Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khám phá Hà Giang (phần 2) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.82 KB, 5 trang )

Khám phá Hà Giang (phần 2)
Núi Cấm – Thị xã Hà Giang
Vị trí địa lý: Thuộc khu vực phường Nguyễn trãi thị xã Hà Giang.

Thị xã Hà Giang nhìn từ đỉnh núi Cấm
Nằm ngay giữa thị xã, có thể coi núi Cấm là địa điểm lý tưởng nhất để nhìn
ngắm toàn cảnh thị xã Hà Giang từ trên cao. Sau một đoạn đường rải đá răm
ngoằn nghèo và dốc, du khách sẽ phải bỏ lại xe để leo bộ lên đỉnh núi Cấm. Từ
đây lên đỉnh núi chỉ mất khoảng nửa tiếng đồng hồ nhưng đây cũng là thời gian
lý thú vì từ vị trí nào trên đường đi, du khách cũng có thể ngắm nhìn thị xã ở
nhiều góc độ khác nhau, được nghe kể những câu chuyện huyền hoặc về ngọn
núi này, về chiếc giếng không đáy, ngắm nhìn những tường thành cũ kỹ, rêu
phong… Không khí trong lành, cỏ cây xanh mát, gió trời lồng lộng, phút chốc
đã khiến mọi mệt mỏi, ưu phiền trong lòng tan biến. Từ trên cao, tôi ngỡ ngàng
nhìn xuống, thị xã đẹp như một bức hoạ với những mảng màu ấm áp, nhạt dần
về phía núi mờ sương… Phố thị trải dài trong một thung lũng hẹp được bao bọc
bởi những dãy núi cao ngất. Ngay giữa lòng thị xã, sông Miện, sông Lô mềm
mại uốn lượn về xuôi. Những nhịp cầu nối đôi bờ dòng sông càng làm tăng
thêm vẻ duyên dáng của vùng đất này…


Đứng trên đỉnh núi Cấm, phía sau lưng lồng lộng bàn thờ Phật, phía trước mặt
là cảnh sắc đất trời bao la, lòng người chợt dịu lại, bao nhọc nhằn bon chen đều
trở nên vô nghĩa… thấy sao yêu tha thiết non nước quê mình.
Lên đỉnh núi Cấm mùa xuân này, chúng tôi còn bắt gặp không khí lao động
khẩn trương của những công nhân đang thi công Đài phát xạ và các hạng mục
khác trên đỉnh núi Cấm. Dù công trường còn đang ngổn ngang nhưng tin rằng
trong một thời gian không xa, núi Cấm sẽ trở thành một điểm đến thú vị của du
khách mỗi khi đến với thị xã Hà Giang. Hiện nay, tuy núi Cấm chưa được đưa
vào để khai thác du lịch nhưng vẫn có không ít người dân thị xã đến vãn cảnh
nơi đây, bởi vậy, để đảm bảo an toàn cho mọi người, thiết nghĩ rất cần có


những biển chỉ dẫn, biển cảnh báo những khu vực nguy hiểm…
Vườn sinh thái Mỏ Neo – Hà Giang
Vị trí địa lý: điểm du lịch vườn snh thái đa dạng sinh học núi Mỏ neo nằm trên
trục đường Trần Phú bao quanh địa danh phường Trần Phú và phường Minh
Khai thị xã Hà Giang.
Đặc điểm: Khu vườn đa dạng sinh học núi Mỏ neo nằm ở trung tâm thị xã Hà
Giang có tổng diện tích tự nhiên là 527, 47 ha trong đó:
- Khu phục hồi sinh thái với tổng diện tích là 176,5ha.
- Khu hành chính dịch vụ, vườn ươm, bảo tồn gen có diện tích là 20,5 ha
- Khu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có tổng diện tích là 330,47 ha.
Đây là khu vực bao gồm nhiều dãy núi cao độ cao tuyệt đối tại đỉnh cao nhất là
770, 8m so với mặt nước biển. địa hình chia cắt mạnh nhiều nơi có dộ dốc lớn
nhiều đỉnh và dông tạo ra nhiều vùng địa hình khác nhau, nhiều hang động,
nhièu khe vách núi hiểm trở xen lẫn với những vùng đất bằng phẳng, Toàn bộ
địa hình được che phủ bởi các loài thực vật lá rộng thường xanh á nhiệt đới của
vùng núi dát đặc trưng, có giá trị kinh tế cao, giá trị khoa học và đa dạng sinh
học.
Điểm du lịch vườn da dạng sinh học, du lịch sinh thái được hoàn thành đây sẽ
là điểm du lịch sinh thái lý tưởng phục vụ cho nhu cầu của khách như du lịch
điều dưỡng, nghỉ ngơi, giải trí, nghỉ mát lý tưởng.
Thời điểm tham quan thích hợp: Vào mùa hè trong năm, ngày lễ, ngày nghỉ
là thời điểm nhân dân và du khách hội tụ đông nhất để tham quan
Sông Nho Quế
Vị trí: chảy qua địa phận hia huyện của Hà Giang Là Đồng Văn và Mèo Vạc
vói chiều dài là trên 30 km
Đặc điểm: Sông Nho Quế (phần thượng lưu, ở Trung Quốc gọi là sông Phổ
Mai) là một con sông bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam, Trung
Quốc) cao 1.500 m , chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, xẻ qua cao nguyên
Đồng Văn, qua các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc thuộc địa phận tỉnh Hà Giang
để nhập vào sông Gâm tại Na Nát thuộc xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao

Bằng. Là chi lưu phía tả ngạn của sông Gâm, sông Nho Quế dài 192 km (phần
ở Việt Nam là 46 km). Diện tích lưu vực 6.052 km² (phần ở Việt Nam 2.010
km²), độ cao trung bình 1.255 m, độ dốc trung bình 18,7%. Thung lũng dạng
hẻm vực. Tổng lượng nước bình quân nhiều năm khoảng 2,69 km³ . Nho Quế
có một chi lưu chính phía hữu ngạn là sông Nhiệm. Đây là dồng sông mang lại
giá trị kinh tế không nhỏ cho cao nguyên đồng văn, trước hết là nguồn nước
khá dồi dào để phục vụ xản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho địa phương vốn
nổi tiếng là khô hạn này. Bên cạnh đó với nhà maý thuỷ điện Nho Quế ở phần
hạ lưu sẽ góp phần giải quyết vấn đề về thiếu điện năng trên khu vực.
Thời điểm tham quan thích hợp: Từ tháng 3 trở đi đến tháng 7 là thời điểm ít
mây mù cảnh quan sẽ rất hấp dẫn. Kết hợp với đỉnh Mã Pì Lèng huyền thoại
dây không hổ danh là “đệ nhất hùng quan” của Việt Nam.
Thời gian tham quan: khoảng 30 phút
Hang Thổ Phỉ xã Sảng Tủng – Đồng Văn
Vị trí: Hang Thổ phỉ nằm trên đỉnh núi thuộc cánh rừng nguyên sinh Vần Chải
thuộc xã Vần Chải huyện Đồng Văn.
Đặc điểm: Tên địa phương là hang Kho Chớ (Vần Chải), là một hang động tự
nhiên rất đẹp kích thước khá rộng, năm 1959 anh hùng Sùng Dúng Lù đã dũng
cảm “đơn thương độc mã” vào hang để vận động, kêu gọi tướng phỉ Vàng Vạn
Ly ra đầu thú để được hưởng khoan hồng của cách mạng. Đây là hang động
không chỉ có giá trị về cảnh quan mà còn cứa đựng những giá trị lịch sử của
một thời chống Phỉ trên cao nguyên Đồng Văn

Thực trạng khai thác: hiện nay huỵên đã có chủ trương đưa vào khai thác để
phục vụ du lịch, nhưng chưa có điều kiện khai thác.
Khả năng đáp ứng phục vụ Du lịch: tình trạng giao thông, thông tin liên lạc khá
khó khăn.
Thời gian thăm quan hang khoảng 01 giờ.
Mã pì lèng
Vị trí: Là đoạn đường nằm trên trục đường quốc lộ 4C, điểm giữa của con

đường nối trung tâm huyện lỵ Đồng văn và trung tâm huyện lỵ Mèo vạc
Đặc điểm: Là đoạn đường vô cùng hiểm trở, quanh co khúc khuỷu, có chiều
dài 7 km giữa Đồng văn và Mèo vạc.
Nằm ở quốc lộ 4C Hà Giang - Đồng Văn – Mèo Vạc, là đoạn đường quanh co
khúc khuỷu Có chiều dài 7 km giữa Đồng Văn và Mèo Vạc, nơi đây thấm bao
mồ hôi nước mắt của công nhân lao động được huy động từ các tỉnh Cao Bằng,
Lạng Sơn, Thái nguyên, Tuyên quang, Bắc Kạn và Hà Giang cùng nhân dân
một số tỉnh miền xuôi như Nam Định, Hải Dương lên đây đã cùng chung sức
trong vòng 6 năm (từ năm 1959 – 1965) để hình thành lên con đường “Hạnh
phúc” này (quốc lộ 4C ngày nay), riêng đoạn qua Mã Pì Lèng người dân phải
mất 11 tháng treo mình trên dây để đục đá, nổ mìn. Mã Pì Lèng hiện đã đầu tư
xây dựng trạm nghỉ chân để cho du khách dừng chân chụp ảnh dòng sông Nho
quế mỏng manh như dải lụa ẩn hiện trong dãy sương mù và tạo cho du khách
một cảm giác mạnh.

Đứng trên đỉnh con đèo này mới cảm nhận được hêt sự vĩ đại của tạo hoá bởi
núi cao và vực thẳm.Độ chênh lệch mức cao địa hình nơi đây lên tới trên 1km,
khiến cho cảnh quan thiên nhiên trở nên thật hùng tráng. Đôi chỗ con sông đi
qua những hẻm vực, hai bên bờ là vách đá dốc đứng. Hẻm vực Mã Pì Lèng có
lẽ là hẻm vực sâu và hoành tráng nhất Đông Dương.
Thời điểm tham quan thích hợp: vào đầu mua khô, hoặc mùa hè, hoặc vào
lúc trưa hoặc chiều thì mới không bị ảnh hưởng của sương mù làm mất tầm
nhìn
Thời gian tham quan: khoảng 30 phút


×