Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bộ thẻ từ hình nốt nhạc trong dạy học tập đọc nhạc lớp 4& 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.43 KB, 20 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

“Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.
Đó là vinh dự, tự hào của các thầy, cô giáo, những người đã dạy dỗ, vun đắp cho
thế hệ tương lai của Tổ quốc Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất
nước, công lao đóng góp của những người thầy, cô thật lớn lao. Biết bao tấm
gương cao đẹp của các thầy, cô giáo trên khắp mọi miền của đất nước, từ thành thị
đến nông thôn, nơi miền núi hay vùng hải đảo xa xôi…đã miệt mài bên trang giáo
án cho mỗi buổi đến trường. Những trang giáo án là những bài ca hào hùng, thiết
tha, sâu lắng về nghĩa tình thầy trò, về những lao động vất vả, sự hy sinh thầm lặng
mà lớn lao của các thầy cô giáo đi gieo những hạt giống tâm hồn.
Năm học 2009-2010 có chủ đề “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục”. Nhìn từ một góc độ khách quan tôi thiết nghĩ sự đổi mới chất
lượng là một bài học nan giải cho tất cả những thầy giáo, cô giáo đang thực hiện
công tác giáo dục giảng dạy trong nhà trường. Sự đổi mới quản lý trong giáo dục là
vấn đề cấp bách bởi nó hình thành sự phát triển con người sống và làm việc một
cách khoa học và thiết thực, để đào tạo thế hệ tương lai của đất nước có trình độ và
có kiến thức bền vững. Sự đổi mới quản lý chất lượng đi đôi với việc đòi hỏi người
giáo viên phải có những phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực phù hợp với
tâm lý học sinh, tâm lý lứa tuổi. Trong những năm học vừa qua nhà nước quan tâm
rất nhiều đến việc phải giảng dạy đầy đủ các môn học giúp cho học sinh phát triển
năng lực học tập một cách toàn diện, học sinh được học tập trong môi trường thuận
lợi có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập hiện đại đáp ứng nhu cầu cần
thiết của người học.
Như chúng ta đã biết mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo
những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết,
đáp ứng sự phát triển của đất nước. Việc giáo dục một con người toàn diện không
chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức
khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo


Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho
cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng giáo
dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được.
Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là
giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Âm nhạc có vai trò vị trí rất quan
trọng. Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế của sự phát triển xã
hội, Bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà
trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất
trong giáo dục thẩm mỹ.
Trong nhà trường phổ thông, đặc biêt là ở bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không
đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ, nhưng thông qua môn học này đã hình
thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một
thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hiền hoà, toàn diện hơn, từ
đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Ở học sinh lớp 1, 2, 3 các em học âm nhạc trong môn nghệ thuật chủ yếu các
em học hát .Phần học hát đòi hỏi các em chỉ hát đúng giai điệu lời ca, hát đồng đều
rõ lời, biết hát hòa giọng chung với các bạn. Cuối chương trình lớp 3 học kì 2 các
em bắt đầu làm quen với những kí hiệu ghi chép nhạc bước đầu đọc các nốt nhạc
theo các hình nốt. Bước sang chương trình lớp 4,5 âm nhạc được tách riêng ra
thành một môn học, có sách giáo khoa và có hướng dẫn cụ thể trong từng bài hát,
từng bài tập đọc nhạc. Ngoài việc học hát các em bắt đầu học kiến thức về nhạc lý,
biết tên nốt nhạc trên khuông, biết đọc đúng cao độ và trường độ qua những bài tập
đọc nhạc và biết ghép lời ca các bài tập đọc nhạc.
Mỗi khi trình độ kiến thức nâng dần lên đòi hỏi người giáo viên phải có
những cải tiến trong công tác giảng dạy. Sự đổi mới phương pháp dạy học để nâng
cao chất lượng không chỉ dừng lại ở những môn học như Toán, Tiếng Việt mà nó
đòi hỏi đổi mới chất lượng cho tất cả các môn học. Là giáo viên chủ nhiệm hay là
giáo viên chuyên trách tôi nhận thấy rằng để các em hiểu, nắm được và thực hiện

tốt yêu cầu của bài học người giáo viên cần có phương pháp dạy học phù hợp với
đối tượng học sinh, để giúp các em nắm bắt nhanh nhất kiến thức bài học.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước, đặc biệt năm 2005-2006 các em
được học chương trình sách giáo khoa âm nhạc mới và việc áp dụng học theo
chuẩn kiến thức kĩ năng được thực thi ở năm học 2008-2009 đòi hỏi giáo viên bám
sát mục tiêu bài học theo trình độ chuẩn.
Trong thực tại, việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ
môn Âm nhạc ở Tiểu học đang còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Chúng ta đã biết
chương trình âm nhạc lớp 4, 5 có hai phần: Phần học hát và phần học tập đọc nhạc.
Đối với việc dạy học sinh hát đúng giai điệu thuộc lời ca của các bài hát, biết kết
hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca thì đa số các em học tương
đối tốt, và đạt hiệu quả. Song thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng việc học sinh
đọc đúng cao độ, trường độ, nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phân môn
tập đọc nhạc đa số học sinh học phân môn này còn rất nhiều hạn chế, đối với các
em học sinh có năng khiếu thì các em nắm bắt kịp thời. Từ thực tế giảng dạy trong
quá trình lên lớp với những tiết có phần dạy phân môn tập đọc nhạc tôi đã sử dụng
đồ dùng dạy học trong phương pháp dạy tập đọc nhạc và đã mang lại một kết quả
khả quan. Và đây cũng là kinh nghiệm qua hai năm tôi sử dụng đồ dùng dạy học
môn Âm nhạc: BỘ THẺ TỪ HÌNH NỐT NHẠC TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC
NHẠC LỚP 4 & 5.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
B. PHẦN NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy môn âm nhạc lớp 4,5 vấn đề học nhạc cho
các em nắm bắt kiến thức ghi chép nhạc để giúp các em học tốt và đạt hiệu quả là
điều hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy
phù hợp với trình độ của sách giáo khoa cung cấp mà còn phụ thuộc vào phương

pháp truyền thụ của mỗi thầy cô giáo chúng ta. Hơn thế nữa nó còn phụ thuộc vào
ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc của gia đình và của toàn
xã hội.
Như chúng ta đã biết môn học Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật nó
khác hơn so với những môn học khác, nó không đòi hỏi sự chính xác một cách
tuyệt đối, mà điều quan trọng cần ở người học sự yêu thích, sự đam mê và có năng
khiếu về lĩnh vực âm nhạc điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học
âm nhạc mang đến cho các em những giây phút thư giản thỏa mái, thông qua
những giai điệu có tiết tấu sôi nổi nhẹ nhàng, những lời ca trong sáng, giản dị và
chân thật chan chứa nhiều cảm xúc mà âm nhạc mang đến cho con người.
Vậy làm thế nào để học sinh tiếp thu bài tốt và có sự ham thích khi học
nhạc, để mỗi một bài tập đọc nhạc các em đọc một cách dễ dàng và không lúng
túng khi xác định vị trí các nốt nhạc trên khuông.
Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành sư phạm Âm nhạc cho cấp Tiểu
học, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ
lực học hỏi của mình, bản thân ít nhiều đã đúc rút được những kinh nghiệm trong
công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học,
đặc biệt là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn
rất lúng túng. Đứng trước những hạn chế thực tại, tôi đã sử dụng “Bộ thẻ từ hình
nốt nhạc” đây là một loại đồ dùng dạy học hướng dẫn các em học tập đọc nhạc mà
tôi đã thực hiện tại trường.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
II./ NỘI DUNG.
Trường Tiểu học Trần Bình Trọng là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là
đơn vị dẫn đầu cấp tiểu học, là một trường có phong trào văn hoá văn nghệ khá tốt.
Các hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra rất sôi nổi trong suốt năm học qua các đợt
thi đua. Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi bộ môn Âm nhạc. Do vậy để
các em học tốt, có được những thành tích trong phong trào hoạt động ngoài giờ lên
lớp và các em có hứng thú học tập bộ môn này, đòi hỏi người thầy phải có một

phương pháp truyền đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứng thú cho các em với
môn học. Song với khó khăn hiện nay đại đa số bộ phận các em còn có nhược
điểm phổ biến nhất được thể hiện ở chỗ là các em còn xem nhẹ môn học, cho rằng
đây là môn học phụ không quan trọng như những môn học khác. Những bài hát
các em thường hát theo thói quen cũ, hát tự do, tuỳ tiện không theo một giai điệu
cụ thể. Vì vậy người giáo viên phải từng bước giúp các em có được sự tự tin, nắm
được các kiến thức ghi chép nhạc vững vàng.Vậy thì làm cách nào để giúp học
sinh học tốt môn học, được học sinh yêu thích học đồng loạt mà không cảm thấy
khó khi đến tiết học nhạc.
1/ Điều tra động cơ học tập bộ môn của học sinh
Trên cơ sở lý luận cùng với thời gian giảng dạy tại trường tiểu học Trần
Bình Trọng tôi đã tìm hiểu khả năng học tập bộ môn âm nhạc của học sinh qua 2
lớp 4/1 và 5/2 qua thực tế giờ dạy tôi nhận thấy việc tiếp thu kiến thức âm nhạc chỉ
rơi vào những em học sinh có năng khiếu. Còn lại các em chỉ học theo quán tính
bản năng không có kiến thức nhạc, và không tự đọc được bài tập đọc nhạc đơn
giản.
2/ Khảo sát trình độ học sinh:
Qua kiểm tra chất lượng học kì I khi học sinh thể hiện bài hát học sinh hát
tương đối tốt, đặc biệt đối với các em học sinh có năng khiếu thể hiện bài hát rất
xuất sắc, nhưng khi thể hiện bài tập đọc nhạc đa phần các em còn lúng túng khi
đọc nhạc vì lý do các em không xác định đúng vị trí nốt nhạc trên khuông. Kết quả
cho ta thấy:
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
Lớp Số học sinh Hoàn thành
tốt (A+)
Hoàn
thành(A)
Chưa hoàn
thành (B)

4/1 33 HS 4 HS =12,1% 25 HS
=75,7%
4 HS =12,1%
5/2 30 HS 5 HS =16,6% 23 HS
=76,6%
2 HS =6,6%
Từ thực tế đó đã cho ta thấy được học sinh rất thích học môn âm nhạc các
em cũng xem đây là môn học vui chơi thỏa mái, nhẹ nhàng, không nặng nề về tính
toán, không hiểu sâu như hai môn Toán và Tiếng Việt. Song vấn đề được nổi trội ở
đây là môn học này học tốt có chất lượng chỉ phụ thuộc vào những em học sinh có
năng khiếu và ham thích học môn âm nhạc, còn lại việc tiếp thu học nhạc ở một số
em còn hạn chế.
3/ Biện pháp thực hiện:
Để học sinh đọc nhạc tốt hiệu quả, dễ dàng xác định những nốt nhạc trên
khuông tôi đã thực thi một đồ dùng dạy học có tính sáng tạo, khoa học thẫm mĩ và
bền vững. Và đây cũng là phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học có phát huy tính
tích cực học tập của học sinh.
a.Cách thực hiện như sau:
* Giáo viên chuẩn bị: Những miếng xốp dày ( có thể là nhiều màu sắc)
Cắt những miếng xốp ấy thành những loại hình nốt nhạc ( Hình nốt đen, hình nốt
trắng, hình nốt móc đơn, hình nốt móc kép, nốt móc tam, nốt móc tứ, dấu lặng đen
và dấu lặng đơn).Những hình nốt nhạc đó được gắn với những viên nam châm tạo
thành một loại thẻ từ hình nốt nhạc, khi sử dụng chúng ta đính lên bảng từ một
cách dễ dàng.
b. Một số loại hình nốt nhạc:

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
* Áp dụng bộ thẻ từ hình nốt nhạc trong giờ học: Giới thiệu một số hình nốt
nhạc ( Tiết 23) môn Nghệ Thuật ( Âm nhạc lớp 3).

Như chúng ta đã biết cuối chương trình lớp 3 các em được làm quen với
khuông nhạc và biết vị trí khóa son trên khuông nhạc và một số loại hình nốt, các
em chỉ mới định dạng hình nốt, biết giá trị độ dài của một số hình nốt như hình nốt
đen bằng mấy hình nốt đơn, hình nốt trắng bằng mấy hình nốt đen, hình nốt đơn
bằng mấy hình nốt móc kép.
Với việc sử dụng bộ thẻ từ hình nốt nhạc các em đã dần làm quen với việc
tập ghi nhớ hình nốt, tên nốt trên khuông nhạc một cách linh hoạt và hiệu quả
thông qua trò chơi: GẮN NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG. Khi học sinh tham gia trò chơi
này các em rất thích và tham gia một cách nhiệt tình, phấn khởi nhất là những em
không thích học giờ nhạc nay cũng tham gia trò chơi sôi nổi. Kết quả đạt được rất
khả quan. Áp dụng bộ thẻ từ hình nốt nhạc trong giờ học tập đọc nhạc lớp 4,5.
Việc sử dụng bộ thẻ từ hình nốt nhạc này trong quá trình dạy tập đọc nhạc không
làm mất nhiều thời gian của bạn. Khi tiến hành dạy một bài tập đọc nhạc giáo viên
phải sử dụng đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy cụ thể như: Bảng phụ bài tập
đọc nhạc, bảng phụ luyện bài tập tiết tấu, bảng phụ luyện tập cao độ của bài tập
đọc nhạc. Nhưng khi chúng ta sử dụng bộ thẻ từ nốt nhạc chúng ta sẽ thấy được
hiệu quả của nó thông qua việc dạy học các bài tập đọc nhạc, khi sử dụng bài luyện
tập tiết tấu và luyện tập cao độ và sử dụng bộ thẻ từ tham gia phần trò chơi âm
nhạc học sinh sẽ được quan sát trực tiếp và nắm kiến thức nhanh và giúp các em dễ
nhớ bài hơn.
- VD: Bài tập đọc nhạc số 3: TÔI HÁT SON LA SON
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
Nhạc và lời: Vũ Thanh
Khi giáo viên treo bảng phụ bài tập đọc nhạc:
GV đặt câu hỏi: Bài tập đọc nhạc viết ở nhịp mấy?
Trong bài gồm có những loại hình nốt nào?
Em hãy nêu những tên nốt có trong bài?
Khi học sinh xác định được hình nốt giáo viên dùng thẻ từ nêu lại các hình nốt
học sinh vừa trả lời và giới thiệu ngay tiết tấu của bài tập đọc nhạc bằng cách gắn

những hình nốt nhạc đó lên bảng học sinh sẽ được quan sát trực tiêp. GV giới thiệu
ngay bài tập tiết tấu. Học sinh luyện tập tiết tấu. Tiếp theo học sinh xác định vị trí
tên nốt nhạc có trong bài. GV dùng thẻ từ đính vào khuông nhạc vị trí các nốt nhạc
có trong bài. Học sinh luyện tập cao độ.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học này đã mang lại cho tôi những kết quả đáng kể,
ngoài việc giúp các em học sinh tôi học tốt việc xác định vị trí nốt nhạc trên
khuông, đọc đúng cao độ và trường độ giữa các quãng trong phạm vi quãng 8: ĐỒ-
RÊ- MI- PHA- SON- LA- SI – ĐỐ theo 2 chiều đi lên đi xuống , đọc các quãng tự
do, các em còn ghi chép nhạc chính xác, đúng và đẹp.
Trong qúa trình giảng dạy tôi đã có những tiết dạy tốt, các em học sinh tôi học
tốt và rất mong đến giờ học nhạc để cùng các bạn tham gia những trò chơi âm nhạc
hấp dẫn và sinh động. Điều mà tôi ấn tượng nhất, khó quên nhất trong giờ học nhạc
có đoàn kiểm tra dự giờ, học sinh tôi đã cho tôi một sự ngạc nhiên khi các em tham
gia trò chơi gắn nốt nhạc trên khuông theo nội dung bài học.Tôi xin trình bày kế
hoạch một bài học cụ thể có sử dụng bộ thẻ từ hình nốt nhạc đa năng mà tôi tâm
đắc nhất:
Học hát và học tập đọc nhạc chương trình âm nhạc lớp 4:
Tiết 13: Ôn bài hát: CÒ LẢ
Tập đọc nhạc: TĐN số 4
I/ Mục tiêu:
- HS ôn tập bài Cò lả theo cách hát lĩnh xướng và hòa giọng. Trình bày bài
hát kết hợp múa phụ họa đơn giản.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
- Học sinh đọc đúng giai điệu và ghép lời ca bài TĐN số 4- Con chim ri, đọc
nhạc kết hợp gõ phách.
II/ Giáo viên chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng ,máy nghe.
- Chuẩn bị động tác múa phụ họa đơn giản bài Cò lả.
- Tập đàn giai điệu và đệm hát bài TĐN số 4- Con chim ri.

- Bộ thẻ từ hình nốt nhạc

III/ Các hoạt động dạy học:
Nội dung Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
1/ Ổn định lớp
- Khởi động giọng
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Nội dung bài mới:
a. Hoạt động 1: Ôn
bài hát: CÒ LẢ.
- GV cho học sinh khởi
động giọng theo các
âm: A, O, Ê.
- GV đàn giai điệu bài
hát Cò lả.
- GV chỉ định tổ, nhóm
trình bày, sửa cho học
sinh những chỗ hát
chưa đúng.
- GV cho học sinh vừa
hát vừa ôn lại gõ đệm
- Học sinh đứng thẳng
khởi động.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thực hiện.
- Hát và gõ đệm theo
nhịp.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
* Trình bày cách

hát lĩnh xướng.
* Hướng dẫn múa
phụ họa.
b. Hoạt động 2: Tập đọc
nhạc: CON CHIM RI
theo nhịp,để tiếng gõ
không gấp gáp, phù hợp
với giai điệu
- GV điều khiển học
sinh hát lĩnh xướng và
hát hòa giọng (phần xô)
+ HS nữ hát:
Con…….ra cánh
đồng
+ Cả lớp hát:
Tình tính tang….nhớ
hay chăng
- GV hướng dẫn học
sinh trình bày bài hát
kết hợp múa phụ họa
đơn giản, chú ý động
tác mô phỏng cánh cò
bay.
- GV chỉ định một vài
nhóm trình bày trước
lớp ( trình bày có kết
hợp múa phụ họa)
- GV giới thiệu bài tập
đọc nhạc
* Bài tập đọc nhạc:

Con chim ri, đây là một
giai điệu ngắn của pháp,
phần lời ca do tác giả
SGK biên soạn
- GV treo bài tập đọc
- HS hát lĩnh xướng
hòa giọng.
- Học sinh hát múa đơn
giản.
- Học sinh trình bày.
- Học sinh theo dõi
- Học sinh quan sát
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
* Luyện tập tiết tấu:
* Luyện tập cao độ:
nhạc lên bảng
* GV đặt câu hỏi:
- Bài tập đọc nhạc viết
ở nhịp mấy?
- GV yêu cầu học sinh
xác định những hình nốt
có trong bài?
- GV dùng thẻ từ gắn
những hình nốt lên bảng
* GV cho học sinh
luyện tiết tấu bài tập
đọc nhạc
- GV chỉ bảng, học
sinh nói tên hình nốt:

đen đen trắng, đen đen
trắng.
- GV gõ tiết tấu trên
yêu cầu học sinh lắng
nghe và thực hiện
- GV yêu cầu học sinh
xác định những tên nốt
có trong bài
* GV hỏi: Em nào có
thể nói tên nốt nhạc
trong bài TĐN theo thứ
tự từ thấp lên cao?
- GV dùng thẻ từ gắn
lần lược 5 nốt: Đồ- Rê-
Mi- Pha- Son lên
khuông nhạc:
- Học sinh trả lời
- Học sinh xác định
hình nốt có trong bài
- Học sinh theo dõi
- Học sinh luyện tiết
tấu bài tập đọc nhạc.
- Học sinh nói tên hình
nốt.
- Học sinh nghe và gõ
lại.
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời:
Đồ,Rê, Mi, Pha, Son
- Học sinh theo dõi

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
* Hướng dẫn tập đọc
nhạc:
* GV cho học sinh
luyện cao độ bài tập
đọc nhạc theo thứ tự từ
thấp lên cao. GV đàn,
học sinh nhẩm tên nốt
trên bảng, GV bắt nhịp,
học sinh đọc hòa theo
tiếng đàn.
- GV đàn tập cao độ từ
cao xuống thấp.
- Tiếp theo, GV cho
học sinh đọc cao độ
theo cặp 2 âm:
* Đồ Rê, Rê Mi, Mi
Pha, Pha son. Trước khi
đàn và bắt nhịp, GV
quy định với học sinh
sẽ đọc những âm nào để
các em chủ động nghe,
nhẩm tên nốt và đọc
đúng cao độ.
* GV tập đọc nhạc
từng câu ( chuỗi âm
thanh ngắn)
- GV đàn câu thứ nhất
bắt nhịp học sinh đọc

- GV yêu cầu học sinh
đọc vài lần hòa với
tiếng đàn.
- GV chỉ định một vài
- Học sinh luyện tập
cao độ từ thấp lên cao.
- Học sinh luyện cao độ
từ cao xuống thấp.
- Học sinh đọc.
- Học sinh tập đọc từng
câu.
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
* Đọc nhạc cả bài
* Ghép lời ca bài tập
đọc nhạc
học sinh đọc lại, GV
hướng dẫn những chỗ
các em đọc chưa đạt.
- GV hướng dẫn học
sinh đọc câu thứ 2
tương tự như câu 1.
- GV cho học sinh
ghép câu 1& 2
- Câu 3 & 4 GV hướng
dẫn như câu 1&2.
- GV yêu cầu học sinh
đọc nhạc cả bài.

- GV đàn giai điệu cả
bài, học sinh đọc nhạc
hòa với tiếng đàn, vừa
đọc vừa gõ tiết tấu
- GV yêu cầu học sinh
đọc nhạc cả bài 1-2 lần,
- GV không sử dụng
nhạc cụ mà lắng nghe
học sinh đọc để phát
hiện chỗ sai, hướng dẫn
các em sửa sai.
- GV chỉ định 1-2 em
học khá đọc nhạc cả bài
làm mẫu cho các bạn
nghe và nhẫm theo.
* GV yêu cầu học sinh
ghép lời ca bài tập đọc
nhạc
- Học sinh đọc cá nhân.
- Học sinh đọc.
- Học sinh đọc cả bài.
- Học sinh đọc.
- Học sinh đọc.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh đọc nhạc và
ghép lời ca.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
4/ Củng cố:
Thực hiện “ Trò chơi

âm nhạc” Gắn nốt nhạc
trên khuông.
5/ Dặn dò:
- GV đàn giai điệu cả
bài hai lần. Lần thứ nhất
học sinh đọc nhạc, lần
thứ hai các em tự ghép
lời ca, vừa hát vừa gõ
đệm theo tiết tấu.
- GV chia lớp thành hai
nửa: Nửa lớp đọc nhạc,
nửa lớp ghép lời ca và
lần thứ hai đổi ngược
lại.
- GV phổ biến luật
chơi:
- GV yêu cầu học sinh
gắn nốt nhạc trên
khuông ở hai khuông
nhạc đầu tiên của bài
tập đọc nhạc con chim
ri
- GV nhận xét, tuyên
dương học sinh
- Nhắc lại nội dung bài
học.
- Tập thể đọc nhạc và
ghép lời ca 1 lần.
- Nhận xét lớp học,
nhắc các em chép bài

tập đọc nhạc vào vở.
- Học sinh đọc.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh xung phong
tham gia trò chơi.
- Học sinh vỗ tay.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh thực hiện
- Học sinh lắng nghe và
ghi nhớ.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
III. Kết quả đạt được:
Nắm được tính đặc thù của môn học tôi đã lựa chọn việc sử dụng đồ dùng
dạy học trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Qua một thời gian
áp dụng thực tế vào trong các giờ học nhạc, học sinh rất phấn khởi và yêu thích
giờ học nhạc hơn, các em mạnh dạn và tự tin hơn mỗi khi thể hiện bài hát trước
lớp, hơn nữa các em đọc nhạc rất lưu loát, xác định vị trí nốt nhạc nhanh mỗi khi
tham gia trò chơi gắn nốt nhạc trên khuông. Từ đấy tôi nhận thấy rõ ý thức học tập
của các em, đặc biệt là những em học sinh không có năng khiếu âm nhạc. Đợt khảo
sát chất lượng cuối năm học các em đã có những kết quả đáng mừng, cụ thể là chất
lượng học tập tăng hơn so với học kì I:
Lớp Số học sinh Hoàn thành
tốt (A+)
Hoàn thành
(A)
Chưa hoàn
thành
4/1 33 HS 7 HS =
21,2%

26 HS =
78,7%
0 = 0%
5/2 30 HS 9 HS = 30% 21 HS = 70% 0 = 0%
Khả năng nhận thức của con người nói chung, của học sinh Tiểu học nói riêng là
rất lớn và sẵn có. Điều cơ bản là người giáo viên giảng dạy phải nắm được đối
tượng, tìm hiểu cụ thể những sở thích của các em để tìm ra phương pháp giáo dục,
giảng dạy thích hợp nhất giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và tạo sự
say mê trong việc vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 15
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
C. KẾT LUẬN
Âm nhạc luôn mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người, xua tan
bao nổi nhọc nhằn trong cuộc sống, nó như một luồng khí trong lành mỗi khi nghe
ai đó cất lên lời ca tiếng hát. Âm nhạc đến với tuổi thơ như nâng bước các em vui
đến trường, động viên các em trong học tập, phấn đấu và rèn luyện, giáo dục các
em lòng tự hào, niềm kính yêu Bác Hồ, yêu Đảng, yêu quê hương, Tổ quốc, yêu
gia đình qua những bài hát các em được học. Lớp lớp tuổi thơ đã được nuôi lớn
tâm hồn trong những bài ca và trưởng thành cùng đất nước cùng dân tộc. Việc dạy
cho học sinh học hát ở trường tiểu học không phải đào tạo các em thành những ca
sĩ, nhạc sĩ mà thông qua bộ môn âm nhạc giúp các em phát triển một cách toàn
diện. Cũng thông qua bộ môn này giáo viên cũng có thể phát triển những em học
sinh có năng khiếu, hướng cho các em nuôi dưỡng ước mơ nếu thật sự học nhạc là
niềm đam mê theo đuổi để các em, là ước mơ cho tương lai của các em, chắc chắn
trong hành trang ấy có cả những bài ca đã và đang gắn bó, đang vang vọng mãi
cùng với tuổi thơ. Xuất phát từ ý nghĩ trên cho nên trong quá trình giảng dạy bản
thân tôi cũng luôn tìm ra những phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng
đối tượng học sinh. Qua thực tế giảng dạy tại trường tiểu học Trần Bình Trọng, tôi
nhận thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học là một phương pháp trực quan nó phát
huy được tính tích cực học tập của học sinh và trong quá trình giảng dạy việc sử

dụng đồ dùng dạy học “Bộ thẻ từ hình nốt nhạc” đã đạt hiệu quả khá cao. Điều đó
được thể hiện rõ qua thực tế kiểm tra chất lượng bộ môn cuối năm.Tuy nhiên khi
sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên chúng ta nên áp dụng sao cho phù hợp với từng
hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể để thu được kết quả tốt nhất, và điều quan trọng
hơn bao giờ hết là chúng ta nên xây dựng những phương pháp học tối ưu, nắm
chắc tính đặc trưng của môn học để có những giờ dạy đạt hiệu quả.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 16
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
D. KIẾN NGHỊ
1/ Đối với nhà trường:
Việc giảng dạy Âm nhạc chính khóa thường bị ảnh hưởng vì liên tục trong
một năm học, giáo viên Âm nhạc phải tham gia nhiều phong trào, nhiều hoạt động
ngoại khóa cần bố trí hợp lý thời gian giảng dạy cụ thể nên giảm một tuần 2 tiết để
hỗ trợ cho việc thực hiện các phong trào trong nhà trường.
2/ Đối với Phòng GD& ĐT, Sở GD& ĐT:
Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc cho học sinh Tiểu học tôi
xin có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Tiếp tục bổ sung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn đáp ứng
nhu cầu học tập và phát triển của xã hội. Như ảnh về tác giả của các bài hát cho các
khối lớp, tranh minh họa cho từng bài hát, tranh tác giả của các nhạc sĩ khi dạy kể
chuyện âm nhạc.
- Tăng cường chỉ đạo công tác phong trào văn hoá văn nghệ hơn nữa, tạo cơ
hội để các em có thêm điều kiện giao lưu, học hỏi thể hiện mình trong lĩnh vực
nghệ thuật ( văn nghệ dân gian, trường học thân thiện, học sinh tích cực).
- Thường xuyên động viên, khích lệ các em trong học tập, trong công tác
văn hoá văn nghệ, đặc biệt là các em có năng khiếu nổi trội.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 17
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhạc sĩ Hoàng Long. Chủ biên phần Âm nhạc. Nhạc sĩ Lê Minh Châu- Nhạc sĩ

Hoàng Lân- Nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Thông.
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kì III năm 2003-
2007.Tập 2 NXBGD- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
3. Giáo trình cơ sở lý thuyết âm nhạc.NXBGD- Đại học Nghệ Thuật- Hà Nội
4. 50 bài hát Thiếu nhi hay nhất. Do báo TNTP- Hội nhạc sĩ Việt Nam- Ban khoa
giáo dục VTV- Ban Âm nhạc đài tiếng nói Việt Nam tổ chức 1999-2000.Nhà xuất
bản văn hóa thông tin.
5. Nhạc sĩ: Lê Đức Tuấn. Thiết kế bài giảng Âm nhạc lớp 4. Nhà xuất bản Hà Nội
6. Ước mơ xanh- Tuyển chọn những bài hát viết về người giáo viên- NXBGD.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 18
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề Trang 1
B. Phần nội dung Trang 1
I. Cơ sở lý luận: Trang 4
II. Nội dung Trang 5
III. Kết quả đạt được Trang 15
C. Phần kết luận Trang 16
D. Kiến nghị
Mục lục
Trang 17
Trang 18
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 19
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Phượng Trang 20

×