Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lỗ hổng Ozone đã được hình thành như thế nào? pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.53 KB, 5 trang )

Lỗ hổng Ozone đã được hình thành như thế nào?
27/6/2010

Lỗ hổng Ozone đã được phát hiện năm 1985 bởi
các nhà khoa học người Anh. Kể từ đó, các chất
hóa học có hại trong máy lạnh (điều hòa nhiệt
độ), tủ lạnh, bình cứu hỏa … đã nhanh chóng
được loài người thay thế bằng các chất khác để
bảo vệ tầng Ozone.

Như bạn đã biết, Ozone là khí không màu và rất
dễ phản ứng với các chất khác (do có 3 nguyên
tử Oxy nên khả năng Oxy hóa rất cao). Ozone có
khả năng làm sạch không khí nhưng nếu có quá
nhiều Ozone sẽ gây hại đối với con người. Tuy
vậy, ở tầng bình lưu thì Ozone là một trong
những thành phần quan trọng (Tầng bình lưu là
tầng không khí thứ hai, nằm khoảng từ 17km –
50km cao so với mực nước biển). Nó giúp cho
tầng bình lưu ngăn cản các tia cực tím có hại cho
cơ thể con người và động vật. Các quan sát về
lượng Ozone trong không khí cho thấy bắt đầu
từ năm 1970, lượng Ozone trong không khí
giảm đáng kể vào mùa xuân ở các cực. Các nhà
khoa học đã tìm ra nguyên nhân gây ra sự sụt
giảm này : do các nguyên tử Chlor (Cl) nằm
trong khí CFC (được sử dụng trong điều hòa
nhiệt độ, tủ lạnh và cả các bình xịt thông dụng).
Khi được thải ra không khí, CFC bay lơ lửng
trong tầng bình lưu và ở lại đây rất lâu. Do ánh
nắng mặt trời cung cấp nhiệt và khả năng Oxy


hóa cao của Ozone, Chlor trong CFC bị oxy hóa
làm giảm đi đáng kể lượng Ozone (lúc này biến
thành Oxy và không có tác dụng ngăn cản tia
cực tím UV).
Tia cực tím thoát qua các lỗ hổng Ozone có khả
năng gây ung thư da đối với con người. Do vậy,
bắt đầu từ năm 1989, CFC đã bị cấm sử dụng
trên toàn thế giới. Sau khi lệnh cấm được thực
thi, các nhà khoa học đã thấy sự phá hủy Ozone
giảm đi rõ rệt trong thập niên 1990 và sau này.
Mưa acid đã được tạo ra như thế nào?
27/6/2010
Môi trường Thiên nhiên

Nhỏ

To

Bắt đầu từ thời kỳ công nghiệp phát triển, tượng
đá ở các thành phố lớn đang có nguy cơ bị bào
mòn nhanh hơn mức bình thường rất nhiều. Nói
không ngoa, có thể một lúc nào đó bạn sẽ thắc
mắc tại sao tượng của một nhân vật nổi tiếng ở
một thành phố bạn đang đi du lịch lại có cái mũi
nhỏ một cách dị thường. Tất cả chỉ tại mưa acid.

Khi không khí còn chưa ô nhiễm thì mưa trong
tự nhiên đã hơi bị acid hóa do CO2 trong không
khí hòa lẫn với nước tạo ra Acid Carbonic. Tuy
vậy, mưa acid thì chứa nhiều loại acid mạnh hơn

rất nhiều (ví dụ như Acid Nitric và Acid
Sulfuric). Lượng acid trong mưa acid cũng nhiều
gấp 10 tới 100 lần lượng acid trong mưa tự
nhiên không bị ô nhiễm.
Mưa acid tạo ra bởi việc đốt các nguồn năng
lượng tự nhiên như dầu, than… Các nguồn năng
lượng này được tạo ra từ hóa thạch của động
thực vật, do vậy ngoài Cacbon và Hydro ra,
chúng còn chứa nhiều các nguyên tố khác như
Lưu huỳnh (S) và Nitrogen (N). Khi đốt, các
nguyên tố này kết hợp với oxy để tạo thành các
oxide và sau đó kết hợp với nước mưa để tạo ra
acid.
Mưa acid không đơn giản chỉ làm các công trình
kiến trúc bị bào mòn nhanh hơn mà nó còn ảnh
hưởng lớn tới quá trình tồn tại và phát triển của
các loài động thực vật. Côn trùng nhỏ và cá khi
gặp mưa acid đều rất khó khăn để thích nghi và
tồn tại. Cây cối ngoài việc bị ảnh hưởng trực tiếp
bởi acid còn bị ảnh hưởng gián tiếp khi mưa
acid bào mòn đất xung quanh và dẫn tới việc cây
cối không đủ dinh dưỡng để tồn tại nữa.

×