Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giúp trẻ xây dựng kế hoạch học tập có hiệu quả pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.63 KB, 5 trang )

Giúp trẻ xây dựng kế hoạch
học tập có hiệu quả






Khi làm bất cứ việc gì nếu xây dựng được những kế hoách khả thi sẽ
tạo ra cơ hội thành công rất lớn và việc học của trẻ nhỏ cũng vậy. Giúp trẻ
lên kế hoạch học tập có hiệu quả là quá trình cha mẹ giúp con xem xét quỹ
thời gian và dự định trẻ sẽ học tập như thế nào để đạt được những mục tiêu
đã đề ra. Vậy có thể làm gì để giúp trẻ định ra một kế hoạch hợp lý?
Kế hoạch phải có tính khả thi
Xây dựng kế hoạch học tập nên vừa sức với trẻ. Nếu đặt mục tiêu quá
cao mà trẻ không thực hiện được có thể sẽ dẫn đến lo lắng, chán nản và dần
dần hình thành ở trẻ mặc cảm tự ti, sợ học, sợ làm bài tập
Xem xét lại sự cân bằng trong kế hoạch hàng ngày
Khi định ra kế hoạch học tập, không thể để ý đến những vấn đề khác.
Thực ra, học tập chỉ là một mặt trong sinh hoạt một ngày và những hoạt
động khác trong một ngày đều có ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ. Vì vậy
khi định ra kế hoạch học tập nhất thiết phải xem xét một cách toàn diện.
Trong thời gian biểu hàng ngày phải bao gồm thời gian ăn cơm, lên
lớp, ngoại khóa, cũng phải có thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, xem ti
vi nói tóm lại hoạt động hàng ngày nên da dạng, các hoạt động sắp xếp
hợp lý. Một cuộc sống có quy tắc và phong phú là điều kiện cơ bản để nâng
cao hiệu quả học tập.
Phải có tính linh hoạt
Kế hoạch không nên tuyệt đối, không biến đổi mà cần linh hoạt. Căn
cứ vào tình hình thực tế của quá trình thực hiện kế hoạch để có thể điều
chỉnh kế hoạch. Ví dụ nếu hôm nào đó gia đình có hoạt động sum họp hay


vui chơi kế hoạch có thể thay đổi. Đôi lúc sự linh hoạt lại giúp cho kế
hoạch được thực hiện với hiệu quả cao mà trẻ cũng cảm thấy thoải mái.
Kế hoạch học tập có thể linh hoạt thay đổi nhưng không nên quá dễ
dãi và tùy tiện bởi như vậy việc lập kế hoạch cũng không có tác dụng. Để
làm được điều này khi mới bắt đầu định ra kế hoạch phải suy xét kỹ lưỡng
đến những tình huống có thể xảy ra để có thể đưa được kế hoạch khả thi
nhất.

Căn cứ vào mục tiêu học tập của trẻ
Khi đề ra mục tiêu trong kế hoạch học tập của trẻ cần phải căn cứ vào
mục tiêu học tập của bản thân mỗi đứa trẻ, phải xem xét tình hình học tập
hiện nay của trẻ, tiến độ môn học, sự yêu thích đối với môn học của trẻ để
định ra mục tiêu.
Căn cứ vào đặc điểm của mỗi trẻ
Kế hoạch học tập phải phù hợp với đặc điểm và năng lực của trẻ. Cha
mẹ không nên xuất phát từ ý kiến chủ quan của mình, càng không nên lấy kế
hoạch của một người khác để áp dụng cho trẻ. Khi lập kế hoạch cha mẹ phải
căn cứ vào thể lực, trí lực, học lực hiện tại, tính cách và hứng thú của trẻ
để định ra kế hoạch học tập phù hợp.
Phối hợp hoạt động học tập cùng với hoạt động khác
Nên đem toàn bộ hoạt động hàng ngày vào trong kế hoạch của trẻ.
Nên để hoạt động học tập chiếm một vị trí hợp lý, đồng thời phải điều tiết,
phối hợp cùng với những hoạt động khác. Và đây cũng là một điều đáng lưu
ý giúp trẻ có thể duy trì được thời gian học tập một cách lâu dài.
Phân chia thời gian một cách hợp lý
Sử dụng thời gian học tập một cách tập trung dồn ép, hiệu quả sẽ
không bằng việc phân chia thời gian định kỳ hoặc theo giai đoạn, đặc biệt là
đối với những bài học, môn học mà nội dung mang tính liên hệ với nhau
không lớn.
Thời gian chuẩn bị bài nên để tách riêng thời gian ôn tập. Thời gian

ôn tập cố gắng có thể tiến hành ngay khi buổi học trên lớp hôm đó kết thúc.
Thời gian chuẩn bị bài phải được tiến hành trước khi học bài đó. Việc học
bài và ôn bài càng kịp thời, kỹ lưỡng thì hiệu quả học tập càng cao.
Sắp xếp thời gian vui chơi hợp lý để giải tỏa căng thẳng. Trong suốt
quá trình học nên xem xét và phân bổ các hoạt động như giao lưu, vui chơi
giải trí, vận động.

×