Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.5 KB, 40 trang )

CHÍ
N

N
H SÁ
C
C
H TỶ
G
V
À
GVH
D

Võ Duy Mi
n
G
IÁ H

À
MẬU D
D
: TS Nguy

N
H
n
h / Âu Hải
K

I ĐOÁI


ỊCH C
H

n Khắc
Q

H
ÓM 5

K
hắc Nguyê

CỦA
T
H
ÂU
Á

Q
uốc Bảo
n / Võ Tuấ
n
T
RUNG
n

QUỐC
1
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á


Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ
MẬU DỊCH CHÂU Á
Tóm tắt:
Bài nghiên cứu chỉ ra kinh nghiệm rằng Cán cân thương mại của Trung Quốc
rất nhạy cảm với sự thay đổi tỷ giá hối đoái thực của đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên,
căn cứ theo mức độ thặng dư thương mại hiện tại thì chính sách Tỷ giá hối đoái, một
mình nó, sẽ không thể nào giải quyết được sự mất cân bằng này. Sự giảm sút trong
thặng dự
thương mại được giới hạn vì nhập khẩu Trung Quốc không tương ứng với sự
tăng giá Tỷ giá hối đoái. Thực tế, nó có xu hướng giảm xuống thay vì tăng lên.
Bằng việc ước lượng hàm nhập khẩu song phương của Trung Quốc và đối tác
thương mại chính của Trung Quốc, tác giả nhận thấy rằng những phản ứng của nhập
khẩu đối với s
ự tăng giá của Tỷ giá hối đoái được ghi nhận chủ yếu ở các quốc gia
Đông Nam Á còn những quốc gia khác thì không. Đây có thể là do hệ quả trực tiếp
của việc “hội nhập theo chiều dọc” ở các nước Châu Á như là mộtphần lớn của nhập
khẩuTrung Quốc từ các quốc gia Đông Nam Á là để phục vụ cho việc tái xuất khẩu.
Tác giả cũng nhậ
n thấy rằng xuất khẩu từ các nước Châu Á phản ứng nghịch biến với
sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ, những điểm này chỉ ra sự phụ thuộc của xuất khẩu
các nước này vào Trung Quốc.
1. GIỚI THIỆU
Thị phần của Trung Quốc trong thương mại thế giới đã tăng rất nhanh trong
những năm qua. Trên thực tế, Trung Quốc đ
ã là một trong những nhà xuất khẩu lớn
nhất thế giới, cùng với Đức và Mỹ.
Cán cân thương mại của Trung Quốc hầu như cân bằng cho đến thời gian gần
đây. Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, thặng dư thương mại nước này

chỉ là 32 tỷ USD (tương đương 1,7% GDP) vào năm 2004 (Biểu đồ 1). Tuy nhiên,
trong giai đoạn 2005 – 2007, thặng dư thương mại tăng vọt:
đạt gần 180 tỷ USD vào
năm 2006 (gần 7% GDP của Trung Quốc) và tiếp tục tăng trong năm 2007. Trong
thực tế, thặng dư tài khoản vãng lai lên tới hơn 10% GDP trong năm 2007.
Mặt khác, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đang duy trì tỷ giá
hối đoái thấp để thu lợi từ nhu cầu của nước ngoài và đạt được mức độ tăng trưởng
cần thiết. Ngoài ra, đã có những nghi ngờ rằng tỷ giá h
ối đoái có thể là một công cụ
hiệu quả trong việc làm giảm thặng dư thương mại, vì Trung Quốc là một nền kinh tế
đang trong thời kỳ quá độnên giá cả vẫn còn đóng vai trò hạn chế trong các quyết định
cung và cầu.
Biểu đồ 1. Cán cân thương mại của Trung Quốc và tỷ giá thực hiệu lực (tỷ giá thực đa
phương – REER), số liệu hàng tháng
2
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo


Trung Quốc đang đối mặt với một áp lực lớn từ các nước công nghiệp, buộc
phải nâng giá đồng Nhân dân tệ. Trong thực tế, tỷ giá hiệu lực thực (REER) đã tăng
rất mạnh từ năm 1994 đến cuối năm 1997 và có xu hướng giảm kể từ đó cho đến khi
chuyển sang cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn được công bố vào tháng 7/2005. Sau đó, đồng
Nhân dân tệ đ
ã tăng giá tính theo giá trịhiệu lực thực.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Theo kết quả nghiên cứu, một sự tăng giá thực của đồng Nhân dân tệ sẽ làm
giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc trong dài hạn nhưng hiệu lực cuả nó cũng
bị giới hạn. Một thay đổi nhỏ- như là quy mô của sự mất cân bằng – được giải thích

chủ yếu dự
a trên tính co giãn đặc trưng của giá cả tác giả nghiên cứu cho nhập khẩu,
điển hình: nhập khẩu Trung Quốc ảnh hưởng ngược chiều bởi sự tăng giá thực của
đồng Nhân dân tệ.
Bằng việc ước lượng hàm nhập khẩu song phương, tác giả phát hiện ra rằng
nhập khẩu từ các nước Châu Á có xu hướng giảm nhưng các nước khác thì không. Kết
quả nghiên cứu rõ ràng này có thể giúp giải thích được bả
n chất cụ thể của mậu dịch
nội vùng ờ Châu Á, hay nói cách khác là “hội nhập theo chiều dọc”. Thực tế, nhập
khẩu của Trung Quốc từ các khu vực còn lại cuả Đông Nam Á chủ yếu hướng về tái
xuất khẩu. Thêm vào đó, tác giả có những bằng chứng chỉ ra rằng các nước Châu Á
không có khả năng bù vào phần thiếu hụt xuất khẩu sang Trung Quốc bằng việc tăng
cường xuất khẩu sang các nước khác khi mà tổng xuất khẩu của họ bị ảnh hưởng
ngược chiều của sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ. Nói cách khác, xuất khẩu từ các
nước Đông Nam Á có vẻ như là để bổ sung hơn là để thay thế cho xuất khẩu Trung
Quốc.
3
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Vì sao phải thực hiện nghiên cứu:
Độ lớn của thặng dư thương mại Trung Quốc làm cho bài nghiên cứu có giá trị
quan trọng không chỉ đối với Trung Quốc mà đối với phần còn lại của thế giới. Mặc
dù là điểm nhấn chung trong các bài nghiên cứu, những lý thuyết hiện tại vẫn chưa
thuyết phục.Việc thiếu các dữ liệu thích hợp và chuỗi thời gian dài đã không khuyến
khích vi
ệc nghiên cứu mối liên hệ giữa Tỷ giá hối đoái và mậu dịch Trung Quốc.
Đa phần các bài viết tập trung nhiều vào việc ước tính Tỷ giá hối đoái cân bằng
dài hạn hoặc tìm hiểu việc áp dụng cơ chế Tỷ giá hối đoái nào là phù hợp với nền kinh

tế Trung Quốc. Trong khi hai câu hỏi đó rất hữu ích, một bài nghiên cứu cấp thiết nêu
ra quy mô mất cân bằng quốc tế - là li
ệu rằng Trung Quốc có nên làm cho đồng tiền
tăng giá như là một công cụ để làm giảm thặng dư thương mại khổng lồ.
Trong khi có nhiều ước lượng thú vị về các tác động lên thị phần xuất nhập
khẩu nhưng lại không có kết luận nào được đưa ra đối với tài khoản thương mại. Thực
tế, không có phương pháp đồng liên kết nào được sử dụng nên vì thế chỉ
có sự co dãn
trong ngắn hạn có thể được ước lượng.
Phần lớn các nghiên cứu trước đây đã tìm ra rằng một sự tăng giá thực của Tỷ
giá hối đoái làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc. Kết quả này tác động mạnh đến
phương pháp nghiên cứu, khung thời gian và dữ liệu nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu lên nhập khẩu Trung Quốc do sự co giãn Tỷ giá hối đ
oái thì còn mơ hồ.
Trong khi những nghiên cứu trước đây phát hiện ra một sự tăng giá làm gia tăng nhập
khẩu của Trung Quốc, những nghiên cứu gần đây đã khép lại với những phát hiện
khác nhau. Tổng kết lại, chưa có các kết luận rõ ràng về ảnh hưởng của sự tăng giá
đồng Nhân dân tệ lên cán cân thương mại của Trung Quốc có thể được tiến hành dựa
trên những nghiên cứu tr
ước đây.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung vào tác động của Tỷ giá hối đoái
thực lên mậu dịch của Trung Quốc với nhiều dữ liệu gần đây. Thực tế, phương pháp
đồng liên kết được sử dụng để tập trung vào phát triển cơ cấu dài hạn. Tác giả cũng
mở rộng nghiên cứu từ việc kết hợp hàm nhập khẩu và hàm xuất khẩu thành một hàm
song phương để nghiên cứu liệu rằng có sự khác biệt lớn tồn tại giữa đối tác thương
mại của Trung Quốc.
2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY:
Các lý thuyết hiện có vể tác động của sự tăng giá thực của đồng Nhân dân tệ
lên mậu dịch của Trung Quốc có thể phân ra làm 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất, cho thấy các chứng cứ của sự tăng giá thự

c của đồng Nhân dân
tệ làm giảm cán cân thương mại, hoặc thông qua xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc cả
hai.
Nhóm thứ hai, cho thấy không có ý nghĩa tác động lên cán cân thương mại
hoặc thậm chí là một tác động tích cực.
4
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Nhóm thứ nhất, Cerra và Dayal-Gulati (1999) ước tính sự co giãn của giá cả
của xuất khẩu TQ và nhập khẩu trong giai đoạn 1983-1997 với mô hình hiệu chỉnh sai
số và tìm ra nó có tác động ngược chiều và có ý nghĩa với xuất khẩu (-0.3) và cũng có
ý nghĩa đối với nhập khẩu (0.7). Thực tế, họ chỉ ra rằng cả hai sự co dãn này tăng
theo thời gian.
Dees (2001) phát triển dựa trên các phân tích trước đây bằng sự tách biệt xuất
kh
ẩu và nhập khẩu TQ ra làm 2 phần, theo cách này (Vd: Nhập khẩu linh kiện phục
vụ lắp ráp) và theo cách thông thường. Ông ấy phát hiện ra, trong dài hạn, sự tăng giá
của Tỷ giá hối đoái làm giảm xuất khẩu. Ông ấy cũng cho biết xuất khẩu thông
thường nhạy cảm với giá cả hơn gia công để xuất khẩu và nhập khẩu để gia công tăng
nhẹ trong trường hợp đồng Nhân dân tệ tăng giá.
Benassy-Quere và Lahreche-Revil (2003) tính toán sự
ảnh hưởng của mỗi 10%
giảm giá thực của đồng Nhân dân tệ và cho biết một sự gia tăng của Xuất khẩu Trung
Quốc vào các nước OECD và một sự giảm nhập khẩu TQ từ các nước đang phát triển
ở Châu Á nếu Tỷ giá hối đoái của các nước này không đổi.
Kamada và Takagawa (2005) mô phỏng mô hình để tính toán tác động của việc
cải cách Tỷ giá hối đoái Trung Quốc. Họ chỉ ra rằng c
ứ mỗi 10% nâng giá Tỷ giá hối

đoái làm tăng nhẹ nhập khẩu Trung Quốc trong khi tác động lên xuất khẩu rất nhỏ.
Yue và Hua (2002) và Eckaus (2004) cả hai đều công nhận các kết quả nghiên
cứu trước đây rằng một sự tăng giá của Tỷ giá hối đoái thực làm giảm xuất khẩu của
Trung Quốc.
Cerra và Dayal – Guyati, với các số liệu gần đây, Yue và Hua chỉ ra rằng xuất
khẩu Trung Quốc trở
nên nhạy cảm với giá cả.
Voon, Guangzhong và Ran(2006) sử dụng dữ liệu theo ngành trong giai đoạn
1978-1998 và kết hợp với mức độ định giá cao đồng Nhân dân tệ khi tính toán hàm
xuất khẩu của TQ; họ cũng tìm ra một sự tác động ngược chiều giữa sự tăng giá Tỷ
giá hối đoái và xuất khẩu của Trung Quốc.
Lau, Mo và Li (2004) ước lượng xuất khẩu TQ và nhập khẩu từ các nước G3 sử
d
ụng dữ liệu hàng quý. Trong dài hạn, một sự tăng giá của Tỷ giá hối đoái thực có ý
nghĩa trong việc giảm xuất khẩu. Thay vào đó, hoặc nhập khẩu thông thường hoặc
nhập khẩu để gia công dường như đều bị ảnh hưởng bởi (Tỷ giá thực hiệu lực) REER.
Trong bất kì trường hợp nào, kết quả khó làm sáng tỏ khi mà nó không chỉ ra rõ ràng
làm cách nào họ làm giảm xuất khẩu và nhậ
p khẩu và số lượng các quan sát rất ít.
Thorbecke (2006) sử dụng mô hình lực hấp dẫn (mô hình tương hỗ) để nghiên
cứu tác động của sự thay đổi TGHĐ lên mô hình mậu dịch tam giácở Châu Á. Kết
thúc, ông ấy tách xuất khẩu ra thành thị trường hàng hóa trung gian, hàng hóa vốn và
hàng hoá sau cùng. Kết quả của ông ấy chỉ ra rằng cứ mỗi 10% sự tăng giá đồng Nhân
dân tệ làm giảm xuất khẩu hàng hóa cuối cùng của Trung Quốc đến 13%. Tuy nhiên,
s
ự tăng giá không có ý nghĩa tác động đến nhập khẩu Trung Quốc từ Mỹ.
5
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo


Shu và Yip (2006) ước tính tác động của sự thay đổi TGHĐ lên nền kinh tế TQ
- như là một tổng thể và tìm ra rằng một sự tăng giá có thể làm giảm xuất khẩu do tác
động của tác động dịch chuyển chi tiêu kết quả là làm giảm tổng cầu.
Nhóm thứ 2,
Jin (2003) ước tính các mối quan hệ giữa lãi suất thực, tỷ giá hối đoái thực và
cán cân thanh toán của Trung Quốc và kết luận rằng việc nâng giá trị th
ực đồng nội tệ
có xu hướng làm tăng thặng dư cán cân thanh toán.
Cerra và Saxena (2003) sử dụng dữ liệu theo ngành để nghiên cứu hành vi của
các nhà xuất khẩu TQ và tìm ra rằng giá xuất khẩu cao hơn sẽ làm tăng thặng dư của
xuất khẩu, cụ thể trong những năm gần đây. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa không tác
động mạnh đến xuất khẩu. Trong một vài trường hợp, kết quả củ
a họ - như những
nghiên cứu khác với dữ liệu theo khu vực - cần được xem xét một cách cẩn thận vì chỉ
có khoảng một nửa lượng xuất khẩu của Trung Quốc được đề cập trong dữ liệu theo
khu vực và không có một sự điều chỉnh về lượng được phản ánh trongtrong chuỗi đơn
vị giá cả.
Marquez và Schindler (2006) họ sử dụng thị phần của mậ
u dịch thế giới thay vì
khối lượng xuất nhập khẩu để tránh việc sử dụng các yếu tố đại diện cho giá cả xuất
nhập khẩu Trung Quốc. Theo kết quả thu được, sự nâng giá thực của đồng Nhân dân
tệ làm giảm thị phần xuất khẩu cũng như nhập khẩu, ít nhất là trong trường hợp
thương mại hàng hóa thông thường. Mặc dù kết quả rất thú v
ị nhưng những tác động
được ước lượng trên thị phần xuất nhập khẩu nên không có kết luận nào có thể rút ra
đối với tài khoản thương mại. Ngoài ra, các kỹ thuật đồng liên kết không được sử
dụng nên chỉ có thể ước lượng được độ co dãn trong ngắn hạn.




6
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo


7
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo



3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
8
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Để ước lượng mức độ nhạy cảm xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tác
động đến sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực đồng NDT, tác giả ước lượng các
phương trình chuẩn cho xuất khẩu và nhập khẩu.
Phương pháp: kỹ thuật đồng liên kết bởi vì tác giả quan tâm đến mối quan hệ
dài hạn. Ngoài ra, tác giả sử dụng một hình thức rút gọn các phương trình xu
ất khẩu
và nhập khẩu để tránh độ lệch phương trình cân bằng độ dốc mà có thể là kết quả từ
việc ước lượng hàm cung và hàm cầu riêng lẻ. Tuy nhiên để tránh các vấn đề tiềm
tàng với những biến đã bị loại bỏ, tác giảđưa vào định thức cung và cầu vào phương
trình rút gọn.

Có hai hàm ước lượng như sau:

Trong đó:
X
t
: khối lượng xuất khẩu từ Trung Quốc, M
t
: khối lượng nhập khẩu vào Trung
Quốc, REER
t
: tỷ giá thực hiệu lực của đồng NDT, Y*
t
: nhu cầu nước ngoài, Y
t
: nhu
cầu nội địa. Các thông số ước tính là α
1
: độ co dãn của xuất khẩu theo tỷ giá, α
2
: độ co
dãn của xuất khẩu theo thu nhập, β
1
: độ co dãn của nhập khẩu theo tỷ giá, β
2
: độ co
dãn của nhập khẩu theo thu nhập.
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực gia công trong nền kinh tế Trung
Quốc, tác giả ước lượng một phương trình riêng cho xuất khẩu gia công và xuất khẩu
thông thường. Tương tự, tác giả phân biệt nhập khẩu để gia côngvà nhập khẩu thông
thường. Đồ thị A1.1 và A1.2 (Phụ lục 1) chỉ ra xu hướng trong xuất khẩu hàng gia

công và xuất khẩu hàng thông thường. Có sự tă
ng nhanh hơn từ năm 2001 trở đi, cùng
với việcTrung Quốc gia nhập WTO.
Một khó khăn lớn trong khi làm việc với dữ liệu thương mại của Trung Quốc là
những giá trị và khối lượng không dễ dàng tách ravì chỉ số giá xuất khẩu và nhập khẩu
không tồn tại ở mức độ tổng thể. Vì vậy, tác giả phải sử dụng các dữ liệu khác để thay
thế cho dữ
liệu về giá.Để đại diện cho giá xuất khẩu tác giả dùng chỉ số giá tiêu dùng
của Trung Quốc (CPI). Lý do tại sao tác giả lấy một mức giá chung làm thước đo là vì
Cục thống kê quốc gia Trung Quốc không cung cấp chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số
giá bán buôn (WPI) cho toàn bộ mẫu. Đối với giá nhập khẩu, tác giả tính toán chỉ số
giá xuất khẩu (có trọng số ) của 25 đối tác thương mại quan trọng nh
ất của Trung
Quốc và điều chỉnh giảm nhập khẩu của Trung Quốc với chỉ số này (nguồn dữ liệu
được chỉ ra trong Bảng A1.1, Phụ lục 1). Như một sự kiểm định độ tin cậy, tác giả sử
9
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

dụng giá xuất khẩu của Hong Kong như là đại diện cho giá xuất khẩu của Trung Quốc
và kết quả vẫn không đổi.
Tỷ giá thực hiệu lực (REER) được hình thành từ số liệu thống kê tài chính quốc
tế của IMF và được xây dựng như sau:

Trong đó: N là số lượng tiền tệ được tính trong chỉ số, w
i
là trọng số của tiền tệ
thứ i, rer
i,t

là tỷ giá thực song phương tương ứng với mỗi đối tác thương mại của
Trung Quốc. Tác giả cũng sử dụng REER được xây dựng bởi BIS như một sự kiểm
định độ tin cậy nhưng kết quả không thay đổi.
Tác giả mong đợi rằng độ co giãn của xuất khẩu theo tỷ giá sẽ âm do các sản
phẩm của TQ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Dấu hiệ
u của sự kỳ vọng của độ co
giãn của nhập khẩu theo tỷ giá chưa rõ ràng với trường hợp của Trung Quốc. Một sự
tăng giátỷ giá hối đoái thựcsẽ thúc đẩy nhập khẩu nếu sức mua tăng mạnh hơn do sự
giảm nhu cầu tiếp theo sự sụt giảm liên đớitrong xuất khẩu. Sự phản ứng phụ thuộc
nhiều vào c
ấu trúc của nhập khẩu. Nếu các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là các sản
phẩm thay thế cho các sản phẩm nội địa, thì độ co giãn theo giá sẽ dương i.e Một sự
tăng giáTỷ giá hối đoái làmtăng nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu nhập khẩu chủ yếu là các
linh kiện và các thiết bị đầu tư hướng đến nền công nghiệp xuất khẩu, loại hàng hóa
có số lượ
ngrất lớn trong trường hợp Trung Quốc, chúng có thể sẽ có tác động tiêu cực
bởi sự tăng giá tỷ giá hối đoái như trong trường hợp xuất khẩu.
Nhu cầu nước ngoài đối với xuất khẩu Trung Quốc được đo lường dựa trên
lượng nhập khẩu của thế giới (không bao gồm nhập khẩu vào Trung Quốc) và được
điều chỉnh giảm bởi chỉ số
giá nhập khẩu toàn cầu. Hiển nhiên, một số thước đo dựa
vào sản lượng có thể đã được sử dụng nhưng không có dữ liệu hàng tháng. Thêm vào
đó, loại dữ liệu này khó nắm bắt sự phát triển nhanh chóng của thương mại thế giới
trong những năm gần đây (rõ ràng nhanh hơn so với tăng trưởng GDP) do việc mở
cửa của các nền kinh tế mới nổi.
Đố
i với nhu cầu nội địa của Trung Quốc về hàng nhập khẩu thông thường, tác
giả sử dụng sản lượng hàng công nghiệp. Tất nhiên GDP là thước đo đầy đủ hơn về
sản lượng nền kinh tế nhưng cơ quan thống kê của Trung Quốc vẫn chưa công bố số
liệu GDP hàng quý cho giai đoạn 1994 – 2005 cho đến khi có sự cải cách mạnh mẽ về

thống kê năm 2005. Về nh
ập khẩu để gia công, tác giả sử dụng sản lượng xuất khẩu
hàng đã gia công như là nhân tố cầu trong dài hạn. Dấu hiệu mong đợi là co giãn của
thu nhập dương với cả xuất khẩu và nhập khẩu.
Các biến kiểm soát bổ sung đã được đưa vào các phương trình xuất nhập khẩu
trên cơ sở phù hợp với lý thuyết thương mại cũng như trường hợp Trung Quố
c. Đối
với xuất khẩu, tác giả kiểm định sự phù hợp của chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng
ở Trung Quốc như là một công cụ chính sách nhằm khuyến khích hoặc hạn chế xuất
10
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

khẩu tùy theo chu kỳ kinh doanh. Các dấu hiệu mong đợi về việc hoàn thuế giá trị gia
tăng rõ ràng rất tích cực. Để đưa ra những cân nhắc về việc giữ lại các yếu tố nào
trong phương trình rút gọn, tác giả sử dụng một thước đo mức độ tận dụng khả năng
sản xuất. Mức độ ưu tiên tận dụng khả năng sản xuất cao hạn chế
nguồn cung tiềm
năng làm cản trởtăng trưởng xuất khẩu. Sự tận dụng khả năng sản xuất được định
nghĩa là sự khác biệt giữa sản lượng công nghiệp và xu hướng của nó (xu hướng được
tính toán bằng cách sử dụng một bộ lọc Hodrick Prescott).
Biến kiểm soát cuối cùng trong phương trình xuất khẩu là vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI). M
ối quan hệ giữa thương mại và xuất khẩu được thiết lập dựa trên
lý thuyết, nó có thể phù hợp với tình hình đặc thù của Trung Quốc vì một lượng lớn
FDI vào Trung Quốc được hướng đến xuất khẩu. Nhìn chung, chúng ta kỳ vọng rằng
sự gia tăng vốn FDI sẽ làm tăng xuất khẩu của Trung Quốc. Sự phức tạp trong cấu
trúc của chuỗi sản xuất, nơi mà các linh kiệ
n hay các sản phẩm dở dang có thể di

chuyển qua nhiều nước trước khi đến thị trường, có thể là phức tạp như tiên nghiệm
priori.(Dữ liệu hàng tháng của Trung Quốc về FDI chỉ tồn tại từ năm 1997).
Chuyển sang phương trình nhập khẩu, thuế suất nhập khẩu cần được đưa vào vì
chúng đã được giảm đáng kể, đặc biệt là kể từ khi gia nhập WTO. Biến ki
ểm soát thứ
hai là vốn FDI. Về nguyên tắc, tác giả kỳ vọng sẽ tìm thấy một hệ số dương đối với
vốn FDI vì các công ty nước ngoài có xu hướng nhập khẩu máy móc, linh kiện và các
bộ phận để sử dụng trong sản xuất nhiều hơn so với các công ty Trung Quốc. Tuy
nhiên, khi các công ty nước ngoài bắt đầu chuyển toàn bộ chuỗi sản xuất sang Trung
Quốc, nhu cầu nhập khẩu có thể giảm theo sự
gia tăng vốn FDI.
Cuối cùng, biến xu hướng được đưa vào cả phương trình xuất khẩu và nhập
khẩu khi nó có ý nghĩa thống kê. Biến xu hướng sẽ giúp nắm bắt sự tận dụng khả năng
sản xuất và những cải cách đang diễn ra trong nền kinh tế Trung Quốc - cái mà chúng
ta không dễ đo lường bằng cách khác được.
Tất cả các biến trừ biến cải cách thuế GTGT và thuế nhậ
p khẩu, được đo lường
như một phần giá trị trong xuất khẩu và nhập khẩu, dưới dạng hàm logarit. Người TQ
không theo tiêu chuẩn mô hình thời vụ, tác giảưu tiên sử dụng chuỗi không điều chỉnh
nhưng thiết lập biến giả trong dịp Tết và tháng 12.
Tác giả sử dụng dữ liệu hàng tháng cho giai đoạn 1994 - 2005. Bắt đầu phân
tích từ trước năm 1994 sẽ có ít ý nghĩa hơn vì nă
m đó là một bước đột phá trong cải
cách thị trường của Trung Quốc. Một vài cải cách đó có liên quan đặc biệt đến vấn đề
chúng ta đang nghiên cứu. Cụ thể là hai hệ thống tỷ giá được thống nhất lại, quy
hoạch bắt buộc cho hàng nhập khẩu bị loại trừ, yêu cầu về các loại giấy phép và hạn
ngạch được cắt giảm. Hơn thế nữa,
đồng NDT bắt đầu có tính thanh khoản trong tài
khoản vãng lai và khu vực tư nhân được hưởng lợi từ Luật doanh nghiệp mới.
Những cải cách hướng đến nền kinh tế thị trường cho phép Trung Quốc gia

nhập vào WTO tháng 12/2001. Do thời gian dài chuẩn bị cho sự gia nhập và các giai
đoạn chuyển tiếp, rất khó để ước lượng vị thế thành viên WTO sẽ tác động đến thương
11
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

mại Trung Quốc khi nào và mức độ bao nhiêu. Các thông tin thực tế đã chỉ ra năm
2000 là một một cột mốc khi mà việc mở cửa của Trung Quốctrở nên rõ ràng hơn. Tác
giả đã tìm thấy một sự phá vỡ cấu trúc vào đầu năm 2000 thông qua kiểm định Chow.
Do đó, để kiểm tra xem ngoại thương Trung Quốc có trở nên nhạy cảm hơn về giá khi
gia nhập WTO hay không, tác giả chia mẫu nghiên cứu thành 2 giai đoạn: t
ừ 1994 -
cuối 1999 và từ đầu 2000 - cuối 2005.
4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Bước đầu tiên, tác giả kiểm tra thứ tự liên kết giữa các biến mà tác giả phân
tích. Tác giả sử dụng kiểm định Dickey Fuller tăng cường (Augmented Dickey Fuller
- ADF) để kiểm tra sự tồn tại nghiệm đơn vị (unit root). Hầu hết các biến đều không
dừng ở nhiều mức độ nhưng chuỗi sai phân bậc mộ
t thì dừng. Sau đó, tác giả kiểm tra
sự tồn tại của các vector đồng liên kết bằng cách sử dụng kiểm định Johansen. Tác giả
tìm thấy có ít nhất một vector đồng liên kết cho từng nhóm biến. Theo đề xuất của
Phillips và Loretan (1991)(Phương pháp tiếp cận này giải quyết đồng thời các vấn đề
bằng việc bao gồm các giá trị trễ của độ lệch dừng từ mối quan hệ đồng liên k
ết), điều
này cho phép tác giả ước lượng hồi quy các biến trễ và sai phân của chúng thông qua
phương pháp bình phương bé nhất phi tuyến tính. Phương pháp này sẽ mang lại các
ước lượng không chệch và vững cho các thông số dài hạn và ngắn hạn(Kết quả của
kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết có sẵn dựa trên yêu cầu của tác
giả).

Như đã đề cập trước đó, tác gi
ả chạy hồi quy trên các phương trình xuất khẩu
và nhập khẩu với toàn bộ mẫu (1994-2005), và với một mẫu ngắn hơn (2000-2005) -
tập trung vào trải nghiệm WTO. Trong cả hai trường hợp, tác giả đều cân nhắc tầm
quan trọng của việc phân biệt thương mại hàng thông thường và thương mại hàng gia
công, và chạy phương trình riêng cho mỗi loại trong trường hợp xuất khẩu lẫn nhập
khẩu. Số lượng
độ trễ ngắn hạn được đưa vào phương trình tối đa là ba và chỉ đưa vào
những độ trễ có ý nghĩa thống kê.
Kết quả đầy đủ cho các phương trình xuất khẩu được trình bày trên Bảng A1.2
(Phụ lục 1) (Tất cả các kết quả đều đã qua kiểm định tương quan theo chuỗi đối với
phần dư).Đúng như kỳ vọng, độ co giãn theo tỷ giá hoái đoái dài hạ
n của xuất khẩu
Trung Quốc - cả hàng thông thường lẫn hàng gia công – đều âm và có ý nghĩa trong
trong toàn bộ mẫu cũng như từ khi gia nhập WTO. Khi được điều chỉnh một cách
thích hợp (xem Bảng 2), độ co dãn theo tỷ giá hối đoái thực trong dài hạn là khoảng -
1,3 đối với xuất khẩu hàng gia công trong cả hai giai đoạn. Xuất khẩu hàng thông
thường thì giảm từ -2,3 trong toàn bộ thời gian mẫu và -1,6 trong thời gian 2000-2005.
Kết quả c
ủa tác giả rất gần với những kết quả trước đây được tìm thấy bởi các tác giả
khác sử dụng phân tích đồng liên kết (-1,5 cho tổng hàng xuất khẩu theo Lau, Mo và
Li (2004) và -1,3 theo Shu và Yip (2006)). Các kết quả này cũng tương đồng vớiước
lượng độ co giãn theo giá xuất khẩu đối với các nước công nghiệp lớn (-1,5 và -1,6
cho Mỹ và Anh, theo Hooper và các cộng sự, 1998).
12
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Tác động tích cực dài hạn của nhu cầu thế giới đến xuất khẩu của Trung Quốc

là rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê trong toàn bộ khoản thời gian mẫu nhưng lại
có ý nghĩa kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, đối với cả xuất khẩu hàng gia công
lẫn hàng thông thường. Kết quả này đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã phải đối mặt
với những rào cản l
ớn để có thể hưởng lợi từ sự tăng trưởng của các nước khác trước
khi gia nhập WTO. Ngoài ra, với mẫu gần đây nhất (2000-2005), độ co dãn của xuất
khẩu Trung Quốc theo thu nhập xấp xỉ bằng 1 như mong đợi.
Bảng 2 - Tỷ giá hối đoái dài hạn và độ co giãn của cầu

Các giá trị trong ngoặc đơn không có ý nghĩa thống kê
Về phần những biến kiểm soát, m
ức độ tận dụng năng lực sản xuất có ý nghĩa
tác động tức thời đến xuất khẩu hoặc với độ trễ 1 tháng. Các hệ số của mức độ tận
dụng năng lực sản xuất là âm, đồng nghĩa với một phần lớn hơn của sản xuất vẫn tồn
tại trong thị trường nội địa trong giai đoạn t
ăng trưởng cao.
Biến hoàn thuế giá trị gia tăng không ý nghĩa thống kê trong bất kỳ trường hợp
cụ thể nào, do đó tác giả loại chúng ra khỏi các ước lượng cuối cùng vì nếu tính luôn
các yếu tố này thì thời gian ước lượng sẽ bị rút ngắn do hạn chế về dữ liệu (Biến hoàn
thuế giá trị gia tăng không thể bao gồm như một biến ngắn hạn vì chúng tôi chỉ có dữ
li
ệu hàng năm về thuế và vì vậy rất ít thay đổi trong mẫu).
Như đã đề cập ở trên, các dữ liệu về FDI bắt đầu từ năm 1997 nên chỉ được sử
dụng làm biến giải thích trong giai đoạn 2000-2005. Tuy nhiên, kết quả bất ngờ là vốn
FDI không ảnh hưởng ý nghĩa thống kê đến xuất khẩu của Trung Quốc.
Biến xu hướng dương và có ý nghĩa thống kê trong tất cả
các phương trình
trong khi xuất khẩu của Trung Quốc thời điểm đầu năm (Tết) và tháng 12 giảm đáng
kể. Nếu tác giả loại biến xu hướng ra khỏi các ước lượng, các hệ số nhu cầu thế giới
và vốn FDI sẽ dương và có ý nghĩa thống kê mạnh. Tuy nhiên, kết quả về độ co giãn

tỷ giá vẫn không thay đổi.
Các hệ số của phương trình nhập khẩu được trình bày trong Bả
ng A1.3. Các
yếu tố nhu cầu đóng vai trò tương đối vừa phải trong việc giải thích nhập khẩu trong
quá khứ (Trong trường hợp nhập khẩu thông thường, độ co giãn theo thu nhập dương
và có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn 1994-2005 nếu tác giả loại biến xu hướng ra
13
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

khỏi hồi quy). Trong giai đoạn 2000 – 2005, lượng hàng nhập khẩu để gia công phản
ứng tích cực với cầu bên ngoài, được đo bằng lượng hàng xuất khẩu đã gia công. Sản
lượng công nghiệp nội địa làm tăng nhập khẩu hàng thông thường như kỳ vọng.
Như những gì kỳ vọng, vốn FDI dường như có tác động tích cực trong dài hạn
cả nhập khẩu hàng thông thường và nhập khẩu hàng để
gia công. Cuối cùng, việc
giảm thuế nhập khẩu dường như cũng thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa để gia công trong
dài hạn (Thuế nhập khẩu không được đưa vào như là biến ngắn hạn vì tác giả chỉ có
dữ liệu thuế hàng năm và vì vậy rất ít thay đổi trong mẫu).
Độ co giãn của nhập khẩu theo tỷ giá luôn luôn âm và có ý nghĩa thống kê.
Ngoại lệ duy nhất là trường hợp nhập khẩu để gia công trong giai
đoạn 2000 – 2005
hệ số tỷ giá âm chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 15%). Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp
từ tỷ giá hối đoái, nhập khẩu hàng để gia công cũng bị ảnh hưởng gián tiếp thông qua
các nhu cầu về linh kiện, ví dụ hàng xuất khẩu đã gia công. Khi xem xét đến các tác
động gián tiếp, phản ứng tiêu cực của nhập khẩu hàng để gia công đối với sự gia tăng
giá thự
c của Tỷ giá hối đoái mạnh hơn so với phản ứng của nhập khẩu hàng thông
thường.

Tóm lại, việc nâng giá trị thực của đồng Nhân dân tệ có xu hướng làm giảm
nhập khẩu hơn là làm tăng chúng. Thoạt nhìn có vẻ khác thường, độ co dãn âm đã
được phản ánh trong một số bài nghiên cứu gần đây, chẳng hạn như của Marquez và
Schindler (2006). Kết quả này ngụ ý rằng nhập khẩu – k
ể cả nhập khẩu thông thường -
nhạy cảm hơn với sự sụt giảm xuất khẩu do đồng Nhân dân tệ tăng giá hơn là với sự
gia tăng trong sức mua.
THẢO LUẬN:
Thực tế là tác động hạn chế nhập khẩu của việc nâng giá trị thực đồng Nhân
dân tệ là một kết quả thú vị, đòi hỏi phải phân tích cẩn thận. Điều này càng xác
định
tác động tiêu cực đối với việc giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc trong
trường hợp tăng tỷ giá hối đoái thực. Một giả thuyết tiên nghiệm của tác giả là điều
này có liên quan đến các đặc điểm đặc biệt của thương mại của Trung Quốc được
minh họa bằng những khác biệt lớn trong cán cân thương mại song phương củ
a Trung
Quốc với các quốc gia khác (Biểu đồ 2 và 3).
Trung Quốc nhập khẩu một số lượng lớn các sản phẩm trung gian từ các nước
châu Á còn lại để gia công và tái xuất khẩu. Kết quả là mức độ “hội nhập theo chiều
dọc” cao giữa các ngành công nghiệp xuất khẩu châu Á làm cho xuất khẩu của họ
mang tính bổ sung nhiều hơn là thay thế hàng hóa của Trung Quốc. Điều này cho thấy
sự nâng giá đồ
ng Nhân dân tệ có thể dẫn đến sự sụt giảm trong cả xuất khẩu lẫn nhập
khẩu của Trung Quốc.
Trong khi sự hội nhập theo chiều dọc áp dụng nhiều cho công nghiệp gia công,
không nên quên rằng nhiều hàng hóa nhập khẩu thông thường cũng có chức năng như
đầu vào cho các ngành xuất khẩu, ví dụ như tài sản đầu tư. Nhìn chung, có vẻ như chỉ
14
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á


Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

một phần nhỏ sản phẩm nhập khẩu cạnh tranh với sản phẩm sản xuất trong nước của
Trung Quốc. Điều này là do tỷ trọng hàng tiêu dùng chất lượng không cao trong nhập
khẩu của Trung Quốc tương đối nhỏ. Ngoài ra, một phần đáng kể trong nhập khẩu bao
gồm năng lượng và nguyên liệu thô và một số sản phẩm chỉ đi cùng với đầu tư trự
c
tiếp nước ngoài.
Biểu đồ 2 - Cán cân thương mại song phương của Trung Quốc với một số quốc gia
trong năm 2005 (đơn vị: USD)

Biểu đồ 3 – Cán cân thương mại song phương của Trung Quốc với một số quốc gia
trong năm 2005 (đơn vị: %GDP của mỗi nước)

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, tác giả chạy hồi quy song phương cho 10 đối
tác thương mại lớn nh
ất của Trung Quốc để đánh giá các tác động khác nhau của việc
15
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

nâng giá trị thực của đồng Nhân dân tệcó thể xảy ra giữa các quốc gia. Tiên nghiệm
của tác giả là nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á sẽ phản ứng tiêu cực đối với sự
tăng giá đồng Nhân dân tệ, chủ yếu là các sản phẩm trung gian để lắp ráp và tái xuất.
Ngược lại, nhập khẩu từ các quốc gia khác dự kiến sẽ phản ứng một cách mơ hồ hơ
n
với sự tăng giá đồng Nhân dân tệ, tùy thuộc cơ cấu xuất khẩu của họ. Các phương
trình song phương được ước lượng có dạng như sau:


Trong đó, xuất khẩu đến nước j và nhập khẩu từ nước j tương ứng là X
tj
và M
tj

được giải thích bởi tỷ giá thực song phương (RER
tj
), nhu cầu trong và ngoài nước lần
lượt là Y
t
và Y*
tj
và các biến kiểm soát khác. Thật không may, tác giả không thể tách
hàng xuất nhập khẩu thành sản phẩm thông thường và sản phẩm gia công vì không có
các dữ liệu này. Tương tự như nghiên cứu trước, chỉ số CPI được sử dụng như một chỉ
số giảm phát để điều chỉnh giảm xuất khẩu của Trung Quốc và số liệu nhập khẩu đến
Trung Quốc được chuyển sang khối l
ượng bằng cách sử dụng chỉ số giá xuất khẩu của
từng đối tác thương mại (Khi đưa vào công thức phương trình song hành, tác giả sẽ
không sử dụng dữ liệu thương mại của Trung Quốc nhưng thống kê các đối tác làm
giảm bớt sự không chính xác của tài khoản thương mại giữa Trung Quốc với Hong
Kong, mà thực tế chỉ quá cảnh từ Hong Kong sang các nước khác. Trong bất kỳ
trường h
ợp nào, dữ liệu tác giả sử dụng có một sự dự báo trước. Ví dụ, vì các lý do về
thuế và các cảng lớn, Hà Lan được xem như là cảng đến cuối cùng mặc dù hàng hóa
có thể tiếp tục sang các nước Châu Âu khác. Điều này giải thích ý nghĩa của Hà Lan
như là một trong nhưng trong những đối tác thương mại và có thâm hụt thương mại
lớn với Trung Quốc. Thực tế, phương trình song phương về thươ
ng mại của Trung
Quốc và Hà Lan phản ánh sự năng động giữa thương mại Trung Quốc và Châu Âu

trên góc độ tổng thể). Tỷ giá thực song phương giữa đồng Nhân dân tệ và đồng tiền
của các đối tác thương mại của Trung Quốc được đo lường bằng chỉ số CPI. Nhu cầu
đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc thể hiện qua GDP thực của từng đối tác xuất
kh
ẩu trong khi nhu cầu nội địa của Trung Quốc được thể hiện bởi sản lượng công
nghiệp. Tác giả cũng giới thiệu vốn FDI song phương trong cả hai phương trình xuất
khẩu và nhập khẩu. Như phần trên, tác giả đưa mức độ tận dụng năng lực sản suất vào
các phương trình xuất khẩu của Trung Quốc. Cuối cùng, biến xu hướng được xem xét
khi có ý nghĩa thống kê (Số
lượng độ trễ ngắn hạn được đưa vào ước lượng cuối cùng,
một lần nữa dựa vào ý nghĩa thống kê của nó. Tác giả sử dụng dữ liệu thời vụ được
điều chỉnh bằng cách sử dụng chương trình CencusX12 với mục đích tránh sự biến
động theo chu kỳ của dữ liệu đối tác thương mại Trung Quốc. Nếu có ý nghĩa thống
kê, tác gi
ả giới thiệu biến giả cho dịp Tết và Tháng 12). Nguồn dữ liệu được trình bày
lại trong Bảng A1.1.
Tác giả ước lượng các phương trình thương mại song phương cho giai đoạn
2000-2005 vì dữ liệu của một số quốc gia không tồn tại cho cả giai đoạn 1994-2005.
16
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Việc làm này cho phép chúng ta so sánh kết quả giữa các quốc gia và với phương
trình xuất nhập khẩu kết hợp. Tương tự như trên, tác giả tiến hành kiểm định nghiệm
đơn vị cho tất cả các biến song phương. Hầu hết đều dừng ở sai phân bậc một và có ít
nhất một vector đồng liên kết cho mỗi phương trình xuất nhập khẩu song phương (Tối
ưu hóa khả năng sản xuấ
t ở sai phân bậc 0(dữ liệu gốc). Kết quả của nghiệm đơn vị và
kiểm định đồng liên kết có sẵn dựa trên yêu cầu của tác giả).

Kết quả của các phương trình xuất khẩu song phương rất giống với kết quả ước
lượng kết hợp và kết quả giữa các quốc gia (Bảng A1.4) (Tác giả không báo cáo
phương trình xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật vì nó không
đạt tiêu chuẩn kiểm
định thông số sai lệch. Tất cả các kết quả đã qua kiểm định LM lên tương quan theo
chuỗi của phần dư). Sự gia tăng tỷ giá thực song phương của đồng Nhân dân tệ so với
mỗi đối tác lớn của Trung Quốc làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc, mặc dù đối với
Mỹ và Đài Loan quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. Riêng chỉ có hệ số của H
ồng
Kông là dương nhưng không có ý nghĩa thống kê. Rất khó để xử lý các dữ liệu thương
mại giữa Trung Quốc đại lục và Hồng Kông. Sau khi chuyển đổi (xem Bảng 3), độ co
giãn tỷ giá là cao nhất đối xuất khẩu sang Singapore nếu chúng ta bỏ qua hệ số không
có ý nghĩa thống kê của xuất khẩu sang Mỹ.
Tác giả cũng thấy rằng hoạt động kinh tế của các đối tác thương mại củ
a Trung
Quốc làm tăng xuất khẩu của Trung Quốc đúng như kỳ vọng. Độ co giãn thu nhập
song phương có ý nghĩa mạnh cho tất cả các nước, ngoại trừ Đức. Đối với Mỹ và các
nước châu Âu, độ co giãn này rất lớn. Nguyên nhân có thể do thời gian tương đối
ngắn kể từ khi Trung Quốcgia nhập WTO, một sự thay đổi cấu trúc chính cho thương
mại thế giới. Thêm vào đó, bài nghiên cứu cũ
ng chỉ ra tầm quan trọng của yếu tố nhu
cầu để giải thích sự mất cân bằng thương mại ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ
hoặc các nước EU.
Trong một số trường hợp, thước đo tăng sản lượng, biến xu hướng là dương và
có ý nghĩa. Tuy nhiên, đối với Hàn Quốc và Đài Loan, biến xu hướng âm. Đối với
FDI, sự gia tăng FDI của Hàn Quốc hay Đài Loan vào Trung Quốc làm tă
ng xuất khẩu
của Trung Quốc sang các nước này, trừ Đức và Italia có tác động ngược lại. Nguyên
nhân có thể là do hành vi khác nhau của các công ty đa quốc gia châu Á và châu Âu
khi giao dịch với thị trường Trung Quốc. Như đã đề cập ở trên, quan hệ nghịch biến

có thể phản ánh một sự chuyển giao toàn bộ quy trình sản xuất sang Trung Quốc.
Trong khi trước đây, có thể một số bán thành phẩm đầu tiên được xuất từ Trung Quốc
sang
Đức, sau đóđược cải biến lại và vận chuyển đến đích đến cuối cùng, hiện nay
toàn bộ quy trình sản xuất dường như đã được chuyển sang Trung Quốc và không cần
thiết phải vận chuyện hàng hóa trở lại Đức. Tuy nhiên, kết quả này nên được diễn giải
một cách thận trọng vì nó đòi hỏi phải phân tích sâu hơn.
Kết quả của các phương trình nhập khẩu song phươ
ng được trình bày trong
Bảng A1.5 (Ngoài 10 đối tác nhập khẩu quan trọng nhất, tác giả loại Singapore do
nguyên nhân trong tính toán. Tất cả các kết quả đã qua kiểm định LM đối với tương
quan theo chuỗi của phần dư). Đầu tiên, độ co giãn dài hạn theo giá cho thấy một sự
17
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

gia tăng giá trị thực đồng Nhân dân tệ làm giảm nhập khẩu từ tất cả các nước châu Á
sang Trung Quốc. Hệ số có ý nghĩa thống kê đối với Hàn Quốc và Thái Lan.Đối với
các nước có thu nhập cao như Mỹ, Đức và Nhật Bản, hệ số âm nhưng không có ý
nghĩa thống kê. Chỉ có Nga và Úc có hệ số dương nhưng cũng không có ý nghĩa thống
kê.
Độ co giãn theo thu nhập hầu hết là dương mặc dù khá th
ấp và không phải tất
cả đều có ý nghĩa thống kê. Xuất khẩu của hầu hết các nước sang Trung Quốc tăng
theo vốn FDI song phương. Nhập khẩu của Trung Quốc từ Nhật Bản, Đài Loan, Đức,
Nga, Malaysia và Thái Lan cũng tăng lên cùng với FDI từ các nước này. Hàn Quốc là
ngoại lệ với hệ số âm và có ý nghĩa thống kê đối với FDI. Bảng 3 tóm tắt độ co giãn
theo giá và thu nhập trong dài hạn đã được chuy
ển đổi của phương trình xuất nhập

khẩu song phương của Trung Quốc.
Bảng 3 – Tỷ giá song phương dài hạn và độ co dãn của cầu

Các giá trị trong ngoặc đơn không có ý nghĩa thống kê
*Phương trình thương mại song phương với Nhật Bản và Singapore không vượt qua
được các kiểm định thông số sai lệch.
Để hiểu rõ hơn những kết quả phong phú về độ co dãn theo tỷ giá của nhập
khẩu Trung Quố
c, tác giả xem xét cơ cấu hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ các đối
tác thương mại lớn (Bảng 4). Về cơ bản, Úc và Nga xuất khẩu năng lượng và nguyên
liệu thô vào Trung Quốc, điều này có thể giải thích các phản ứng yếu ớt của nhập
khẩu Trung Quốc từ hai quốc gia này đối với những thay đổi trong tỷ giá thực song
phương. Đáng ngạc nhiên là sự tăng trưởng ho
ạt động kinh tế của Trung Quốc không
có tác động tích cực đáng kể nào đến nhập khẩu của Nga. Trên thực tế, mối quan hệ
này là nghịch biến. Điều này có thể được giải thích bởi sự kết nối về cơ sở hạ tầng
kém phát triển giữa Nga và Trung Quốc. Nếu năng lực vận tải đường sắt được tận
dụng, cho dù mức cầu có cao hơ
n thì dầu cũng không được vận chuyển sang Trung
18
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Quốc. Ngược lại, nhập khẩu của Úc tăng lên theo giá trị gia tăng công nghiệp của
Trung Quốc.
Bảng 4 – Cơ cấu nhập khẩu của Trung Quốc từ các đối tác thương mại lớn (so với
tổng kim ngạch nhập khẩu trong năm 2005)

Nhóm thứ hai là những quốc gia mà tác giả có thể tách xuất khẩu và nhập khẩu,

đó là những quốc gia có thu nhập cao. Xuất khẩu từ Đức, Nhậ
t Bản và Mỹ không
nhạy cảm với những thay đổi của tỷ giá thực song phương. Trong khi nhập khẩu của
Đức và Nhật Bản được thúc đẩy bởi FDI, nhập khẩu của Mỹ có vẻ được hưởng lợi
nhiều hơn từ sự phát triển kinh tế tổng thể của Trung Quốc. Điều này cũng là đương
nhiên khi xem xét kỹ cơ cấu nhập khẩu từ các nướ
c này. Khoảng một nửa hàng xuất
khẩu của Đức và Nhật vào Trung Quốc là máy móc và thiết bị điện tử - những sản
phẩm thường được định hướng tái xuất khẩu. Hàng nhập khẩu từ Mỹ thì đa dạng hơn
từ đậu nành đến máy bay và các con chip công nghệ cao. Phần lớn những sản phẩm
này không có tính thay thế và không bị cạnh tranh bởi những sản phẩm của Trung
Qu
ốc, điều này giải thích vì sao độ co dãn theo tỷ giá rất thấp và thậm chí âm.
Nhóm thứ ba gồm các nước châu Á mới nổi, xuất khẩu của các nước này sang
Trung Quốc đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự tăng giá đồng Nhân dân tệ. Họ chủ yếu
xuất khẩu các sản phẩm, phụ tùng và linh kiện cho ngành công nghiệp xuất khẩu của
Trung Quốc, do đó xuất khẩu của các nước này sang Trung Quố
c có quan hệ nghịch
biến với sự tăng giá đồng Nhân dân tệ.
Như chúng ta có thể thấy trong đồ thị 4, tỷ trọng xuất khẩu của một số nước
châu Á sang Trung Quốc đại lục rất lớn. Nếu giả định một phần của xuất khẩu sang
Hồng Kông cuối cùng sẽ đến Trung Quốc đại lục, tỷ trọng sẻ trở nên lớn hơn. Ví dụ,
xuất khẩu từ Đài Loan đến Trung Quốc đại lục và Hồng Kông bao gồm gần 40% tổng
lượng xuất khẩu của Đài Loan.
Biểu đồ 4 – Tỷ trọng xuất khẩu của một số nước châu Á đến Trung Quốc đại lục và
Hồng Kông trong năm 2005 (đơn vị: %)
19
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo



Vì vậy, kết quả của tác giả cho thấy một sự nâng giá đồng Nhân dân tệ làm
giảm nhập khẩu từ các nước châu Á còn lại đến Trung Quốc. Các nước châu Á nên
quan tâm đến hiệu ứng này, đặc biệt khi họ không thể bù đắp hiệu ứng này bằng cách
tăng xuất khẩu tới các quốc gia khác. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính bổ sung
của các mặt hàng xuất khẩu châu Á và phản ứ
ng của chuỗi cung ứng châu Á với sự
nâng giá đồng Nhân dân tệ. Kiểm định giả thuyết này đòi hỏi một phân tích chi tiết,
tác giả chỉ cố gắng để cung cấp một câu trả lời sơ bộ bằng cách ước lượng các phương
trình xuất khẩu cho các đối tác thương mại chính của Trung Quốc ở châu Á.
Dạng của phương trình cũng giống với phương trình xuất khẩu của Trung Qu
ốc
đã trình bày ở trên, tác giả giải thích xuất khẩu thông qua tỷ giá thực hiệu lực (REER)
của mỗi quốc gia và nhu cầu của thế giới. Ngoài ra, tác giả đưa thêm vào phương trình
tỷ giá thực hiệu lực của Trung Quốc để làm biến giải thích. Các dữ liệu về tỷ giá hối
đoái cũng được tính toán dựa trên CPI và nhu cầu của thế giới được đo bằng tổng
lượng nhập kh
ẩu trên thế giới. Biến xu hướng cũng được tính toán khi nó có ý nghĩa
thống kê.
Tác giả ước lượng các phương trình xuất khẩu của các đối tác thương mại châu
Á chính của Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2005 (Tác giả loại Indonesia ra khỏi
mẫu do thiếu các dữ liệu). Dữ liệu theo thời vụđược điều chỉnhbằng chương trình
CensusX12. Kết quả cho thấy các biến có liên kết ở sai phân bậc một và tồn t
ại ít nhất
một vector đồng liên kết trong mỗi nhóm biến.
Kết quả chi tiết từ các phương trình xuất khẩu của các nước châu Á được trình
bày trong Bảng A1.6. Khi chuyển đổi các hệ số dài hạn thu được (Bảng 5), có thể thấy
rằng xuất khẩu của hầu hết các nước châu Á chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi sự nâng giá
tỷ giá thực của Trung Quốc. Tác động này có ý nghĩa thống kê đối v

ới Hàn Quốc, Đài
Loan và Thái Lan. Riêng xuất khẩu của Malaysia thì được hưởng lợi từ sự nâng giá
thực đồng Nhân dân tệ. Kết quả khác biệt này là do ngoài thiết bị điện tử, Malaysia
còn xuất khẩu với số lượng lớn dầu và các nguyên liệu khác. Như vậy, các kết quả từ
các phương trình xuất khẩu của các nước châu Á rất gần với kết quả của phương trình
20
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

nhập khẩu song phương của Trung Quốc, vì thế xuất khẩu từ nhiều nước châu Á khác
dường như không được chuyển hướng hoàn toàn sang các nước khác khi nhu cầu của
nhập khẩu Trung Quốc giảm. Như kỳ vọng, độ co giãn theo thu nhập luôn luôn dương
mặc dù không có ý nghĩa thống kê trong trường hợp của Philippines và Thái Lan. Kết
quả của tác giả rất phù hợp với kết quả của Ahearne (2006) và Cutler (2004), người đã
phát hi
ện ra các yếu tố chung (như nhu cầu của thế giới) thúc đẩy xuất khẩu từ Trung
Quốc và các nền kinh tế châu Á khác.
Bảng 5 – Phương trình xuất khẩu cho đối tác thương mại lớn trong khu vực của Trung
Quốc

Các giá trị trong dấu ngoặc đơn không có ý nghĩa thống kê
*Phương trình xuất khẩu từ Nhật Bản đã không vượt qua được các kiểm định thông số
sai lệch
5. KẾT LUẬN
Trong vài năm qua, đã có một cuộc tranh luận chuyên sâu ở cả Trung Quốc lẫn
các diễn đàn quốc tế về mong muốn nâng giá đồng Nhân dân tệ. Nhiều tranh luận cho
rằng chính sách tỷ giá hối đoái sẽ không thể đáp ứng được mục đích giảm thặng dư
thương mại lớn của Trung Quốc. Dựa trên thực nghiệm, bài nghiên cứu này chỉ ra
rằng cán cân thương mại Trung Quốc nhạ

y cảm với sự biến động của tỷ giá thực hiệu
lực (REER). Trong thực tế, ước lượng độ co giãn dài hạn của xuất nhập khẩu Trung
Quốc với những thay đổi trong tỷ giá thực hiệu lực của đồng Nhân dân tệ từ năm 1994
đến cuối năm 2005, tác giả tìm thấy bằng chứng chắc chắn rằng một sự tăng giá thực
đồng Nhân dân tệ làm gi
ảm xuất khẩu đáng kể trong dài hạn. Điều này đúng với cả
xuất khẩu hàng đã gia công (tức là hàng hóa đã được biến đổi và tái xuất) và xuất
khẩu thông thường. Tuy nhiên, việc tăng tỷ giá hối đoái thực cũng làm giảm nhập
khẩu vào Trung Quốc. Điều này hạn chế các tác động ròng của chính sách tỷ giá hối
đoái lên thặng dư thương mại.
Dựa trên độ
co giãn ước tính của tác giả trong khoảng thời gian từ khi gia nhập
WTO, một sự gia tăng 5% tỷ giá thực hiệu lực của đồng Nhân dân tệ sẽ dẫn đến một
21
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

sự sụt giảm khoảng 7% trong khối lượng xuất khẩu năm 2005. Khi tác giả xem xét
đến các tác động trực tiếp của tỷ giá hối đoái lên nhập khẩu cũng như các tác động
gián tiếp từ sự sụt giảm lượng hàng xuất khẩu đã gia công lên lượng hàng nhập khẩu
để gia công, tổng khối lượng nhập khẩu sẽ giảm khoảng 4%. Dựa trên những ước tính
này, thặng dư th
ương mại sẽ được thu hẹp gần bằng một phần tư từ khoảng 100 tỷ
USD đến dưới 80 tỷ USD. Tuy nhiên, những con số này phải được xử lý cẩn thận vì
đây chỉ là một tính toán rất thô sơ, ví dụ, các hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào
giá xuất khẩu và giá nhập khẩu và từ đó chuyển dịch vào thặng dư thương mại. Rất có
th
ể những con số của tác giả đánh giá quá cao sự sụt giảm thặng dư thương mại khi
nâng giá đồng nội tệ, giá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ có thể sẽ tăng lên do đó tác

động thực tế đến cán cân thương mại có thể nhỏ hơn đáng kể. Mặt khác, sự biến động
của tỷ giá đồng Nhân dân tệ có thể không ảnh hưởng đến một số
mặt hàng, ví dụ như
giá dầu thế giới, do đó tác động truyền dẫn vào giá nhập khẩu của Trung Quốc có thể
nhỏ hơn nhiều. Thật không may, các tác động truyền dẫn ở Trung Quốc rất khó ước
lượng do thiếu dữ liệu chuỗi thời gian về giá xuất khẩu, giá nhập khẩu.
Mặc dù không hoàn toàn mới, nhưng phát hiện của tác giả rằng nhập khẩu của
Trung Quố
c giảm khi tăng tỷ giá hối đoái là rất thú vị và lập luận của nó cần được
được nghiên cứu sâu hơn. Tác giả tìm hiểu thêm về vấn đề này bằng cách ước lượng
các phương trình thương mại song phương của Trung Quốc với các đối tác thương
mại lớn. Có vẻ như một việc tăng giá trị thực của đồng Nhân dân tệ so với đồng tiền
của các đố
i tác thương mại thường làm giảm xuất khẩu, cụ thể là từ các nước châu Á
khác. Kết quả nhập khẩu của Trung Quốc từ châu Á có thể được giải thích bởi sự hội
nhập theo chiều dọc ở mức độ cao của các nước châu Á. Mạng lưới sản xuất như vậy
ở châu Á làm cho các sản phẩm từ các quốc gia châu Á khác mang tính bổ sung hơn là
thay thế. Giả thuyết này được hỗ
trợ bởi kết quả của tác giả, theo đó, tổng kim ngạch
xuất khẩu từ các nước châu Á - không chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc - bị ảnh hưởng
tiêu cực bởi sự tăng giá thực của đồng Nhân dân tệ.
Những phát hiện này làm tăng mối quan tâm về khả năng thích ứng của châu Á
đối với sự gia tăng đột ngột của đồng Nhân dân tệ, đặc biệt nế
u các nước châu Á cũng
tăng giá so với các đồng tiền khác. Mặc dù nghiên cứu này chỉ tập trung vào khối
lượng xuất nhập khẩu – do đó kết luận có thể không đầy đủ - nó chỉ cung cấp một số
điểm quan trọng cho những nghiên cứu xa hơn về những tác động tiềm ẩn từ việc
nâng giá trị thực đồng tiền Trung Quốc và những kết hợp khác nhau của các chính
sách tỷ giá
ở châu Á. Mặc dù đã có một số bài nghiên cứu về vấn đề này, những

nghiên cứu sử dụng dữ liệu mới vẫn rất cần thiết.
Tóm lại, trong khi xuất khẩu của Trung Quốc rõ ràng đã được hưởng lợi từ sự
tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nền kinh tế tiên tiến, độ co giãn theo thu
nhập của hàng nhập khẩu Trung Quốc được tìm thấy trong bài nghiên cứu là tương
đối thấp. Có vẻ nhưnhập khẩu sang Trung Quốc phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhiều hơn các hoạt động kinh tế trong nước. Mặc dù các mẫu dữ liệu trong bài
nghiên cứu này chỉ đến cuối năm 2005, nhưng các kết quả vẫn được xác nhận bởi sự
22
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CHÂU Á

Nhóm 5 Cao Học Đêm 2 GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

phát triển kinh tế gần đây. Nhu cầu nước ngoài mạnh và dòng vốn FDI tăng giữ cho
xuất nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng cho đến mùa hè năm 2008. Kể từ 2008,
suy thoái kinh tế toàn cầu và sự sụt giảm đột ngột vốn FDI đã góp phần khiến xuất
khẩu cũng như nhập khẩu của Trung Quốc yếu hơn nhiều, đặc biệt từ các đối tác châu
Á. Trong th
ực tế, thương mại nội vùng châu Á đã giảm mạnh trong vài tháng qua.

Alicia Garcia-Herrero & Tuuli Koivu / Économie internationale 116 (2008), p. 53-94 75
APPENDIX 1
Table A1.1 - Data sources
China’s export and import equations
Variable Explanation Frequency Source Method
processed
exports
The volume of
China’s processed
exports
Monthly CEIC Original data in US dollars.

Converted to Renminbi and
deÁ ated by China’s CPI.
In logs.
ordinary
exports
The volume of
China’s ordinary
exports
Monthly CEIC Original data in US dollars.
Converted to Renminbi and
deÁ ated by China’s CPI.
In logs.
imports for
processing
The volume of
China’s imports for
processing
Monthly CEIC Original data in US dollars.
Converted to Renminbi and
deÁ ated by China’s import
price index. In logs.
ordinary
imports
The volume of
China’s ordinary
imports
Monthly CEIC Original data in US dollars.
Converted to Renminbi and
deÁ ated by China’s import
price index. In logs.

China’s import
price index
Monthly IFS, own
calculations
Index was calculated by taking
weighted average of China’s
25 most important trading
partners’ export price indices.
demand
for exports
The volume of
world total imports
excl. imports to
China
Monthly IFS In US dollars, converted into
volumes by world import price
index (IFS), in logs.
demand
for imports
The volume
of industrial
production in
China
Monthly CEIC Index constructed by using real
growth rates, in logs.
REER
China’s real
effective exchange
rate
Monthly IFS CPI based measure

capacity
utilization
Estimate for output
gap
Monthly CEIC, own
calculations
Business cycles estimated by
using Hodrick-Prescott À lter
on industrial production data
(CEIC)
import
tariffs
Weighted average
import tariffs as
a share of total
imports
Annual IMF
Occasional
Paper, WTO
The authors calculated the
weighted average for 2001-
2005 with help of WTO tariff
data. Data for 1999-2000
was interpolated as it was not
available.
CEPII_n°116.indb 75
CEPII_n°116.indb 75
12/06/2009 09:21:00
12/06/2009 09:21:00
Alicia Garcia-Herrero & Tuuli Koivu / Économie internationale 116 (2008), p. 53-9476

Variable Explanation Frequency Source Method
VAT
rebates
Value-added tax
rebates on exports
as a share of total
exports
Annual WTO The amount of value-added tax
returned to the exporters as a
share of total exports
FDI
Accumulation
of foreign direct
investment into
China
Monthly CEIC Original data in US dollars.
Converted to Renminbi and
deÁ ated by China’s CPI. In
logs.
China’s CPI Monthly CEIC
China’s bilateral export and import equations
Variable Explanation Frequency Source Method
exports
The volume of
China’s bilateral
exports
Monthly Direction of trade,
except data
for Taiwan
from CEIC

Data from China’s trade
partners’ side. Original data
in US dollars. Converted
to Renminbi and deÁ ated
by China’s CPI. Seasonally
adjusted. In logs.
imports
The volume of
China’s bilateral
imports
Monthly Direction of trade,
except data
for Taiwan
from CEIC
Data from China’s trade
partners’ side. Original data
in US dollars. DeÁ ated by
trade partners’ export prices.
Seasonally adjusted. In logs.
Trade partners’
export prices
Monthly IFS, except data
for Taiwan
from CEIC
Unit price index, not available
for Malaysia and Taiwan for
which we used CGPI data.
For Russia we used IFS export
price index for oil-exporting
countries.

demand
for exports
Real GDP in each
trading partner
Quarterly Bloomberg The quarterly data on real GDP
was interpolated into a monthly
data. Seasonally adjusted.
In logs
demand
for imports
The volume
of industrial
production in
China
Monthly CEIC Index constructed by using real
growth rates. In logs.
RER
Bilateral real
exchange rate
Monthly Own
calculations
Based on nominal exchange
rate and CPI data. For
Australia, monthly CPI data
was not available export price
data was used.
Table A1.1 - continued
CEPII_n°116.indb 76
CEPII_n°116.indb 76
12/06/2009 09:21:00

12/06/2009 09:21:00

×