ADMA Yearbook: Quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam
có tiềm năng phát triển
Asia Digital Marketing Association đã đưa ra bản nghiên
cứu, đánh giá về tiềm năng phát triển của Internet và dự
báo về các mô hình marketing số tại các quốc gia Châu Á
Thái Bình Dương, trong đó đáng chú ý là những nhận định
lạc quan về tiềm năng phát triển của quảng cáo trực tuyến
tại Việt Nam.
Tổng quan
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ với tốc độ phát triển
Internet đáng kinh ngạc kể từ khi bắt đầu có Internet năm
1997. Hiện tại có khoảng 20,8 triệu người sử dụng Internet,
tốc độ tăng trưởng khoảng 30% mỗi năm và có thể lên tới
47 triệu người vào năm 2013. Tỷ lệ người tham gia các
mạng xã hội lên tới 16,12 triệu tức là 77,5% tổng số người
dùng Internet.
Tin tức, báo mạng chiếm vị trí rất quan trọng trong đời
sống trực tuyến khi có tới 89% lượng truy cập rơi vào các
trang báo điện tử, 82% sử dụng các công cụ tìm kiếm, 73%
chat và dịch vụ email được khai thác ở mức 58%
Game trực tuyến cũng là điểm hấp dẫn do đặc điểm dân số
trẻ. Có tới 57% thanh thiếu niên tại các thành phố thường
xuyên tham gia các trang game online.
Tốc độ phát triển về băng thông Internet cũng giúp cho các
hình thức giải trí như nghe nhạc (67%), xem video trực
tuyến (43%), download/upload ảnh (30%), webcam (21%)
phát triển mạnh. Các trang thông tin dành cho lứa tuổi teen
đạt tới hàng triệu pageviews mỗi tháng càng khẳng định vai
trò ngày càng quan trọng của lứa tuổi này tới sự phát triển
của Internet Việt Nam.
Blog cũng có sức hấp dẫn rất lớn đối với giới trẻ khi có
khoảng 55% thanh niên trong lứa tuổi 15 đến 25 sở hữu
blog cho riêng mình.
Quảng cáo trực tuyến với tương lai tốt đẹp?
So với quảng cáo truyền hình và các phương thức quảng
cáo truyền thống khác, quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam
vẫn ở một con số khiêm tốn với 10 triệu USD năm 2007.
Dự đoán của ADMA cho biết, doanh thu từ các dịch vụ và
quảng cáo trực tuyến trong năm 2010 sẽ tăng lên khoảng 31
triệu USD và đạt khoảng 75 triệu vào năm 2014, chiếm 9%
tổng chi phí marketing, quảng cáo, dịch vụ mạng.
Quảng cáo tìm kiếm (phổ biến nhất là quảng cáo Google
Adwords) sẽ tiếp tục tăng mạnh và chiếm 45% chi phí
quảng cáo trực tuyến. Trong khi đó quảng cáo banner sẽ
tiếp tục tăng trưởng 50% so với năm 2009, tiếp tục là hình
thức được ưa chuộng nhất hiện nay.
Không khó có thể nhận thấy tương lai tươi đẹp của các
phương thức marketing trên mạng xã hội khi "dân số" các
mạng lớn như Facebook, Zing Me, Tamtay liên tục tăng
trưởng. Các phương án quảng cáo trên các mạng xã hội này
chắc chắn sẽ góp phần tăng trưởng đáng kể mảng quảng
cáo trực tuyến, cùng với đó là các dịch vụ gia tăng đi kèm
cũng tạo nên nguồn doanh thu hấp dẫn: Game, Music,
Video
Thương mại điện tử và những dấu lặng
Các thống kê về thương mại điện tử và thanh toán trực
tuyến tại Việt Nam cho thấy E-commerce và E-Banking
chưa thực sự đạt được phát triển như mong đợi. Trong khi
có hàng nghìn website kinh doanh, mua bán, đấu giá,
thương mại trực tuyến nhưng tỷ lệ mua bán online chỉ có
4% trong khi đó tỷ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến
chỉ đạt ở mức 3%.
Việt Nam chưa thực sự bắt nhịp với thương mại điện tử, đó
có lẽ là kết luận hợp lý nhất vào thời điểm này cho dù các
mô hình B2B, B2C hay C2C không thiếu. Có lẽ rào cản
thanh toán và bảo mật đã khiến tỷ lệ sử dụng thương mại
điện tử còn ở mức thấp, các website chỉ mang tính chất giới
thiệu sản phẩm nhiều hơn là kinh doanh online.
Một khảo sát nhỏ với khoảng 1600 doanh nghiệp Việt Nam
đã đưa ra một số liệu khả quan: khoảng 75% trong số này
cho biết thương mại điện tử mang lại hơn 5% doanh thu
cho doanh nghiệp (Nguồn: Bộ Công Thương). Đây có thể
là những thông tin giúp cho lĩnh vực đầy tiềm năng này có
cơ hội phát triển hơn nữa.