Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dạ dày, không đơn giản chỉ là anh chứa thức ăn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.11 KB, 5 trang )

Dạ dày, không đơn giản chỉ là
anh chứa thức ăn





Dạ dày – Bao tử, là đoạn phình ra, to nhất của ống tiêu hóa dài
khoảng 10 – 12m. Người ta ví nó giống quả lê. Phía trên dạ dày thông
với thực quản, gần tim, chếch lên bên trái. Phần nhỏ kề sát thành bụng
dưới xương ức, phía trên rốn khá xa.
Những người mắc chứng sa dạ dày, “anh chàng” này tụt xuống quá
rốn, tận bàng quang. Dạ dày và toàn bộ nội tạng được bọc bởi màng bụng
mỏng, trơn và nhẵn, dễ dàng trượt lên nhau nhưng không bứt ra được nhờ
một quai ruột vừa là hệ thống ống dẫn cung cấp máu cho màng vừa cột chặt
toàn bộ nội tạng vào điểm chốt ở sống lưng.
Vì sao dạ dày không tự “tiêu hóa” chính nó??
Dạ dày to bằng cỡ hai nắm tay. Vách dày 3 – 3,5 mm gồm nhiều
màng bọc chung cho cả ruột gan. Các lớp cơ đan xen sợi chéo trong cùng,
sợi vòng ở giữa, sợi dọc bên ngoài, kết thành một cái bao bảo vệ bền chắc,
vừa dễ co bóp, nhào trộn, đùn đẩy các kiểu để phối hợp tiết dịch vị sơ chế
thức ăn, đưa xuống ruột non, vừa có thể giãn nở thể tích khi no say.


Dạ dày trông lép kẹp, thường chỉ chứa được cỡ 3 lit bia đã “căng
bụng”. Vậy mà có cái cá biệt ních tới 8 – 10 lít khi thi tài nốc bia vại. Niêm
mạc gồm hệ thống mao mạch, các tuyến tiết chất dịch nhầy, enzym tiêu hóa
và acid clohydric (HCl). Tế bào lớp ngoài niêm mạc liên tục được thay thế,
mỗi giờ trên 30 triệu mới mọc ra. Nghĩa là lớp niêm mạc mới trong dạ dày
thay thế lớp cũ gần 2 lần trong một tuần. Ngoài mặt niêm mạc được “láng”
một lớp “mỡ chống acid ăn mòn”. Điều này lý giải cho thắc mắc: vì sao dạ


dày không tự tiêu hóa chính mình, trong khi ngâm một miếng thịt vào dung
dịch HCl, thịt sẽ bị tiêu tan.
Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ trong dạ dày như thế nào?
Đơn giản, ta có thể hình dung: ta đưa thức ăn vào miệng, dùng răng
nhai kỹ, chất dịch ở tuyến miệng tiết ra ẩm ướt, nuốt qua thực quản vào dạ
dày. Tại đây, thức ăn được “sơ chế” bằng các cơ vòng của thành dạ dày co
bóp, trộn với các men tiêu hóa pepsin, HCl thành một thứ bán thành phẩm
lỏng, sền sệt gọi là “Dưỡng trấp”.




Dưỡng trấp chuyển tiếp qua hành tá tràng nối với ruột non, anh này
dài tới 6m, nằm giữa khoang bụng chuyển động, xoắn đi xoắn lại, co vào nở
ra, “tinh chế” tiếp dưỡng trấp nhờ tuyến tụy cung cấp dịch tụy, insulin và
gan rót mật vào có nhiệm vụ tiêu thụ chất béo vừa làm chức năng “bôi trơn”.
Thành ruột non gồm vô số “vòi hút” li ti hấp thu hầu hết các đơn chất dinh
dưỡng nuôi cơ thể. Phần nước, dung dịch, chất bã đưa tiếp qua ruột già,
xuống trực tràng và ra hậu môn, thải ra ngoài.

×