Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.89 KB, 23 trang )

Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Khái niệm nợ công:
• Tại hầu hết các nước trên thế giới, Luật Quản lý nợ công đều xác định
nợ công gồm nợ của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Một số nước, nợ công
còn bao gồm nợ của chính quyền địa phương (Đài Loan, Bungari, Rumani…), nợ của
doanh nghiệp nhà nước phi lợi nhuận (Thái Lan, Macedonia…).
- Tại Việt Nam , theo luật quản lý nợ công được ban hành ngày 29/6/2009 và có
hiệu lực từ ngày 01/01/2010: “Nợ công bao gồm: Nợ chính phủ, nợ được chính phủ
bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương”.
Cũng theo luật này:
• Nợ chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các
khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định
của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
• Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài
chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
• Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết,
phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.
- Như vậy, các khoản vay như vay vốn ODA, phát hành trái phiếu chính phủ
(trong cũng như ngoài nước), hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được chính
phủ bảo lãnh đều được xem là nợ công. Trước nay mọi người thường chỉ nghĩ đến nợ
Chính phủ khi nói đến tổng nợ công. Khi Chính phủ phát hành 1 tỷ đô-la trái phiếu ở
nước ngoài, ai cũng biết nó được tính vào tổng nợ công nhưng khi đọc tin một doanh
2
Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
nghiệp thu xếp ký kết một khoản vay 2 tỷ đô-la với một ngân hàng nước ngoài nào
đó, có sự bảo lãnh của Chính phủ, có thể có người vẫn nghĩ đó là nợ doanh nghiệp,


không phải nợ công.
- Ngoài ra cần chú ý thêm khái niệm “nợ nước ngoài của quốc gia”, là tổng các
khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh
nghiệp và tổ chức khác vay theo phương thức tự vay, tự trả (Luật quản lý nợ công
năm 2009). Vốn vay từ ADB hay WB đương nhiên là nợ nước ngoài rồi nhưng một
doanh nghiệp vay từ đối tác nước ngoài vài trăm triệu đô-la, chẳng hạn, dù có hay
không có bảo lãnh của chính phủ, thì khoản tiền đó vẫn phải tính vào tổng nợ nước
ngoài của quốc gia.
- Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ; khi chi tiêu của chính phủ
lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được, Nhà nước phải đi vay (trong hoặc ngoài nước)
để trang trải thâm hụt ngân sách. Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi
đến hạn, Nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy, suy cho cùng nợ công
chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế: hôm nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ
khác. Vay nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước
sử dụng để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách. Nợ chính phủ thể hiện sự chuyển
giao của cải từ thế hệ sau (thế hệ phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được
giảm thuế).
3
Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
II. Cách tính nợ công:
- Nợ công theo định nghĩa của WB và IMF là rộng hơn so với nợ nhà nước. Các
tổ chức quốc tế hiện nay khuyến khích các nước tính toán và theo dõi nợ công, chứ
không chỉ nợ nhà nước. Vì nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam, có khu vực quốc doanh lớn. Về nguyên tắc luật pháp, trong trường hợp
quốc doanh hay tư doanh đã được chấp nhận là công ty trách nhiệm hữu hạn, thì khi
phá sản, người chủ sở hữu không chịu trách nhiệm gì về nợ nần của các công ty này
ngoài tài sản đã góp. Thực tế khác hẳn. Thứ nhất, nhiều công ty quốc doanh không
phải là công ty trách nhiệm hữu hạn. Thứ hai, dù là công ty trách nhiệm hữu hạn, về
mặt chính trị, nhà nước không thể thoái thác trách nhiệm nợ.
- Số liệu nợ mà Bộ Tài chính Việt Nam phổ biến hiện nay là nợ nhà nước chứ

không phải là nợ công. Nợ công chắc sẽ lớn hơn nhiều.
4
Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
Bảng 1: Nợ nhà nước năm 2009
- Bảng nợ nhà nước cho thấy nợ của các nước năm 2009 (bảng 1). Bảng này cho
thấy nợ của Việt Nam cao hơn tỷ lệ đưa ra, sự khác biệt có thể là phương pháp tính,
nhưng con số Việt Nam đưa ra thì khá thấp (xem biểu đồ 1). Năm 2007, nợ của Nhà
nước là 33,8% GDP, nhưng nợ nước ngoài (chủ yếu là nợ nhà nước) theo IMF đã là
43,3% GDP và nếu cộng thêm hơn 7% nợ của Chính phủ do phát hành trái phiếu thì
tổng số nợ đã lên 50% vào năm 2007. Như vậy con số của CIA tính ở mức 52% cho
năm 2009 có thể vẫn là thấp so với thực tế.
- Tuy nhiên, có thể nói cách tính của Việt Nam về nợ của chính phủ cũng chưa
phản ánh một phần quan trọng khác: đó là nợ phải trả trong tương lai khi công chức
về hưu. Phần này có thể rất lớn, thí dụ như ở Singapore nó lên tới 50% GDP. Theo
5
Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
nguyên tắc tính nợ theo tiêu chuẩn quốc tế, thì mỗi khi một công chức nhận lương, họ
phải đóng vào quỹ về hưu, còn một phần khác, có thể bằng hoặc gấp đôi, chính phủ
phải đóng vào quỹ này. Nhiều nước, không thiết lập ra quỹ này, mà đem chi hết, như
thế nhà nước hàng năm cứ lấy tiền ngân sách ra chi trả và quên đi cái quỹ kia. Nguyên
tắc là phải tính và cái quỹ đó chính là nợ của nhà nước với công chức (bao gồm công
chức, giáo viên và nhân viên y tế trong khu vực công, quân đội, cảnh sát, và có thể cả
những người làm việc cho doanh nghiệp nhà nước). Phần nhà nước đóng góp đáng lẽ
phải có (dù không đóng) vẫn phải tính vào chi tiêu. Trong trường hợp dựa vào hợp
đồng đã ký về hưu trí, nếu đóng góp không đủ để chi trả trong tương lai thì phải tính
vào nợ.
- Các nước đang phát triển như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia,
Philippines và Thái Lan. Trong các nước châu Á thì Singapore đã ghi theo đúng chuẩn
mực và vì thế tỷ lệ nợ của họ rất cao, xếp hàng thứ 6 thế giới (xem bảng 1).
- Hầu hết các nước phát triển trong đó có Mỹ, Canada, Úc, Nhật và các nước

trong khối Liên hiệp châu Âu (EU) đã tính nợ theo đúng tiêu chuẩn của Liên hiệp
quốc. Ở EU, việc tính này đã thành luật. Đó là lý do các nước này đều có tỷ lệ nợ trên
GDP cao hơn 50% nhiều. Tỷ lệ trên 100% đối với các nước này là bắt đầu vượt
ngưỡng an toàn. Còn đối với các nước đang phát triển, khi không tính nợ hưu trí thì
có lẽ là 50% (tất nhiên là tùy từng nước, tùy theo nước đó có chính sách hưu trí cho
công chức không và tỷ lệ nằm trong diện công chức lớn như thế nào). Ở các nước
phát triển, tỷ lệ nợ công có thể bằng hoặc gần bằng với tỷ lệ nợ nhà nước vì khu vực
quốc doanh không đáng kể, và do đó họ vẫn chỉ tập trung vào nợ nhà nước.
III. Các chỉ tiêu đánh giá nợ công:
- Để đánh giá tính bền vững của nợ công, tiêu chí tỷ lệ nợ công/GDP được coi là
chỉ số đánh giá phổ biến nhất cho cái nhìn tổng quát về tình hình nợ công của một
quốc gia, đánh giá mức an toàn của nợ công. Mức độ an toàn được thể hiện qua việc
6
Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
nợ công có vượt ngưỡng an toàn tại một thời điểm hay giai đoạn nào đó. Để bảo đảm
an toàn của nợ công, các nước thường sử dụng các tiêu chí sau làm giới hạn vay và trả
nợ:
• Thứ nhất, giới hạn nợ công không vượt quá 50% - 60% GDP hoặc
không vượt quá 150% kim ngạch xuất khẩu.
• Thứ hai, dịch vụ trả nợ công không vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu
và dịch vụ trả nợ của chính phủ không vượt quá 10% chi ngân sách.
- Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra mức quy định ngưỡng an toàn nợ công là 50%
GDP. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, tỷ lệ hợp lý với trường hợp các nước
đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP.
- Tuy nhiên, trên thực tế không có hạn mức an toàn chung cho các nền kinh tế;
không phải tỷ lệ nợ công trên GDP thấp là trong ngưỡng an toàn và ngược lại. Mức
độ an toàn của nợ công phụ thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của nền kinh tế thông
qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn, Hoa Kỳ có tỉ lệ nợ bằng 96% GDP,
nhưng vẫn được xem là ở ngưỡng an toàn bởi năng suất lao động cao nhất thế giới là
cơ sở đảm bảo bền vững cho việc trả nợ. Nhật Bản có số nợ tương đương với 200 %

GDP vẫn được coi là ở ngưỡng an toàn. Trong khi đó, nhiều nước có tỷ lệ nợ trên
GDP thấp hơn rất nhiều nhưng đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ như: Venezuela
năm 1981 tỷ lệ đó là 15% GDP, tương tự với Thái Lan năm 1996; trường hợp
Argentina năm 2001 là 45% GDP; Ukraina năm 2007 chỉ với 13 % GDP và Rumani là
20% GDP. Mới đây là trường hợp của Hy Lạp với tỷ lệ nợ lên đến 113,5 % GDP,
Ireland ước khoảng 98,5 % GDP. Chính vì vậy, để xác định, đánh giá đúng đắn mức
độ an toàn của nợ công, không thể chỉ quan tâm đến tỷ lệ nợ trên GDP, mà cần phải
xem xét nợ công một cách toàn diện trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh
tế vĩ mô của nền kinh tế quốc dân, nhất là: tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế,
năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỉ lệ thâm hụt
7
Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư toàn xã hội... Bên cạnh đó, những tiêu
chí như: cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… cũng
cần được phân tích kỹ lưỡng khi đánh giá tính bền vững nợ công.
IV. Các nghiên cứu về nợ công tác động đến tăng trưởng kinh tế:
 Theo Modigliani (1961) thì nợ quốc gia tác động trực tiếp làm tăng lãi suất
trong dài hạn, ảnh hưởng tới động cơ đầu tư của khu vực tư nhân cũng như động cơ
tiết kiệm của người tiêu dùng. Cụ thể khi lãi suất trái phiếu tăng, thay vì sở hữu cổ
phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ). Điều
này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợ chính
phủ dẫn đến giảm tiêu dùng, trong khi đó các doanh nghiệp lại hạn chế đầu tư. Mặt
khác, theo Modigliani những ảnh hưởng lên dòng vốn thuộc khu vực tư sẽ làm giảm
thu nhập thực của các thế hệ trong tương lai, đồng nghĩa với việc tạo gánh nặng cho
các thế hệ sau này.
 “Nợ công và tăng trưởng kinh tế toàn cầu” (của Manmohan S. Kumar và Jae-
joon Woo) – (IMF Working paper - Public Debt and Growth, Manmohan S. Kumar
and Jaejoon Woo 07-2010): Sự gia tăng nhanh chóng trong nợ công ở những quốc
gia phát triển là một bằng chứng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn
cầu. Mức độ nợ công lớn có thể tác động bất lợi lên mức tích lũy vốn, năng lực sản

xuất và làm giảm tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể xảy ra thông qua mức lãi suất
dài hạn cao hơn, hệ thống thuế trong tương lai bị méo mó, lạm phát cao… Nếu tăng
trưởng kinh tế bị tác động bất lợi, thì vấn đề bền vững tài chính có thể trở nên tồi tệ.
Điều này làm gia tăng rủi ro của các nỗ lực điều hành chính sách tài khóa nhằm giảm
các khoản nợ xuống mức bền vững hơn.
Cụ thể: bình quân, một sự gia tăng 10 điểm% trong tỷ lệ nợ/GDP đầu kỳ đi
kèm với một sự sụt giảm trong tăng trưởng GDP thực / người hàng năm:
+ Khoảng 0.2 điểm % mỗi năm đối với nhóm nước tiên tiến.
8
Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
+ Khoảng 0.15 điểm % mỗi năm đối với nhóm nước mới nổi.
 Hội chứng lần này thì khác (This Time Is Different: Eight Centuries of Finan-
cial Folly Carmen M. Reinhart & Kenneth S. Rogoff, Princeton University Press,
2009).
+ Nợ ngắn hạn: Khi mức nợ quốc gia đang ở mức cao, chính phủ lại có xu
hướng vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho những dự án dài hạn, làm gia tăng rủi ro vỡ nợ.
+ Nợ tiềm ẩn: Việc các chính phủ bảo lãnh thường xuyên khoản nợ và xem
như là nợ của các cơ quan chính phủ, có thể gánh chịu một rủi ro rất lớn
 Công trình nghiên cứu năm 2010 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ
(NBER), được khảo sát trên 44 quốc gia, cho ra kết quả:
+ Nợ công - tăng trưởng kinh tế: quan hệ yếu.
+ Ngưỡng nợ 90% GDP, Tăng trưởng trung bình giảm 4%: khi tỷ lệ nợ/GDP
vượt ngưỡng 90% thì nó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm đi 4%
trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó.
+ Đặc biệt, đối với các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam thì ngưỡng nợ/GDP
là 60%, tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng này sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế hàng năm
khoảng 2%.
 Hội thảo "Tác động nợ công đối với nền kinh tế toàn cầu" – Đại học kinh tế,
11/2010): nợ công gia tăng sẽ làm tăng lãi suất dài hạn của nền kinh tế và sự bất ổn
trong chính sách tiền tệ. Sự gia tăng trong tỷ lệ nợ/GDP vượt ngưỡng 82 - 90% sẽ làm

cho tiết kiệm của khu vực tư nhân không tồn tại. Tỷ lệ nợ/GDP vượt ngưỡng 45 -
68% sẽ làm cho đầu tư công bị cắt giảm và nếu vượt trên mức 100% thì năng suất của
nền kinh tế suy giảm trầm trọng.
 Thâm hụt ngân sách, nợ công và lãi suất trái phiếu chính phủ (Emaluele Bal-
dacci và Manmohan S. Kumar): Tác động ngược của cán cân ngân sách lên lãi suất:
9
Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
Thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm, tăng tổng cầu. Từ đó, tăng cung nợ Chính
phủ dẫn đến lãi suất trái phiếu tăng. Cụ thể:
+ 1% của sự gia tăng thâm hụt tài khóa làm cho lãi suất đáo hạn của trái phiếu
dài hạn CP tăng 17 điểm cơ bản.
+ Một sự thâm hụt ban đầu hơn 2%GDP nâng tác động lên LS trái phiếu thêm
khoảng 14 điểm cơ bản cho mỗi %GDP thâm hụt.
10

×