ngày, trại dế Thanh Tùng cung cấp khoảng 10kg dế cho các nhà
hàng ở thành phố và chế biến món ăn tại chỗ phục vụ khách tham
quan có nhu cầu thưởng thức. Mô hình nuôi dế được Tùng “công
khai” trong những chiếc thùng làm bằng mica trong suốt vừa mang
chút dáng vẻ “hiện đại”, vừa tránh những trường hợp khách vào bên
trong trại không ngăn được “kỷ niệm tuổi thơ trỗi dậy” nên thò tay
vào xô bắt dế trống ra nắm râu quay để đá. Dế chưa kịp say thì chủ
trại đã thấy… chóng mặt rồi!
Về chuyện phục vụ món dế ngay tại nhà, Tùng cho biết: “Lúc đầu nuôi dế bỏ mối nhà hàng, lặn lội đi

chào mời cũng quá cực vì nhiều người thấy mình trẻ tuổi quá nên không tin. Vả lại, họ cũng chưa biết
chế biến món gì. Thế là mình tự nghĩ ra các món ăn và mời bạn bè đến ăn góp ý. Nhờ đó mà tiếp thị
thành công sản phẩm, nhà hàng nào chưa biết cách làm thì mình hướng dẫn luôn”.
Thực đơn quán dế Thanh Tùng gồm nhiều món, nhưng dễ ăn (và
nhậu) nhất có lẽ là dế sữa chiên giòn, dế lăn bột chiên, dế cơm chiên
cuốn rau sống bánh tráng. Con dế sữa độ 2 tháng tuổi, thân bóng
lưỡng, cánh mới nhú ra khỏi vai, được đem chiên vàng và ăn kèm
với các loại rau quen thuộc như húng lủi, tía tô, diếp, húng quế…
cùng bánh phồng tôm. Đặc biệt món dế ở trại Thanh Tùng được ăn
chung với lá cóc. Bí quyết này do anh chủ trại tự chế. “Sẵn có cây
cóc trồng ở sau nhà, hái lá non ăn thử thấy vị chua thích hợp với dế
chiên, thế là mình đưa vào thực đơn”. Tất nhiên là Tùng còn trồng
cây cóc ở nơi khác để có thể đảm bảo đủ lá non cho các món ăn.
Dế cơm chiên giòn kèm lá cóc, rau húng lũi
cuốn bánh tráng
Dế tẩm bột chiên giòn
Những ai chưa từng ăn dế quả thật cũng hơi ngại khi nhìn đĩa dế xếp lổn
ngổn. Nhưng sau khi đã lấy can đảm bỏ vào miệng nhai vài con, cảm giác
ngại ngùng tan biến ngay, nhường chỗ cho đôi tay làm việc liên tục. Một trăm
gram dế trên đĩa nhanh chóng bốc hơi theo nhịp đũa gắp và làm “mồi dẫn”
cho những món khác.
Để con dế trở thành một món ăn độc đáo trên bàn nhậu là chuyện không đơn giản. Ngoài món rượu dế
do Tùng nghĩ ra và đảm bảo “ông uống rồi… ông tự khen vì cơ thể không bị uể oải vào sáng hôm sau”,
các món dế chiên do gia đình Tùng chế biến hiện nay thường dùng với tương ớt và nước mắm ớt. Nếu
chỉ có vậy thì chưa đủ. Nước chấm ngon và “bắt” với món ăn đòi hỏi phải có nhiều sáng tạo hơn nữa. Mà
điều này thì Tùng chưa nghĩ ra. “Hay là mời ông đầu bếp nổi tiếng nào đó ở thành phố về ăn thử và pha
chế ra loại nước chấm độc đáo hơn?”. Tùng có vẻ “chịu” gợi ý nhỏ của chúng tôi.
Những người mê dế
Dân ăn dế, tưởng chỉ là dân nhậu hoặc cánh mày râu, nhưng lại có cả các bà các cô. Tùng cho biết họ đi
theo nhóm 7-8 người, kêu đủ các món dế ăn cho biết. Tùng kể lại một trường hợp ấn tượng nhất: “Hôm

đó, quán đón một bà cụ đã ngoài 70 tuổi, sống ở Tân Bình đón xe buýt lên Củ Chi, rồi hỏi thăm xe ôm
nhờ đưa vào trại dế. Bà kêu một lúc 2 đĩa dế, một mình ăn ngon lành. Ăn xong, bà cụ kể nghe nói ở đây
có món dế nên lặn lội tìm ăn. Hồi nhỏ ở quê nghèo Tiền Giang cụ hay ăn dế, nhưng lên Sài Gòn mấy
chục năm rồi làm gì có dế mà ăn. Nay nghe có nhà hàng dế nên phải tự mình đi ăn cho kỳ được”.
Khách đến quán dế đa phần là khách quen. Cũng có người biết trại dế qua các phương tiện thông tin đại
chúng rồi tự tìm đến, như trường hợp hai anh Hưng và Toàn mà chúng tôi gặp trong lúc đang thưởng
thức các món dế chiên. Nhà ở đường Cách mạng Tháng Tám thuộc quận Tân Bình, hai anh lên xe buýt
đi Củ Chi, rồi hỏi thăm trại dế và được xe ôm chở vào tận đây (từ ngoài đường quốc lộ vào đến trại hơn
cây số). Anh Hưng nói: “Ăn dế, nhâm nhi rượu dế mà chỉ ở đây có, đúng là đã thiệt”. Hai anh cũng không
giấu ý định là đi tiền trạm trước khi quyết định đặt mua dế cho quán nhậu của mình ở Tân Bình.
Một lứa dế ta (dế than, dế lửa) đẻ khoảng 500
trứng, ấp 9 ngày sau nở, 2 tháng sau có thể đem
chế biến món ăn. Để nuôi thêm 25 ngày nữa
thành dế giống. Riêng dế cơm có thời gian nuôi
lâu hơn, từ lúc nở đến lúc trưởng thành mất 6
tháng.
Có thể nói mô hình nuôi dế của anh Tùng đang thành công. “Vậy nếu
có ai muốn hợp tác đầu tư mở rộng quy mô, Tùng có chịu không?”,
chúng tôi hỏi. Một thoáng suy nghĩ, Tùng cho biết: “Khi thử nghiệm
nuôi và nghĩ rằng sẽ nuôi được, em phải đi vay nóng bên ngoài với
lãi suất cao vì chẳng có ngân hàng nào chấp nhận cho vay khi họ
đánh giá em quá mạo hiểm và lại không có thứ gì để thế chấp, kể cả
ruộng đất. Nay có người quan tâm, em hưa trả lời vì còn ngại nhiều
chuyện”.
Lam Phong - Quang Thái - Báo SGTT
Chuyện một thày giáo nuôi dế
KTNT - Không chỉ hoàn thành tốt công tác giảng dạy, được học trò
yêu mến, thày giáo trẻ Nguyễn Văn Tuyên ở khu Tây An, xã Đông
Kỳ (Tứ Kỳ - Hải Dương) còn là chủ một trại dế có quy mô và hiệu
quả kinh tế lớn trong vùng

Gian nan khoỉư nghiệp
Bây giờ, về Tứ Kỳ, hỏi thày Tuyên nuôi dế ai cũng biết. Bởi 2 năm trở lại đây, trại dế
Phú Khang của Tuyên phát triển rất mạnh và là địa chỉ tin cậy của những người mua dế
giống cũng như các chủ nhà hàng.
Chúng tôi tìm đến trang trại khi Tuyên đang miệt mài phun nước giữ ẩm cho trại dế.
“Mục sở thị” cơ ngơi của Tuyên mới thấy tin đồn của người dân không sai chút nào. Với
quy mô hơn 700 chậu, thiết kế thoáng mát, hợp lý, trại dế của Tuyên xứng đáng thuộc
tốp đầu ở miền Bắc.
Tuyên sinh năm 1981, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương rồi về dạy học
ở Trường Tiểu học Quảng Nghiệp và Trường Tiểu học Minh Đức của huyện Tứ Kỳ.
Vốn là người năng động, sau mỗi ngày lên lớp, Tuyên lại nuôi gà công nghiệp, nuôi
lợn Tuy nhiên, do chi phí đầu vào cao, dịch bệnh xảy ra liên miên khiến anh liên tục
gặp thất bại.
Tình cờ một lần, anh được người bạn là bác sĩ thú y trong Đồng Nai mách ở miền Nam
có nhiều mô hình nuôi dế cho lãi cao. Nghe hấp dẫn, vợ chồng Tuyên liều vay mượn
tiền rồi nhờ bạn mua 200 con dế giống về nuôi thử. Tuy nhiên, do để đàn dế bị chết rét
nên anh không thu hoạch được gì.
Mô hình nuôi dế của thày
Tuyên đang phát triển tốt
và cho hiệu quả kinh tế
cao.
Tưởng Tuyên sẽ nản chí và từ bỏ mô hình này, nhưng sau khi dành thời gian tìm hiểu
kỹ thuật nuôi, anh lại tiếp tục nuôi dế. Để hạn chế việc dế bị chết do trời rét và nồm,
Tuyên lấy các phế phẩm nông nghiệp như cỏ khô, rơm, tro khô, vải ủ trong chậu nuôi,
đồng thời dùng máy đo nhiệt độ để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Chia sẻ kinh nghiệm
Đến nay, Tuyên đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho mình. Anh bảo: “Muốn thành
công, phải nắm bắt kỹ thuật nuôi và chủ động sản xuất. Dế thường được nuôi trong
chậu nhựa lớn. Phía trong chậu lót 2 - 3 tấm tre đan để dế leo trèo. Chi phí cho một
chậu nuôi khoảng 35.000 đồng”.

Để ngăn dế không bay ra ngoài, anh sử dụng lồng bàn để che đậy. Bên cạnh đó, anh
cũng có sáng kiến rất hay là không dùng khay nước như khuyến cáo mà dùng bình
phun trực tiếp. Tùy thuộc vào thời tiết mà tiến hành phun với mức độ hợp lý. Mỗi ngày,
anh thường phun nước vào máng 3 lần để giữ ẩm cho dế.
Tuyên cho biết: “Việc nuôi dế sinh sản đòi hỏi kỹ thuật cao, tôi nghĩ ra cách lấy đất bột
ẩm lót thành khuôn cho dế đẻ ấu trùng vào đất. Sau một thời gian, ấu trùng nở và tự
chui ra. Dế có tuổi đời khoảng hơn 4 tháng, trải qua 3 lần lột xác. Dế con nuôi 35 ngày
thành dế thương phẩm. Dế cái khoảng 70 ngày tuổi là phát dục và có thể đẻ liên tục”.
Cũng theo Tuyên, quy trình nuôi dế được chia làm 3 giai đoạn. Đầu tiên là ấp nở, giai
đoạn này nhiệt độ thích hợp nhất là 26 - 270C, độ ẩm 70 - 80%. Tiếp đến là ương dế,
thức ăn của dế là rau cỏ non, không nhất thiết phải cho cám, bởi có thể gây ẩm mốc,
ngộ độc. Giai đoạn cuối là nuôi dế thương phẩm, thời điểm này cho dế ăn thêm cám
gà, đến khi chuẩn bị xuất bán có thể cho dế ăn cám gạo, gạo hoặc một số loại ngũ cốc
khác.
Không dừng lại ở những gì mình có, thời gian tới, Tuyên sẽ mở rộng quy mô trại dế.
“Hiện, tôi đã phát triển được 3 mô hình ở địa bàn xung quanh và bước đầu đã cho thu
hoạch. Tới đây, tôi sẽ vay ngân hàng thêm 20 triệu đồng và tìm đối tác đầu tư”, Tuyên
tâm sự.
Ngoài mở rộng trại dế, Tuyên còn đưa ra thị trường 2 sản phẩm mới là tôm đất trứng và
tôm đất lột. Anh bật mí: “Vừa giảng dạy, vừa phát triển kinh tế trang trại nên cũng gặp
nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm, nỗ lực và lòng say mê, tôi đang cố gắng vươn
lên để khẳng định mình và từng bước xây dựng thương hiệu dế Phú Khang”.
Hiện, mỗi tháng anh xuất bán khoảng 80kg dế thịt, trừ chi phí, lãi khoảng 10 triệu
đồng/tháng. Ngoài ra, Tuyên còn phát hiện ra phân dế dùng để bón cho cây cảnh rất
tốt, do vậy, anh dự định sẽ cung cấp cho thị trường cây cảnh loại phân bón mới. Với
nhiều ý tưởng, sáng kiến, thày giáo trẻ Nguyễn Văn Tuyên đang rất thành công với mô
hình nuôi dế của mình
Thày Tuyên sẵn sàng giúp đỡ cho những ai có nhu cầu về giống và
kỹ thuật nuôi dế. Mọi chi tiết xin liên hệ: Nguyễn Văn Tuyên, khu
Tây An, xã Đông Kỳ (Tứ Kỳ - Hải Dương), điện thoại:

03203.605.039
Hoàng Nguyên
Nuôi dế
Saturday, 13. December 2008, 22:12:44
giaitri
Nhiều nước, nhất là các nước ở
châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở nước ta các loại côn trùng như cào cào, châu chấu,
dế, tằm, sâu chit, nhộng tằm, rươi. là những loại côn trùng được dùng làm món ăn, một số nơi được
coi là món ăn quý. Với loài dế cũng có nhiều giống như: dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai
chân sau to có màu nâu sẩm.
Dế cơm có cùng kích cỡ như dế ché, cánh màu đen đậm, chân nâu nhạt, đây là hai giống to con và lịch
lỡm nhất trong họ nhà dế.
Ngoài ra còn có các loại dế nhỏ con hơn như dế mọi, dế ta, dế nhủi, dế mèn - cái tên quen thuộc trong
tiểu thuyết "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài, nhỏ con nhất và thường sống dưới lớp vỏ cây
là dế dủi, không cánh. Trong các loại dế này, dế ta có màu đen tuyền, đầu cánh có đốm trắng vàng, là
loại dế đã được anh Lê thanh Tùng - người đầu tiên ở Việt nam nghiên cứu so sánh giữa các giống dể
tìm được và tìm ra giống dế dễ nuôi, thích hợp cho quy trình nuôi công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm
đồng loạt. Sau đây là quy trình nuôi dế xin được trình bày với bà con nông dân:
Sinh trưởng phát dục của dế:
- Sinh trưởng: từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát
triển cánh. Ngày tuổi 60 trở đi dế đã trưởng thành, bắt đầu sinh sản.
- Sinh sản: hai tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản. Mỗi
thùng nuôi cho ghép 30 con cái và 15 con đực trưởng thành. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại.
- Khay đẻ cho dế: khi dế đẻ cần chuẩn bị khay đẻ cho dế, khay đẻ cho dế giống như gạt tàn thuốc lá
chứa đất ẩm sâu 1,5 cm Khay đẻ được đặt vào thùng dế bố mẹ hàng ngày. Cứ sau mỗi ngày khay đẻ
được lấy ra đưa đi ấp, sau đó đưa khay mới vào thùng nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi ngày 30 con dế mẹ có
thể đẻ hàng nghìn trứng vào khay đẻ.
- Ép nở: khay đẻ của dế được lấy ra đưa đi ấp, trước khi cho vào thùng ấp chuẩn bị hai khăn bông
vuông (loại khăn lạnh lau mặt ở các nhà hàng), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp sau đó đặt
khay trứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên khay trứng để giữ độ ẩm.

Sau khi đã làm xong các việc nói trên đậy nắp thùng lại.
Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 24 - 25 độ C(nhiệt độ phòng). Cứ 3 - 4 ngày, thay khăn ướt một lần
để giữ độ ẩm. Sau 9 - 10 ngày toàn bộ trứng trong khay bắt đầu nở. Khi thấy dế đã nở hết, lấy khay đẻ
ra khỏi thùng và chuyển dế con vào thùng nuôi.
- Thùng nuôi dế: thùng nuôi dế con có thể bằng nhựa, vại, lu có đường kính từ 45 - 50 cm, cao 60 cm,
có nắp đậy làm bằng bìa cứng, kê thùng cách nền bằng gạch hay kệ kê. Nắp đậy bằng bìa cứng, khoét
một lổ ở giữa có đường kính 3 - 4 cm để thông khí và quan sát, chăm sóc dế hàng ngày. Trước khi
chuyển dế con vào thùng nuôi, thùng phải vệ sinh sạch, tìm một nắm cỏ xanh rửa sạch, rẩy nước lên,
khoanh tròn xung quanh đáy thùng để dế ăn và có nơi leo trèo, một ít cám viên gà con đã nghiền
nhuyễn. Khi dế trưởng thành nếu thấy chật cần chia ra thùng nuôi mới để dế lớn nhanh
- Thức ăn của dế: thức ăn của dế là cỏ, cám hổn hợp. Tùy theo lứa tuổi mà thức ăn được cho nhiều hay
ít ở đáy thùng nuôi. Hàng ngày nước được phun sương quanh thành thùng để dế uống. Dế ngày một
trưởng thành, lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế. Dế trưởng thành, một
cân được khoảng 700 con. Hiện tại một khay trứng bán 40.000 đồng, dế bán được 250.000 đồng/kg.
- Phòng chống chuột, kiến cho dế: khi nuôi dế chú ý phòng tránh kiến cho dế. Quanh nơi nuôi dế phải
có rãnh nước bảo vệ. Thùng nuôi dế phải có nắp đậy để tránh chuột.
- Các món ăn từ dế: trước khi chế biến các món ăn từ dế, cần bóp bụng dế để bỏ phân, rửa sạch sau
đó mới chế biến. Dế có thể chiên dòn, chiên bơ, tẩm bột để chiên ăn cùng với bánh phồng tôm, bánh
tráng hoặc cuốn bánh tráng với rau sống là những món ăn đặc sản từ dế.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Chắt, giảng dạy về côn trùng học, ĐH Nông lâm TP HCM, cho rằng: "Do thức ăn của
dế chủ yếu là thực vật, một số sách đông y còn dùng dế để trị bệnh nên người dùng có thể yên tâm khi
ăn vào cơ thể. Thức ăn để nuôi dế cũng dễ kiếm, chủ yếu là các loại cỏ mọc tự nhiên, nhiều nơi muốn
tăng dinh dưỡng thì cho dế ăn thêm cám (loại dành cho chim ăn)".
Theo kỹ sư Nguyễn Tấn Tài, vốn đầu tư để nuôi dế ban đầu khá đơn giản, chỉ cần bỏ ra khoảng
500.000 đồng là có thể nuôi được vài chục cặp dế giống. Dế sinh sản với số lượng lớn (trung bình mỗi
lần sinh, một con dế mái có thể đẻ được 200-300 trứng). Tỷ lệ trứng nở cũng rất cao và nhanh cho thu
hoạch. Chỉ sau 30-45 ngày nuôi dế con, người nuôi có thể thu về hàng chục ký dế thịt, thời điểm hút
hàng, dế có thể bán được 250.000-300.000 đồng/kg.
Ngh ề nuôi d ế ở Qu ố c Oai: M ộ t v ố n b ố n l ờ i.


Những năm gần đây các món ăn được chế biến từ
côn trùng như châu chấu, cào cào, nhộng, dế…
đang chiếm lĩnh thực đơn tại nhiều nhà hàng. Chính
nguồn cầu này đã kích thích nông dân chọn mô hình
nuôi côn trùng. Và con dế trở thành sự lựa chọn của
nhiều hộ nông dân tại Quốc Oai bởi dễ nuôi, nguồn
vốn đầu tư lại ít mà hiệu quả kinh tế cao.

Theo ông Nguyễn Lân Hùng, Tổng Thư ký Hội Các
ngành sinh học Việt Nam, dế sinh sản quanh năm, môi
trường sống rất đơn giản, có thể ở hang hay trong
những đám cỏ khô… nên có thể tổ chức chăn nuôi công nghiệp. Chuồng trại đơn giản, chỉ cần
những cái xô nhựa có nắp đậy là có thể nuôi dế dễ dàng. Thức ăn của dế chủ yếu là rau, cỏ, củ,
quả, trái cây, mầm cây, côn trùng nhỏ và bột ngũ cốc các loại nên rất tiện lợi.

Anh Nguyễn Nhã Hiếu, một trong những hộ nuôi dế lớn nhất tại thôn Dương Cốc, xã Đồng
Quang, Quốc Oai cho biết: Nuôi dế khá đơn giản, chỉ cần người nuôi nắm rõ tập tính sinh hoạt
của dế là có hiệu quả kinh tế ngay. Thời gian nuôi dế khá ngắn, khoảng 45 ngày tuổi là đã có thể
xuất bán. Hiện gia đình anh có hơn 30 xô dế, mỗi xô có từ 400 đến 500 con. Bên cạnh việc cung
cấp dế cho các nhà hàng anh còn bán giống cho các hộ xung quanh và các vùng lân cận.

Ông Bùi Văn Sỹ, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quốc Oai cho biết: Nghề nuôi dế đang trở thành
sự lựa chọn của nhiều hộ nông dân ở Quốc Oai, bởi cho hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, nuôi dế
được coi là mô hình "một vốn bốn lời". Trung bình mỗi hộ nuôi dế chỉ cần đầu tư từ 5 đến 10
triệu đồng cho cả giống và chuồng trại là có thể có hàng chục xô dế với hàng nghìn con.

Ưu điểm thứ hai hấp dẫn người nuôi dế là thị trường tiêu thụ khá lớn do nhu cầu của các nhà
hàng ngày một tăng. Thịt dế giàu chất dinh dưỡng, có vị thơm ngon, dễ chế biến thành các món
khoái khẩu như chiên giòn, chiên bơ, xào mì, trộn gỏi Chính những ưu điểm vượt trội này đã
biến dế thành một vật nuôi sinh lời lớn đối với nông dân.


Theo anh Hiếu, các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh mặt hàng này với giá lên tới 250.000-
300.000 đồng/kg. Điều đặc biệt, dế không chỉ tiêu thụ ở Việt Nam mà còn được xuất sang Trung
Quốc, Thái Lan. Chính vì vậy, dế đang trở thành một trong những con nuôi mới đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho nông dân, mỗi hộ nuôi dế cho thu nhập từ 2 đến 4 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, để người nuôi dế bảo đảm được tính ổn định về kinh tế, các cơ quan chức năng cần
giúp nông dân mở rộng thị trường bao tiêu sản phẩm. Nhu cầu dế tại các nhà hàng đang rất lớn,
nhưng nhiều nhà hàng chưa biết đến nguồn cung và các hộ nuôi dế cũng chưa nắm được nguồn
cầu này. Con dế đang trở thành loài vật có giá trị giúp nông dân làm giàu.

Đào Huyền
Trích từ _ Hà Nội Mới
Kỹ thuật nuôi dế kinh doanh
[12 - Jun - 2008 ::: khucthuydu]

Dế có nguồn gốc từ châu Phi và những nước có khí hậu nóng, sa mạc và
bán sa mạc. Do diều kiện khắc nhiệt nên chúng di cư qua các vùng khác
thích hợp hơn như vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Dế thuộc loại côn
trùng bộ cánh thẳng, họ Gryllidae, tên tiếng anh là Cricket. Dế thuộc loại vòng đời không
hoàn toàn, chúng lớn lên nhờ những lần lột xác, vòng đời gồm có trứng, ấu trùng và thành
trùng. Dế phân bố tại những vùng đất khô ráo, ấm, nơi có cây cối phát triển. Chúng thuộc
loài gây hại cây trồng, đa thực nên chúng ăn rất nhiều thực vật như là rau củ, quả, mầm
non, cây hoa màu,v.v.
I.2. Đặc tính sinh sản.
Tập tính của mối hay sống thành bầy đàn, bắt cặp giao phối, 1 con đực có thể giao phối với nhiều
con cái. Số trứng đẻ rất lớn có thể hơn 400 trứng, nhờ đặc điểm này mà chúng ta có thể nhân
nhanh số lượng.
I.3. Đặc điểm dế đực và dế cái.
• Dế mẹ trên lưng không có đốm vàng rõ, đuôi giao cấu dài.

• Dế đực trên lưng có chấm vàng rõ, không có gai sinh dục dài đực biết gáy để hấp
dẫn dế cái. Chính nhờ đặc điểm này khiến cho dế cái tìm đường tới dế đực để giao
phối.
• Khác hẳn với các loài côn trùng khác, con đực khi giao phối chúng nằm trên lưng
con cái, còn đối với loài dế thì ngược lại, tức là con cái nằm trên lưng con đực.
• Khi giao phối xong, dế cái có một chấm trắng đục khoảng 2mm.
• Trứng dế sau đẻ có màu vàng, sau 4 – 6 ngày có màu vàng đục hoặc xám tro.
• Kích thước trứng là 2.5 – 3mm x 0.8 – 1mm.
• Sau khoảng 7 ngày trứng sẽ nở.
• Trứng được đẻ trong từng ổ, mỗi ổ từ vài chục đến vài trăn trứng, trứng được đẻ
nơi đất ấm. Trứng được dế mẹ đẻ liên tục khonảg 10 ngày. Sau khi 10 – 15 ngày dế
sẽ chết.
• Thành trùng: Kích thước tối đa là 30 – 40mm, chiều dài phủc cánh là 25mm chiều
dài sải cánh là 20mm, chiều dài cơ thể là 38 – 40mm.
Tuổi thọ bình quân của dế khoảng 6 tháng tuổi. Trưởng thành có cánh đầy
đủ nên có thể phân biệt đâu là thành trùng, đâu là ấu trùng.
Kỹ thuật nuôi dế
II.1. Chuẩn bị con giống
Chọn dế bố dế mẹ to khoẻ, cơ thẻ phát triển đầy đủ, không dị tật, màu sắc cơ thể
sáng đẹp. Mỗi thùng 45lít cho vào 2 con mái và một con trống, như vậy đảm bảo
chất lượng con giống cũng như đảm bảo được số lượng và chất lượng trứng.
II.2. Chuẩn bị khay chậu nuôi
Dụng cụ: Khay hay chậu, hay máng nuôi đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, không lưu
giữ nước và chất độc.
Dụng cụ rửa sạch bằng sà phòng, và nước sạch, sau đó đem phơi khô.
Trên nắp phải đục nhiều lỗ để tạo độ thông thoáng cho thùng nuôi.
Thể tích 45 lít/xô, nếu là nhân giống thì 2 mẹ 1 bố trong thời gian ép đẻ, nếu là nuôi
dế thịt thì khoảng 300 con dế cong/thùng. Nếu thể tích xô lớn 80lít thì số lượng dế
cho vào tăng gấp đôi.
II.3. Đồ cho dế cư trú

Đó là dế tre, hay rổ tre, v.v. tuỳ theo độ tuổi mà kích thước dế khác nhau. Nếu dế
được 25 ngày tuổi trở đi thì dùng loại đế lớn. Vì dế rất hay đánh nhau và lột xác để
lớn nên, do đó cẩn phải có nơi để chúng lẩn tránh và đảm bảo lột xác.

×