Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Những giải pháp thúc đẩy thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt giai đoạn 2006 – 2010 của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.82 KB, 86 trang )

Lời mở đầu
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay,
Giao thông vận tải có vai trò quan trọng. Giao thông vận tải là động lực của phát
triển kinh tế, đem lại hiệu quả và sức sống cho hoạt động của toàn nền kinh tế.
Có thể nói, Giao thông vận tải chính là mạch máu của nền kinh tế. Giao thông
vận tải thông suốt giúp cho hàng hóa có thể luân chuyển thuận lợi và nhanh
chóng, rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi
được quy hoạch và sử dụng một cách hợp lý, Giao thông vận tải sẽ góp phần tạo
động lực thúc đẩy đời sống xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Giao
thông vận tải phục vụ cho nhu cầu vận chuyển đa dạng của đời sống kinh tế … .
Thật khó có thể hình dung được một nền kinh tế mà Giao thông vận tải không
được đầu tư một cách đúng mức sẽ phát triển như thế nào. Xuất phát từ vai trò
của Giao thông vận tải đối với nền kinh tế và giới hạn khả năng nghiên cứu của
bản thân, sinh viên thực tập xin được đi sâu tìm hiểu, trình bày đề tài :” Những
giải pháp thúc đẩy thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ
tầng Đường Sắt giai đoạn 2006 – 2010 của Tổng công ty Đường Sắt Việt
Nam”. Đề tài thuộc lĩnh vực vận tải Đường Sắt trong phạm vi hoạt động của
Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam – đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ thực
hiện khai thác, quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả tuyến Đường Sắt Quốc
Gia. Trong những nhiệm vụ đó, công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ
tầng giữ vai trò quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo cho hoạt động vận tải
Đường Sắt đạt được những mục tiêu đề ra.
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1 - Kết cấu hạ tầng Đường Sắt và kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo
trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt.
Chương 2 - Tình hình thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết
cấu hạ tầng của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam trong hai năm đầu của kế
hoạch 5 năm 2006 – 2010.
Chương 3 - Giải pháp đảm bảo thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo
trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt giai đoạn 2008 – 2010


Các số liệu sử dụng được lấy từ số liệu thu thập được của sinh viên trong
thời gian thực tập tại Ban cơ sở hạ tầng – Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam và
qua tham khảo các tài liệu liên quan. Sau đây là nội dung chi tiết đề tài.
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
Chương 1 - Kết cấu hạ tầng Đường Sắt và kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo
trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt
1.1 Kết cấu hạ tầng Đường Sắt và vai trò của kết cấu hạ tầng đối với
hoạt động vận tải Đường Sắt.
1.1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng Đường Sắt
Để làm rõ khái niệm kết cấu hạ tầng Đường Sắt cần hiểu rõ các khái niệm
liên quan là: Kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải và giao thông vận tải Đường
Sắt.
Kết cấu hạ tầng là gì ? Kết cấu hạ tầng là khái niệm chỉ kết cấu của một hệ
thống nền tảng – có chức năng làm cơ sở để thực hiện các quá trình công nghệ,
sản xuất và dịch vụ hay nói cách khác là toàn bộ các hoạt động , các lĩnh vực xã
hội. Nói đến kết cấu tức là nhắc đến các thành phần của đối tượng và mối quan
hệ giữa chúng trong tổng thể - ở đây là các thành phần tạo nền tảng cơ sở cho
các quá trình công nghệ, sản xuất và dịch vụ. Chúng ta thấy rõ vai trò quan trọng
cơ bản của kết cấu hạ tầng là tạo điều kiện cơ sở cho các hoạt động xã hội. Bên
cạnh đó, tương ứng với mỗi một lĩnh vực hoạt động có một hệ thống hạ tầng cơ
sở riêng phục vụ cho mình, vì vậy , tùy theo các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã
hội chúng ta sẽ có hệ thống kết cấu hạ tầng theo các lĩnh vực hoạt động khác
nhau, ví dụ như : kết cấu hạ tầng văn hóa, quân sự, giao thông, thông tin liên lạc,
năng lượng, … Các kết cấu thành phần này góp phần tạo nên kết cấu hạ tầng
quốc gia.
Giao thông vận tải : Giao thông vận tải (Sau đây viết tắt là GTVT) là một
ngành dịch vụ có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống kết cấu hạ tầng, là
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
huyết mạch của quốc gia, cầu nối các hoạt động kinh tế, xã hội của nền kinh tế
quốc dân. Theo từ điển Việt Nam, giao thông là việc đi lại từ nơi này đến nơi

khác của người và phương tiện chuyên chở. Vận tải là hoạt động chuyên chở
người, đồ vật trên quãng đường tương đối dài. Giao thông vận tải là lĩnh vực
hoạt động chuyên chở người , hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng các
phương tiện chuyên chở. Do vậy, giao thông vận tải là lĩnh vực có tính then chốt
và được ví như huyết mạch của nền kinh tế quốc dân. Giao thông vận tải mạnh
mẽ, trôi chảy là điều kiện cần cho một cơ thể kinh tế quốc dân khỏe mạnh tạo
điều kiện cho lưu thông hàng hóa giữa các vùng miền, đáp ứng nhu cầu đi lại của
người dân cũng như thúc đẩy phát triển các hoạt động văn hóa, du lịch. Hoạt
động giao thông vận tải đòi hỏi phải có các loại hình phương tiện chuyên chở và
hệ thống kết cấu hạ tầng cho các phương tiện hoạt động. Căn cứ vào loại hình
phương tiện chuyên chở chúng ta chia Giao thông vận tải thành các lĩnh vực vận
tải : Đường bộ - đường đi trên đất liền, dùng cho người đi bộ và các phương tiện
vận tải cơ giới ; Đường thủy – đi trên mặt nước sông, biển, kênh, hồ với phương
tiện là tàu thuyền ; Đường không – dùng cho máy bay và các phương tiện bay
trên khoảng không ; Đường sắt – đường làm bằng các thanh thép hoặc sắt có mặt
cắt hình chữ I ghép nối lại dùng cho xe lửa, xe điện, xe goòng chạy.
Như vậy, có thể hiểu Giao thông vận tải Đường Sắt là lĩnh vực chuyên chở
người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng tàu hỏa trên hệ thống đường sắt
với ưu thế cơ bản là vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng, ngoại khổ, ngoại cỡ
mà các phương tiện vận tải khác không đáp ứng được và vận tải hành khách
hành trình dài, số lượng lớn. Trong hệ thống giao thông vận tải quốc gia, vận tải
đường sắt chiếm một vị trí quan trọng. Tại các quốc gia phát triển, vận tải đường
sắt đảm nhận một khối lượng vận tải người và hàng hóa lớn trong tổng khối
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
lượng vận tải quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông đô thị và vận tải
đường dài khối lượng lớn. Ở nước ta, Đường Sắt có cũng vai trò quan trọng
trong hệ thống giao thông vận tải, tham gia vận tải hàng hóa quân trang hạng
nặng trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ tổ quốc và hiện nay đang giữ vai trò không
nhỏ trong lưu thông. Đặc biệt, trong thời gian tới, cùng với các dự án phát triển
mới, Đường Sắt Việt Nam sẽ ngày càng thể hiện vai trò của mình trong nền kinh

tế quốc dân.
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể đi đến khái niệm kết cấu hạ tầng
Đường Sắt :
Kết cấu hạ tầng Đường Sắt là một phần nằm trong kết cấu hạ tầng giao
thông vận tải, là hệ thống nền tảng gồm các công trình có tác dụng đảm bảo , duy
trì và phục vụ cho hoạt động vận tải Đường Sắt. Hiện nay, theo quy định của
ngành Đường Sắt Việt Nam , kết cấu hạ tầng Đường Sắt bao gồm các công trình
sau: Đường sắt (bao gồm đường chính tuyến, đường ga, đường nhánh), ghi, cầu
các loại (cầu đi riêng đường sắt, cầu đi chung đường sắt, đường bộ), cống, nhà
ga, sân, ke ga, kho hàng hóa, hành lý, đường ngang (điểm giao cắt giữa đường
sắt, đường bộ cùng mặt bằng có người gác và không có người gác) , thông tin
(thiết bị và đường truyền) để chỉ đạo chạy tàu, tín hiệu, biển báo chỉ dẫn chạy
tàu. Là một loại hình kết cấu hạ tầng có tác dụng đảm bảo cho hoạt động vận tải
Đường Sắt, kết cấu hạ tầng Đường Sắt có vai trò quan trọng không kém các loại
hình kết cấu hạ tầng vận tải khác và với nền kinh tế quốc dân. Vai trò đó sẽ được
làm rõ trong phần trình bày sau đây.
1.1.2. Vai trò của kết cấu hạ tầng Đường Sắt đối với hoạt động vận tải
Đường Sắt
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
Chúng ta đã biết vai trò của giao thông vận tải Đường Sắt nói riêng và vai
trò của giao thông vận tải nói chung. Vì vậy, để làm rõ vai trò của kết cấu hạ
tầng Đường Sắt , cần phải khẳng định vai trò của nó đối với hoạt động vận tải
Đường Sắt.
Đối với hoạt động vận tải Đường Sắt, kết cấu hạ tầng giữ vai trò quan
trọng vì nó là thành phần thiết yếu cho hoạt động vận tải. Hoạt động vận tải
Đường Sắt mang đặc thù về quá trình vận hành: đó là vận tải lớn trên Đường ray
và chỉ có thể vận hành đầu máy toa xe trên Đường Sắt. Cùng với đội ngũ đầu
máy, toa xe, đội ngũ cán bộ công nhân viên vận hành, kết cấu hạ tầng Đường Sắt
thiết lập nên mạng lưới Đường Sắt quốc gia, mọi tuyến Đường Sắt đều được xây
dựng trên cơ sở hệ thống Đường Sắt hiện có. Muốn có vận tải hành khách, bắt

buộc phải có đường ray, nhà ga, đầu máy toa xe … Trong đó, hệ thống kết cấu
hạ tầng là điều kiện thiết yếu cho hoạt động Đường Sắt.
Ngoài vai trò cơ bản và dễ thấy nhất là nhằm đảm bảo cho hoạt động vận
tải Đường Sắt được diễn ra như đã nêu trên, hệ thống cơ sở hạ tầng còn bao gồm
hệ thống thông tin tín hiệu, hàng nghìn đường ngang giao cắt với đường bộ trên
toàn tuyến, các cầu Đường Sắt, các phụ kiện Đường Sắt như ghi, đèn tín hiệu,
biển báo… nhằm đảm bảo duy trì mọi hoạt động vận tải trên tuyến an toàn,
nhanh chóng và phục vụ hoạt động tổ chức, hoạt động của Tổng công ty Đường
Sắt Việt Nam . Đây cũng là những thành phần quan trọng phục vụ chạy tàu .
Trong mối liên hệ với các kết cấu hạ tầng giao thông vận tải khác, kết cấu
hạ tầng Đường Sắt góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận
tải. Đặc biệt là đối với giao thông đường bộ - loại hình giao thông vận tải trên đất
liền có nhiều giao cắt với Đường Sắt – thì hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
còn tạo nên sự đồng bộ trong vận tải đất liền và đảm bảo mối liên hệ giữa hai
loại hình vận tải này cũng như đảm bảo an toàn vận tải cho cả hai loại hình giao
thông tại những nơi giao cắt. Ngoài ra, kết cấu hạ tầng Đường Sắt còn có vai trò
tạo nên sự gắn kết giữa vận tải Đường Sắt với các loại hình vận tải khác mà đặc
biệt là vận tải đường bộ. Ví dụ tiêu biểu là vai trò của hệ thồng nhà ga, bãi hàng
làm nhiệm vụ trung chuyển giữa hai loại hình vận tải này. Điều này có ý nghĩa
quan trọng trong việc thiết lập sự đồng bộ của hệ thống giao thông vận tải quốc
gia.
Tóm lại, vai trò của kết cấu hạ tầng Đường Sắt là không thể phủ nhận, có
thể nói, kết cấu hạ tầng Đường Sắt là thành phần quan trọng không thể thiếu của
vận tải Đường Sắt và nó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu .Vì lý do đó, công tác
quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt có một vị trí quan trọng , cơ
bản trong hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam .
1.1.3. Đặc điểm kết cấu hạ tầng Đường Sắt và những ảnh hưởng đối với
công tác quản lý và kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì của Tổng công ty Đường
Sắt Việt Nam.

Hoạt động vận tải Đường Sắt có những đặc thù nổi bật : vận tải trên
Đường Sắt , sử dụng đầu máy – toa xe vận hành , vận tải siêu trường, siêu trọng,
ngoại khổ, ngoại cỡ ,vận tải hành khách hành trình dài, số lượng lớn.
Vì vậy, kết cấu hạ tầng Đường Sắt cùng mang những đặc điểm riêng.
1.1.3.1 Đặc điểm của kết cấu hạ tầng Đường Sắt:
Đặc điểm cơ bản nhất là mục tiêu , nhiệm vụ của hệ thống kết cấu hạ tầng
Đường Sắt : nhằm phục vụ cho công tác vận hành chạy tàu, vận tải hành khách
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
và hàng hóa. Vì vậy, an toàn là tiêu chí hàng đầu trong xây dựng kết cấu hạ tầng
Đường Sắt.
Tiếp theo, dễ thấy nhất là sự phân bố của kết cấu hạ tầng Đường Sắt: trên
đất liền – tất cả các thành phần của kết cấu hạ tầng Đường Sắt đều được xây
dựng, cấu tạo trên đất liền. Điều này do khuôn khổ hoạt động của vận tải Đường
Sắt quy định , nó có nét tương đồng với hoạt động vận tải đường bộ. Tuy nhiên ,
khác biệt cơ bản chính là hệ thống đường vận hành làm từ các thanh sắt, thép
hình chữ I ghép lại của Đường Sắt. Do vậy, mặc dù cùng phân bố trên đất liền,
song so với hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, hệ thống kết cấu hạ tầng Đường
Sắt mang những đặc điểm riêng và rất phức tạp cho công tác quản lý, sửa chữa,
bảo trì. Đó là:
Tuyến Đường Sắt xây dựng bằng vật liệu đặc thù , trải dài trên những địa
hình đa dạng, phức tạp với gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý. Vì thế,
yêu cầu đặt ra là cần một lực lượng duy tu, bảo dưỡng lớn. Không những vậy,
tuyến Đường Sắt còn cần một khối lượng vật tư, thiết bị phụ kiện lớn kèm theo
với các yêu cầu tiêu chuẩn đặc thù. Đây là đặc điểm đòi hỏi cung ứng vật tư một
cách nghiêm ngặt và hiệu quả, đặc biệt là các vật tư đòi hỏi nhập ngoại.
Đi kèm theo tuyến Đường Sắt là hệ thống kiến trúc gồm nhà ga, bãi hàng,
trạm thông tin dọc theo toàn tuyến với số lượng và diện tích lớn nhằm mục đích
phục vụ trung chuyển hành khách và hàng hóa cũng như tác nghiệp vận tải. Hệ
thống nhà ga, bãi hàng này phục cho công tác quản lý chạy tàu và tổ chức vận
hành vận tải.

Dọc theo toàn tuyến, có rất nhiều điểm giao cắt giữa Đường Sắt với đường
bộ và các địa hình khác nhau. Do đó, kết cấu hạ tầng Đường Sắt còn bao gồm
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
một số lượng không nhỏ đường ngang, cống, hầm, cầu. Đó là một phần không
nhỏ trong kết cấu hạ tầng Đường Sắt tạo nên đặc điểm của nó.
Muốn thực hiện hoạt động vận tải Đường Sắt có hiệu quả, cần phải có hệ
thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt đủ mạnh, đảm bảo yêu cầu cho vận tải. Muốn
vậy, cần phải tổ chức quản lý kết cấu hạ tầng Đường Sắt – đó là nhiệm vụ của
công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt. Trong công tác
này, những đặc điểm trên có những ảnh hưởng nhất định.
1.1.3.2. Những ảnh hưởng đối với công tác quản lý và kế hoạch quản lý,
sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt :
Xuất phát từ những đặc điểm trên, công tác quản lý được chú trọng hàng
đầu mà quan trọng nhất là việc tổ chức bộ máy quản lý kết cấu hạ tầng một cách
hợp lý và hiệu quả. Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam phân công nhiệm vụ quản
lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt cho 14 công ty quản lý Đường
Sắt và 5 công ty thông tin tín hiệu đặt dưới sự điều hành trực tiếp của ban Cơ sở
hạ tầng (CSHT) thuộc Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam. Những khó khăn gặp
phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là :
Việc thay thế, sửa chữa, bảo trì tuyến Đường Sắt đòi hỏi cung ứng vật tư
theo đúng các yêu cầu tiêu chuẩn của tuyến Đường Sắt quốc gia bao gồm ray, tà
vẹt, bu lông, ghi,…
Quá trình thi công đòi hỏi đảm bảo các quy định về an toàn chạy tàu, về
thời gian thông tàu, tốc độ chạy tàu và các quy định về an toàn thi công. Do mục
tiêu hàng đầu là đảm bảo an toàn giao thông thông suốt nên các yêu cầu này
càng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt trong toàn ngành.
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
Do quy mô quản lý lớn, trải dài trên diện rộng nên công tác quản lý còn
gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là tại các điểm giao nhau với đường bộ, tình trang
đường ngang dân sinh gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý.

Hiện nay, nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ
tầng Đường Sắt nói riêng và các nhiệm vụ khác của Tổng công ty Đường Sắt
Việt Nam, công tác kế hoạch hóa đã và đang được thực hiện một cách triệt để và
hoàn thiện theo các quy chuẩn chung cho toàn Tổng công ty. ác quy trình chung,
thống nhất trong toàn tổng công ty với các quy định rất chặt chẽ và đảm bảo
khoa học đã được xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ. Trong đó có vai trò
quan trọng của ban cơ sỏ hạ tầng và các công ty thành viên. Đây là điều kiện cho
công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng Đường Sắt đạt được hiệu quả
như mong muốn.
Công tác kế hoạch hóa trong quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng
Đường Sắt tại Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam sẽ được trình bày cụ thể trong
phần trình bày tiếp sau đây.
1.2. Kế hoạch và hệ thống kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt Việt
Nam
1.2.1. Lý luận chung về kế hoạch và kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị
trường.
Lý luận chung bao gồm khái niệm về kế hoạch và kế hoạch hóa và vai trò
của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
1.2.1.1. Kế hoạch và kế hoạch hóa là gì?
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
Kế hoạch là một chuỗi các phương án được vạch ra từ trước một cách có
hệ thống về những công việc, hành động dự định làm trong một thời gian nhất
định, với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành; nhằm hướng tới việc đạt được
một hay một số mục tiêu nào đó đã được lựa chọn trên cơ sở cân nhắc các điều
kiện khách quan và chủ quan sẵn có quanh chủ thể.
Kế hoạch hóa là phương thức quản lý theo mục tiêu, làm cho đối tượng
quản lý phát triển một cách có kế hoạch, nằm trong dự tính và có sự điều chỉnh
cũng như thay đổi trong điều kiện cần thiết. Điều này có nghĩa là việc đề ra mục
tiêu và các phương án để đạt được mục tiêu đi kèm với việc tổ chức thực hiện
các phương án đó ở mức thống nhất cao nhằm hướng đến mục tiêu đã định. Như

vậy, dễ thấy kế hoạch hóa bao gồm các công tác: lập kế hoạch – bao gồm các
mục tiêu và giải pháp và công tác tổ chức thực hiện kế hoạch – bao gồm quản lý
thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch. Quá trình như
vậy đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện và đưa đến các kết quả theo hướng
các mục tiêu đề ra.
Tóm lại, kế hoạch và kế hoạch hóa giống như việc một con tàu biển có
mục tiêu là đi đến cực nam với công cụ là chiếc la bàn và việc người lái tàu đi
theo chiếc la bàn đó để đến đích. Quan trọng nhất đó chính là việc vạch ra kế
hoạch và phương án đúng đắn, hợp lý đến mục tiêu đã định. Có thể nói, kế hoạch
và kế hoạch hóa chính là cách thức hiệu quả nhất để đi đến mục tiêu đề ra. Vậy,
trong hoạt động kinh tế, cụ thể là với hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động
trong môi trường cạnh tranh của kinh tế thị trường , vai trò của kế hoạch là gì?
Và nó sẽ phải được thực hiện như thế nào?
1.2.1.2. Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kế hoạch cũng như công tác kế
hoạch hóa có vai trò quan trọng có ý nghĩa định hướng chiến lược đảm bảo hiệu
quả hoạt động cho doanh nghiệp.
Trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế ở nước ta, xuất phát từ sự nhầm lẫn và
những hạn chế lý luận về kế hoạch nên đã từng có quan điểm cho rằng khi
chuyển sang cơ chế mới thì kế hoạch đã không còn vai trò của nó nữa. Tuy
nhiên, thực tế đã chứng minh rằng, cái thay đổi ở đây không phải là thay thế kế
hoạch bằng một cái khác mà chính xác là thay đổi cách làm kế hoạch, thay đổi tư
duy làm kế hoạch ở nước ta, chuyển từ làm kế hoạch theo các chỉ tiêu pháp lệnh
sang một “kiểu” khác, “ kiểu” đó là gì ?
Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường mang màu sắc xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, trên tầm vĩ mô nó luôn thể hiện tính định hướng của nhà nước
nhằm hướng tới chủ nghĩa xã hội với nền tảng kinh tế phát triển và công bằng xã
hội đặt song song, tức là vận dụng các quy luật thị trường để điểu chỉnh hướng
phát triển cho cả nền kinh tế một cách đứng đắn nhất. Còn ở góc độ vi mô trong

từng doanh nghiệp thì nó lại thể hiện nhiều tính thị trường hơn. Các doanh
nghiệp, hoạt động trên thị trường nên việc nắm bắt các quy luật thị trường là rất
quan trọng và kế hoạch kinh doanh phải nhắm tới các mục tiêu thị trường của
doanh nghiệp, nó sẽ phải sát sao với tình hình của doanh nghiệp và thị trường,
mục tiêu của nó là doanh nghiệp và sự thỏa mãn thị trường.
Kế hoạch nói chung và kế hoạch kinh doanh nói riêng là rất cần thiết. Lý
do của sự cần thiết này là gì? Thứ nhất, chúng ta thấy rằng hoạt động của mọi
doanh nghiệp và mọi chủ thể có tri thức (kể cả từng cá nhân của xã hội) đều
mang tính mục tiêu – hành động có mục tiêu. Muốn đạt mục tiêu, tất nhiên phải
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
sử dụng những thứ mình đang có hay có thể có – chính là các nguồn lực. Vấn đề
là sử dụng chúng như thế nào, ra sao, khi nào, huy động bằng cách nào và gắn
kết như thế nào. Kế hoạch giúp chúng ta làm việc đó và trong doanh nghiệp, nó
cũng cần thiết như vậy. Thứ hai, có thể nói mỗi bản kế hoạch chính là một con
đường hướng tới mục tiêu đề ra, nó bao gồm cách thức, trình tự hành động với
thời gian, hoàn cảnh thực hiện nhất định trên cở sở những dự báo, dự tính phán
đoán và các phương án được cho là hiệu quả với hoàn cảnh trong và ngoài doanh
nghiệp. Nó đem đến cho nhà quản lý một cách làm chuyên nghiệp, hiệu quả,
giúp họ chủ động trong hành động và có khả năng ứng phó kịp thời với những
biến cố có thể phát sinh bất ngờ (cả trong dự tính và ngoài dự tính). Rõ ràng, nếu
không có những phương án được đề ra xuất phát từ quá trình tìm hiểu thị trường
và khả năng của mình, doanh nhiệp khó có thể hoạt động được một cách hiệu
quả trong một nền kinh tế đòi hỏi sức cạnh tranh và hiệu quả công việc cao nhất
có thể như nền kinh tế thị trường hiện nay. Có thể thấy rằng, trong các doanh
nghiệp nhỏ, khi mà quy mô hoạt động còn nhỏ và dễ tổ chức quản lý thì có thể
vai trò của bộ phận kế hoạch không được chú ý nhiều (tuy nhiên, có thể khẳng
định kế hoạch vẫn luôn tồn tại để các doanh nghiệp này tổ chức các hoạt động
sản xuất kinh doanh); nhưng tại các các doanh nghiệp lớn và quy mô thì việc tổ
chức phối hợp hoạt động là rất phức tạp, đòi hỏi một bộ phận chuyên trách và có
quy trình cụ thể trong tổ chức thực hiện kế hoạch hóa.Vì vậy, vai trò của kế

hoạch là rất quan trọng và nó trở thành một phần không thể tách rời của doanh
nghiệp - Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam là một doanh nghiệp như vậy.
Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất đối với công tác kế hoạch đó là phải xuất
phát từ yêu cầu cụ thể của thị trường và doanh nghiệp, phải hướng đến đạt được
kết quả đề ra theo đúng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Bất cứ tại đâu,
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
mọi hoạt động chuyên môn trong doanh nghiệp đều phải nhắm đến cái đích cao
nhất là hiệu quả thu được cho doanh nghiệp phải cao nhất. Nếu không, nó sẽ trở
thành vô nghĩa cản trở sự phát triển của doanh nghiệp và cần khắc phục ngay
thậm chí là loại bỏ. Kế hoạch cũng vậy, để phù hợp với hoàn cảnh doanh nghiệp
trong cạnh tranh của thị trường, thậm chí kế hoạch còn phải cắt bớt một số khâu
của nó, phải chấp nhận ghép với một nghiệp vụ khác của doanh nghiệp. Nhưng
quan trọng hơn cả, kế hoạch đã, đang và sẽ khẳng định được vai trò quan trọng
không thể thiếu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ mới, cái
khó nhất với nhà kế hoạch đó là phải làm kế hoạch như thế nào cho hiệu quả.
Với nhiệm vụ được nhà nước giao là tổ chức quản lý, khai thác có hiệu
quả tuyến Đường Sắt Thống Nhất và các tuyến Đường Sắt thành phần, Tổng
công ty Đường Sắt Việt Nam xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác
kế hoạch hóa tại doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống kế hoạch hóa của Tổng công ty
được coi là một phần quan trọng trong bộ máy hoạt động của Tổng công ty . Sau
đây là một vài nét về hệ thống kế hoạch tại Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam.
1.2.2. Hệ thống kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam
1.2.2.1 Những nét chính về Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam
Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam (ĐSVN) là tổng công ty Nhà nước
hoạt động kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác, bảo trì hệ thống
kết cấu hạ tầng Đường Sắt do nhà nước giao, có tư cách pháp nhân, có các quyền
và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh
doanh trong phạm vị số vốn do Tổng công ty quản lý; có con dấu, có tài sản và
các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và tại các ngân hàng
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B

trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật, được tổ chức và hoạt động
theo Điều lệ Tổng công ty.
Tổng công ty được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 91. Sơ đồ tổ chức
chung như sau:
Các cơ quan then chốt của Tổng công ty bao gồm:
Hội đồng quản trị: Là cơ quan có quyền lực cao nhất của tổng công ty,
chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ và pháp luật về sự phát triển của
tổng công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan xem xét các vấn đề do tổng giám đốc
đề nghị, trình duyệt nhà nước các kế hoạch đầu tư và các dự án lớn, phân cấp
quản lý, quản lý tài chính và đưa ra các quyết định nhân sự,…
Hội đồng quản trị có 2 ban trợ giúp là :
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
TỔNG CÔNG TY
ĐSVN
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Các đơn vị
thành viên
Tập thể người
lao động
-Ban kiểm soát
-Ban nghiệp vụ
Bộ máy giúp
việc
- Ban nghiệp vụ : thực hiện chức năng tổng hợp phục vụ hoạt động của hội
đồng quản trị.
- Ban kiểm soát : thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động điều
hành công ty của tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên về
các nội dung tài chính tài vụ, pháp luật, điều lệ, quyết định, nghị quyết, báo cáo
định kỳ hoặc bất thường theo yêu cầu của hội đồng quản trị.

Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc:
Tổng giám đốc (TGĐ) là đại diện phấp nhân , có quyền điều hành cao nhất
và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, thủ tướng và pháp luật và việc điều
hành. Tổng giám đốc Tổng công ty do thủ tướng chính phủ bổ nhiệm, hiện nay là
ông Nguyễn Hữu Bằng. Giúp việc cho tổng giám đốc là : các phó tổng giám đốc
và các Ban, văn phòng tổng công ty.
Các Ban chức năng – bộ máy giúp việc: có nhiệm vụ hỗ trợ công tác quản
lý cho tổng giám đốc ở các mảng khác nhau được quy định trong điều lệ tổ chức
và hoạt động của tổng công ty, gồm có các ban : Ban kế hoạch, ban dự án chiến
lược, ban quản lý đầu tư và xây đựng, ban tổ chức cán bộ lao động, ban tài chính
kế toán, ban thanh tra chuyên ngành, ban kinh doanh tiếp thị,….
1.2.2.2. Hệ thống kế hoạch hiện hành tại Tổng công ty Đường Sắt Việt
Nam
Trên cở sở nguyên tắc phân cấp, phân quyền triệt để, hạn chế đầu mối và
tăng quyền chủ động cho các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty , đồng thời, theo
các tiêu chí phân loại khác nhau, hệ thống kế hoạch hiện hành của Tổng công ty
Đường Sắt Việt Nam gồm có:
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
1.2.2.2.a. Xét theo phạm vi
Hệ thống kế hoạch của Tổng công ty gồm các cấp kế hoạch:
Kế hoạch cấp tổng công ty gồm kế hoạch tổng hợp hàng năm của Tổng
công ty, kế hoạch của các ban chuyên trách. Kế hoạch này có phạm vi hiệu lực
trong toàn công ty và mang tính tổng hợp. Kế hoạch chung của Tổng công ty là
kế hoạch được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các kế hoạch thành phần và mang
tính khái quát cao. Các kế hoạch của các ban được xây dựng trên cơ sở phân
công nhiệm vụ và tổng hợp các kế hoạch của các đơn vị thành viên.
Kế hoạch của các đơn vị thành viên : Sau khi thực hiện tiếp nhận kế hoạch
từ trên xuống, các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch của mình trong đó đảm
bảo các nhiệm vụ Tổng công ty phân bổ.
1.2.2.2.b. Xét theo nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam, các kế hoạch
thành phần được xây dựng trên cơ sở các hoạt động của Tổng công ty và do các
ban phụ trách gồm có các kế hoạch sau:
Kế hoạch vận tải : xây dựng các mục tiêu và biện pháp quản lý, tổ chức
hoạt động vận tải Đường Sắt trên cơ sở hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt sẵn
có. Kế hoạch vận tải gồm các phần chủ yếu như kế hoạch vận tải hành khách,
hàng hóa , kế hoạch vận hành đầu máy toa xe, kế hoạch doanh thu từ hoạt động
vận tải… Hiện nay, kế hoạch vận tải do ban vận tải – Tổng công ty Đường Sắt
Việt Nam phụ trách phối hợp cùng các công ty vận tải thực hiện.
Kế hoạch quản lý, sửa chữa và bảo trì cơ sở hạ tầng: thực hiện nhiệm vụ
kế hoạch trong quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và do ban cơ sở hạ tầng và các
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
công ty quản lý Đường Sắt, các công ty thông tin tín hiệu đảm nhận xây dựng, tổ
chức thực hiện. Kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì cơ sở hạ tầng sẽ được nói
đến chi tiết tại mục sau.
Kế hoạch hoạt động công nghiệp : Bao gồm các hoạt động sản xuất công
nghiệp mà cơ bản là hoạt động chế tạo, sửa chữa đầu máy toa xe và cấu kiện
Đường Sắt .
Ngoài ra, trong hệ thống kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam
còn có các kế hoạch khác : Kế hoạch xây lắp; Kế hoạch khối dịch vụ, du lịch, vật
tư; Kế hoạch tổ chức và cơ chế quản lý; Kế hoạch khoa học công nghệ và hợp
tác quốc tế ; Kế hoạch lao động, việc làm, đời sống và chính sách xã hội và Kế
hoạch y tế ,trường học.
Trong đó, kế hoạch vận tải, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ
tầng, kế hoạch công nghiệp, xây lắp có vai trò quan trọng và cơ bản nhất.
1.2.2.2.c. Xét theo thời gian
Theo thời gian, có các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Đầu tiên, phổ biến
và thường xuyên nhất đó là kế hoạch hàng năm.
Kế hoạch hàng năm: được xây dựng cho các mảng hoạt động và theo từng
năm. Thông thường, kế hoạch hàng năm được xây dựng và hoàn thành, nộp cấp

có thẩm quyền phê duyệt là vào thời gian từ tháng 5 cho tới tháng 6 hàng năm.
Kế hoạch hàng năm có tính thường xuyên và giữ vai trò trong quản lý, điều hành
các hoạt động của toàn Tổng công ty.
Bên cạnh kế hoạch hàng năm, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam tổ chức
xây dựng kế hoạch dài hạn. Các kế hoạch dài hạn đã được xây dựng như : kế
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
hoạch phát triển 5 năm 2001 – 2005 và 2006 – 2010; quy hoạch phát triển ngành
Đường Sắt tầm nhìn 2020, chương trình hành động trong giai đoạn 2008 – 2020

Hệ thống kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam được xây dựng
một cách đồng bộ và toàn diện trên các phương diện phạm vi, thời hạn, hoạt
động. Có thể nói, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam có một hệ thống kế hoạch
hóa toàn diện , triệt để và đấy đủ mọi chức năng của công tác kế hoạch . Điều đó
xuất phát từ quan điểm , nhận thức của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam về vai
trò của kế hoạch và công tác kế hoạch hóa với chính bản thân Tổng công ty.
1.2.2.3. Vai trò của kế hoạch đối với hoạt động của Tổng công ty Đường
Sắt Việt Nam
Trước hết, nhắc đến vai trò của kế hoạch là nói đến chức năng định hướng
của nó. Đây là điều đã được khẳng định. Bên cạnh vai trò định hướng trong hành
động, kế hoạch còn thể hiện vai trò thông qua phương thức tổ chức kế hoạch hóa
đã được làm rõ ở trên. Với Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam trong việc áp
dụng kế hoạch hóa vào tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đó cũng
không phải là một ngoại lệ.
Là một Tổng công ty Nhà nước hoạt động kinh doanh và thực hiện quản
lý, khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt do Nhà nước giao theo
quyết định 34/2003/QĐ-TTg; là đầu mối giao kế hoạch của Chính phủ , Tổng
công ty tổ chức bộ máy để quản lý và điều hành mọi mặt hoạt động của Tổng
công ty theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt
Nam, ban hành kèm theo quyết định số 216/2003/QĐ-TTg ngày 27/10/2003,
trong đó, công tác Kế hoạch và Đầu tư giữ vai trò chủ đạo và được quản lý thông

Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
nhất trong toàn Tổng công ty. Hàng năm, thông qua các kế hoạch của mình và
cân đối với các đơn vị thành viên, Tổng công ty tổ chức ký cam kết thực hiện kế
hoạch kèm theo những quy định trách nhiệm liên quan với từng đơn vị thành
viên và thực hiện giám sát, tổ chức thực hiện kế hoạch theo hệ thống kế hoạch
của mình. Các ban phụ trách của Tổng công ty có trách nhiệm tổ chức giám sát
và thực hiện kế hoạch theo từng mảng nội dung do mình quản lý. Nhờ đó đảm
bảo hoạt động của Tổng công ty một cách trơn tru và hiệu quả.
Kế hoạch hóa đảm bảo cân đối các hành động của các đơn vị thành viên
theo mục tiêu chung của toàn Tổng công ty và tổ chức hành động nhất quán theo
hướng đi đề ra.
Kế hoạch hóa góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả trong hoạt động,
làm cho các hoạt động trong phạm vi của Tổng công ty đi đến thống nhất và
không có hành động nào thiếu hoặc thừa đối với mục tiêu chung.
Thông qua công tác kế hoạch hóa, Tổng công ty có thể tổ chức nắm bắt và
quản lý các đơn vị thành viên mà không gây ra sự gò ép và cứng nhắc trong hành
động, đúng với nguyên tắc chung trong xây dựng kế hoạch của Tổng công ty
Đường Sắt Việt Nam .
Những điểm trên đã khẳng định vai trò và tác dụng của kế hoạch và thực
hiện quản lý theo phương thức kế hoạch hóa đối với Tổng công ty Đường Sắt
Việt Nam là rất được chú trọng và thống nhất trong hành động ở mức cao.
1.3. Kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt
1.3.1. Các nội dung quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
K hoch qun lý, sa cha, bo trỡ kt cu h tng cú nhim v xỏc nh
mc tiờu, bin phỏp v t chc thc hin cỏc nhim v v kt cu h tng ng
St. Nú tng ng vi cỏc ni dung ca qun lý kt cu h tng ng St. C
th :
1.3.1.1. Cỏc ni dung ca qun lý, sa cha, bo trỡ kt cu h tng
Quản lý, bảo trì, sửa chữa kt cu h tng đờng sắt (cầu, đờng, TTTH, kiến

trúc...) là quá trình thay thế, sửa chữa các loại kết cấu của kết cấu hạ tầng nhằm đáp
ứng tăng trởng của vận tải, đảm bảo an toàn, nâng cao tốc độ chạy tàu để rút ngắn
hành trình chạy tàu. Các nhiệm vụ chủ yếu nh sau:
- Đờng, ghi: Thay thế các loại tà vẹt không đáp ứng yêu cầu về kĩ thuật bằng
các loại tà vẹt bê tông dự ứng lực, liên kết đàn hồi; Đảm bảo an toàn trên các điểm
giao cắt đờng sắt và đờng bộ; Xử lý nền đờng yếu, cải tạo một số đờng cong có bán
kính nhỏ; Thay các loại ghi có tốc độ chạy tàu cao.
- Cầu, hầm: Sửa chữa gia cố các hầm bị phong hoá; Thay thế các cầu dầm
yếu, dầm tạm, mở khẩu độ thoát nớc cầu cống;
- Nhà ga, bãi hàng: Sửa chữa nâng cấp các nhà ga để phục vụ cho hành
khách. Ưu tiên các nhà ga ở các khu vực thành phố, tỉnh lỵ, khu đô thị; Sửa chữa,
nâng cấp bãi hàng. Ưu tiên những nới có chân hàng lớn ổn định nhằm tạo điều
kiện tốt nhất về CSHT cho chủ hàng
- Thông tin tín hiệu:
+Thông tin: Thay thế dần đờng dây trần bằng cáp quang; Sử dụng công nghệ
thông tin, bán vé điện toán có hiệu quả trên mạng thông tin của ngành đờng sắt;
Thay thế sử dụng các loại tổng đài nhân công, cơ khí bằng tổng đài điện tử kĩ thuật
số;
Sinh viờn : on Trng Giang K hoch 46B
+ Tín hiệu: Giám sát đoàn tàu mặt đất.... ;Ghi điện khí tập trung, tín hiệu
đèn màu; Thay thế phơng pháp đóng đờng thẻ đờng bằng phơng pháp đóng đờng
bán tự động tiến tới tự động đóng đờng trên một số khu đoạn.
1.3.1.2. Cỏc ni dung ca k hoch qun lý, sa cha, bo trỡ kt cu h
tng
K hoch qun lý, sa cha, bo trỡ kt cu h tng do ban C s h tng
thuc c quan Tng cụng ty ng St Vit Nam ph trỏch vi mc tiờu l gi
vng an ton v tc chy tu . Cỏc ni dung trong k hoch bao gm:
K hoch sa cha thng xuyờn nh k : gii quyt nhng h hng nh
do tỏc ng ca phng tin vn ti ng St v thiờn nhiờn gõy ra nh hng
n kh nng khai thỏc ca cụng trỡnh.

K hoch sa cha khn cp, khc phc bóo l : l cỏc ni dung thc hin
mang tớnh khn cp, phỏt sinh v tỡnh hỡnh an ton chy tu thuc phm vi kt
cu h tng ng St.
K hoch cỏc cụng trỡnh sa cha ln : hin nay, cỏc cụng trỡnh sa cha
ln v cỏc cụng trỡnh u t xõy dng kt cu h tng thuc hng mc sa cha
ln do Ban C s h tng cựng cỏc n v qun lý ng St v thụng tin tớn
hiu thc hin.
D toỏn ngõn sỏch nh nc ngun s nghip kinh t cho qun lý, bo trỡ,
sa cha kt cu h tng ng St : Ban c s h tng ph trỏch lp bỏo cỏo
nh k v vn ngõn sỏch s nghip v thuyt minh d toỏn vn trỡnh tng cụng
ty v chớnh ph ( cc ng St B giao thụng Vn ti ) phờ duyt.
1.3.2. Vai trũ ca k hoch qun lý, sa cha, bo trỡ kt cu h tng trong
h thng k hoch ca Tng cụng ty ng St Vit Nam
Sinh viờn : on Trng Giang K hoch 46B
Như trên đã trình bày, quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng là một
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty
Đường Sắt Việt Nam; vì vậy, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng
có một vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và
trong hệ thống kế hoạch nói riêng. Điều này thể hiện rõ qua quy mô hoạt động
quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt và qua mối quan hệ của kế
hoạch này với các kế hoạch thành phần khác.
Về quy mô, có thể nói hoạt động quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng
Đường Sắt có quy mô rất lớn trong Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam. Do hệ
thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt là một hệ thống có quy mô rất lớn cả về khối
lượng, số lượng cũng như các yêu cầu về chất lượng phức tạp, vì thế, công tác
quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng cần một quy mô lớn, khối lượng công
việc nhiều và tổ chức chặt chẽ. Hàng năm, chi phí phục vụ cho hoạt động này
chiếm một phần đáng kể trong chí phí hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt
Việt Nam và đảm bảo duy trì chạy tàu tạo doanh thu. Trong khi hoạt động vận
tải là đầu ra chính tạo nên doanh thu cho Tổng công ty thì hoạt động quản lý, sửa

chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng là đầu vào chủ yếu, tạo nên phần lớn chi phí hoạt
động. Do đó, có thể khẳng định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công
ty Đường Sắt Việt Nam đặt lên hàng đầu công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết
cấu hạ tầng và kế hoạch này cũng được đặt lên hàng đầu như vậy.
Trong mối quan hệ với các kế hoạch thành phần khác, kế hoạch quản lý,
sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng có mối quan hệ tương hỗ trong tổng thể kế
hoạch chung của toàn Tổng công ty, có quan hệ qua lại chặt chẽ, qua lại với các
kế hoạch nội dung hoạt động khác. Chẳng hạn xuất phát từ mục tiêu về vận tải,
ban vận tải tiến hành xây dựng kế hoạch vận tải, từ đó, kế hoạch quản lý, sửa
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng được xây dựng có xét đến kế hoạch vận tải như số
lượng chuyến tàu, tốc độ chạy tàu, an toàn chạy tàu …tức là, chuyên viên kế
hoạch xác định những mục tiêu cần đạt của kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo cho
vận tải Đường Sắt hoạt động đạt mục tiêu. Cũng trên cơ sở đó mà các kế hoạch
khác được xây dựng. Hoặc trong mục tiêu chung của toàn Tổng công ty được đề
ra trong kế hoạch của Tổng công ty, các kế hoạch thành phần được xây dựng để
nhằm cùng đưa đến kết quả là mục tiêu đó.
Bên cạnh đó, trong mối quan hệ với các kế hoạch khác, kế hoạch quản lý,
sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng còn tạo nên căn cứ cho kế hoạch của các đơn vị
thành viên Tổng công ty mà rõ rệt nhất là ở các công ty quản lý Đường Sắt và
các công ty thông tin tín hiệu (TTTH). Các công ty này dựa trên kế hoạch về
quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng để xây dựng kế hoạch của mình.
Tóm lại, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng có một vai trò
quan trọng và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các kế hoạch khác trong hệ
thống kế hoạch hóa của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam. Vậy kế hoạch quản
lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt được xây dựng theo quy trình
như thế nào? được tổ chức thực hiện ra sao? Câu trả lời nằm ở phần trình bày
tiếp sau đây.
1.3.3. Quy trình lập và triển khai kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết
cấu hạ tầng

( Thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 2000 – 2001 )
Bao gồm quy trình lập kế hoạch và triển khai kế hoạch.
1.3.3.1. Quy trình lập kế hoạch
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B
Về cơ bản, quy trình lập kế hoạch của tổng công ty Đường Sắt Việt Nam
gồm có 4 nội dung chính:
Lập chỉ thị - hướng dẫn lập kế hoạch: Sau khi tiếp nhận chỉ đạo từ phía
nhà nước, chuyên viên kế hoạch thực hiện soạn thảo kế hoạch lần đầu trình tổng
giám đốc . Kế hoạch này dựa trên kế hoạch vốn sự nghiệp kinh tế Đường Sắt do
bộ GTVT giao. Thời gian thực hiện với kế hoạch hàng năm là tháng 5.
Lập kế hoạch: đây là bước thể hiện vai trò của các công ty quản lý cơ sở
hạ tầng. Căn cứ nột dung của chỉ thị và khối lượng công trình do tổng công ty
giao, căn cứ các định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình quản lý, khai thác công
trình Đường Sắt và giá cả cụ thể để lập kế hoạch trình tổng giám đốc. Thời gian
thực hiện là tháng 5,6 hàng năm với kế hoạch hàng năm và 2/3 thời hạn của các
kế hoạch dài hạn khác.
Tổng hợp kế hoạch của các đơn vị : Chuyên viên kế hoạch căn cứ vào kế
hoạch của các công ty quản lý cơ sở hạ tầng và tổng hợp thành kế hoạch của
tổng công ty. Với kế hoạch hàng năm, thời gian thực hiện là tháng 6 hàng năm
hoặc giữa kỳ với kế hoạch 5 năm.
Thẩm tra và trình tổng giám đốc: Các phòng nghiệp vụ, kỹ thuật của Ban,
các chuyên viên các ban nghiệp vụ của Tổng công ty ( gồm kế hoạch đầu tư, tài
chính kế toán, tổ chức lao động,…) dưới chủ trì của phó Tổng giám đốc phụ
trách thẩm tra bản kế hoạch do phòng kế hoạch đã tổng hợp từ các công ty quản
lý cơ sở hạ tầng. Theo ý kiến thẩm tra của hội đồng, chuyên viên kế hoạch tiến
hành chỉnh sửa và lập tờ trình để trưởng Ban ký trình tổng giám đốc và bộ giao
thông phê duyệt. Thời gian thực hiện là tháng 6 hàng năm và giữa kỳ kế hoạch
dài hạn.
Sinh viên : Đoàn Trường Giang Kế hoạch 46B

×