Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Những tác dụng phụ khi dùng quá nhiều nghệ và những lưu ý khi sử dụng nghệ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.33 KB, 17 trang )

Những lưu ý khi
dùng nghệ: "Điểm
mặt" các tác dụng
phụ khi dùng quá
nhiều nghệ.
Mặc dù nghệ mang lại nhiều lợi ích sức
khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều hoặc dùng
trong thời gian dài có thể gây ra tác một số
tác dụng phụ nhất định.
Mặc dù không có quy định cụ thể về việc
nên dùng bao nhiêu nghệ mỗi ngày vì loại thực
phẩm này không được coi là chứa nhiều chất
dinh dưỡng cần thiết, nhưng theo các chuyên
gia sức khỏe thì một người lớn khỏe mạnh có
thể bổ sung 300-500mg nghệ mỗi ngày.
Bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều nghệ nếu bạn bị bệnh sỏi
mật hoặc các bệnh sỏi khác. Nếu bạn đang dùng aspirin, nên
tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nghệ vì nó là một tác
nhân gây ảnh hưởng đến lượng tiểu cầu (ngăn chặn hình
thành cục máu đông). Những người mới trải qua phẫu thuật
cũng nên tránh dùng nghệ.
Dưới đây là một số tác dụng phụ của nghệ mà bạn cần tham
khảo:
Đau bụng
Do có tính cay, dùng nghệ trong một thời gian dài có thể gây
ra đau bụng. Để tránh tác dụng phụ này, bạn nên dùng bột
nghệ để có thể dễ dàng tan trong ruột, các chất dinh dưỡng
được hấp thu ở ruột non nhiều hơn và giảm khó chịu cho dạ
dày.
Kích thích tử cung
Nghệ được biết đến là một chất có thể gây kích thích tử


cung, vì vậy có thể có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt. Tuy
nhiên, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú cần phải cẩn
thận khi dùng nghệ để tránh bất kì tác hại cho em bé.
Khó hấp thụ
Bổ sung nghệ theo đường uống thường khó hấp thụ được hết
các chất dinh dưỡng có trong nghệ. Tuy nhiên, điều này có
thể được khắc phục bằng cách bổ sungvitamin tổng hợp có
chứa piperine - một thành phần hoạt chất giúp thúc đẩy sự
hấp thụ nghệ. Nhờ vậy, bạn có thể nhận được tất cả những
lợi ích sức khỏe của nghệ.
Dùng quá nhiều nghệ hoặc dùng trong thời gian dài có thể
gây ra tác một số tác dụng phụ nhất định. Ảnh minh họa
Gây chảy máu
Một số hợp chất trong nghệ nếu tiêu thụ vào cơ thể quá
nhiều có thể làm chậm quá trình đông máu, vì vậy nó có thể
dẫn đến chảy máu. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông
máu hoặc thuốc liên quan đến tiểu cầu thì nên lưu ý khi dùng
nghệ. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc tránh
dùng nghệ.
Tiêu chảy và buồn nôn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nghệ
với liều lượng lớn có thể bị tiêu chảy, đổ mồ hôi, buồn nôn
do nó có tính cay và kích thích dạ dày. Vì vậy, hãy giảm liều
hoặc tránh dùng nghệ nếu bạn bị tiêu chảy và buồn nôn.
Một số lưu ý khi dùng nghệ:
- Không dùng tinh bột nghệ với thuốc tây cùng lúc để đề
phòng trường hợp ảnh hưởng đến máu.
- Nữ giới bị rong kinh kéo dài không nên sử dụng tinh bột
nghệ vì tinh bột nghệ có tác dụng khai thông khí huyết, vì
vậy chỉ có tác dụng chữa tích huyết, bế kinh chứ không thể

chữa rong kinh.
- Những người bị bệnh về dạ dày, đường ruột nên uống tinh
bột nghệ đen (tinh bột nghệ đen mật ong nước lọc) trước bữa
ăn.
- Không nên xem nghệ là thần dược vì nó chỉ có tác dụng khi
sử dụng vừa phải. Chất curcumin mặc đù được biết đến với
khả năng giảm viêm, chống oxy hóa nhưng nếu sử dụng quá
nhiều cùng có thể gây ra tác dụng phụ là buồn nôn, tiêu
chảy, rối loạn chuyển hóa sắt, chặn protein hepcidin, gây ra
thiếu sắt ở bệnh nhân mẫn cảm.
- Tiêu thụ curcumin liều cao còn kích thích tuyến thượng
thận bài tiết cortisone - một chất có tính kháng viêm cao. Vì
vậy, nếu tiêu thụ nhiều nghệ, khả năng kháng viêm của cơ
thể sẽ giảm đi.
Dùng tinh bột nghệ
có thực sự tốt?
- Hiện nay, nhiều chị em đua nhau dùng
tinh bột nghệ để làm đẹp da hoặc uống tinh bột
nghệ để ngừa ung thư thay vì dùng nghệ tươi vì
tính tiện lợi của nó. Vậy dùng tinh bột nghệ
thực chất có tốt?
Chị em thường dùng tinh bột nghệ để làm đẹp
da. (Ảnh minh họa)
GS. TS. Đào Văn Phan, nguyên Trưởng Bộ môn Dược lý,
Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, nghệ vàng là cây thuốc
quý được đánh giá cao trong số vô vàn các cây thuốc cổ
truyền và đã được dùng hàng ngàn đời nay, riêng với phụ nữ
thì nghệ được coi như thần dược cho sắc đẹp và sức khỏe,
đặc biệt là với phụ nữ vừa sinh em bé.
Hoạt chất chính tạo nên màu vàng và tác dụng của nghệ vàng

là Curcumin. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh
Curcumin có nhiều hoạt tính sinh học quý như: chống viêm
loét dạ dày, chống ung thư, bảo vệ gan, thận, làm đep da…
Với chị em sau sinh, nghệ có tác dụng bổ máu, tăng co hồi tử
cung, làm sạch khí huyết ứ, phòng ngừa hậu sản và kích
thích sản sinh estrogen, sớm cân bằng nội tiết.
Curcumin cũng được chị em tin dùng vì tác dụng làm đẹp kỳ
diệu. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh Curcumin
làm tăng chuyển hóa mỡ thừa ở mô mỡ, giúp giảm cân,
mang lại vóc dáng thon gọn. Đồng thời Curcumin làm giảm
nám da, tăng đào thải hắc sắc tố melanin sinh ra nám và ngăn
cản tác hại của tia tử ngoại, đồng thời kích thích quá trình
trao đổi chất ở các mạch máu dưới da, nuôi dưỡng và đẩy
nhanh quá trình tái tạo tế bào da giúp da mịn màng, tươi trẻ,
trắng sang hơn và xóa mờ vết nám một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của Curcumin là hoạt chất
này có độ tan rất thấp nên curcumin rất khó hấp thu vào cơ
thể để đem lại hiệu quả điều trị. Do vậy để chữa được bệnh
và làm đẹp hiệu quả thì mỗi ngày chị em phải uống liên tục
tới 8 - 12g Curcumin, tương đương với 16 - 24 viên
Curcumin 500mg hoặc 1 - 2 lạng bột nghệ (do bột nghệ chỉ
có 3 - 4% curcumin). Đây là liều rất cao, người dùng rất khó
sử dụng đủ liều lượng do mùi vị khó chịu và gây kích ứng
đường tiêu hóa do tinh bột nghệ còn chứa tinh dầu và nhựa,
là những thành phần có hại cho gan và dạ dày.
Hơn nữa, theo GS. TS. Đào Văn Phan: “Curcumin tuy uống
với liều cao nhưng hàm lượng trong máu và nơi tác dụng lại
vẫn thấp là do Curcumin không tan trong nước, dễ bị phá
hủy ở ruột, dễ bị chuyển hóa và thải trừ ở gan, nên chỉ hấp
thu vào máu được 2 - 5%. Cho nên, để đạt được nồng độ

trong máu đủ để phát huy hiệu quả, bệnh nhân phải sử dụng
liều cao Curcumin hoặc phải sử dụng các dạng bào chế công
nghệ cao để tăng tăng độ hấp thu vào máu. Trên thế giới đã
dùng dạng bào chế công nghệ Nano đem lại hiệu quả điều trị
rất cao ở ngay liều thông thường”.
Mới đây, Viện hóa học - Viện Hàn lâm khoa học và công
nghệ Việt Nam là đơn vị đầu tiên của Việt Nam chiết xuất và
bào chế thành công Nano Curcumin từ cây nghệ vàng bằng
công nghệ Nano tiên tiến. Nano Curcumin có kích thước tiểu
phân nanno 50 - 70nm, độ tan trong nước đạt 10%, với tiêu
chuẩn chất lượng tương đương chế phẩm Nano Curcumin
của Mỹ, cao hơn chế phẩm của Ấn Độ, Trung Quốc….
GS. TS. Đào Văn Phan lý giải: “Công nghệ nano giúp tạo ra
các tiểu phân Nano Curcumin có kích thước siêu nhỏ dưới
100nm, bằng 1/80.000 sợi tóc, tan tốt trong nước và xâm
nhập tốt vào tế bào, độ hấp thu có thể lên tới 90-95% đem lại
hiệu quả điều tri vượt trội”.
Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã chuyển
giao Nano Curcumin cho Công ty Dược Mỹ phẩm CVI đưa
ra thị trường với tên gọi CumarGold. Đem lại hiệu quả điều
trị bệnh mãn tính và làm đẹp với hiệu quả vượt trội, tiện
dụng và loại bỏ được hoàn toàn tác dụng phụ của tinh bột
nghệ thông thường.
Nghệ - “Người thầy
thuốc vàng”
Từ thời cổ đại, các vị thiền sư và thầy thuốc
Ấn Độ đã xem nghệ là “thầy thuốc vàng” bởi
những đặc tính trị liệu tuyệt vời của nó.
Nghệ thuộc họ gừng, khi được sấy khô,
nghiền thành bột mịn, có màu vàng tươi và

được sử dụng trong rất nhiều công thức nấu ăn
của Ấn Độ. Trong thương mại, nghệ được sử
dụng như là một gia vị tạo màu và là chất độn
như mù tạt vàng, các loại súp đóng hộp, nhiều
loại thức ăn chế biến sẵn khác đều dùng bột
nghệ làm gia vị. Dù được sử dụng phổ biến
nhưng số người biết đến công dụng tuyệt vời
của nó rất ít.
Nghệ còn có tên gọi khác là “nghệ tây của người nghèo”
(nghệ tây là một loại gia vị đắt nhất thế giới, chiết xuất từ
nhụy của hoa nghệ tây, được phơi khô và sơ chế) vì nó cũng
có màu vàng và những đặc tính của một gia vị. Trong thành
phần của củ nghệ có chứa chất curcumin có thể chữa lành
những tổn thương trong gan, dạ dày đồng thời thúc đẩy
màng nhầy và da phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn có
tác dụng hỗ trợ các khớp xương bị thoái hóa hay bị viêm
khớp, giúp tăng cường hệ tiêu hóa, làm giảm cholesterol, đào
thải chất độc, làm khô và giúp vết thương mau lành.
Tuy nghệ có vị khá đắng nhưng hãy học cách sử dụng nghệ
hàng ngày để giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ trị bệnh.

Đầu tiên, bạn có thể chế biến nghệ thành món ăn. Cho nước
ép nghệ tươi vào trong nước và đun sôi từ 8 đến 10 phút để
cô đặc thành dung dịch sền sệt (nước nghệ cô đặc) hay chế
biến thành món sữa vàng (Golden Milk), hoặc trộn nước ép
nghệ tươi với một chút bơ hoặc dầu ô-liu khoảng 20-30 giây.
Cách chế biến này sẽ làm hết vị đắng, đồng thời cũng giải
phóng ra tinh chất bột nghệ vào dầu hoặc nước. Nước nghệ
cần phải được nấu chín.
Bạn cũng có thể sử dụng nghệ ở dạng viên nang có bán sẵn

trong các cửa hàng thực phẩm. Thông thường, nghệ ở dạng
viên nang có nồng độ hoạt chất curcumin cao hơn so với củ
nghệ ở dạng tự nhiên.
Dưới đây là vài cách dùng nghệ chữa bệnh của các thiền sư:
Đau họng (đặc biệt với trường hợp có đờm ở cổ họng): Lấy
½ thìa cà phê nước nghệ cô đặc như nói ở trên viên tròn lại
rồi uống với một ly nước. Làm như vậy ngày vài lần hoặc
mỗi giờ làm lại một lần nếu muốn.
Thoái hóa khớp: Uống ít nhất 1 cốc sữa vàng (Golden Milk)
mỗi ngày, uống trong vòng 40 ngày.
Bệnh dạ dày và các vấn đề về tiêu hóa: Sữa chua vàng
(Golden Yogurt), uống ít nhất 1 ly/ngày. Nó rất tốt đối với
sự phát triển của nấm candida ở ruột; loại sữa chua này còn
tạo ra các loại vi khuẩn giúp cho hệ vệ sinh đường ruột khỏe
mạnh bởi vì trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin chống
nấm tự nhiên, nó hạn chế sự phát triển quá mức của nấm
men.
Nếu bạn bị stress: Lời khuyên của các thiền sư dành cho bạn
là hãy dùng hỗn hợp sữa chua, chuối cùng với một muỗng
cafê nước nghệ cô đặc. Hỗn hợp này giúp bạn dễ dàng vượt
qua các căng thẳng.
Và bạn có thể ăn kèm nghệ với rất nhiều thức ăn khác. Hãy
giữ một lọ nước nghệ cô đặc trong tủ lạnh (có thể dùng trong
vài tuần). Cho thêm một thìa nước nghệ cô đặc vào ngũ cốc,
nước sinh tố dành cho bữa sáng. Thậm chí, bạn có thể phết
nước nghệ này cùng với một chút mật ong lên bánh mì. Rất
đơn giản, bạn cũng có thể nêm nước nghệ cô đặc vào các
món đồ ăn như cơm, đậu hũ hay trộn thêm vào các đĩa rau.
Ngoài ra, nghệ có tác dụng rất tốt đối với các vùng da bị
bệnh và các vết thương bên ngoài.


Tác dụng tốt cho da: Nước ép nghệ tươi được xem như là
một liều thuốc trị bệnh hay thuốc giảm đau cho nhiều tình
trạng da kể cả da bị chàm, thủy đậu, zona hay bị bệnh vẩy
nến/á sừng và ghẻ. Nước nghệ cô đặc sẽ là một giải pháp
tuyệt vời! Bôi nước nghệ đó lên vùng da bị bệnh, dùng gạc
hoặc bông băng nhẹ. Nghệ có tác dụng làm khô những chỗ
phồng rộp và tăng cường quá trình hồi phục của những vùng
da bị tổn thương. Đối với bệnh zona, cách áp dụng là dùng
dầu mù tạt bôi vào vùng da nổi mụn trước, sau đó xoa trùm
nước nghệ cô đặc lên.
Chỗ đau, vết thương: Trong hộp dụng cụ cứu thương của
bạn cần có bột nghệ. Nghệ giúp cầm máu rất nhanh, hơn nữa
nó lại có thể kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi
bị các vết đâm hay đứt tay chân… đổ bột nghệ vào chỗ vết
thương, sau đó dùng gạc băng lại và ép nhẹ vào chỗ bị
thương để cầm máu. Tất nhiên trong những trường hợp
nghiêm trọng ngay lập tức cần phải có các biện pháp chăm
sóc y tế kịp thời.
Tác dụng vệ sinh phụ nữ: Làm dung dịch vệ sinh phụ nữ từ
sữa chua nguyên chất, nghệ và nước. Dung dịch vệ sinh này
đặc biệt có ích trong việc chống lại mùi hôi và nấm men, nó
là dung dịch vệ sinh tốt nhất cho phụ nữ sau thời kì kinh
nguyệt. Dùng 8 đến 10 phần nước, 1 phần sữa chua (bắt
buộc phải dùng loại sữa chua có chứa hoạt chất acidophilus)
và 2-3 muỗng nước nghệ. Trộn đều hỗn hợp này và đánh
nhuyễn để tạo thành dung dịch vệ sinh.
Sưu tầm.

×