Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nguồn gốc tên gọi một số axit cacboxylic pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.88 KB, 5 trang )


Nguồn gốc tên gọi một số axit cacboxylic
Hỏi/Đáp | Võ Ngọc Bình | Tháng Mười Hai 6, 2010
at 14:05

Các axit cacboxylic đều có tên
hệ thống theo danh pháp thay thế của IUPAC. Bên
cạnh đó, nhiều axit cacboxylic có tên thông thường
vẫn được IUPAC lưu dùng. Sau đây là nguồn gốc tên
thông thường của một số axit cacboxylic thông dụng.
+ Axit fomic HCOOH: Axit này được S.Fischer và
J.Wray nêu lên từ năm 1670, nhưng đến năm 1749
A.S.Maggrat điều chế được ở trạng thái tương đối
nguyên chất bằng cách chưng cất loài kiến đỏ có tên
là fomica rufa. Chính từ đó, vào năm 1971, người ta
đặt tên nó là axit fomic.
+ Axit axetic CH
3
COOH: Đã từ rất lâu người ta biết
axit này có trong vang bị chua. Khoảng năm 1700,
Stahl điều chế được axit axetic đậm đặc. Tên Latinh
của CH
3
COOH là acidum acetium, có nghĩa là axit
của vang chua (acere: chua).
+ Axit propionic CH
3
CH
2
COOH: Đây là axit đầu tiên
được tìm thấy trong chất béo. Tên gọi của “axit


propionic” xuất phát từ tiếng Hy Lạp protôs là lần
đầu tiên và piôn là chất béo.
+ Axit butiric CH
3
(CH
2
)
2
COOH: Axit này tồn tại ở
dạng este với glixerol (gọi là butirin) có trong bơ làm
từ sữa bò; nó có mùi bơ ôi. Tên gọi axit butiric xuất
phát từ tiếng Latinh butyrum có nghĩa là bơ.
+ Axit valeric CH
3
(CH
2
)
3
COOH: Axit valeric tồn tại
ở dạng tự do hoặc este trong rễ cây valeriana
offcinalis (cây nữ lang). Vì thế, năm 1838 người ta
đặt tên nó là axit valerianic, sau đó năm 1852 đổi
thành axit valeric.
+ Axit lauric CH
3
[CH
2
]
10
COOH: Vào năm 1857,

người ta lấy được axit này từ quả cây Laurus nobilis
(nguyệt quế). Từ đó có tên lauric và ancol tương ứng
CH
3
[CH
2
]
10
CH
2
OH là ancol laurylic.
+ Axit stearic CH
3
[CH
2
]
16
COOH: phần lớn các chất
dầu và mỡ động – thực vật đều chứa glyxêrit của axit
này (gọi là stearin). Tên gọi stearin có từ năm 1817,
xuất phát từ tiếng Hy Lạp stear có nghĩa là mỡ hay
chất béo đặc. Axit xuất phát từ stearin được gọi là
axit stearic.
+ Axit oleic CH
3
[CH
2
]
7
CH=CH[CH

2
]
7
COOH: Axit
này là một dạng chất lỏng dạng dầu, nó tồn tại ở dạng
glixerit trong nhiều loại dầu thực vật như dầu oliu,
dầu hạnh nhân, dầu cá voi… Các tên gọi olein và axit
oleic xuất phát từ tiếng Latinh oleum có nghĩa là dầu.
+ Axit linoleic:
(CH
3
[CH
2
]
4
[CH=CHCH
2
]
2
[CH
2
]
6
COOH): Axit
không no này có trong dầu lanh (linseed) và một số
dầu khác ở dạng glixerit. Vào năm 1857 người ta đặt
tên cho axit này là axit linoleic, xuất phát từ tiếng
Latinh lin(um) có nghĩa là cây lanh và oleum có
nghĩa là dầu.
* Axít trong chế biến thực phẩm

 Axít axêtic hay axít êtanoic: (E260) tìm thấy
trong giấm và nước sốt cà chua
 Axít ađipic: (E355)
 Axít alginic: (E400)
 Axít benzoic: (E210)
 Axít boric: (E284)
 Axít ascoócbic (vitamin C): (E300) tìm thấy
trong các loại quả.
 Axít xitric: (E330) tìm thấy trong quả các loại
cam chanh.
 Axít carbonic: (E290) tìm thấy trong các nước
uống cacbonat hóa nhẹ.
 Axít cacminic: (E120)
 Axít xyclamic: (E952)
 Axít erythorbic: (E315)
 Axít erythorbin: (E317)
 Axít foócmic: (E236)
 Axít fumaric: (E297)
 Axít gluconic: (E574)
 Axít glutamic: (E620)
 Axít guanylic: (E626)
 Axít clohiđric: (E507)
 Axít inosinic: (E630)
 Axít lactic: (E270) tìm thấy trong các sản phẩm
sữa như yoghurt và sữa chua.
 Axít malic: (E296)
 Axít metatartaric: (E353)
 Axít nicôtinic: (E375)
 Axít ôxalic: tìm thấy trong rau bina và đại hoàng.
 Axít pectic: tìm thấy trong một số loại quả và

rau.
 Axít phốtphoric: (E338)
 Axít prôpionic: (E280)
 Axít soócbic: (E200) tìm thấy trong đồ uống và
thực phẩm.
 Axít stêaric: (E570), một loại axít béo.
 Axít sucxinic: (E363)
 Axít sulfuric: (E513)
 Axít tannic: tìm thấy trong chè
 Axít tartaric: (E334) tìm thấy trong nho

×