Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Quá trình phát triển phương pháp và kỹ năng kiểm toán pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.17 KB, 4 trang )

Quá trình phát triển phương pháp và kỹ
năng kiểm toán
Kiểm toán đã hình thành và phát triển từ thế kỉ XV, ở Châu Âu. Cùng với sự phát
triển của kinh doanh, người ta thấy xuất hiện một vấn đề mới: gian lận tài chính.
Từ đó xuất hiện sự cần thiết của kiểm toán để điều tra nhằm làm sáng tỏ những
mối quan hệ tài chính, với mục đích phát hiện tác giả của những cuộc phá sản
gian lận. Từ đó đến nay các phương pháp kiểm toán đã không ngừng được bổ
sung và phát triển cùng với sự phát triển của hoạt động kinh tế và sự cải tiến các
công cụ quản lý doanh nghiệp (DN).
Có thể nói, các phương pháp và kĩ năng kiểm toán đã được sử dụng gồm: kiểm
tra toàn bộ tất cả các tài khoản của doanh nghiệp (kiểm tra chi tiết); kiểm tra dựa
trên phân tích các tài khoản; tiếp cận kiểm toán theo hệ thống kiểm soát nội bộ;
kiểm toán tin học; tiếp cận kiểm toán theo rủi ro sai sót.
Kiểm tra chi tiết
Theo phương pháp này, tất cả các bút toán trong sổ kế toán đều được so sánh
với tài liệu nguồn (chứng từ gốc)
Kiểm tra chi tiết có mục tiêu là kiểm tra "sự chính xác của những bút toán trong
các tài khoản". Tuy nhiên kỹ thuật và phương pháp kiểm tra chi tiết chỉ chứng
minh được sự cân đối về số học của kế toán kép. Kiểm toán viên ít khi chú tâm
đến tính hiện hữu vật chất của các bút toán.
Kiểm tra dựa trên phân tích các tài khoản (kiểm tra theo chỉ số)
Kiểm tra phân tích đã trở thành một kỹ thuật cần thiết khi kiểm toán viên không
thể xem xét tất cả các bút toán của tất cả các tài khoản. Vì vậy, kiểm toán viên
bắt buộc phải tìm những chỉ số có thể giúp định hướng công việc của học trong
việc tra cứu sâu một số phương diện của các tài khoản. Để làm được việc này,
người ta so sánh từng khoản mục trong báo cáo tài chính của công ty năm này
với năm trước để phát hiện ra những yếu tố đáng kể.
Việc phân tích tài chính trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh
sẽ: giúp xác định một số tài khoản có những rủi ro tiềm ẩn; thu hút sự chú ý đối
với tầm quan trọng tương ứng của khoản tiền thể hiện trên những tài khoản của
một niên độ.


Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra phân tích không cho phép cung cấp đủ các
bằng chứng về sự hiện hữu vật chất của tài sản. Vì vậy, phải được bổ sung bởi
các phương pháp làm việc khác như: kiểm toán viên phải chứng kiến kiểm kê tài
sản và tồn kho; yêu cầu các đối tác của doanh nghiệp xác nhận số dư của một
số tài khoản; để khẳng định được về sự hiện hữu của tài sản và nguồn vốn cũng
như số dư của các tài khoản vào cuối niên độ.
Tiếp cận kiểm toán theo hệ thống kiểm soát nội bộ.
Tiếp cận kiểm toán theo hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên việc phân tích và
đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (tức là những kiểm tra thực hiện trong nội bộ
doanh nghiệp) để định hướng kiểm toán. Rõ ràng là doanh nghiệp nắm một cách
hoàn hảo nội dung thực của một tài khoản (bút toán chứng từ gốc và sự hiện
hữu thực tế của các tài sản), kiểm toán viên sẽ ít gặp trở ngại hơn là trong
trường hợp ngược lại.
Hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp được thiết lập bởi những người lãnh
đạo nhằm giúp họ trong việc: kiểm soát doanh nghiệp và đảm bảo tính bền vững
của nó.
Hệ thống bao gồm toàn bộ những phương tiện sau đây: các sơ đồ tổ chức -
phân chia trách nhiệm giữa hoạt động sản xuất, lưu giữ, kế toán và kiểm tra; các
phương pháp và thủ tục qui định hay cho phép bởi ban giám đốc (hướng dẫn
của người phụ trách, hướng dẫn thủ tục hành chính, chương trình thanh tra và
kiểm tra…).
Hệ thống kiểm soát nội bộ có mục tiêu đảm bảo: độ tin cậy của thông tin; tuân
thủ những chỉ đạo của ban giám đốc và bảo vệ tài sản.
Các bước công việc tiến hành của kiểm toán viên:
Kiểm toán viên bắt đầu công việc của mình bằng việc thu thập tối đa các thông
tin về doanh nghiệp (các thông tin cơ bản ủa doanh nghiệp, các sản phẩm của
nó, các kết quả, cấu trúc của vốn, ); kiểm tra sự hoạt động của kiểm soát nội bộ.
Từ tất cả các thông tin đó, kiểm toán viên định hướng chương trình kiểm toán
của mình. Kiểm toán viên xác định xem những điểm yếu thể hiện bên ngoài của
kiểm soát nội bộ có tồn tại trên thực tế hay không (bằng cách thực hiện một cuộc

thăm dò kiểm tra), nếu có tồn tại, kiểm toán viên sẽ phải đánh giá xem liệu nó có
ảnh hưởng thực sự đến tính hiệu lực và độ tin cậy của thông tin kế toán đưa ra
bởi doanh nghiệp hay không.
Kiểm toán viên phải cố gắng có được sự đảm bảo tối đa về chất lượng và tính
toàn vẹn của thông tin kiểm toán cung cấp bởi doanh nghiệp: vì lẽ đó, kiểm toán
viên phải cố gắng đảm bảo rằng những điểm mạnh thể hiện bên ngoài của kiểm
soát nội bộ được vận hành một cách có hiệu quả trong suốt năm (luôn tuân thủ
hẹ thống kiểm soát nội bộ).
Tuy nhiên, những điều tra thăm dò khi tiếp cận theo hệ thống kiểm soát nội bộ
thường chỉ có giá trị thống kê.
Kiểm toán viên thay vì áp dụng cách tiếp cận theo kinh nghiệm, lại tìm cách
chứng minh (nếu cân bằng toán học) độ tin cậy của những thông tin kế toán do
doanh nghiệp cung cấp.
Kiểm toán tin học
Từ khi tin học đóng một vai trò then chốt trong việc xử lý thông tin và dữ liệu,
kiểm toán tin học (kiểm toán thông qua tin học) dường như là không thể thiếu
được và nhằm cho phép kiểm toán viên: đảm bảo sự vận hành tốt của hệ hống
tin học; đảm bảo tính hiệu quả của những kiểm tra nằm trong hệ thống tin học;
đảm bảo rằng thông tin kế toán cung cấp bởi hệ thống tin học vừa đầy đủ và
đáng tin cậy theo đúng nghĩa của nó.
Để làm việc này, kiểm toán viên cần quan tâm, ở mức độ đủ, đến: các kỹ thuật
xử lý thông tin và dữ liệu (phương pháp lập trình, cấu trúc của ngôn ngữ lập
trình); các cấu hình của thiết bị, phương pháp nhập và lưu trữ dữ liệu.
Kiểm toán viên phải luôn cho rằng những mục tiêu chung của quản lý nội bộ là
được áp dụng trong mọi hoàn cảnh, với mọi phương pháp kỹ thuật hạch toán
được sử dụng bởi doanh nghiệp.
Biết rằng, tin học là nguồn gốc thực sự của hai vấn đề, đứng trên phương diện
quản lý nội bộ. Một mặt, các khái niệm phân chia trách nhiệm phải được xem xét
lại bởi vì trung tâm hạch toán bằng tin học tập trung tất cả các nhiệm vụ khác
nhau, không còn được phân tán qua các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp.

Mặt khác, thiết bị và phương tiện lưu giữ tin học đặt ra vấn đề phải tăng cường
về bảo vệ và lưu giữ.
Tiếp cận kiểm toán theo rủi ro sai sót.
Để tối ưu hoá hiệu quả của các công việc kiểm toán, có nghĩa là: cung cấp cho
các cổ đông những đảm bảo cao hơn về tính trung thực và tính hợp thức của
báo cáo tài chính, sử dụng một cách tối ưu tài năng và kiến thức của mỗi thành
viên trong nhóm kiểm toán và giảm tối đa thời gian tiến hành kiểm toán, bước
đầu, kiểm toán viên phải gây sức ép lên khách hàng để họ cải thiện và tăng
cường những quy định của họ về kiểm soát nội bộ. Để giảm thiểu những rủi ro
trong sai sót trong việc đánh giá báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải xây dựng
một cách tiếp cận - thường là theo thống kê - để thử đo những ảnh hưởng của
những thiếu sót, gian lận hay hạch toán sai lên báo cáo tài chính (chính là tiếp
cận kiểm toán theo rủi ro).
VD: dựa trên tổng số của một tài khoản hay một khoản mục, kiểm toán viên tính
ra phạm vi kiểm tra phải thực hiện nhằm đảm bảo một mức độ tin cậy, 95%
chẳng hạn, mà tổng số đó là đúng với sai số 1% hoặc 2%. Mức độ chính xác mà
kiểm toán viên tìm cách đạt tới có thể thay đổi tuỳ theo tầm quan trọng của tài
khoản và độ tin cậy, theo chất lượng của kiểm soát nội bộ.
Ngược lại, vốn chủ sở hữu là một nguồn không biến đổi, trong đó, tất cả những
khoản thiếu chính xác đều không thể chấp nhận được. Các tiếp cận này cũng
tính đến những rủi ro xung quanh doanh nghiệp trong hoạt động riêng biệt của
nó như nghiên cứu các hiện tượng như tốc độ tiến triển công nghệ. Sự bấp bênh
về kinh tế của một số nước, hoạt động của đối thủ cạnh tranh, ảnh hưởng dự
đoán được của những sản phẩm thay thế trên thị trường của doanh nghiệp.
Mỗi yếu tố trên đều chứa đựng những rủi ro làm giảm giá trị tài sản của doanh
nghiệp. Tất nhiên, kiểm toán viên cũng đưa vào trong các bước thực hiện kiểm
toán hiện nay những kỹ thuật kiểm toán kém tân tiến hơn, trong trường hợp
những kỹ thuật này là phương tiện cần thiết để đạt được những bằng chứng cụ
thể trong việc kiểm toán.
Ngày nay, kiểm toán không còn là một hoạt động kiểm tra thụ động, trong đó,

mục tiêu là phân tích tình hình đã qua của doanh nghiệp, mà đã trở thành một
hoạt động phân tích năng động tình hình hiện tại của doanh nghiệp, quan tâm
đến những biến động dự kiến được hoặc đáng lo ngại trong tương lai.
Không nghi ngờ gì nữa, kiểm toán sẽ tiếp tục phát triển khi mà ngành này thu hút
được những chuyên gia có trình độ cao, được đào tạo tốt và có tinh thần trách
nhiệm cao. Vấn đề đặt ra là ngành kiểm toán phải đảm bảo cơ sở vững chắc mà
ngành kiểm toán đóng góp vào hoạt động kinh tế của đất nước, giữ mối quan hệ
độc lập với cơ quan Nhà nước.
Thanh Tùng (Tạp chí Kế toán)

×