Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các địa điểm tham quan du lịch tại Tp Hồ Chí Minh(phần III); ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.43 KB, 6 trang )

Các địa điểm tham quan du lịch tại Tp Hồ Chí Minh(phần III);
Bảo tàng Hồ Chí Minh (Bến Nhà Rồng):
Địa chỉ: 1 Nguyễn Tất Thành, P.12, Q.4
Tòa nhà có đôi rồng gắn trên nóc, kiểu
"lưỡng long chầu nguyệt" nên thường được gọi là "Nhà Rồng", do vậy
bến cảng thuộc khu vực này cũng mang tên Bến Nhà Rồng.
Nơi đây, ngày 05/06/1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn
Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước
ngoài Nguyễn Tất Thành trở thành nhà cách mạng lãnh đạo nhân dân Việt
Nam đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng 8, lập ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Người thanh niên ra đi tìm đường cứu nước năm xưa
chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này. Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo
tàng Hồ Chí Minh - là một chi nhánh nằm trong hệ thống các bảo tàng và
di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.
Nơi đây, trước ngày 30/4/1975 là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng
Đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do
thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây
dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc
phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trong
theo kiểu "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của
đền chùa Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải
Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến Cảng Nhà
Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn
được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ đã tu
sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng
mới với tư thế quay đầu ra ngoài.
Ngoài những hoạt động chính, bảo tàng còn tiến hành những hoạt động
tuyên truyền giáo dục rộng rãi như tổ chức các Hội nghị khoa học, các
cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí
Minh, giới thiệu và chiếu phim, tư liệu, hồi ký, các ấn phẩm về Chủ tịch
Hồ Chí Minh và về Bảo tàng, in lịch, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ


chức các cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh , bảo tàng còn là nơi hội họp, gặp gỡ lý tưởng của các tổ
chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập, vui chơi; là nơi ra
quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của thành phố
Ðịa đạo Củ Chi:
Địa chỉ: Xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi
Ðịa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi
tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm thành phố
70km về phía tây bắc.
Ðịa đạo quả là kỳ quan độc nhất vô nhị: dài 250km chạy ngoắt ngoéo
trong lòng đất, được làm nên từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc ki
xúc đất. Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một
người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm
cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Giếng
sâu 15m, trong vắt. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường "xương sống"
toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận
sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức
nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống
được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8 - 10m hết sức an
toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm
bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc
đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để
nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng
Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu Còn có cả hầm lớn, mái lợp
thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ
Với giá trị và tầm vóc chiến công được đúc kết bằng xương máu, công
sức của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào, khu căn cứ địa đạo Củ chi đã được
Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia.
Địa đạo Củ Chi nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người. Khách
trong nước và ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu ngày càng đông. Địa

đạo Củ Chi trở thành điểm hẹn truyền thống của các thế hệ Việt Nam và
niềm kính phục của bạn bè thế giới.
Nam Thiên Nhất Trụ - Chùa Một Cột miền Nam:
Địa chỉ: 100 Đặng Văn Bi, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức
Nếu Hà Nội có chùa Một Cột được xây
dựng vào đời nhà Lý (đầu thế kỷ XI) thì Sài Gòn có “Nam Thiên nhất
trụ”(Trời Nam một trụ) gọi nôm na là chùa Một Cột. Chùa do hòa thượng
Thích Trí Dũng dựng vào năm 1958. Đến đây, vừa tham quan chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của chùa, vừa thả hồn theo tiếng chuông mõ ngân vang,
cảm giác về sự uy nghiêm của hình tượng kiến trúc như chia sẻ, hòa mình
vào trời nước và màu xanh ẩn hiện của cây lá…, bạn sẽ có được những
phút “rũ sạch nỗi u phiền để đạt đến sự thanh cao của tâm hồn”.
Theo tinh thần văn bia hòa thượng, dựng Nam Thiên Nhất Trụ phải tuân
thủ khuôn mẫu Thăng Long nhất trụ ở Hà Nội. Năm 1958, hòa thượng
Thích Trí Dũng và các đệ tử của mình đã lập nên chùa Một Cột ở miền
Nam gọi là Nam Thiên Nhất Trụ. Xây dựng chùa này với mục đích vừa là
di tích lịch sử vừa là danh lam thắng cảnh cốt để các tín ngưỡng phương
Nam chiêm ngưỡng lễ Phật, nhớ về cội nguồn tổ tiên, hun đúc hy vọng
quốc thái dân an, quê hương hưng thịnh.
Chùa Một Cột ở miền Nam được xây dựng theo kiến trúc của các chùa
chiền cổ ở miền Bắc, từ rui kèo, trính, xuyên, mái ngói đến những
đường nét hoa văn bài trí cũng như cách bố trí thờ phượng. Trụ chùa Một
Cột đúc vĩnh cửu bằng xi măng cốt thép; mái lợp ngói uốn cong như chùa
Một Cột Hà Nội, nhưng thấp và nhỏ hơn. Nhìn từ cổng tam quan, Nam
Thiên Nhất Trụ được xây dựng nằm giữa lòng hồ Long Nhãn (hồ Mắt
Rồng) rập rờn hoa sen với diện tích mặt hồ khoảng hơn 600m2. Ngôi
chùa được đặt trên một cột cao khoảng 12m. Trên mặt hồ, ngôi chùa
vươn lên với ý niệm cao cả, vừa tạo nét gần gũi tinh khiết, vừa tạo nên
không gian thanh tịnh. Phía sau Nam Thiên Nhất Trụ là chánh điện, nhà
Tú Ân, giảng đường và nhà lưu niệm. Ngoài ra, chùa còn có tượng Đức

Địa Tạng đúc bằng 61kg kim loại quý, tượng Phật Di Đà đồ sộ, tượng
Phật Thích Ca ngồi thiền dưới cội bồ đề để du khách chiêm bái.
Đến đây, vừa tham quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa, vừa thả hồn theo
tiếng chuông mõ ngân vang, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn mình như lạc
vào cõi thần thiên Phật pháp. Và với vẻ đẹp hấp dẫn ấy, hàng năm, Nam
Thiên Nhất Trụ đã đón hàng trăm ngàn lượt khách trong và ngoài nước
đến tham quan, chiêm ngưỡng và khám phá nét độc đáo trong đời sống
văn hóa tinh thần của người Sài Gòn - Gia Định.
Chùa Bát Bửu Phật Đài:
Địa chỉ: Xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh
Chùa được xây dựng trên một khu đất rộng
hơn 10 hecta, trước mặt là cánh đồng thơm (dứa) mênh mông. Năm 1955,
chùa Thanh Tâm được xây dựng. Trước chùa, Bát Bửu Phật đài xây dựng
năm 1959, hoàn thành năm 1961. Phật đài được kiến trúc hình bát giác,
cao 3m, tầng trên tôn trí tượng Phật Thích Ca cao 7m, nặng khoảng 4 tấn
do điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tạc năm 1957 và cư sĩ Ngô Chí Bình
thỉnh từ chùa Xá Lợi về.
Trải qua những năm tháng chiến tranh, bom đạn đã tàn ph1 xóm làng,
thiêu rụi cả chùa Thanh Tâm, chỉ riêng ngôi Phật đài với kim thân Đức
Phật vẫn sừng sững nơi hoang vắng, nên người dân địa phương đã gọi tòa
di tích này là "Phật Cô Đơn".
Năm 1988. Thành hội Phật giáo TPHCM đã giao cho thượng tọa Thích
Thiện Bổn nhiệm vụ trụ trì, từng bước chỉnh trang và xây dựng khu di
tích. Đến nay, Bát Bửu Phật Đài đã trở thành một khu tham quan, chiêm
bái hấp dẫn, thu hút hàng vạn người đến mỗi năm.
Chùa Hoằng Pháp:
Địa chỉ: Xã Tân Hiệp, H.Hóc Môn
Chùa Hoằng Pháp do cố Hòa Thượng Ngộ
Chân Tử sáng lập năm 1957. Nơi đây xưa kia là một cánh rừng chồi.
Hiện nay, chánh điện có chiều ngang 18m, chiều dài 42m, tổng diện tích

xây dựng là 756m2, kiến trúc theo lối chữ “công”. Tuy hình thức có mới
nhưng vẫn mang dáng vẻ cổ kính của chùa miền Bắc với góc đao cong
vút, 02 tầng mái ngói màu đỏ. Toàn bộ nền móng, đà, cột, trần, mái đều
đúc bêtông kiên cố, tường xây gạch, mặt ngoài dán gạch men, mặt trong
sơn nước. Nền lót gạch granite nhập từ Tây Ban Nha. Toàn bộ cánh cửa,
bao lam, án thờ đề làm bằng gỗ quý, chạm trổ rất tinh vi.
Hai bên bậc cấp dẫn lên thềm tiền đình chánh điện là hai con sư tử lớn.
Hai bên cửa chánh điện là hai bức phù điêu khắc tượng thần Kim Cang
với vẻ mặt cương nghị, thân hình mang dáng đẹp khỏe mạnh của người
lực sĩ. Nội điện gồm tiền Phật hậu Tổ. Tiền điện thờ đức Bẩn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật ngự trên tòa sen trong tư thế thiền định, chiều cao
khoảng 4,50m. Phía trên chung quanh vách tường là 07 bức phù điêu
chạm khắc hình ảnh cuộc đời đức Phật từ lúc xuất gia cho đến khi nhập
niết bàn. Phía trên và dưới bức phù điêu đối diện với tượng Phật là hai
hàng chữ “Phật Nhật Tăng Huy - Pháp Luân Thường Chuyển”. Trước án
thờ là bao lam bằng gỗ điêu khắc hình “cửu long chầu nguyệt”.
Phía trên bao lam là ba cuốn thư cũng bằng gỗ khắc chữ Hán; cuốn ở giữa
đề THIÊN NHƠN SƯ, hai cuốn hai bên đề chữ TỪ BI và TRÍ TUỆ. Chùa
Hoằng Pháp có khuôn viên rộng lớn với nhiều cây cao bóng mát quanh
năm. Là địa điểm rất lý tưởng đến sinh hoạt dã ngoại và cắm trại. Hàng
năm vào ngày 16/10 âm lịch, chùa tổ chức ngày húy kỵ cố Hòa Thượng
Ngộ Chân Tử rất trọng thể.
Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược:
Địa chỉ: Xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi
Trên vùng đất nổi tiếng của địa đạo Củ Chi
năm xưa và ngay giữa lòng "tam giác sắt" một thời rền vang bom đạn.
Vào ngày 19/5/1993, đảng bộ và nhân dân TP.Hồ Chí Minh đã tạo dựng
nên công trình: ĐỀN TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ BẾN DƯỢC - CỦ CHI.
Ðền được xây dựng để tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng bào, chiến sĩ
đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Ðịnh; trong

hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược chống Pháp và Mỹ. Là một
công trình dành cho thế hệ mai sau nhớ mãi, tri ân và tự hào.
Đền được khởi công vào ngày 19/5/1993 nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ
103 của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt
Nam, trên một vùng đất rộng 7 ha trong quần thể của khu di tích lịch sử
địa đạo Củ Chi. Ngày 19/12/1995 đền khánh thành giai đoạn 1 và bắt đầu
đón khách trong và ngoài nước đến tưởng niệm, dâng hương và nghĩ về
một lẽ sống còn đã làm nên hồn thiêng dân tộc. Và Thành ủy, HĐND,
MTTQ TP. Hồ Chí Minh cũng đã chọn ngày 19/12 hằng năm là ngày lễ
hội tưởng niệm và tri ân các anh hùng liệt sĩ.



×