Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 42 trang )



2013
GVHD:PGS.TS. Sử Đình Thành
TH: NHÓM 1 TCNH ĐÊM 2 – K22
7/3/2013
TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI
HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ MỘT
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG
1

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG


THÀNH VIÊN NHÓM NGHIÊN CỨU
1. Trần Thái Phương Nam
2. Nguyễn Đôn Nhã Uyên
3. Nguyễn Thị Tuyết Chi
4. Nguyễn Thị Phương Thảo
5. Đoàn Nhật Thanh
6. Võ Trần Đức Tuấn














2

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

NHẬN XÉT CỦA GVHD

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG


LỜI MỞ ĐẦU
Trong các nghiên cứu tài chính công từ trước đến nay, nhiều tác giả đã chỉ ra mối liên
hệ mật thiết giữa tài chính công và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với bài nghiên cứu
―Public finances and long-term growth in Europe: Evidence from a panel data analysis‖ của
Diego Romero – Ávila và Rolf Strauch, các tác giả đã đưa ra những bằng chứng cụ thể cho
vấn đề trên, cùng hàng loạt những phân tích khác liên quan đến cải cách tài chính công và
tăng trưởng dài hạn ở các nước châu Âu.
Được sự phân công nghiên cứu đề tài này của giảng viên bộ môn, nhóm đã cố gắng
tìm hiểu kỹ lưỡng về bài nghiên cứu này thông qua công tác dịch bài, đồng thời tham khảo
các tài liệu nghiên cứu khác có liên quan cũng như hướng dẫn học thuật từ phía GVHD. Bài
nghiên cứu được trình bày lại với kết cấu như sau:
-Thứ nhất là phần giới thiệu;
-Thứ hai là phần tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây;
-Thứ ba là nghiên cứu dữ liệu;
- Thứ tư là trình bày nội dung nghiên cứu cùng các thảo luận;
- Cuối cùng là một vài kết luận cho vấn đề nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng không thể tránh
khỏi những sai sót về cách dùng từ, câu chữ hay ý nghĩa, nội dung của bài nghiên cứu gốc.
Rất hy vọng phần trình bày tiếp sau đây sẽ nhận được sự quan tâm, góp ý sâu sắc từ thầy
GVHD cũng như các nhóm đề tài khác để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!

Nhóm thực hiện.

4

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

MỤC LỤC


TÓM TẮT 5
1. GIỚI THIỆU 6
2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 9
3. CHỌN MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 12
4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH 14
4.1.Tính chất chuỗi thời gian của tăng trưởng và tài chính công 14
4.1.1.Các xu hướng xác định 14
4.1.2.Các xu hướng ngẫu nhiên 16
4.1.3.Đồng liên kết giữa chi tiêu và thu nhập 20
4.2.Tác động của tài chính công lên tăng trưởng dài hạn- Một kiểm định phân phối độ trễ 25
4.2.1.Quá trình ước lượng 25
4.2.2.Các kết quả ước lượng 29
4.2.2.1.Tài chính công và tăng trưởng 29
4.2.2.2.Thuế và đầu tư tư nhân 32
5. KẾT LUẬN 35
6. PHỤ LỤC 37
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
BÀI NGHIÊN CỨU GỐC








5

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG


TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG
TỪ MỘT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG
Diego Romero – Avila, Rolf Strauch
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này giúp trả lời câu hỏi: liệu cải cách tài chính công có ảnh hưởng lên
xu hướng tăng trưởng cho nhóm EU- 15
1
hay không. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng mô hình
chuỗi thời gian để điều tra xem liệu có xu hướng dài hạn nào trong tăng trưởng kinh tế và
các biến tài chính suốt 40 năm qua. Thêm vào đó, tác giả còn ước lượng mô hình phân phối
độ trễ, mà nó:
Thứ nhất, chỉ ra quy mô chính phủ được đo lường theo tổng chi hay thu nhập, thì tiêu
dùng chính phủ và thuế trực tiếp đều ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu
người; trong khi đầu tư công có tác động tích cực.
Thứ hai, cung cấp bằng chứng chứng minh thuế thay đổi hành vi (distornationary
tax
2
) tác động lên tăng trưởng trong trung hạn thông qua tác động của nó lên tích lũy vốn tư
nhân.





1
Từ EU-15 thể hiện cho 15 nước thành viên của liên minh châu Âu đến 31/12/2003, trước khi kết nạp thêm
những thành viên mới vào EU. 15 thành viên là Austria, Belgium, Denmark, Finland, France, Germany,
Greece, Ireland, Italy, Luxembourg, Netherlands, Portugal, Spain, Sweden, and the United Kingdom
2
Đây là một loại thuế ảnh hưởng đến giá cả của một mặt hàng trong thị trường. Chẳng hạn như khi đánh thuế

đặc biệt trên thịt bò sẽ khiến người tiêu dùng thay đổi hành vi chuyển sang dùng thịt gà để thay thế. Thuế thu
nhập nhập là một dạng này vì nó làm tăng chi phí thuê mướn nhân công. Ngược lại là ―nondistortionary tax‖
hay thuế ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
6

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG


1. GIỚI THIỆU
Hội đồng châu Âu đề ra Hiệp ước Lisbon nhằm làm tăng tỷ lệ tăng trưởng sản lượng
ở các nước châu Âu, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế kỳ vọng sẽ ở quanh mức 3% cho những năm
sắp tới.
3
Để đạt được mục tiêu trên thì chính sách kinh tế phải được định hướng để thúc đẩy
tăng trưởng thông qua việc điều tiết các chính sách như: ứng dụng rộng rãi công nghệ mới và
nguồn nhân lực chất lượng cao, sản xuất thêm hàng chất lượng tốt và đẩy mạnh thị trường tài
chính châu Âu, chính sách thị trường lao động linh hoạt và thân thiện, hệ thống phúc lợi xã
hội hiện đại cùng với một môi trường đầu tư thân thiện.
Hội đồng nhấn mạnh chất lượng của tài chính công đóng vai trò quyết định đối với
tăng trưởng và việc làm. Vì vậy, họ đề xuất sự cần thiết phải giảm bớt gánh nặng thuế và đặc
biệt là chênh lệch giá do thuế cho nhân công trình độ thấp, làm cho hệ thống phúc lợi hỗ trợ
hơn đối với người lao động, chuyển đổi nguồn lực theo hướng chi tiêu sản xuất trong y tế,
giáo dục, cơ sở hạ tầng hữu hình, và bảo đảm cho sự bền vững của tài chính công.
Kết luận của Hội đồng châu Âu là mô hình tăng trưởng như trên (tức mô hình tăng
trưởng nội sinh) sẽ đem đến thành quả tốt nhất cho kinh tế châu Âu trong tương lai. Nếu các
quốc gia chấp nhận cơ cấu tăng trưởng ngoại sinh thì sản lượng kỳ vọng đầu ra sẽ tăng nhanh
trong ngắn hạn hoặc trung hạn nhưng sau đó sẽ ngưng lại. Ngược lại, nếu thay đổi cấu trúc
kinh tế như đề xuất của Hiệp ước Lisbon thì kinh tế châu Âu sẽ hội nhập hơn, cạnh tranh hơn
và năng suất cao hơn. Lúc này tăng trưởng sẽ theo xu hướng ổn định với tỷ lệ từ 2-2.5%
trong hiện tại tăng lên 3% mỗi năm.

Bài nghiên cứu cũng đồng thời xem xét liệu các chính sách cải cách của Hiệp ước
Lisbon sẽ đem đến kết quả tăng trưởng như thế nào trong tương lai. Phân tích những hoạt
động trong quá khứ ở các quốc gia châu Âu để xem chính sách tài chính công có khả năng
làm gia tăng tỷ lệ tăng trưởng một cách ổn định hay không, tức là có ảnh hưởng tới xu hướng
tăng trưởng, hoặc là nó có đạt được kỳ vọng cải thiện nhất thời hay không.

3
Xem kết luận của Presidency trong phần 2.
7

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

Các nghiên cứu trước đây thường sử dụng hồi quy Barro, đưa các biến chính sách và
biến thể chế vào mô hình nhằm nghiên cứu sự tác động của tăng trưởng nội sinh lên thành
quả kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên phương pháp nghiên cứu này chủ yếu khai thác phương
sai dữ liệu chéo của mẫu rất lớn và không quá phức tạp. Sử dụng tiêu chuẩn thiết lập của
nghiên cứu này, dựa trên mức tăng trưởng sản lượng trung bình dài hạn, sẽ nhanh chóng triệt
tiêu hết các bậc tự do cho các nước châu Âu. Hơn nữa, cách tiếp cận này sẽ không phù hợp
vì mẫu châu Âu là khá đồng nhất với các đặc điểm được đề cập ở trên.
4

Một nghiên cứu thay thế khác được đưa ra, chủ yếu tập trung vào tác động chuỗi thời
gian của hai thành phần của lý thuyết. Theo thuyết tăng trưởng nội sinh, nếu biến chính sách
đi theo một kiểu chuỗi thời gian cụ thể, thì tăng trưởng kinh tế nên biểu hiện trạng thái tương
tự. Và ngược lại, theo các mô hình tăng trưởng ngoại sinh, các thuộc tính chuỗi thời gian của
biến chính sách không nhất thiết phải giống với tăng trưởng sản lượng. Các biến tài chính đặt
nền móng thử nghiệm tốt cho những giả thuyết này; vì theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh thì
thuế làm thay đổi giá và chi phí sản xuất được cho là có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển
kinh tế, trong khi đó đáng lẽ chúng chỉ có các tác dụng theo cấp độ từ một quan điểm tân cổ
điển. Tác giả sử dụng những dự đoán này như một cơ sở để giải thích các mô hình quan sát

tăng trưởng kinh tế và sự phát triển tài chính công, việc này chưa từng được thực hiện một
cách có hệ thống ở châu Âu. Đây là lỗ hổng trong các nghiên cứu thực nghiệm mà tác giả
muốn hoàn thiện. Đầu tiên, tác giả sẽ phân tích các tính chất chuỗi thời gian của tỷ lệ tăng
trưởng sản lượng và các biến chính sách tài khóa để xác định mức độ ổn định của chúng.
Trong phần hai, tác giả sẽ ước tính tác động của chính sách tài chính đối với xu hướng tăng
trưởng bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận phân phối độ trễ.
Bài nghiên cứu gồm các phần tiếp theo như sau: Phần 2 mô tả ngắn gọn các nền tảng
lý thuyết và những thiếu sót của bằng chứng thực nghiệm đang tồn tại trong lĩnh vực nghiên
cứu này. Phần 3 mô tả các dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm. Trong phần
4, tác giả phân tích tính chất chuỗi thời gian của tăng trưởng sản lượng bình quân đầu người

4
Theo phân tích tổng hợp các nghiên cứu về tác động chính sách tài chính lên tăng trưởng dài hạn của
Nijkamp và Poot (2004)
8

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

thực tế và các biến tài chính công. Phân tích này sẽ cho thấy rằng có sự phát triển bền vững
trong tăng trưởng GDP bình quân đầu người và các biến tài chính, phù hợp với hầu hết
những dự đoán lý thuyết về tăng trưởng dài hạn của tác giả. Trong phần 5 tác giả tiến hành
ước lượng phân phối độ trễ, kiểm tra một cách có hệ thống hơn về tác động lâu dài của tài
chính công và phần 6 là kết luận.


















9

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Từ giữa những năm 1980, nghiên cứu lý thuyết tăng trưởng đã cố gắng nội sinh hóa
tốc độ tăng trưởng của sản lượng trong dài hạn. Những mô hình tăng trưởng trước đây, một
trong số đó được xây dựng bởi Solow (1956) và Cass (1965), hình thành xu hướng tăng
trưởng chủ yếu như là một chức năng của các yếu tố ngoại sinh đối với chính sách công -
chẳng hạn như tiến bộ công nghệ và tăng trưởng dân số. Một trong số những lý thuyết tăng
trưởng nội sinh tiên phong đó là các công trình của Romer (1986, 1990), Lucas (1988),
Barro (1990) và Rebelo (1991), chỉ ra cơ chế mà trong đó các biến chính sách có thể không
chỉ ảnh hưởng đến mức sản lượng, mà còn tác động tới tỷ lệ tăng trưởng ổn định. Nghiên
cứu Barro (1990) là một trong các nỗ lực đầu tiên nội sinh mối quan hệ giữa tăng trưởng và
chính sách tài khóa. Ông phân biệt bốn loại tài chính công: chi phí sản xuất so với phi sản
xuất và thuế thay đổi giá so với không làm thay đổi giá. Tác giả trình bày sơ lược mô hình
Barro để cho thấy cả chi tiêu công sản suất và thuế làm thay đổi giá có thể ảnh hưởng đến
tăng trưởng sản lượng dài hạn. Giả sử số lượng người tiêu dùng đơn giản hóa là một. Những
người tiêu dùng (cả tiêu thụ và sản xuất sản phẩm cuối cùng) theo hàm sản xuất sau đây:
y = Ak

1-γ
g
γ
(1)
Trong đó k là viết tắt của tích lũy vốn vật chất tư nhân và g là chi tiêu sản xuất chính
phủ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Người ta cho rằng sự hạn chế ngân sách nhà
nước được cân đối trong từng thời kỳ được cho bởi:
g + G = τ.y + T (2)
Trong đó G đại diện cho chi tiêu chính phủ khác mà không trực tiếp tham gia vào hàm
sản xuất như một nhân tố đầu vào, T đại diện cho thuế gộp và τ là thuế suất theo tỷ lệ trên
sản lượng đầu ra - làm biến dạng các quyết định đầu tư. Người tiêu dùng tối đa hóa hàm tiện
ích theo thời gian của họ được cho bởi

𝑒
−𝜌𝑡

0
𝑐
1−𝜎
−1
1−𝜎
dt phụ thuộc vào hằng số chuẩn ngân
sách. ρ đại diện tỷ lệ theo thời gian và σ là độ co giãn thay thế theo thời gian của tiêu dùng.
Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng và sản lượng đầu ra trong trạng thái ổn định có dạng :
10

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

𝑐′
𝑐

=
𝑦′
𝑦
=
1
𝜎
[(1-τ)(1-γ)𝐴
1
1−𝛾
(
𝑔
𝑦
)
𝛾
1−𝛾
− 𝜌] (3)
Phương trình (3) cho thấy chi tiêu sản xuất chính phủ như một phần của sản lượng
ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng dài hạn trong khi thuế làm thay đổi giá có tác động tiêu
cực đến tăng trưởng. Không có chi tiêu phi sản xuất và cũng không có thuế gộp ảnh hưởng
đến tăng trưởng sản lượng đầu ra trong trạng thái ổn định. Từ mô hình này, chúng ta thấy
rằng các biến tài chính từ cả hai mặt của vấn đề hạn chế ngân sách cho sự tăng trưởng, và sự
thất bại bao gồm cả chi tiêu chính phủ và thuế suất làm thay đổi giá trong hồi quy tăng
trưởng sẽ dẫn đến mô hình không xác định được.
Jones (1995) đầu tiên thực hiện nghiên cứu, ông cố gắng khai thác các tính chất chuỗi
thời gian để kiểm tra lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh so với nội sinh. Ông bắt đầu với lập
luận đơn giản mà theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh, thay đổi thường xuyên trong biến
chính sách nhất định phải có một ảnh hưởng lâu dài trên tốc độ tăng trưởng của sản lượng.
Do đó, nếu tốc độ tăng trưởng ở Mỹ và các nước OECD khác hiện không có thay đổi lớn kéo
dài, các biến chính sách cơ bản cũng sẽ không biểu hiện các thay đổi lớn liên tục hoặc các
dịch chuyển liên tục trong các biến này phải dừng. Sử dụng kiểm định chuyển đổi thông

thường Dickey và Fuller (1979, ADF), ông tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa cho một xu
hướng ngẫu nhiên trong quá trình tạo ra dữ liệu gắn với tổng mức đầu tư, đầu tư sản xuất lâu
bền và chi phí R&D ở phần lớn các quốc gia.Việc ước lượng các mô hình phân phối độ trễ
cho thấy sự thay đổi trong đầu tư và chi phí R&D không gây bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào
đến sự phát triển, do đó bác bỏ những dự đoán của lý thuyết tăng trưởng nội sinh.
Karras (1999) chủ yếu theo phương pháp tiếp cận của Jones (1995), tập trung vào tác
động của thuế đối với tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Ông phân tích một bảng dữ
liệu của 11 quốc gia OECD, thấy rằng tốc độ tăng trưởng GDP thực tế nói chung là không
đổi, trong khi giả thuyết H
o
không thể bị bác bỏ bởi tổng mức thuế suất và các thuế suất trực
tiếp ở hầu hết các quốc gia. Ông kết luận rằng điều chỉnh thuế suất không thể kết hợp với
những thay đổi lâu dài của tăng trưởng GDP thực tế, trừ khi những thay đổi lâu dài trong các
loại thuế được hủy bỏ do những thay đổi lâu dài trong các biến chính sách khác. Nhưng ông
đã không điều tra khả năng cuối cùng này bằng cách đưa khía cạnh chi tiêu ngân sách vào
11

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

trong phân tích của mình. Evans (1997) đã đạt được kết quả tương tự bằng cách phân tích tác
động của tiêu dùng chính phủ lên tăng trưởng cho một mẫu 92 quốc gia sau đó.
Kocherlakota và Yi (1997) kiểm tra xem các loại thuế hay đầu tư công có tác động lâu
dài lên tăng trưởng sản lượng hay không, dựa trên chuỗi thời gian lên đến 100 năm đối với
Mỹ và 160 năm cho Vương quốc Anh. Do đó, đã kết hợp cả hai mặt của ngân sách vào phân
tích và thấy rằng dự đoán của lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh thường bị bác bỏ khi các loại
thuế và đầu tư công được đưa vào trong các mô hình kinh tế. Tuy nhiên, họ không chính
thức kiểm tra sự đồng dịch chuyển của các biến chính sách. Điều này cũng đúng với nghiên
cứu của Kneller cùng cộng sự (1999) và Bleaney cùng cộng sự (2001) (người đã đánh giá tác
động lâu dài của tài chính công lên tăng trưởng của các nước OECD), đã khám phá ra tác
động tăng trưởng đáng kể của chi phí sản xuất và thuế làm thay đổi giá.

Những đóng góp chính của bài nghiên cứu hiện tại được trình bày như sau. Phân tích
của tác giả là những nỗ lực đầu tiên, nghiên cứu khả năng hai lực đối nghịch có thể truyền
dẫn một tác động ngược lại (và cũng có thể là bù đắp nhau) lên tăng trưởng theo tính hợp lý
trong phân tích của Jones. Bài nghiên cứu này được thực hiện bằng cách ghép hai giả thuyết
chính. Một mặt, chúng tôi lấy mô hình tăng trưởng nội sinh của Barro (1990) – mô hình này
dự đoán rằng chi tiêu sản xuất chính phủ và thuế làm thay đổi giá gây ra một tác động lên
tăng trưởng. Mặt khác, tác giả xem xét lý thuyết về khả năng bền vững theo thời gian của các
chính sách tài chính, trong đó dự đoán rằng chi tiêu và thu nhập của chính phủ được thống
nhất nhằm đảm bảo rằng các hạn chế/ràng buộc hiện giá ngân sách chính phủ nắm giữ qua
các thời kỳ. Vì vậy, ngay cả khi tìm thấy các biến tài chính riêng biệt có biểu hiện không ổn
định trong khi tăng trưởng sản lượng là không đổi, mô hình này có thể vẫn còn phân kỳ với
những dự đoán tăng trưởng nội sinh nếu biến chính sách khác có tác động bù trừ lâu dài đến
tăng trưởng nội tại. Do đó, không giống như các nghiên cứu của Evans (1997) và Karras
(1999) và dựa trên lý thuyết về tài chính bền vững, chúng ta nhìn vào mặt đối lập của giới
hạn ngân sách chính phủ khi bất kỳ chi tiêu tăng thêm nào cần được tài trợ, dẫn đến một tổn
thất phúc lợi do thuế cao hơn.

12

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

3. CHỌN MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Theo như lý thuyết nghiên cứu được trình bày tóm tắt ở phần trước, các bằng chứng
thực nghiệm hiện hữu, hoàn toàn hỗ trợ những dự đoán tăng trưởng nội sinh, của một tác
động tăng trưởng dài hạn, khi cả hai khía cạnh của ngân sách được xem xét, nhưng bằng
chứng thì vẫn chưa đầy đủ. Ngoại trừ nghiên cứu của Bleaney và cộng sự (2001), mẫu của
các quốc gia và các loại ngân sách được sử dụng rất có chọn lọc. Bleaney và cộng sự (2001)
kết hợp hầu hết các nền kinh tế châu Âu trong mẫu của họ và bao gồm tất cả các hạng mục
ngân sách, nhưng họ chỉ tập trung vào dữ liệu của chính quyền Trung ương. Tất nhiên,
những hạn chế của phương pháp này là họ chỉ tìm kiếm các số liệu của chính quyền trung

ương. Đầu tiên, không chỉ hoạt động của chính quyền Trung ương mà toàn bộ hoạt động của
chính phủ nên được tính toán theo quan điểm kinh tế. Thứ hai, chính phủ nói chung cung cấp
một dữ liệu đồng nhất hơn so với chính quyền Trung ương, nó có thể thay đổi mạnh mẽ theo
tổ chức của các nhà chức trách quốc gia và địa phương.
Vì vậy, tác giả sử dụng dữ liệu cho chi tiêu chung của Chính phủ và các khoản thu
trong tất cả các nước thành viên EU từ năm 1960-2001 (theo tập hợp dữ liệu của Ủy ban
AMECO, Tháng 8 năm 2002). Tất cả các chuỗi thời gian được tính log và các biến tài chính
được đo lường như các phần của GDP. Toàn bộ ngân sách được phân loại theo một tiêu chí
kinh tế chứ không theo chức năng của chúng. Việc này không liên quan đến thuế, bởi vì, một
mặt việc phân loại thuế trực thu trên tài sản và thu nhập, và mặt khác là thuế gián thu trên
nhập khẩu và sản xuất, điều này chủ yếu phản ánh việc làm biến dạng lý thuyết hay không
biến dạng lý thuyết. Với chi tiêu công sự liên hệ không tức thời xảy ra. Rõ ràng, công thức
nguồn vốn công có thể được tính như chi phí sản xuất. Tiêu dùng của chính phủ bao gồm các
khoản thanh toán tiền lương cho giáo viên và các chuyên gia tức là họ đang đầu tư vào
nguồn lực con người, cũng như tiền lương và các khoản đầu tư cho hệ thống an sinh xã hội,
đó là những cái mà Bleaney và các cộng sự (2001) thừa nhận là không hữu ích. Ngoài ra, nó
cũng bao gồm chi phí về y tế và giáo dục, đây hoàn toàn là những tiêu dùng hữu ích. Nói
cách khác, bằng chứng thực nghiệm về tác động của các loại chi tiêu này cũng đánh giá tính
hợp lý của các dự đoán lý thuyết và xem xét đánh giá nội dung hữu ích so với không hữu ích
13

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

của dòng chi tiêu. Dữ liệu để tính toán mức và tỷ lệ tăng trưởng của GDP thực trên vốn, cũng
như phần đầu tư tư nhân trong GDP được lấy từ báo cáo kinh tế của OECD.
5

Bảng 1: Mô hình chuỗi thời gian xác định của tăng trưởng và các biến tài chính được chọn

Ghi chú: Mô hình xác định xu hướng được ước lượng sử dụng công thức y

it
= α + δTi + e
it
cho các
giả định khác nhau về tính không đồng nhất của α và δ, trong đó y là biến được xem xét cho quốc
gia i tại thời điểm t và T đại diện cho xu hướng thời gian. Bảng báo cáo các giá trị ước lượng của δ
và độ lệch chuẩn Newey West cho phép kiểm tra tương quan chuỗi trong một khoảng thời gian. Ba
dấu sao cho thấy ý nghĩa thống kê ở mức 1%.













5
Xem bảng A1 đối với định nghĩa các biến dùng trong phân tích và nguồn dữ liệu. Thống kê mô tả và ma trận
tương quan được cung cấp lần lượt trong bảng A2 và A3. Ba bảng này nằm ở phụ lục A.
14

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH
4.1. Tính chất chuỗi thời gian của tăng trưởng và tài chính công:

4.1.1. Các xu hướng xác định:
Hình 1 trình bày tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực tế ở các nước
thành viên Liên minh châu Âu trong giai đoạn 1961-2001. Từ đồ thị, chúng ta sẽ thấy các
mô hình ở mỗi nước không theo xu hướng rõ ràng. Tốc độ tăng trưởng ở một số nước, chẳng
hạn như Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hy Lạp, Ý và Thụy Điển, đã bị chậm lại trong vài thập kỷ
qua. Tuy nhiên, ở Ireland và Luxembourg đã vực dậy tăng trưởng trong trung hạn, trong khi
Áo và Bỉ tương đối ổn định.

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng của các nước châu Âu, 1961 - 2000
Thêm bằng chứng chính thức cho các mô hình được trình bày trong Bảng 1, trong đó
tác giả đưa ra các tính toán khác nhau để xác định xu hướng hiện tại ở các nước EU. Hàng
đầu tiên thể hiện ước lượng xu hướng: số trung bình chung và hệ số xu hướng cho tất cả các
nước. Hàng thứ hai thể hiện ước lượng trong hệ số xu hướng và hàng thứ ba là một ước
15

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

lượng trung bình-nhóm các hệ số xu hướng được tính bằng trung bình của mỗi ước lượng cá
biệt.
6
Các hệ số được ước lượng cho một xu hướng xác định trong tăng trưởng GDP bình
quân đầu người mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê cao. Chuyển sang tài chính công, Hình.
2 cho thấy rằng đã có một sự gia tăng rõ ràng trong chi tiêu công đến đầu những năm 1980 ở
tất cả các nước. Xu hướng này đi ngang sau đó hoặc thậm chí đảo ngược. Tại Bỉ, Ai-len,
Luxembourg và Hà Lan, xu hướng đảo ngược xuất hiện trong những năm 1980, trong khi rõ
bản chất hơn ở các nước khác. Tổng thu nhập công cho thấy một sự gia tăng tương tự nhưng
thường ít rõ ràng hơn trong các năm 1960 và 1970. Xu hướng này sau đó cũng đi ngang
trong hầu hết các trường hợp, nhưng không bị đảo ngược.

Hình 2: Chi tiêu công tại các nước châu Âu, 1961 - 2000


6
Nghiên cứu của Pesaran cùng cộng sự (1996) cho thấy sự nhất quán tiệm cận của các ước lượng trung bình-
nhóm.
16

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

Vì toàn bộ chi tiêu và thu nhập là các đo lường không chính xác của các khoản chi sản
xuất và thuế làm thay đổi giá, Bảng 1 trình bày các giá trị ước lượng xu hướng cho nhiều
loại chi tiêu và thu nhập khác nhau, và những loại chi tiêu và thu nhập này có thể có một tác
động tăng trưởng theo mô hình của Barro. Cột thứ hai xác định xu hướng đi lên kéo dài trong
chi tiêu chính phủ, xu hướng này xuất hiện và được điều khiển chủ yếu bởi những dịch
chuyển và bởi một phạm vi thấp hơn ở một mức nào đó trong tiêu dùng của Chính Phủ. Điều
thú vị là, đầu tư công cho thấy sự phát triển ngược lại, thể hiện qua hệ số âm và có ý nghĩa
thống kê trong toàn bộ bảng. Đồng thời, thuế làm thay đổi giá, được tính như là tổng của
toàn bộ thuế trực thu và đóng góp an ninh xã hội, tăng đều trong suốt thập kỷ cuối. Sự suy
giảm dài hạn của đầu tư công và thuế làm thay đổi giá tăng lên, cả hai đều tương thích với xu
hướng tăng trưởng thấp hơn thể hiện rõ ràng trong ước lượng của tác giả.
4.1.2. Các xu hướng ngẫu nhiên:
Đưa ra các chuỗi quan sát trong hình 2 và 3, các biến chính sách của tác giả có thể
không chỉ thể hiện tính xác định mà nó còn là xu hướng ngẫu nhiên liên tục. Để kiểm tra giả
thuyết này, tác giả thực hiện một số kiểm định nghiệm đơn vị theo bảng, các kiểm định này
khắc phục tương quan thấp, và kết hợp kiểm định nghiệm đơn vị riêng lẻ. Tác giả sử dụng
các kiểm định của Im cùng cộng sự (2003) (từ đây về sau gọi tắt là IPS) và Breitung (2000).
Công thức dạng bảng của chúng tôi được đưa ra như sau:

Trong đó p
i
là mức trễ của mỗi quốc gia theo tạo ra các số dư,

7
N và T tương ứng
là số lượng đơn vị các quan sát dữ liệu chéo theo thời gian. α
i
và δ
i
t đại diện cho các tác động
cố định của từng quốc gia cụ thể và các xu hướng xác định một cách tương ứng, và θ
t
thay
thế cho các biến giả thời gian, được dùng để giải thích cho mối tương quan chéo, và các mối
tương quan chéo này có thể được tạo ra bởi những cú sốc chung tác động đến tất cả các bộ

7
Mức độ tăng thêm của mỗi thống kê t ADF đã được tính toán theo quy trình loại bỏ từ tổng quát đến cụ thể
các kỳ sai số -trễ không đáng kể cho đến kỳ cuối cùng là đáng kể ở các mức ý nghĩa thông thường. Nhìn
chung trong bảng, tác giả sử dụng một mức độ trễ- cắt ngắn bậc 2 và 4, vì 4 nhìn chung là mức độ dài nhất
của sự tăng thêm được yêu cầu tạo ra mỗi ADF.
(4)
17

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

phận của bảng trong giai đoạn này. Giả thuyết vô hiệu H
0
của kiểm định IPS ngụ ý rằng γ
i
=
0, với mọi i, tức là tất cả các biến có nghiệm đơn vị, và nó được kiểm định ngược lại với sự
lựa chọn H

1
rằng γ
i
<0 với i = 1,2, , N
1
và γ
i
= 0, với i = N
1
+1, N
1
+2, , N. Giả sử rằng các
đơn vị chéo N là phân phối độc lập, các thống kê-t có thể được tính như là trung bình của các
thống kê-t ADF riêng lẻ, cụ thể:

Trong đó t
iT
(p
i
, ρ
i
) là thống kê-t cho kiểm định γ
i
= 0 trong mỗi ADF riêng lẻ. Giả
sử rằng vector thứ hai của t
iT
(p
i
, ρ
i

) tồn tại, thống kê 𝑡
NT
(p,ρ) thì chính xác cho cỡ mẫu nhỏ
như sau:

Trong đó E[t
iT
(p
i
,0)/γ
i
=0] và Var[t
iT
(p
i
,0)/γ
i
=0] là những yếu tố hiệu chỉnh đạt
được thông qua giả định ngẫu nhiên. Thống kê tiêu chuẩn hội tụ yếu một phía của phân phối
chuẩn thông thường dưới giả thuyết H
0
và phân kỳ cho trường hợp còn lại. Vì vậy, cần phải
so sánh giá trị của 𝑍𝑡 với các giá trị quan trọng từ một phân phối có kiểm định phân phối bên
thấp hơn.
Điểm mạnh chính của kiểm định IPS so với kiểm định Levin và Lin (1992) là hệ
số tự hồi quy được cho phép khác nhau giữa các quốc gia và chỉ một tỷ phần nhỏ các đơn vị
phải dừng so với các kiểm định khác. Tuy nhiên, độ mạnh của kiểm định IPS bị sụt giảm
đáng kể khi các xu hướng không đồng nhất được đưa vào đồng nhất thức, là kết quả của xu
hướng mẫu nhỏ, chính xác là áp dụng cho các thống kê-t (Baltagi và Kao, 2000a,b; Breitung,
2000).

8
Để giải quyết vấn đề này, Breitung (2000) đề xuất một kiểm định nghiệm đơn vị cho
dữ liệu bảng, kiểm định này sử dụng các thống kê-t không chệch. Bằng việc cho phép các

8
Chúng tôi trình bày các kết quả IPS của sự đồng nhất có và không có xu hướng xác định không đồng nhất.
Chúng tôi đưa các biến giả thời gian vào để kiểm soát những cú sốc ảnh hưởng đến tất cả các nước thành viên
EU trong một thời gian nhất định.
(6)
(5)
18

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

xu hướng xác định không đồng nhất và dịch chuyển ngắn hạn giữa các quốc gia mà không
cần điều chỉnh sai lệch, kiểm định Breitung thì mạnh hơn để bác bỏ một giả thuyết H
0
là sai
và không có ý nghĩa với mức tăng thêm của các đồng nhất thức ADF.
9


Hình 3: Thu nhập công tại các nước châu Âu, 1961 – 2002
Bảng 2 trình bày các kết quả tăng trưởng bình quân đầu người thực tế, thu nhập hiện
tại và tổng chi tiêu cùng với các phạm trù kinh tế khác (chẳng hạn như thuế trực thu, các
khoản đóng góp an sinh xã hội, thuế gián thu, tiêu dùng của chính phủ, chuyển nhượng và
đầu tư công).
10
Các kết quả kiểm định cho thấy GDP bình quân đầu người theo một mô hình
I(1), trong khi tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thực tế là cố định (tĩnh) cho mẫu của nhóm


9
Với các kiểm định IPS, kiểm định Breitung hội tụ về phân phối chuẩn một phía dưới giá trị 0, vì vậy tác giả
cần phải so sánh các giá trị thống kê với các giá trị quan trọng từ một phân phối chuẩn. Giá trị âm lớn sẽ bác
bỏ giả thuyết dừng.
10
Chúng tôi bao hàm tất cả các loại hình kinh tế để nghiên cứu được hoàn chỉnh, mặc dù chỉ có một số kết
quả sẽ được thảo luận trong phần này.
19

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

các nước EU-15. Kết quả cho thấy các biến tài chính cũng rõ ràng. Về mặt thu ngân sách,
các kiểm định IPS và Breitung cho thấy nghiệm đơn vị trong tất cả các đồng nhất thức đối
với tổng thu nhập và thuế làm thay đổi giá (LTDIST). Kết quả này chủ yếu là do các thành
phần thuế trực tiếp-hoàn toàn có chứa nghiệm đơn vị, vì các kết quả của những đóng góp an
sinh xã hội bị xáo trộn. Trong khi kiểm định IPS bác bỏ giá trị 0 của nghiệm đơn vị trong các
khoản đóng góp an sinh xã hội ở mức 1% khi bao gồm xu hướng và ở mức 10% trong các
đồng nhất thức không có xu hướng thì kiểm định Breitung không bác bỏ .Về mặt chi tiêu
ngân sách, tổng chi tiêu và các nhóm phụ của nó dường như được thúc đẩy bởi một xu
hướng ngẫu nhiên. Thống kê đơn vị gốc cho các biến trong sự khác biệt đầu tiên cho thấy
không có biến tài chính được sắp xếp theo trật tự thứ hai.

Ghi chú: Các biến giả thời gian được đưa vào tất cả ADF specifications. Giá trị của kiểm định IPS
và Breitung phải được so sánh với các giá trị quan trọng từ phân phối chuẩn thông thường một bên.
*, ** và *** chỉ ra giá trị là bác bỏ giá trị 0 của một nghiệm đơn vị tương ứng mức ý nghĩa 10%,
5% và 1%.
Nhìn chung, tăng trưởng sản lượng được phát hiện là dừng trong khi các biến chính
sách tài khóa là nói chung là không dừng. Đối với đầu tư công nói chung được coi là chi phí
sản xuất và thuế trực tiếp (như thuế làm thay đổi giá), kết quả này có thể được coi như một

20

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

thách thức đối với lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Vì những thay đổi lâu dài trong các hạng
mục tài chính không xuất hiện kèm với những thay đổi liên tục trong tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân đầu người, đã không hỗ trợ cho dự đoán tăng trưởng nội sinh theo tính hợp
lý thể hiện qua nghiên cứu của Jones (1995) và Karras (1999).
4.1.3. Đồng liên kết giữa chi tiêu và thu nhập:
Mô hình chuỗi thời gian phân kì của tăng trưởng GDP bình quân đầu người và các
biến chính sách tài khóa có thể tương thích với nhau nếu một biến chính sách khác với sự
ảnh hưởng lâu dài trong tăng trưởng. Nói cách khác, hai điều kiện phải được đáp ứng đó là:
thứ nhất, các biến phải di chuyển cùng chiều với các công cụ chính sách được xem xét và thứ
hai, nó sẽ thể hiện một hiệu ứng tăng trưởng liên tục theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Rõ
ràng tác giả đang tìm kiếm mặt trái của ngân sách vì bất cứ sự gia tăng chi tiêu nào cũng phải
được tài trợ, và nó có thể dẫn tới một gánh nặng thuế quá mức.
Ràng buộc ngân sách nhà nước theo thời gian dẫn đến mối quan hệ tương quan
giữa chi tiêu và thu ngân sách nhà nước (Afonso, 2005; Santos Bravo and Silvestre, 2002;
Trehan and Walsh, 1988; Bohn, 1991). Tuy nhiên cho dù có tồn tại mối quan hệ này trong
mẫu của chúng ta và cho dù nó có thể giải thích mô hình được quan sát của tăng trưởng kinh
tế hay không thì nó vẫn là một câu hỏi thực nghiệm. Trước tiên, lý thuyết tăng trưởng tập
trung vào chi phí sản xuất và thuế gián thu. Vì thế, cho dù mối liên hệ tương quan giữa các
khoản chi tiêu và thu nhập. Ví dụ, đầu tư công cao có thể được tài trợ thông qua thuế tiêu
dùng trực thu. Thứ hai, sự ràng buộc ngân sách theo thời gian phải được giữ trong khoảng
thời gian vô tận và ràng buộc dưới giả định là nền kinh tế đang hoạt động hiệu quả. Những
điều liên quan trong khoảng thời gian xác định thì không được dự báo rõ ràng, đặc biệt là
nếu nền kinh tế hoạt động không hiệu quả và tốc độ tăng trưởng vượt quá mức lãi suất cân
bằng. Trong tình huống này, các nước có thể tham gia vào ―trò chơi thâm hụt‖ ngay cả đối
với một khoảng thời gian dài (Ball et al., 1998; O'Connell and Zeldes, 1988).
Vì thế, chúng tôi tiến hành kiểm tra tương quan giữa các phối hợp khác nhau của

chi tiêu và tổng thu ngân sách hoặc thu từng thời kì. Bảng kiểm tra tương quan của Pedroni
(1999) sử dụng phương pháp ước lượng số dư từ lý thuyết mô hình hồi qui dài hạn của công
thức sau:
21

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG


Trong đó, M là số lượng các biến hồi qui. Điều này có thể được xem xét như là
một mô hình hiệu ứng cố định, trong đó α
i
và δ
i
t lần lượt là biến chặn và γ
t
là đại diện cho
một tập hợp các biến giả thời gian chung cho tất cả các thành phần của bảng thống kê. Hệ số
tương quan β
mi
(m = 1,2, M) được phép khác biệt giữa các cá thể. Bằng chứng ủng hộ cho
sự tương quan được cung cấp khi thuế thu nhập cá nhân ở phương trình (7) ổn định. Điều
này được thực hiện bằng cách loại trừ bằng giá trị 0, tức là có ρ
i
=1 trong ê
it

i
ê
i,t-1
+u

it
.
Để xác định các mối quan hệ dài hạn chúng tôi trình bày kết quả của thống kê t-
giá trị trung bình nhóm ADF và giá trị gộp được phát triển bởi Pedroni (1999) cho phân tích
kĩ thuật có và không có những xu hướng không đồng nhất trước đó.
11
Pedroni (1999) đã tính
lại giá trị thống kê t-trung bình nhóm ADF với N
-1/2
để nó có phân phối chuẩn. Tiêu chuẩn
hóa các số liệu thống kê tương quan có thể được thực hiện như sau:

Trong đó K
NT
là dạng tiêu chuẩn thống kê kiểm định đối với N và T. Giá trị trung
bình (µ) và Variance (v) được trình bày trong Pedroni (1999). Giá trị của số liệu thống kê
bình thường được so sánh với giá trị tới hạn được hàm ý bởi tiêu chuẩn phân phối bên thấp
hơn. Tác giả lựa chọn để bình thường hóa trên các biến ủng hộ cho mặt thu nhập của ràng
buộc ngân sách mà không có hàm ý từ chỉ dẫn quan hệ nhân quả của chi tiêu tới thu nhập
ngân sách.
12

Kết quả trong bảng 3 hỗ trợ cho sự tồn tại của một mối quan hệ dài hạn giữa thu
nhập và chi tiêu ngân sách. Đầu tiên, tổng chi như là một phần của GDP dường như có một
mối tương quan rõ ràng với tổng thu hiện tại khi những xu hướng trước đó đã bao hàm trong

11
Sự đóng góp của thông tin được thực hiện theo kích thước dữ liệu cho kiểm định và theo kích thước của
thống kê t-trung bình nhóm ADF. Sau đó, cho phép thêm nguồn không đồng nhất giữa các quốc gia theo sự
thay đổi. Nghiệm đơn vị bảng và phân tích đồng liên kết được thực hiện như thông thường, được cung cấp

bởi Peter Pedroni.
12
Bằng chứng kinh nghiệm của thuyết nhân quả Granger về chi tiêu và thu nhập cho thấy những mô hình
khác nhau chạy theo hướng duy nhất từ chi tiêu đến doanh thu hoặc một chiều hoặc hai chiều trong một số
nước (Belessiotis, 1995)
(7)
(8)
22

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG

véc tơ tương quan. Tương tự những mô hình tương quan được tìm thấy trong mối liên hệ dài
hạn giữa tổng thu và tổng chi ngân sách trong từng thời kì theo các đặc điểm kĩ thuật khác
với những xu hướng đã có. Với kết quả này tác giả mong chờ các nhân tố tài chính công lớn
di chuyển cùng chiều với mặt còn lại của ngân sách. Thật vậy, tác giả tìm thấy dấu hiệu
chứng tỏ rằng tất cả mọi sự chuyển dịch đều có tương quan với tất cả khoản thu ngân sách
từng kì, đặc biệt là với thuế gián thu.

Ghi chú: Vector tương quan được đơn giản hóa trên hạng mục doanh thu. Bảng phân tích tương
quan được giản lược hóa này phải được so sánh với giá trị tới hạn của tiêu chuẩn phân phối thông
thường bên thấp*, **, *** hàm ý sự loại bỏ giá trị bằng 0, không tương quan tại các mức ý nghĩa
10%, 5%, 1%.
Chi tiêu chính phủ tương quan với cả thuế trực thu và thuế gián thu. Cuối cùng,
bằng chứng xác định đầu tư chính phủ tương quan với tổng thu ngân sách cũng như thuế
gián thu và những thành phần của nó đặc biệt là trong những đặc điểm kĩ thuật không có xu
hướng.
23

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG


Bảng 4 trình bày các ước lượng của hệ số tương quan dài hạn đối với các biến
theo véc tơ tương quan. Ước lượng dài hạn sẽ cung cấp bằng chứng cho sự dịch chuyển
cùng chiều giữa những phạm trù tài khóa từ các mặt của ngân sách nhà nước. Tác giả căn cứ
trên ước lượng trung bình nhóm FMOLS được đề xuất bởi Pedroni (2000) sửa tiêu chuẩn
OLS cho xu hướng gây ra bởi các biến nội sinh và sự tương quan nối tiếp của các biến hồi
quy được đề xuất. Đồng thời cho phép co giãn sự tương quan không đồng nhất và thử
nghiệm giả thuyết linh hoạt hơn. Véc tơ tương quan một lần nữa được tiêu chuẩn hóa trên
các loại doanh thu.
Nhìn vào các quan hệ này từ phía chi tiêu ngân sách, tác giả thấy rằng hệ số
tương quan dài hạn giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là khoảng 0.7 và bao gồm những
ảnh hưởng thời gian. Điều này cho thấy rằng một sự gia tăng trong tổng chi tiêu chính phủ
thì không được bù đắp đủ bởi sự gia tăng của tổng thu.
13
Chúng tôi đã thử nghiệm quan hệ
một-một giữa tổng thu và tổng chi, loại trừ sự tồn tại của một mối quan hệ tương ứng tại
mức ý nghĩa 1%.
14
Phát hiện này có thể được giải thích một phần bởi sự thiên về thâm hụt
dẫn đến một món nợ liên tục được gây dựng suốt những năm 1970 và 1980 ở nhiều nước
Châu Âu.
15
Hơn nữa, hệ số tương quan của chi chuyển nhượng chính phủ và tiêu dùng với
tổng thu nhập và những khoản mục của nó đều không có ý nghĩa khi những biến giả thời
gian được đưa vào, mặc dù vẫn còn dấu dương và hơi có ý nghĩa. Điều này cho thấy một
phần của sự chuyển dịch cùng chiều giữa các loại hình ngân sách được ghi nhận bởi các yếu
tố bất biến giữa các quốc gia Châu Âu như là tổng cung hay những cú sốc về cầu. Độ co
giãn dài hạn của đầu tư công đối với tổng thu ngân sách và thuế gián thu bằng 0.15 và 0.32
cho thuế trực thu trong phân tích kĩ thuật với biến giả thời gian.

13

Một lần nữa nói về những dịch chuyển dưới ngưỡng trong thu nhập là kế quả của những thay đổi chi tiêu,
không có nghĩa cho mối quan hệ nhân quả từ chi tiêu đến thu nhập.
14
Quintos (1995) đã chỉ ra rằng độ dốc của tương quan nhỏ hơn 1 có thể vẫn phù hợp với thâm hụt nợ công
bền vững với những khoản nợ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với lãi suất trung bình. Santos Bravo và
Silvestre (2002) lưu ý rằng tình trạng hiện tại được giữ cho hầu hết các nước Châu Âu giai đoạn 1960-2001.
15
Điều này dường như là phù hợp với những phát hiện trong Afonso (2005) và Santos Bravo và Silvestre
(2002), người đã tiến hành kiểm tra hệ số tương quan cho từng quốc gia thành viên Châu Âu.
24

TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG


Ghi chú: Vector tương quan được tiêu chuẩn hóa trên hạng mục doanh thu. Dòng được đánh dấu
1-to-1 rel test có liên quan đến kiểm tra sự tồn tài dài hạn giữa tổng chi và tổng thu ngân sách.
Thống kê t được đưa vào ngoặc đơn bên dưới ước lượng. *, **, *** hàm ý sự loại bỏ giá trị bằng
0, không tương quan tại các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%.
Trong ngắn hạn, phân tích này đã thể hiện mối tương quan mạnh mẽ giữa chi
tiêu công và thu ngân sách. Điều này cũng đúng với tổng thu ngân sách nhưng cũng chỉ áp
dụng cho vài tiểu mục. Hơn nữa, các vector tương quan thường mang tín hiệu kỳ vọng, cho
thấy rằng chi phí và các khoản thu di chuyển đồng thời với nhau trong cùng một hướng.
Trong phạm vi mà thành phần bố sung của chúng có thể có tác động ngược lại đối với tăng
trưởng, chúng sẽ triệt tiêu lẫn nhau. Đặc biệt đúng với các mối quan hệ tương quan giữa
thuế trực thu và đầu tư công. Một trường hợp thú vị là mối quan hệ tương quan tìm thấy
giữa tiêu dùng chính phủ và thuế gián thu. Nếu tiêu dùng chính phủ gây ảnh hưởng cho việc
thúc đẩy tăng trưởng sẽ không được bù đắp hoàn toàn bởi thuế gián thu.

×