Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Các địa điểm tham quan du lịch tại TP Hồ Chí Minh(phần I): doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.9 KB, 5 trang )

Các địa điểm tham quan du lịch tại TP Hồ Chí Minh(phần I):
Nhà hát Thành phố:
Địa chỉ: 7 Công trường Lam Sơn, P.BN, Q.1
Nằm ở điểm cuối Lê Lợi, tọa lạc trên con
đường Ðồng Khởi - trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh là hai
khách sạn lớn Caravelle và Continental.
Nhà hát được xem như một công trình văn hóa tiêu biểu và tốn kém nhất
ở Sài Gòn thời Pháp thuộc. Xây cất từ năm 1898 do kiến trúc sư Ferret
thiết kế, theo phong cách Barốc thời Đệ tam Cộng hòa Pháp đặc biệt với
nhiều tác phẩm trang trí mặt tiền đặt làm từ bên Pháp chở sang. Khánh
thành vào ngày 1/1/1900, nhằm truyền bá văn hóa Pháp. Bố cục bắt
chước theo kiểu nhà hát kịch Opéra ở Paris, với phòng khán giả, sân khấu
lớn, không gian phần giải lao rộng rãi. Có thêm tầng hầm, mái gãy dạng
Mansart, trước lợp tấm đồng. Lúc đầu nhà hát hoạt động sôi nổi với các
đoàn hát từ chính quốc sang, sau bị ngành chiếu bóng, nhà hàng, vũ
trường cạnh tranh nên chỉ sinh hoạt cầm chừng với các buổi ca hát, hòa
nhạc và cải lương. Thời 1955 - 1975 dùng làm Hạ nghị viện, nay khôi
phục lại làm nhà hát thành phố nhưng qui mô quá nhỏ so với yêu cầu một
Sài Gòn quá lớn ngày nay.
Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh có kiến trúc cổ kính, uy nghi với 1 tầng
trệt, hai tầng lầu, 1.800 ghế, không khí thoáng, hệ thống âm thanh ánh
sáng hiện đại. Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh là nơi tổ chức biểu diễn
sân khấu chuyên nghiệp như: biểu diễn kịch nói, cải lương, ca nhạc, múa
ba lê, dân tộc, opera cho tất cả các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước.
Tại đây có thể tổ chức những buổi mít tinh, kỷ niệm những ngày lễ lớn,
các hội thảo chuyên đề
Hội trường Thống Nhất:
Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.BT, Q.1
Hội trường Thống Nhất – Dinh Ðộc Lập tọa lạc trên
vùng đất rộng gần 12 mẫu Tây. Khu đất được giới hạn bởi bốn con
đường: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Du, Huyền Trân Công Chúa,


Nguyễn Thị Minh Khai. Sau khi hạ Ðại Ðồn Chí Hòa năm 1861, với
chiến lược lâu dài trong việc thôn tính Việt Nam và Ðông Dương, chính
phủ Pháp bắt tay vào chỉnh trang đô thị sài Gòn và xây dựng những công
trình kiên cố. Dinh Norrodom (còn có tên gọi là Dinh Toàn Quyền hay
Dinh Thống Soái) được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư
người Pháp Hermite. Viên đá đầu tiên được đặt khởi công cho công trình
xây dựng dinh vào ngày 23/2/1868 do Ðô đốc De La Grandière chủ tọa
với sự tham dự của nhiều quan chức Pháp – Việt. Theo sách của Jules
Boissère thì công trình này phải mất đến 21 năm cho quá trình xây dựng
và trang trí nội thất. Ðến năm 1889 dinh mới được khánh thành, chi phí
xây dựng lên đến 4 triệu Frans vàng. Hiệp định Genève được ký kết, ngày
7/9/1954 dinh Norrodom được giao lại cho chính phủ miền Nam Việt
Nam và được đổi tên gọi là Dinh Ðộc Lập, dùng làm phủ tổng thống chế
độ Sài Gòn cũ. Ngày 27/2/1962, dinh bị ném bom làm sập hoàn toàn phía
trái Dinh Ðộc Lập. Sau sự cố đó, chính quyền đã ra lệnh xây lại dinh này.
Tòa nhà được khởi xây dựng ngày 01/7/1962 và được khánh thành ngày
03/10/1966. Theo đồ án, tòa nhà có diện tích xây dựng 45.000m
2
(rộng 21
gian 85m, sâu 19 gian 80m). Diện tích mặt sàn sử dụng khoảng 20.000m
2

, gồm ba tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng (có sân bay trực thăng)
và một tầng nền. Tổng số các phòng trong dinh là 95 phòng, không kể các
khu vực vệ sinh, hành lang và khách sảnh. Các phòng lớn bố trí cho các
công việc đối nội, đối ngoại nằm ở các tầng trệt và lầu 1, lầu 2. Kiến trúc
sư Ngô Viết Thụ cho biết “xây dựng dinh tốn khoảng 150.000 lượng vàng
và mỗi quân nhân, nhân viên chính quyền thời ấy phải đóng góp mỗi
người một ngày lương”. Một vài số liệu về vật liệu đã sử dụng bê tông cốt
sắt độ 12.000m

3
, gỗ quý 200m
3
, kính cho các cửa 2.000m
2
, đá rửa và đá
mài 20.000m
2

Ở thời điểm nào, tòa nhà cũng là trung tâm đầu não của chính quyền
đương thời. Sự thay đổi tên gọi của tòa nhà sau mỗi biến cố lịch sử (dinh
Norodom: 1863 - 1954, dinh Thủ tướng: 9/1954 – 10/1956, dinh Ðộc
Lập: 10/1956 - 1975, Hội trường Thống Nhất từ 25/6/1976 đến nay) gắn
liền với quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập, thống nhất
đất nước của dân tộc Việt Nam. Trưa ngày 30/4/1975, chiếc xe tăng mang
số hiệu 390 thuộc Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn II đã húc đổ cổng sắt
dinh Ðộc Lập, đoàn xe tăng quân giải phóng nối đuôi nhau tiến vào dinh
11 giờ 30 cùng ngày lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam đã tung bay trên kỳ đài của Dinh. Với những ý nghĩa lịch sử trọng
đại đó, tại kỳ họp thứ nhất của Quốc Hội khóa VI, ngày 25/6/1976 Dinh
Ðộc Lập đã được đổi tên thành Hội trường Thống Nhất và được đặc cách
xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa theo quyết định số 77A-VHQÐ ngày
25/6/1976.
Trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố:
Địa chỉ: 86 Lê Thánh Tôn, P.BN, Q.1
Nằm trên một khu đất rộng giới hạn bởi đường
Pasteur (phía tây), Lý Tự Trọng (phía bắc), Đồng Khởi (phía đông) và Lê
Thánh Tôn (phía nam). Thời Pháp thuộc, nơi đây có các tên gọi là dinh
Xã Tây, dinh Đốc Lý, là trụ sở làm việc của Hội đồng thành phố. Về sau
được đổi tên là Tòa thị sảnh. Giai đoạn từ năm 1954 - 1975, gọi là Tòa đô

chính Sài Gòn. Sau 30/4/1975 cho đến nay là trụ sở của UBND TP.HCM.
Việc xây cất tòa nhà này được các quan chức thực dân lưu ý đến từ năm
1871 và các năm sau đó. Nhưng mãi đến năm 1898 mới được chính thức
khởi công xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Gardès. Phần trang trí tòa
nhà lúc đầu định làm theo bản vẽ của họa sĩ Ruffier, nhưng sau lại được
giao cho họa sĩ Bonnet. Năm 1909, tòa nhà được khánh thành.
Tòa nhà có cấu trúc khá đơn giản nếu nhìn về đại thể. Phần chính giữa là
tháp nhọn nhô cao, hai bên có hai tầng mái cân đối. Hai phía trái, phải tòa
nhà thấp hơn một chút. Phần trang trí, ngoài các họa tiết, có 3 bức tượng
đắp nổi. Đó là tượng một phụ nữ và một đứa bé đang chế ngự bầy thú dữ
(ở giữa) và hai phụ nữ khác trong tư thế cầm gươm (ở hai bên trái, phải).
Tòa nhà này vào loại lớn và xưa của Sài Gòn, cách đây 100 năm. Thuở
ấy, phía trước nhìn ra cảng Bến Nghé còn là một khoảng không. Nay là
đại lộ Nguyễn Huệ.
Là trụ sở của UBND TP.HCM, nơi đây đã ghi dấu những sự kiện lịch sử.
Cuộc biểu tình lớn của đồng bào đòi công ăn việc làm năm 1937. Cuộc
mít tinh của nửa triệu người nhân lễ ra mắt của Ủy Ban Hành Chính lâm
thời Nam Bộ ngày 25/8/1945 (Pháp chiếm lại dinh Đốc Lý sau
23/9/1945). Cuộc đấu tranh bãi công bãi thị ngày 9/1/1950. Nhiều cuộc
mít tinh, tuần hành diễn ra trước tòa nhà trụ sở UBND TP.HCM nhân dịp
kỷ niệm các ngày lễ lớn sau 1975. Đặc biệt phía trước tòa nhà là vườn
hoa cây cảnh, nơi đặt bức tượng Bác Hồ với thiếu nhi của nhà điêu khắc
Diệp Minh Châu.
Nhà thờ Đức Bà:
Địa chỉ: 1 Công xã Paris, P.BN, Q.1
Mặt tiền nhà thờ trông ra đường Nguyễn Du, lưng
giáp đường Lê Duẩn, hai bên hông là quảng trường Công xã Paris.
Khởi công ngày 7/10/1877 có diện tích rộng 35m, dài 93m, đồ án thiết kế
do kiến trúc sư Pháp Bonard thực hiện theo kiểu Roman cải biên, mô
phỏng nhà thờ Notre Dame của Paris, nhưng nhỏ hơn và thuộc loại đẹp

nhất trong số các nhà thờ ở các nước thuộc địa của Pháp thời đó và giáo
sĩ Colombert đã đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nhà thờ, đến ngày
11/4/1880 thì khánh thành. Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông,
mỗi tháp cao 57,6m và hai tháp có 6 chuông đồng lớn nặng 25.850 tấn.
Ðứng trước nhà thờ là tượng Ðức mẹ Hòa Bình bằng cẩm thạch ý, cao
4,2m, nặng 8,5 tấn làm tại Rome được dựng vào năm 1959. Tường xây
bằng gạch trần (không tô, phết) màu nâu đỏ đưa từ Marseille sang. Những
lỗ thông hơi xuyên thẳng vào tường rất khéo trông như những hoa văn
trên tấm lụa.
Vào ngày 7 - 8/12/1959, Tòa thánh Vatican đã có quyết định nâng nhà
thờ Đức Bà lên hàng Vương cung Thánh đường (Basilique). Hàng ngày,
nhà thờ có nhiều giờ lễ khác nhau. Đặc biệt, ngày chủ nhật vào lúc 9 giờ
30, có lễ dành cho người nước ngoài.
Chợ Bến Thành:
Địa chỉ: Đường Lê Thánh Tôn, P.BT, Q.1
Lúc đầu phố chợ Bến Thành ở phía Đông huyện Bình
Dương, nằm dọc theo sông Sài Gòn, trước thành Phiên An (Gia Định)
nên được gọi là chợ Bến Thành. Sau cuộc khởi binh của Lê Văn Khôi
(1833 - 1835), phố xá bị tàn phá, chợ không còn sầm uất. Tháng 2/1859,
Pháp chiếm Gia Định, chợ bị thiêu hủy. Sau đó Pháp cho xây một nhà
lồng chợ gọi là chợ Vải, gần Tổng ngân khố. Tháng 7/1870 chợ bị cháy,
được xây lại bằng cột gạch, sườn gỗ, lợp ngói, có 5 gian.
Giữa năm 1911, ngôi chợ cũ bị phá bỏ, dời về địa điểm gần ga xe lửa Sài
Gòn - Mỹ Tho. Năm 1912, lấp ao Boresse, xây chợ mới. Ngày 28/3/1914
khánh thành chợ mới. Chợ trải qua nhiều lần trùng tu, lần mới nhất vào
tháng 6/1985, được sửa chữa lớn và nâng cấp nhà lồng chợ. Trước mặt
chợ có bùng binh mang tên Cuniac, tên của một thị trưởng thời Pháp
thuộc, sau 1963 đổi lại là công viên Quách Thị Trang. Cửa chính của chợ
có một tháp đồng hồ 3 mặt. Hai bên tả hữu có 3 nóc nhà chợ lợp ngói.
Chợ có 4 cửa: Đông, Tây, Nam, Bắc mở ra 4 đường Phan Bội Châu, Phan

Chu Trinh, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Q.1. Đây là nơi chứng kiến nhiều sự
kiện lịch sử của thành phố và được xem là biểu tượng của Sài Gòn.
Chợ Bến Thành là một khu trung tâm buôn bán không chỉ của TP Hồ Chí
Minh mà còn của các tỉnh phía Nam. Hàng hóa trong chợ rất phong phú,
dường như có đủ mặt các sản vật trong nước và hàng công nghệ hiện đại
trên thế giới.

×