Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cholesterol: Một thủ phạm của bệnh tim mạch ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.79 KB, 7 trang )

Cholesterol: Một thủ phạm
của bệnh tim mạch





Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần
kinh và nhiều nội tiết tố trong cơ thể. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, gan
cũng phải dùng cholesterol sản xuất ra mật phục vụ hoạt động tiêu hóa. Có
thể nói cơ thể con người không thể tồn tại nếu không có cholesterol. Nhưng
chính sự gia tăng quá mức của cholesterol trong máu lại là một nguyên nhân
quan trọng dẫn đến bệnh tim mạch và nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm khác.
Cholesterol từ đâu mà có?
Cholesterol có hai nguồn gốc chính: Từ thức ăn hằng ngày có trong
thịt mỡ, trứng, bơ, pho mát chiếm 20% nhu cầu cholesterol trong cơ thể.
Bên cạnh đó, cholesterol do gan tạo ra chiếm 80%. Gan có khả năng tổng
hợp cholesterol từ những chất khác như đường, đạm.
Cholesterol được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên
là lipoprotein. Có nhiều loại lipoprotein, trong đó có 2 loại chính mà
cholesterol kết hợp, gây ra tác dụng trái ngược nhau: loại có trọng lượng
phân tử cao viết tắt là HDL (high density lipoprotein), loại này khi kết hợp
với cholesterol (HDL-C) giúp cơ thể chống lại quá trình xơ vữa động mạch,
nên được gọi là cholesterol tốt; ngược lại loại có trọng lượng phân tử thấp,
viết tắt là LDL (low density lipoprotein), loại này kết hợp với cholesterol
(LDL-C) tạo thành cholesterol xấu, gây ra xơ vữa động mạch.
Mối liên quan giữa tăng cholesterol và bệnh tim mạch
Nồng độ cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá
trình vữa xơ động mạch và dần dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu
cho tim và các cơ quan khác của cơ thể. Khi động mạch vành bị hẹp sẽ làm
giảm dòng máu tới nuôi cơ tim gây ra cơn đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu


cơ tim.
Hầu hết lượng cholesterol toàn phần trong máu tạo ra LDL-C là loại
cholesterol có hại. Chỉ có một lượng nhỏ cholesterol tạo ra HDL-C là loại
cholesterol có ích, có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh vữa xơ động mạch.
Nguy cơ bị bệnh động mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác càng tăng
cao hơn nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác đi kèm như hút thuốc lá,
tăng huyết áp, đái tháo đường, thói quen ít vận động và thừa cân.
Mỡ trong máu tồn tại dưới hai dạng chính là cholesterol và triglycerid,
vì vậy khi kiểm soát mỡ máu cần phải đánh giá đầy đủ những yếu tố:
cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, triglycerid.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu kiểm soát được các yếu tố này trong
những giới hạn sau đây thì sẽ phòng ngừa rất hữu hiệu bệnh xơ vữa động
mạch: Cholesterol toàn phần dưới 200mg/100ml; LDL-C dưới
130mg/100ml; HDL-C trên 45mg/100ml; triglycerid trong khoảng 150-
200mg/100ml. Giảm cholesterol trong máu cũng có thể gọi là giảm mỡ máu
vì không chỉ có cholesterol trong máu mà cả triglycerid cũng cần phải giảm.

Nếu kết quả xét nghiệm cholesterol toàn phần dưới 200mg/100ml thì
hoàn toàn bình thường, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ít, có thể ăn uống và
sinh hoạt bình thường, nhưng cần phải kiểm tra lại ít nhất 2 năm/lần đối với
người còn trẻ tuổi (dưới 40). đối với những người cao tuổi, thừa cân, tăng
huyết áp hay bệnh mạn tính nào khác thì kiểm tra 6 tháng/lần.
Nếu cholesterol toàn phần ở mức từ 200 - 240mg/100ml là bắt đầu có
dấu hiệu cao, những nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch đã có, nhưng cần
phải làm thêm xét nghiệm LDL-C và HDL-C, đường máu, đo huyết áp để
đánh giá chính xác mức độ tiềm tàng của bệnh.
Nếu cholesterol từ 240mg/100ml trở lên thì có biểu hiện tăng
cholesterol rõ rệt, có nguy cơ cao của bệnh xơ vữa động mạch, cũng cần
phải đánh giá thêm các yếu tố như LDL-C, HDL-C, huyết áp, đường máu để
có những biện pháp xử trí kịp thời.

Điều trị và kiểm soát cholesterol là mục tiêu phòng ngừa tốt bệnh
tim mạch
Các thuốc giảm cholesterol máu rất có hiệu quả trong việc giảm nguy
cơ tái phát bệnh động mạch vành, bao gồm 5 nhóm chủ yếu:
- Nhóm thuốc statin ngăn chặn tổng hợp cholesterol tại gan bằng cách
ức chế cạnh tranh hoạt động của men HMG-CoA reductase, làm giảm tổng
hợp cholesterol ở toàn bộ cơ thể;
- Thuốc gắn acid mật (resin) làm tăng gắn cholesterol với acid mật,
do vậy thuốc làm tăng thải cholesterol qua đường mật;
- Thuốc ức chế ly giải lipid (nicotinic acid); làm giảm sự di chuyển
acid béo tự do từ các tổ chức mỡ, do vậy gan sẽ có ít nguyên liệu để tổng
hợp ra cholesterol;
- Nhóm thuốc fibrat làm tăng ly giải lipid ở ngoại biên và giảm sản
xuất triglycerid ở gan;
- Thuốc ức chế hấp thu cholesterol (ezetimibe) có tác dụng ức chế hấp
thu cholesterol một cách có chọn lọc ở ruột non.
Thay đổi lối sống là biện pháp quan trọng giảm cholesterol có hại và
phòng ngừa bệnh tim mạch. Đó là hạn chế ăn những thức ăn làm tăng
cholesterol.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, người bình thường
không nên ăn quá 300mg cholesterol mỗi ngày. Đối với những người có
nguy cơ cao như người cao tuổi, gia đình từng có người bị xơ vữa động
mạch, tăng huyết áp thì lượng cholesterol ăn vào phải hạn chế hơn nữa, chỉ
200mg, thậm chí là 100mg mỗi ngày.
Những thức ăn làm tăng cholesterol xấu là những thứ có nhiều acid
béo bão hòa như dầu cọ, dầu dừa, mỡ bò, pho mát, bơ, kem, đường vì vậy
hạn chế tối đa sử dụng những đồ ăn này, nhất là người có nguy cơ. Những
thức ăn có chứa acid béo không bão hòa rất cần thiết cho cơ thể như dầu
vừng, dầu lạc, dầu cám, dầu ôliu, mỡ cá hồi, dầu đậu tương. Tích cực ăn
nhiều rau xanh và hoa quả.

Tập luyện thể dục thường xuyên: Đây là một biện pháp quan trọng đốt
cháy lượng calo dư thừa, nhất là những người thường xuyên ngồi làm việc
tại chỗ.
Các hình thức thể thao như đi bộ, chạy bước nhỏ, đi xe đạp ở mức
độ không gắng sức có thể phù hợp với nhiều đối tượng. Thời gian tập mỗi
lần phải từ 30- 45 phút, nên tập ít nhất 3lần/tuần.
Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê, không hút thuốc lá: Những chất
này làm gia tăng cholesterol có hại, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch,
đái tháo đường, không tốt cho gan mật, hệ thần kinh

×