Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

IP va Ungdung trong internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.93 KB, 95 trang )

Đồ án tốt nghiệp Chương 1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ MẠNG INTERNET
Nội dung chính của Chương 1 sẽ trình bày các khái niệm cơ bản về mạng
Internet, nguồn gốc và lịch sử phát triển của mạng Internet qua từng giai đoạn, nêu
lên các ứng dụng và ưu điểm mà mạng Internet mang lại cho người dùng như. Từ đó,
nêu lên cấu trúc và các thành phần cơ bản trên mạng Internet. Nội dung chính của
Chương 1 bao gồm những phần sau.
Giới thiệu và các khái niệm về mạng Internet, nêu lên cấu trúc chung của
mạng Internet. Từ đó, tìm hiểu nguồn gốc và lịch sử phát triển của mạng Internet qua
từng giai đoạn, cũng như biết được các ưu điểm của mạng Internet, cuối cùng là các
thành phần cơ bản trên mạng Internet.
1.1. Giới thiệu và các khái niệm về mạng Internet
Có rất nhiều khái niệm nói về mạng Internet, nhưng ta có thể hiểu đơn giản về
mạng Internet là hệ thống thông tin toàn cầu, có thể được truy nhập bởi bất cứ ai và ở
bất cứ đâu trên thế giới. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu gói dữ liệu, dựa trên
một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa giao thức IP (Internet Protocol). Mặt
khác, ta có thể hiểu mạng Internet gồm nhiều mạng máy tính liên kết với nhau để chia
sẻ các thông tin dữ liệu với nhau thông qua một môi trường truyền dẫn chung (môi
trường đường truyền vật lý, cùng với nhiều các thiết bị chuyên dụng khác để đảm bảo
cho Internet hoạt động thông suốt). Thông qua mạng Internet, hàng triệu máy tính của
hàng triệu người dùng ở khắp mọi nơi trên thế giới với các mục đích khác nhau có
thể liên kết được với nhau. Hình 1.1 mô tả cấu trúc mạng Internet tổng quát, [1].
SVTH: Nguyễn Duy Minh 1 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
Hình 1.1. Mô hình minh họa cho 1 liên mạng thông qua Internet
1.2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của mạng Internet
Tiền thân của Internet là cơ quan nghiên cứu mạng nâng cao (Advanced
Research Projects Agency Network - ARPANRT), là mạng máy tính đầu tiên được
xây dựng bởi bộ quốc phòng Mỹ. Mạng APPANET ban đầu được triển khai để kết


nối 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 gồm: viện nghiên cứu Stanford, đại
học California, đại học Utah và Santa Barbara, để thử nghiệm độ tin cậy của mạng và
kết nối với mục đích chính là phát triển, nghiên cứu và dùng cho mục đích quân sự.
ARPANET khởi đầu với qui mô nhỏ, nhưng thiết kế của ARPANET độc đáo ở chỗ là
mạng vẫn có thể hoạt động tốt khi một phần của nó bị phá hủy trong các trường hợp
chiến tranh hoặc thiên tai. Sau đó, ARPANET nhanh chóng mở rộng thêm các nút
mạng mới và trở thành mạng quốc gia. Thành công của ARPANET được nhân lên
gấp bội khi tất cả các trường đại học đều đăng ký gia nhập. Tuy nhiên, qui mô lớn
của mạng đã gây khó khăn trong vấn đề quản lý. Do đó, bộ quốc phòng Mỹ quyết
định tách phần quân sự ra khỏi ARPANET là mạng MILNET (Military Network).
MILNET là hệ thống mạng dành cho quân sự, thuộc sự quản lý của bộ quốc phòng
SVTH: Nguyễn Duy Minh 2 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
Mỹ và ARPANET mới có quy mô nhỏ hơn, không thuộc bộ quốc phòng Mỹ. Nhưng
hai mạng vẫn liên kết với nhau nhờ giải pháp kỹ thuật được gọi là IP (Internet
Protocol), cho phép thông tin truyền từ mạng này sang mạng khác khi cần thiết.
Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974. Lúc đó mạng
Internet vẫn được gọi là ARPANET. Năm 1983, giao thức TCP/IP (Transmission
Control Protocol /Internet protocol) chính thức được coi như một chuẩn đối với
ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối với ARPANET phải sử dụng chuẩn mới
này. Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các điểm mạnh của nó, nhất là khả năng
liên kết các mạng khác với nhau một cách dễ dàng. Chính điều này, cùng với các
chính sách mở cửa đã cho phép các mạng dùng cho nghiên cứu và thương mại kết nối
được với ARPANET. Năm 1980, ARPANET được đánh giá là mạng trụ cột của
Internet.
Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên 1980, khi
tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF (National Science Foundation) thành lập mạng
liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET (National Science
Foundation Network). Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET

vì ARPANET không còn hiệu quả nữa. Năm 1990, sau 20 năm phát triển, APPANET
đã ngừng hoạt động. Sự hình thành mạng xương sống của NSFNET và những mạng
vùng khác đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Với khả
năng kết nối mở, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, dần dần, nó
xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục,
văn hoá, thể thao và đời sống xã hội. Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không
ngừng phát triển tạo ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên thương mại điện tử trên
Internet, [2].
1.3. Ưu điểm của mạng Internet
Hiện nay, Internet đã không còn xa lạ gì với mọi người nữa, nó là một mạng
ảo lớn có tầm ảnh hưởng và tác động sâu sắc đối với xã hội, là một phương tiện cần
thiết như điện thoại hay tivi. Ngoài ra, Internet còn cung cấp khá nhiều tiện ích khác
như là: thư điện tử, trò chuyện trực tuyến với bạn bè, đọc báo, giải trí, tra cứu các tài
SVTH: Nguyễn Duy Minh 3 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
nguyên trên mạng Internet để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Tóm lại, Internet
như một mạng máy tính toàn cầu nổi trên khắp thế giới, giúp kết nối hàng triệu máy
tính, hàng triệu người dùng trên thế giới lại với nhau, [3].
1.4. Các thành phần cơ bản trên mạng Internet
1.4.1. Nhà cung cấp truy cập Internet (Internet Access Provider - IAP)
IAP là nhà cung cấp truy cập Internet. Vì Internet được coi như là một siêu xa
lộ thông tin nếu bạn muốn truy cập vào nó thì IAP được coi như là phương tiện để
đưa bạn vào xa lộ này. Hay nói cách khác, IAP giúp ta có thể kết nối trực tiếp với
Internet. Một IAP có thể được xem như một nhà cung cấp dịch vụ ISP (Internet
Service Provider), IAP có thể đảm nhận chức năng tương tự như ISP, nhưng ngược
lại, ISP không được xem như một IAP. Một IAP thường phục vụ cho nhiều ISP khác
nhau.
1.4.2. Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider - ISP)
ISP là nhà cung cấp dịch vụ Internet, cung cấp các giải pháp kết nối Internet

cho các tổ chức hay các cá nhân. Một số ISP ở Việt Nam là FPT, Viettel, Netnam và
VNPT. Các ISP phải thuê đường truyền của một IAP, thường là cáp quang hay vệ
tinh. Các ISP có quyền kinh doanh thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ Internet
cho các tổ chức và các cá nhân. Từ đó, các tổ chức hay cá nhân có thể sử dụng được
các dịch vụ mà ISP đó cung cấp.
1.4.3. Nhà cung cấp nội dung trên Internet (Internet Content Provider - ICP)
ICP là nhà cung cấp nội dung trên mạng Internet, các nội dung thông tin được
các ICP tập hợp, soạn thảo lại và đưa lên mạng Internet thông qua một máy chủ nào
đó. Các nội dung mà ICP cung cấp thường rất đa dạng và phong phú về nhiều lĩnh
vực khác nhau như văn hóa, thể thao, kinh tế, giáo dục. ICP có thể là một ISP, một
máy chủ riêng hoặc thuê máy chủ của ISP. Hình 1.2 mô tả mối liên hệ giữa ISP, IAP,
ICP và người dùng Internet, [4].
SVTH: Nguyễn Duy Minh 4 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
Nguồn: />Hình 1.2. Mối liên hệ giữa IAP – ISP – ICP và người dùng Internet
1.4.4. Các thiết bị cơ bản kết nối vào Internet
1.4.4.1. Các đường truyền vật lý
Dùng để chuyển tải tín hiệu điện tử giữa các máy tính, giữa các mạng với nhau
dưới nhiều dạng tín hiệu khác nhau như: tín hiệu điện ở cáp đồng, tín hiệu quang ở
các loại cáp quang hay ở dạng sóng điện từ .
SVTH: Nguyễn Duy Minh 5 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
1.4.4.2. Card mạng (Network Interface card - NIC)
Được thiết kế ngay trong bảng mạch chính của máy tính hoặc dưới dạng giao
tiếp mạng. NIC dùng để nối máy tính với mạng, được cài đặt vào một khe cắm của
máy tính. NIC có chức năng chính là chuyển đổi tín hiệu bên trong máy tính thành tín
hiệu sao cho phù hợp với đường truyền của mạng. Hình 1.3 mô tả một loại card
mạng phổ biến được sử dụng nhiều hiện nay.

Nguồn: />Hình 1.3. Hình mô tả 1 card mạng
1.4.4.3. Cầu nối (Bridge)
Bridge là thiết bị kết nối mạng LAN có kiến trúc khác nhau ở lớp vật lí nhưng
thông suốt với sáu lớp phía trên. Nhiệm vụ của nó là lọc khung và chuyển khung.
Bridge có hai dạng cơ bản là: dạng cục bộ và dạng xa. Đối với bridge dạng xa, thiết
bị tổ chức thành một cặp nằm ở hai đầu đường truyền.
Bridge cục bộ: là bridge nối hai mạng LAN đồng nhất với nhau theo kiểu trực
tiếp với khoảng cách tương đối ngắn khoảng vài chục mét.
SVTH: Nguyễn Duy Minh 6 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
Bridge xa: thường dùng để nối hai LAN xa nhau thông qua phương tiện kết
nối viễn thông. Thông thường các bridge loại này có một cổng giao tiếp mạng LAN
và vài cổng giao tiếp với mạng WAN như mạng tích hợp nhiều dịch vụ ISDN
(Integrated Services Digital Network). Bridge xa được dùng phổ biến hơn so với
bridge cục bộ bởi khả năng mở rộng khoảng cách lớn. Hình 1.4 mô tả Bridge trong
thực tế.
Nguồn: />Hình 1.4. Hình Bridge trong thực tế
1.4.5.4. Bộ chia (Hub)
Hub là bộ chia hay là 1 bộ tập trung, thông thường các thiết bị đều được nối
lại với bộ chia. Thiết bị này được chia thành 3 loại: thứ nhất, bộ chia bị động có khả
năng tổ hợp các tính hiệu từ một số đoạn cáp mạng nhưng không xử lí tín hiệu. Thứ
hai, bộ chia chủ động có khả năng xử lý, khuyếch đại các tín hiệu truyền giữa các
thiết bị mạng. Nó có tác dụng tái sinh lại các tín hiệu, loại bỏ nhiễu. Tuy nhiên, giá
thành loại này thường rất cao. Cuối cùng, bộ chia thông minh chủ động nhưng cho
phép chọn nhanh các tín hiệu giữa các cổng trên bộ chia. Từ đó bộ chia này có khả
năng hỗ trợ các tính năng cao cấp như: cho phép quản lý từ xa thông qua các giao
thức mạng, hỗ trợ hoạt động song công. Hình 1.5 mô tả các máy tính người dùng nối
vào Hub.
SVTH: Nguyễn Duy Minh 7 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -

K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
Nguồn: />Hình 1.5. Mô tả các máy được nối với bộ chia
1.4.5.4. Bộ định tuyến (Router)
Router là thiết bị kết nối các mạng LAN khác nhau ở các lớp 1, 2 và hoạt động
tại lớp 3 trong mô hình chuẩn mở gồm 7 lớp (Open System Interconnection - OSI).
Hầu hết các router làm việc với các giao thức không kết nối như IP. Router còn có có
thể kết nối nhiều mạng sử dụng các giao thức khác nhau lại với nhau. Vì thế các chức
năng cơ bản của Router là: truyền dữ liệu không kết nối, đánh địa chỉ IP cho các gói
tin, tìm địa chỉ các máy host và định lộ trình cho các khung thông tin giúp chúng tới
đích một cach nhanh nhất và không bị thất lạc thông tin, làm cho người sử dụng đầu
cuối có cảm giác toàn Internet là thông suốt. Hình 1.6 mô tả một bộ định tuyến sử
dụng trong thực tế.
Nguồn: />Hình 1.6. Bộ định tuyến trong thực tế
SVTH: Nguyễn Duy Minh 8 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
1.4.5.5. Bộ chuyển mạch (Switch)
Bộ chuyển mạch là thiết bị dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô
hình mạng nào đó. Bộ chuyển mạch đóng vai trò là thiết bị trung tâm, tất cá các máy
tính đều được nối về đây. Trong mô hình tham chiếu OSI, bộ chuyển mạch hoạt động
ở tầng liên kết dữ liệu, ngoài ra có một số loại switch cao cấp hoạt động ở tầng mạng.
Bộ chuyển mạch có nhiệm vụ chính là chuyển các gói dữ liệu đi tới cổng đã biết với
tốc độ cao nhất mà switch đó có thể đạt được.
Ngoài ra, ở một số bộ chuyển mạch cao cấp thì có tích hợp thêm một số ứng
dụng khác như là: tường lửa, cân bằng tải hay định tuyến tìm đường đi cho gói dữ
liệu và thiết lập các chính sách về gói liệu cho qua hay ngăn cản. Tuy nhiên, các thiết
bị chuyển mạch loại này này thường rất đắt. Hình 1.7 mô tả một thiết bị chuyển
mạch trong thực tế.
Nguồn: />Hình 1.7. Bộ chuyển mạch trong thực tế

1.4.5.6. Gateway
Đây là một thiết bị được sử dụng để kết nối giữa các mạng sử dụng các giao
thức khác nhau. Chẳng hạn như, việc kết nối giữa mạng IP và mạng điện thoại công
cộng (Public Switched Telephone Network – PSTN). Hình 1.8 mô tả một thiết bị
cổng chuyển đổi mạng trong thực tế.
SVTH: Nguyễn Duy Minh 9 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
Nguồn: />Hình 1.8. Network gateway
1.4.5.7. Thiết bị lặp (Repeater)
Repeater là thiết bị chuyển tiếp để liên kết mạng nhằm mở rộng mạng, tức
tăng năng lượng đường truyền, và hoạt động ở lớp vật lí là lớp 1 trong mô hình OSI 7
lớp. Điều này khẳng định rằng, hai môi trường truyền của hai mạng liên kết phải
giống nhau.Chức năng của repeater bao gồm: tái tạo tín hiệu, cách ly lỗi, cho phép
dùng hỗn hợp các loại cáp và hiển thị thông tin trạng thái liên mạng. Hình 1.9 mô tả
một thiết bị lặp trong thực tế, [3].
Nguồn: />Hình 1.19. Repeater
SVTH: Nguyễn Duy Minh 10 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
1.5. Kết luận
Tóm lại, nội dung của Chương 1 đã nêu lên được bốn vấn đề cơ bản về mạng
Internet, cụ thể là nêu lên được các khái niệm cơ bản cần phải biết về mạng Internet,
thứ hai ta biết được nguồn gốc cũng như lịch sử phát triển của mạng Internet. Qua đó,
nêu lên các ưu điểm của mạng Internet, cũng như các thành phần cơ bản trong mạng
Internet. Chương tiếp theo sẽ giới thiệu mô hình kết nối mở OSI (Open System
Interconnection), chức năng và nhiệm vụ chính của các lớp trong mô hình này, đồng
thời nói lên mối tương quan giữa mô hình này với giao thức liên mạng IP.
SVTH: Nguyễn Duy Minh 11 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46

Đồ án tốt nghiệp Chương 1
CHƯƠNG 2
MÔ HÌNH OSI VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI GIAO
THỨC LIÊN MẠNG IP
Nội dung Chương 2 sẽ trình bày các khái niệm về mô hình kết nối hệ thống
mở OSI (Open System Interconnection) với mục tiêu kết nối các sản phẩm của nhiều
hãng khác nhau. Mô hình OSI là giải pháp cho các vấn đề truyền thông tin và dữ liệu
giữa máy tính với máy tính thông qua cấu trúc mạng đa tầng. Mỗi một tầng có cấu
trúc và thực hiện một số chức năng truyền thông khác nhau, các tầng được xếp chồng
lên nhau gọi là chồng giao thức để tiến hành truyền thông tin và dữ liệu một cách
hoàn chỉnh. Nội dung Chương 2 gồm 2 phần: thứ nhất giới thiệu về mô hình hệ thống
kết nối mở OSI gồm 7 lớp, nói lên cấu chúc, chức năng và nhiệm vụ của từng lớp
trong mô hình hệ thống mở OSI. Từ đó, hiểu được cách truyền các gói dữ liệu giữa
các máy tính với nhau. Đây là mô hình cơ bản nhất để từ đó phát triển thành mô hình
TCP/IP là mô hình sử dụng trên Internet cho tới tận bây giờ và chưa có mô hình nào
có thể thay thế nó được. Thứ hai là nói lên mối liên hệ giữa mô hình OSI và giao thức
liên mạng IP, từ đó thấy tầm quan trọng của mô hình kết nối mở OSI trong mạng
Internet.
2.1. Mô hình hệ thống mở OSI
2.1.1. Giới thiệu mô hình hệ thống mở OSI
Mô hình tham chiếu OSI (Open System Interconnection) ra đời vào năm 1977
do tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO (International Organization for
SVTH: Nguyễn Duy Minh 12 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
Standardization) hợp tác với bộ phận tiêu chuẩn viễn thông của ITU (International
Telecommunication Union), nó là một tiến bộ quan trọng trong việc giảng dạy về lý
thuyết mạng lưới truyền thông. Nó khuyến khích ý tưởng về một mô hình chung của
giao thức tầng cấp, định nghĩa sự liên lạc giữa các thiết bị và kết nối mạng lưới
truyền thông. Mô hình kết nối mở OSI này chỉ được ngành công nghiệp mạng và

công nghệ thông tin tôn trọng một cách tương đối. Tính năng chính của nó là quy
định về giao diện giữa các tầng cấp, tức quy định đặc biệt về phương pháp các tầng
liên lạc với nhau. Điều này có nghĩa là cho dù các tầng cấp được thiết kế bởi các nhà
sản xuất hoặc công ty khác nhau nhưng khi được lắp ráp lại qua mô hình OSI, chúng
vẫn sẽ dung hòa và làm việc tốt với nhau. Mô hình OSI tổ chức các giao thức truyền
thông thành 7 tầng, mỗi tầng giải quyết một phần của quá trình truyền thông, mỗi
tầng sẽ có chức năng cụ thể của mình để phục vụ cho lớp liền trên hay lớp liền dưới
với nó. Cụ thể 7 lớp của mô hình OSI được trình bày trong Hình 2.1.
Nguồn: />Hình 2.1. Mô hình chuẩn mở OSI
SVTH: Nguyễn Duy Minh 13 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
2.1.2. Cấu trúc và chức năng các lớp trong mô hình OSI
2.1.2.1. Lớp vật lý
Lớp vật lý là lớp thấp nhất trong mô hình 7 lớp OSI đóng vai trò truyền thông
tin qua môi trường truyền dẫn vật lý. Lớp này thực hiện chức năng liên quan đến các
giao tiếp điện, cơ, quang để kích hoạt và duy trì các kết nối vật lý giữa các hệ thống
mạng. Lớp vật lý giúp đảm bảo các yêu cầu về chuyển mạch hoạt động nhằm tạo ra
các đường truyền thực giúp truyền và nhận các chuỗi bit thông tin được mã hóa dưới
dạng tín hiệu số hoặc tín thiệu tượng tự.
Có 2 loại giao thức truyền bit được sử dụng ở tầng vật lý là truyền bất đồng bộ
và truyền đồng bộ. Truyền bất đồng bộ là khi mỗi ký tự được truyền đi sẽ bao gồm
thêm bit start để đồng bộ với xung đồng hồ, cùng với 1 hay nhiều bit stop để thông
báo truyền xong ký tự. Truyền đồng bộ là bên phát và thu cùng sử dụng chung 1
nguồn xung đồng hồ phát bởi 1 thiết bị hoặc từ nguồn ngoài. Truyền đồng bộ thường
sử dụng trong khi truyền ở khoảng cách ngắn như trong 1 bo mạch.
2.1.2.2. Lớp liên kết dữ liệu
Lớp liên kết dữ liệu là lớp 2 trong mô hình OSI, đóng vai trò chuyển các
khung dữ liệu từ lớp mạng này sang lớp mạng kia mà không có lỗi thông qua lớp vật
lý, dựa vào các cơ chế đồng bộ hoá, kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu. Lớp

này nhận các thông tin từ lớp trên rồi chia thông tin thành các khung thông tin, truyền
các khung tuần tự đến bên nhận và xử lý các thông điệp xác nhận từ bên máy nhận
gửi về. Sau đó, sẽ tháo gỡ bỏ các khung thành các chuỗi bit chuyển xuống lớp vật lý.
Ở bên thu, nhiệm vụ của lớp 2 là ngược lại tức tái tạo chuỗi bit thành các khung
thông tin và chuyển lên lớp trên.
Để thực hiện hết các nhiệm vụ kể trên thì lớp liên kết dữ liệu phải có những
chức năng sau: biết địa chỉ các thiết bị trên mạng, có khả năng phát hiện lỗi, điều
khiển truy nhập đường truyền vật lý, biết được cấu trúc logic của mạng và điều khiển
luồng dữ liệu.
SVTH: Nguyễn Duy Minh 14 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
2.1.2.3. Lớp mạng
Lớp mạng nằm ở lớp 3 của mô hình mở OSI và được các chuyên gia mạng
đánh giá là quan trọng trong mô hình OSI, nó thực hiện chức năng chọn đường đi cho
các gói tin từ nguồn tới đích có thể trong cùng một mạng hoặc khác mạng với nhau.
Vì thế, cấu trúc của lớp này là rất phức tạp, vì ở đây nó phải đáp ứng tất cả các đặc
tính kỹ thuật khác nhau của nhiều kiểu mạng. Cùng với đó, là nó phải truyền nhiều
loại hình dịch vụ khác nhau như: video, dữ liệu, hình ảnh. Do đó, có thể xem lớp
mạng là lớp quan trọng nhất trong mô hình OSI.
Lớp mạng sử dụng các thuật toán định tuyến các gói tin thông qua các nút
mạng để truyền gói tin đi đến đích chính xác, mỗi nút mạng có 1 địa chỉ riêng. Lớp
mạng còn chịu trách nhiệm đánh địa chỉ cụ thể cho mỗi gói tin và quyết định truyền
gói tin theo đường đi nhất định nào đó, tùy theo mức độ ưu tiên của gói tin, tình hình
trạng thái mạng hay một số yếu tố khác. Ngoài ra, lớp mạng còn quản lý lưu lượng
trên toàn mạng như chuyển đổi gói và kiểm soát tắc nghẽn (có sự thay đổi kích thước
các gói tin tại các nút mạng, cắt ra hoặc tái hợp lại để giảm bớt các bit không cần
thiết). Từ đó, nó giúp các gói tin được truyền tải liên tục trên Internet.
2.1.2.4. Lớp truyền tải
Lớp truyền tải là lớp cao nhất có liên quan đến các giao thức trao đổi dữ liệu

giữa các hệ thống mở, nằm ở lớp 4 trong mô hình OSI và nó thực hiện chức năng
kiểm soát việc truyền dữ liệu từ điểm tới điểm. Nó đóng vai trò trung gian giữa các
lớp cao và các lớp thấp trong mô hình OSI, là nó phải đảm bảo cho các phương tiện
được sử dụng ở các lớp dưới phải thông suốt với các lớp cao. Lớp truyền tải thực
hiện việc chia các gói tin lớn thành các gói tin nhỏ hơn và đánh số các gói tin để đảm
bảo việc truyền theo đúng thứ tự. Lớp này chịu trách nhiệm về độ an toàn của các gói
tin trên mạng nên giao thức của lớp truyền tải phụ thuộc nhiều vào bản chất của lớp
mạng. Đồng thời, lớp này còn gắn các địa chỉ port vào gói tin để phân biệt được các
ứng dụng.Lớp truyền tải còn phải hỗ trợ thêm một số chức năng cho lớp mạng nhằm
đảm bảo sự phân phối dữ liệu chính xác đến các người dùng khác nhau trong cùng
SVTH: Nguyễn Duy Minh 15 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
một mạng hay khác mạng, cũng như phải đảm bảo việc truyền tin chính xác từ trạm
đầu tới trạm cuối. Ngoài ra, lớp truyền tải còn phải biết yêu cầu về chất lượng dịch vụ
của người sử dụng, đồng thời cũng phải biết được khả năng cung cấp dịch vụ của
mạng. Bởi thế, khi xác định dịch vụ và giao thức cho lớp truyền tải cần phải quan tâm
đến cả những trường hợp chất lượng dịch vụ là xấu nhất. Từ đó, có thể lựa chọn giao
thức sao cho phù hợp.
2.1.2.5. Lớp phiên
Lớp phiên là lớp thứ 5 trong mô hình OSI, lớp này có chức năng thiết lập,
quản lý, giải tỏa một phiên làm việc giữa hai đầu cuối. Một phiên làm việc là một
cuộc trao đổi thông tin chính thức giữa bên yêu cầu dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ.
Cụ thể lớp phiên thực hiện các chức năng chính là: điều phối việc trao đổi
thông tin, kiểm soát việc trao đổi thông tin và đưa ra các qui tắc cho các tương tác
giữa các ứng dụng của người sử dụng. Lớp phiên quyết định hoạt động song công
hay bán song công hay đơn công. Đồng thời, nó còn thiết lập các điểm đánh dấu hoàn
thành giúp việc phục hồi truyền tin nhanh hơn khi có lỗi xảy ra, vì điểm hoàn thành
đã được đánh dấu.
2.1.2.6. Lớp trình bày

Lớp trình bày nằm ở lớp thứ 6 của mô hình OSI, là lớp giải quyết các vấn đề
liên quan đến cú pháp và nghĩa của thông tin được truyền, biểu diễn thông tin người
sử dụng phù hợp với thông tin làm việc của mạng và ngược lại. Để làm được việc đó,
nó đưa ra một dạng thức dùng chung cho việc trao đổi giữa các hệ thống đầu cuối. Vì
thế, lớp trình bày còn gọi là bộ dịch mạng. Hơn nữa, trong quá trình chuyển giao các
tập tin ứng dụng đầu cuối từ nguồn tới đích có nhiều phần thông tin trống thì nhiệm
vụ của lớp trình bày là sử dụng thuật toán để nén dữ liệu truyền trên mạng là ít nhất.
Ngoài ra, khi truyền thông tin trên mạng, cần phải bảo mật thì lớp trình bày là nơi mã
hóa thông tin truyền đi và nó cũng quyết định việc sử dụng thuật toán mã hóa nào để
mã hóa các gói tin.
SVTH: Nguyễn Duy Minh 16 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
2.1.2.7. Lớp ứng dụng
Lớp ứng dụng là lớp cao nhất trong mô hình hệ thống mở OSI, là lớp gần với
người dùng nhất. Nó cung cấp phương tiện cho người dùng truy nhập các
thông tin và dữ liệu trên mạng thông qua các chương trình ứng dụng. Một số
ví dụ về các ứng dụng trong lớp này bao gồm: truy nhập từ xa (Telnet), giao
thức truyền tập tin (File Transfer Protocol - FTP), giao thức truyền thư điện
tử (Simple Mail Transfer Protocol - SMTP), [5, tr 31-33].
2.2. Mối liên hệ giữa mô hình OSI và giao thức liên mạng IP
Giao thức liên mạng IP là giao thức cốt lõi trong lớp 3 của mô hình hệ thống
mở OSI. Ở đây, giao thức IP giúp đánh các địa chỉ IP vào các gói tin để gói tin có thể
truyền đi trên mạng Internet va giúp gói tin tới đúng đích. Vì thế giao thức liên mạng
IP và lớp mạng của mô hình kết nối mở OSI có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Lớp mạng là lớp quan trọng nhất trong mô hình OSI nên giao thức IP càng
đóng vai trò quan trọng trong mô hình này, vì tất cả các giao thức mạng ở các lớp cao
hơn muốn lưu thông qua mạng Internet thì đều phải thông qua giao thức dùng chung
là IP. Nếu không có giao thức IP thì mạng Internet coi như không tồn tại.
2.3. Kết luận

Tóm lại, Chương 2 thực hiện được hai nội dung chính liên quan tới mô hình
hệ thống mở OSI. Cụ thể đã nêu rõ các đặc điểm về mô hình được chuẩn hóa chung
trên toàn cầu OSI, qua đó hiểu thêm được cấu trúc và chức năng cũng như nhiệm vụ
của từng lớp trong mô hình này, mỗi lớp có một phần công việc cụ thể phục vụ cho
các lớp khác liền kề nó. Thứ hai, nêu lên được mối tương quan giữa giao thức liên
mạng IP và mô hình OSI, vì giao thức IP nằm trong lớp 3 mô hình này và là giao thức
không thể thiếu trong mạng Internet. Chương tiếp theo sẽ tìm hiểu về các giao thức
liên mạng IP, là nội dung chính của đề tài. Tìm hiểu giao thức liên mạng IP qua 2
phiên bản chính là phiên bản 4 và phiên bản 6. Từ đó, biết được các loại địa chỉ dùng
SVTH: Nguyễn Duy Minh 17 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
trên mạng Internet,hiểu rõ cách biểu diễn một địa chỉ IP cũng như cách thức đánh địa
chỉ IP vào gói tin,hay cách nhận dạng các loại địa chỉ IP.
SVTH: Nguyễn Duy Minh 18 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
CHƯƠNG 3
GIAO THỨC LIÊN MẠNG IP
Chương 3 sẽ đi sâu vào tìm hiểu giao thức liên mạng IP qua 2 phiên bản
được sử dụng phổ biến hiện này là: IP phiên bản 4 và IP phiên bản 6. Qua đó, biết
được cấu trúc khung của gói dữ liệu đi trên liên mạng Internet, cách đánh địa chỉ của
từng phiên bản hay cách nhận dạng địa chỉ. Nội dung chính của Chương 3 gồm ba
phần chính là:
Giới thiệu các giao thức liên mạng IP, ở phần này ta biết được lịch sử phát
triển của giao thức IP, các chức năng chính của giao thức liên mạng IP là định tuyến
và đánh địa chỉ cho các gói tin datagram giúp chúng có thể đi trên liên mạng Internet
và tới được đúng đích.
Phần hai ta tìm hiểu giao thức IP phiên bản 4 (IPv4), tìm hiểu các thành phần
và cách biểu diễn địa chỉ IPv4 và cách chia hay nhận dạng các mạng con của IPv4.

Đồng thời tìm hiểu về cách định tuyến tìm đường đi trong giao thức IPv4 qua hai
thuật toán đang được sử dụng phổ biến là: thuật toán tìm đường đi theo cự ly vecto và
thuật toán tìm đường đi theo trạng thái kết nối.
Nội dung cuối của Chương 3 ta đi tìm hiểu là giao thức IP phiên bản 6 (IPv6),
là giao thức mới ra đời nhằm khắc phục các hạn chế của IPv4 với không gian địa chỉ
lớn, các yêu cầu về chất lượng dịch vụ, khả năng bảo mật hay tính vẹn toàn dữ liệu
cao. Qua đó, đáp ứng được sự phát triển ngày càng nhanh của mạng Internet và giúp
mạng Internet có thể hoạt động tốt hơn. Cuối cùng, nêu lên các ưu điểm cơ bản mà IP
phiên bản 6 mang lại.
SVTH: Nguyễn Duy Minh 19 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
3.1. Giới thiệu các giao thức liên mạng IP
Giao thức liên mạng IP (Internet Protocol) là một giao thức hướng dữ liệu,
được sử dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong một liên mạng
chuyển mạch gói. Là giao thức hệ thống mở phổ biến nhất thế giới bởi vì giao thức
này được dùng để truyền thông qua bất cứ mạng nào được kết nối với nhau, nó phù
hợp cho cả mạng truyền thông nội bộ và mạng diện rông. Giao thức IP nằm ở lớp
mạng của mô hình OSI, sau này nó là giao thức nên tảng cho chồng giao thức TCP/IP.
Giao thức IP thực hiện chức năng truyền thông tin dưới dạng các đơn vị gói dữ liệu
gọi là datagram.
Một datagram gồm 2 phần chính là mào đầu và phần dữ liệu, phần mào đầu
gồm nhiều trường khác nhau gồm 20 bytes, có các trường như là: trường xác định
phiên bản của gói tin, trường tổng chiều dài hay trường xác định địa chỉ nguồn và
đích. Phần dữ liệu chứa thông tin của các lớp trên đưa xuống để truyền đi. Chức năng
chính của giao thức IP là: tạo cấu trúc gói dữ liệu, định tuyến giúp các gói dữ liệu qua
liên mạng cung cấp chức năng phân đoạn, tái hợp gói dữ liệu và còn thực hiện chức
năng đánh địa chỉ IP.
Tạo cấu trúc gói dữ liệu giúp xác định rõ gói dữ liệu này từ trạm nào và đích
tới là đâu. Đồng thời xác định các trường khác như kiểu dịch vụ gì chứa trong gói dữ

liệu hay xác định có ưu tiên hay không. Tiếp đó, giao thức IP còn thực hiện chức
năng đánh định địa chỉ các gói dữ liệu, đảm bảo một gói dữ liệu cụ thể chỉ có một địa
chỉ nguồn và một địa chỉ đích duy nhất. Các nút trên liên mạng sử dụng các địa chỉ
được mang trong phần mào đầu của gói dữ liệu để truyền các gói dữ liệu đến các đích
của chúng, đây là nhiệm vụ định tuyến cũng là một chức năng rất quan trọng của giao
thức IP. Chức năng cuối của giao thức IP là cung cấp việc phân đoạn, tái hợp các gói
dữ liệu để tạo các gói dữ liệu có các kích thước đơn vị truyền tải khác nhau. Bởi vì,
khi gói dữ liệu IP đi trên liên mạng, nó sẽ phải thông qua nhiều mạng mà mỗi mạng
sẽ có định dạng gói tin khác nhau, xác định một đơn vị truyền dẫn cực đại (Maximum
Transmisson Unit – MTU) khác nhau, vì thế việc phân đoạn và tái hợp là rất cần
thiết.
SVTH: Nguyễn Duy Minh 20 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
Nhưng giao thức IP cung cấp một dịch vụ gửi dữ liệu không đảm bảo, tức là
gói dữ liệu có thể đến nơi mà không còn nguyên vẹn, nó có thể đến không theo thứ tự
so với các gói được gửi ở đầu phát, nó có thể bị trùng lặp hoặc bị mất hoàn toàn. Do
IP không cung cấp một đường truyền tin cậy tuyệt đối, không có báo nhận, cũng
không có điều khiển lỗi dữ liệu, không thực hiện việc truyền lại và cũng không điều
khiển luồng, nên bất cứ lỗi nào được phát hiện thì đều nhờ gói tin ICMP (Internet
Control Message Protocol) báo phát lại. Vì thế, ICMP cũng là một phần rất quan
trọng của giao thức IP, gói tin này giúp các bộ định tuyến biết và gửi lại các gói tin bị
lỗi. Tuy nhiên, giao thức IP có thể tận dụng các dịch vụ của các mạng để cung cấp
các loại dịch vụ với chất lượng cao. Giao thức IP xử lý mỗi gói dữ liệu như một thực
thể độc lập không liên kết đến bất kỳ gói dữ liệu nào khác dựa vào 4 cơ cấu chính
trong việc cung cấp dịch vụ là: loại dịch vụ, thời gian sống, tổng kiểm tra phần mào
đầu và phần tuỳ chọn.
Thời gian sống: thời gian xác định 1 gói tin datagram được phép tồn tại trên
mạng Internet. Giá trị thời gian sống sẽ được thiết lập tại nơi gửi gói dữ liệu và nó sẽ
được giảm dần ở các nút mạng dọc tuyến mà gói tin đó đi qua. Nếu thời gian sống đạt

đến giá trị 0 trước khi đến đích, thì gói dữ liệu sẽ bị huỷ. Ngoài ra, trường giá trị thời
gian sống còn giúp giảm bớt số lượng gói tin rác trên liên mạng Internet (tránh việc
gói tin không tới đích mà cứ chạy vòng vòng mãi trên mạng).
Loại dịch vụ: xác định chất lượng dịch vụ được yêu cầu trong gói tin. Việc
xác định loại dịch vụ được sử dụng, giúp bộ định tuyến có thể chọn lựa các đặc tính
truyền dẫn riêng cho từng dịch vụ có ưu tiên hay không ưu tiên ví dụ như: loại dịch
vụ truyền dẫn video hay thoại thì phải ưu tiên hơn, không để thời gian trễ quá lâu, còn
loại dịch vụ truyền dẫn thư từ thì không cần phải ưu tiên trước và có thể có thời gian
trễ.
Phần tự chọn: cung cấp cho các chức năng điều khiển cần thiết. Nó hữu ích
trong một vài trường hợp đặc biệt, nhưng không cần thiết cho hầu hết các truyền
thông chung. Phần tự chọn giúp tạo một số chức năng đặc biệt như: tạo bảo mật và
việc định tuyến đặc biệt.
SVTH: Nguyễn Duy Minh 21 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
Tổng kiểm tra phần mào đầu: cung cấp việc kiểm chứng thông tin trong gói dữ
liệu đã truyền có đúng hay không. Vì có thể gói dữ liệu lỗi, nếu kiểm tra phần mào
đầu thấy không đúng thì gói dữ liệu sẽ bị huỷ bỏ. Để hiểu rõ hơn về giao thức liên
mạng IP, ta đi sâu vào nghiên cứu IP phiên bản 4 (IPv4) được sử dụng nhiều nhất và
là nòng cốt của mạng Internet hiện nay. Đồng thời, tìm hiểu IP phiên bản 6 (IPv6) là
phiên bản mới của mạng Internet nhằm khắc phục các hạn chế của IPv4 là tăng khả
năng đáp ứng địa chỉ mạng khi địa chỉ IPv4 đã sắp cạn kiệt, đồng thời thỏa mãn các
nhu cầu mới và đòi hỏi ngày càng cao của người dùng như: về chất lượng dịch vụ,
khả năng bảo mật dữ liệu tăng lên hay các yêu cầu dịch vụ đặc biệt, [6].
3.2. Giao thức IP phiên bản 4( IPv4)
3.2.1. Giới thiệu về IPv4
Giao thức IP phiên bản 4 được bộ quốc phòng Mỹ chuẩn hóa trên toàn thế giới
vào cuối năm 1981. Khi triển khai IP phiên bản 4 này nó cung cấp khoảng hơn 4 tỷ
địa chỉ IP. IPv4 sau khi ra đời đã phát triển nhanh chóng và hiện nay thì không gian

địa chỉ của IPv4 đã sắp cạn kiệt và giải pháp mà các chuyên gia đưa ra là đưa IPv6
vào sử dụng với không gian địa chỉ nhiều hơn. Tuy nhiên, IPv4 vẫn là giao thức chủ
đạo sử dụng nhiều nhất trong mạng Internet hiện tại.
IPv4 là giao thức hướng dữ liệu, được sử dụng cho hệ thống chuyển mạch gói,
đây là giao thức truyền dữ liệu hoạt động dựa trên nguyên tắc tốt nhất có thể. Trong
đó, nó không quan tâm đến thứ tự truyền gói tin cũng như không đảm bảo gói tin sẽ
đến đích hay việc gây ra tình trạng lặp gói tin ở đích đến. Việc xử lý vấn đề này dành
cho lớp trên của chồng giao thức TCP/IP. Tuy nhiên, IPv4 có cơ chế để đảm bảo tính
toàn vẹn của gói dữ liệu thông qua sử dụng những gói tin kiểm tra. Tiếp theo ta sẽ tìm
hiểu về cấu trúc khung dữ liệu của IPv4.
3.2.2. Cấu trúc khung dữ liệu IPv4
SVTH: Nguyễn Duy Minh 22 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
Giao thức IPv4 sử dụng khung dữ liệu IP datagram là đơn vị tin cơ bản truyển
đi trên Internet. Cấu trúc khung của một gói dữ liệu gồm 2 phần là: mào đầu và
dữ liệu. Cấu trúc của một gói tin tổng quát được thể hiện trong Hình 3.1.
0 15 16 32
4 bit
Phiên
bản
4 bit
Chiều dài
mào đầu
8 bit
Loại dịch vụ
16 bit
Tổng chiều dài
16 bit
Nhận dạng

3 bit
Cờ
13 bit
Phân đoạn
8 bit
Thời gian sống
8 bit
Giao thức
16 bit
Tổng kiểm tra phần mào đầu
32 bit
Địa chỉ IP nguồn
32 bit
Địa chỉ IP đích
Tùy chọn (nếu có)
Dữ liệu
Nguồn:“ Bài giảng Mạng số liệu”, Th.S Võ Trường Sơn, ĐH GTVT2
Hình 3.1. Cấu trúc tổng quát của IP datagram
IP datagram như hình vẽ gồm nhiều từ 32 bits ghép lại với nhau tạo thành cấu
trúc khung gồm nhiều vùng như sau:
Trường phiên bản: gồm 4 bit thể hiện phiên bản của giao thức IP đã dùng để
tạo gói dữ liệu. Tất cả phần mềm IP được yêu cầu kiểm tra vùng phiên bản trước khi
xử lý một gói dữ liệu để đảm bảo rằng nó phù hợp với định dạng mà phần mềm đang
sử dụng. Nếu chuẩn thay đổi, máy nhận sẽ từ chối những gói dữ liệu có phiên bản
khác, để tránh tình trạng hiểu sai nội dung của gói dữ liệu. Trong trạng thái của giao
thức TCP/IP hiện nay sử dụng phiên bản giao thức IP là 4 (IPv4).
Trường chiều dài phần mào đầu IP: gồm 4 bit xác định chiều dài phần đầu của
gói dữ liệu, được tính theo các từ 32 bit.
SVTH: Nguyễn Duy Minh 23 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46

20
bytes
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
Trường loại dịch vụ: gồm 8 bit cách mà gói dữ liệu được xử lý trong suốt quá
trình truyền qua mạng.
Trường tổng chiều dài: gồm 16 bit xác định chiều dài tổng của gói dữ liệu, bao
gồm mào đầu của gói tin và dữ liệu. Do kích thước của trường tổng chiều dài là 16
bit nên kích thước tối đa của một gói dữ liệu IP datagram là 2
16
hay 65.535 octecs
Trường nhận dạng: gồm 16 bit chứa một số nguyên duy nhất xác định gói dữ
liệu. Mục đích của nó là để máy đích biết các phân đoạn đến thuộc gói dữ liệu nào
khi thực hiện ghép chúng lại. Giá trị này sẽ được tăng lên mỗi khi có một gói dữ liệu
mới được tạo ra và được gán vào trường nhận dạng của gói dữ liệu mới này.
Cờ: gồm 3 bit thể hiện trong Hình 3.2, trong đó 2 bit ở vị trí thấp điều khiển
việc phân đoạn. Bit ở trật tự thấp trong 2 bít này xác định gói có thể được phân đoạn
hay không. Còn bit ở giữa xác định gói này có phải là phân đoạn cuối cùng của chuỗi
các phân đoạn không, và bit thứ 3 hay bit trật tự cao nhất không được dùng.
Bit 0 1 2
Hình 3.2. Mô tả 3 bit trong trường cờ
Bit 0: chưa được sử dụng, luôn có giá trị 0.
DF (Don’t Fragment): dài một bit, nếu có giá trị 1 thì datagram đó không được
phép chia nhỏ. MF (More Fragment): dài 1 bit, nếu MF =1, có nghĩa là còn có gói
nhỏ đứng sau nó trong thao tác phân mảnh gói IP datagram, ngược lại MF là 0 có
nghĩa đây là gói cuối cùng trong một loạt các gói nhỏ được phân mảnh từ một gói IP
datagram.
Trường phân đoạn: gồm 13 bit xác định vị trí trong gói dữ liệu ban đầu của dữ
liệu được truyền tải trong phân đoạn, được tính theo đơn vị 8 octet bắt đầu từ 0.
SVTH: Nguyễn Duy Minh 24 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46

0 DF MF
Đồ án tốt nghiệp Chương 1
Trường thời gian sống: gồm 8 bit xác định thời gian lớn nhất mà một gói dữ
liệu được phép tồn tại trên hệ thống liên mạng. Khi giá trị của trường thời gian sống
là 0 thì gói dữ liệu sẽ bị huỷ. Thời gian được đo bằng đơn vị giây, mỗi gói dữ liệu đi
qua một thực thể có thể là các bộ định tuyến hay các gateway thì giá trị của trường
thời gian sống sẽ bị giảm đi 1.
Trường giao thức: gồm 8 bit xác định giao thức lớp trên nào được sử dụng để
tạo thông điệp truyền tải trong vùng data của gói dữ liệu.
Trường tổng kiểm tra phần mào đầu: gồm 16 bit đảm bảo sự toàn vẹn của các
giá trị trong phần đầu. Trường này được hình thành bằng cách xem phần đầu như một
chuỗi các số nguyên 16 bit, cộng chúng lại bằng thuật toán số học phần bù của 1 và
rồi lấy phần bù của 1 làm kết quả. Để tính toán, trường tổng kiểm tra mào đầu được
giả định có giá trị 0.
Việc tính toán kiểm tra cho phần mào đầu có ưu điểm và khuyết điểm. Vì
phần đầu thường chiếm ít octet hơn phần dữ liệu nên việc tính toán kiểm tra riêng
cho nó sẽ giảm thời gian xử lý tại bộ định tuyến, đồng thời cho phép cấp cao hơn
được chọn mô hình tính toán kiểm tra cho riêng nó cho vùng dữ liệu. Tuy nhiên, bên
cạnh đó các giao thức cao hơn bị buộc phải thêm phần tính toán kiểm tra của riêng nó
hoặc nguy cơ không nhận ra được dữ liệu bị sai lệch.
Trường địa chỉ nguồn: chứa địa chỉ IPv4 duy nhất của nơi gửi gói dữ liệu
gồm 32 bit.
Trường địa chỉ đích: chứa địa chỉ IP duy nhất của nơi nhận gói tin gồm 32 bit.
Mặc dù gói dữ liệu có thể được chuyển qua nhiều bộ định tuyến trung gian thế nhưng
vùng địa chỉ nguồn và vùng địa chỉ đích của gói tin không bao giờ thay đổi.
Trường các tùy chọn: có thể thay đổi tùy theo các chọn lựa được sử dụng,
trường này có thể có hoặc không có trong gói dữ liệu.
Các chọn lựa thêm vào chủ yếu cho việc kiểm tra và bắt lỗi trên mạng hay
những yêu cầu về định tuyến đặc biệt. Nhưng việc xử lý các chọn lựa lại là một phần
của giao thức IP nên tất cả các cài đặt chuẩn của giao thức IP đều bao gồm nó.

Trường dữ liệu: chứa thông tin dữ liệu của lớp trên, [7].
SVTH: Nguyễn Duy Minh 25 Lớp: Kỹ thuật Viễn thông -
K46

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×