Đề tài thảo luận
Thực trạng sản xuất,
chế biến và tiêu thụ
nhãn Lồng ở tỉnh
Hưng Yên
1
MỤC LỤC
Đề tài thảo luận 1
Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhãn Lồng ở tỉnh Hưng Yên 1
MỤC LỤC 2
I.GIỚI THIỆU CHUNG 3
II.NỘI DUNG 4
1.Thực trạng trong sản xuất nhãn Lồng ở Hưng Yên 4
1.1 Quy trình kỹ thuật sản xuất nhãn Lồng 4
1.2. Bí quyết thành công của các nhà vườn ở Hưng Yên là “Biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nhãn Lồng” 6
1.3. Hướng tới phát triển nông nghiệp hàng hóa 7
2.Thực trạng trong chế biến và tiêu thụ nhãn Lồng ở Hưng Yên 8
2.1 Chế biến nhãn 8
2.1.1 Chế biến long nhãn – Nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao 8
2.1.2 Chế biến long nhãn – Nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao 11
2.1.3. Khó khăn của các cơ sở chế biến 12
3.Thị trường tiêu thụ đặc sản nhãn Lồng 12
3.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm 12
3.2 Những vấn đề tồn tại trong việc tiêu thụ sản phẩm nhãn Lồng ở Hưng Yên 13
3.4 Nhãn Lồng Hưng Yên cơ hội vào thị trường Mỹ và châu Âu 15
III. KẾT LUẬN 15
2
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG & GIÁ CẢ - NHÓM 7
Đề tài 6: “Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhãn Lồng ở tỉnh Hưng Yên”
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Hưng Yên nằm trải dài dọc sông Hồng và ở vị trí trung tâm đồng bằng bắc bộ.
Nói đến Hưng yên là nói đến 1 vùng đất văn hiến, ở đây còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử,
văn hoá như: Chùa Chuông, Đền Mẫu, đền Trần, Chùa Hiến vv…gắn liền với lịch sử dạnh Phố
hiến ở thế kỷ 16, 17 và đã nên câu ca “ Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố hiến”. Nhắc đến Hưng Yên
còn nhắc đến một sản vật nổi tiếng đã xuất hiện gần 400 năm gắn liền với lịch sử Phố Hiến
Đó là đặc sản nhãn lồng. Cùng với thổ nhưỡng, khí hậu, phù sa màu mỡ của sông Hồng
và bàn tay cần cù chịu khó của người dân nơi đây đã tạo ra đặc sản nhãn lồng danh tiếng trong cả
nước, nếu ai đã từng thưởng thức nhãn lồng hẵn không thể nào quên những trái nhãn to vỏ mỏng,
hạt nhỏ, vị ngọt, hương thơm đặc trưng riêng biệt mà không có nhãn ở có thể sánh được “ Dù ai
buôn bắc bán đông, đó ai quên được nhãn lồng Hưng Yên”. Câu ca ấy là một phần minh chứng
về giá trị của nhãn lồng - sản vật mà trời đất đã ban tặng.
Từ lâu, nhãn lồng đã được biết đến như một sản vật nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên. Hơn
thế, nó đã trở thành một “thương hiệu” độc quyền mang nét đặc trưng, là hơi thở và niềm tự hào
của đất và người nơi đây.
Đến Hưng Yên vào mùa nhãn, đi trên đường bạn cũng có thể chạm tay vào những chùm
nhãn bóng mịn, nặng trĩu. Hưng Yên như một vương quốc nhãn lồng với hàng ngàn cây trĩu quả
đang vào mùa chín rộ. Gắn bó với người dân Hưng Yên từ bao đời, cây nhãn không chỉ giúp
người dân xóa đói giảm nghèo, mà còn khẳng định được tên tuổi và thương hiệu của mình trong
danh sách những đặc sản nổi tiếng của Việt Nam.
Nhãn ra hoa đúng vào mùa xuân, những ngày có cả mưa và lạnh. Trồng mấy cây nhãn
quanh nhà, bóng xum xuê và hương thơm tỏa nhẹ thơm mát làm ngây ngất lòng người. Mùa quả
chín vào tháng sáu âm lịch. Những cây nhãn chín rộ nhuộm vàng một góc trời. Đến chính vụ,
những dòng người đều tấp nập đổ về mua nhãn đông đúc, chật kín. Nhãn được mang ra bày bán
khắp hai bên đường. Từng chùm nhãn căng mọng, hương thơm nhẹ dịu như mời gọi các du
khách thưởng thức.
Tuy ngày nay có rất nhiều nơi trồng được nhãn, trong đó có những địa phương có cùng
điều kiện khí hậu, cùng chất đất nhưng chỉ có nhãn lồng Hưng Yên mới có được hương vị thơm
ngon nổi tiếng mà không địa phương nào có được. Có lẽ Hưng Yên may mắn hơn cả vì giá trị và
hương vị ngọt ngào hiếm có của những cây nhãn nơi đây đã trở thành quà tặng mà thiên nhiên
ban tặng riêng cho mảnh đất này.
Từng trái nhãn, vị nhãn đều đậm đà một hương vị khó quên. Nhãn lồng Hưng Yên quả to
tròn, vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước. Bóc một lớp vỏ mỏng láng, để lộ lớp cùi nhãn
dày trắng ngà. Đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn dai. Bên trong là hạt nhỏ màu đen
nháy. Mùi hương cũng rất đặc trưng, đó không phải là một mùi thơm nức mũi mà nhẹ nhàng,
tinh khiết, dịu mát.
3
Nhãn lồng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là một nét đẹp trong văn hóa
người Hưng Yên. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của thiên tai, hương vị của nhãn lồng Hưng
Yên vẫn không bị mất đi mà mặc nhiên trở thành "thương hiệu" độc quyền mang nét đặc trưng
của vùng quê ấy. Tháng 8/2006, nhãn hiệu hàng hóa “Nhãn Lồng Hưng Yên” đã được đăng ký
bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học công nghệ. Sản phẩm mang thương hiệu Nhãn
Lồng Hưng Yên- hương vị tiến vua được xây dựng đảm bảo các tiêu chuẩn cần thiết gồm sản
phẩm quả tươi, nhãn sấy long, đóng hộp
Tuy nhiên, quá trình sản xuất, chế biến trái nhãn Lồng ở nơi đây còn có những khó khăn,
hạn chế và việc phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm, cũng như quản lý thương hiệu Nhãn Lồng
Hưng Yên còn nhiều nhược điểm đã dẫn đến những bất lợi cho người sản xuất lẫn người tiêu
dùng: Sản xuất nhỏ lẻ không tập trung thành vùng lớn, không đồng bộ về giống, các biện pháp
kỹ thuật thâm canh còn chưa được áp dụng hoặc áp dụng chưa đồng bộ, dẫn tới sản phẩm thu
hoạch không đồng đều, giảm sức cạnh tranh, điều này sẽ càng khó hơn khi nước ta gia nhập
AFTA, WTO nơi đòi hỏi cao về các tiêu chuẩn hàng hoá. Để đưa cây nhãn trở thành cây hàng
hóa có giá trị cao, cần phải có bộ giống tốt, rải vụ thu hoạch và kỹ thuật thâm canh tiên tiến, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Các giống hiện nay đang được
trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc chủ yếu vẫn là các giống nhãn chín sớm và chính vụ có thời
gian thu hoạch ngắn dẫn đến tình trạng khó tiêu thụ, hiệu quả kinh tế thấp. Trước thực tế đó, đã
có nhiều những đề tài nghiên cứu ứng dụng sản xuất quả an toàn theo hướng VietGAP là hướng
đi mới trong giai đoạn hiện nay và đã thành công trên một số cây ăn quả như thanh long Bình
Thuận, vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang).… Các kênh tiêu thụ không được tổ chức tốt, nhất là những
kênh hàng tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự mang lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Điều đó đã
làm cho thị trường Nhãn Lồng Hưng Yên có nhiều bất ổn, không thực sự đem lại hiệu quả cho
người sản xuất. Vì vậy, Nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng sản xuất, chế biến và
tiêu thụ nhãn Lồng ở tỉnh Hưng Yên” nhằm mô tả cụ thể bức tranh của quá trình sản xuất, chế
biến và thương mại hóa sản phẩm Nhãn Lồng Hưng Yên.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng trong sản xuất nhãn Lồng ở Hưng Yên
1.1 Quy trình kỹ thuật sản xuất nhãn Lồng
Hiện nay cây nhãn là cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp Hưng Yên. Diện tích
nhãn toàn tỉnh Hưng Yên đạt trên 5 nghìn 5 trăm ha, trong đó có 3500 ha trồng tập trung, đang
cho thu hoạch, diện tích này được phân bố chủ yếu ở thị xã Hưng Yên, Huyên Tiên Lữ, Khoái
Châu và Kim Động. Hàng năm sản lượng nhãn đạt khoảng 20 – 30 nghìn tấn, trong đó 60 % là
bán quả tươi còn lại chế biến long nhãn khô, doanh thu từ 150 – 300 tỷ đồng chiếm 12 – 13 %
thu nhập từ vườn bảo tồn và nhân giống nhãn lồng đặc sản đầu dòng được chăm sóc đúng kỹ
thuật cho năng xuất cao, quả to, tỷ lệ cùi cao và chất lượng tốt mỗi năm có thể cung cấp hàng
vạn mắt để ghép sản xuất cây nhãn lồng chất lượng cao
4
Về kỹ thuật thâm canh, những năm qua ngành nông nghiệp và PTNT, ngành khoa học
công nghệ đã nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc thâm canh nhãn bao
gồm các biện pháp tỉa cành tạo tán, biện pháp bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho từng giai
đoạn trong năm, kỹ thuật thu hái, bảo quản và chế biến sản phẩm, đồng thời xây dựng các mô
hình áp dụng các biện pháp thâm canh đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn ứng dụng và
tiếp tục đúc rút kinh nghiệm hoàn thiện qui trình kỹ thuật. Đầu tư kinh phí khoa học công nghệ,
thuê chuyên gia của Viện nghiên cứu Rau quả TW chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới nhằm khắc phục hiện tượng ra hoa cách năm vv…
Một biện pháp kỹ thuật tác động có hiệu quả đối với cây nhãn phụ thuộc vào điều kiện
khí hậu, đất đai, các chủng loại giống… Những biện pháp kỹ thuật này bao gồm biện pháp kỹ
thuật canh tác, biện pháp cơ giới, biện pháp hoá học…mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và
nhược điểm khác nhau, đem lại những hiệu quả khác nhau tuỳ thuộc vào thời điểm tác động,
mức độ tác động cũng như phương pháp tác động. Trong số các biện pháp kể trên, biện pháp kỹ
thuật tác động bằng các chất hoá học và biện pháp cơ giới còn chưa được quan tâm và đánh giá
đúng mức. Trong khi đó, cây ăn quả là loài cây có chu kỳ kinh tế dài, việc tuyển chọn giống kết
hợp với các biện pháp kỹ thuật thâm canh như sử dụng một số hóa chất, chế phẩm bón lá, biện
pháp khoanh vỏ, tỉa lá tác động làm tăng khả năng ra hoa; đậu quả; tăng năng suất, chất lượng và
tăng thu nhập cho người dân sẽ có ý nghĩa rất quan trọng.
Cây nhãn cần có một thời kỳ gần như ngừng sinh trưởng (thời kỳ ngủ nghỉ) để chuẩn bị
phân hóa mầm hoa (qua hai tiểu thời kỳ là tiền phân hóa hoa và phân hóa hoa), sau đó là ra hoa
và đậu quả. Từ sau khi đậu quả và trước khi quả chín có hai thời kỳ rụng quả chính: sau khi hoa
tàn khoảng một tháng thì xẩy ra rụng quả lần thứ nhất (chiếm 40% - 70% tổng số quả rụng), lần
rụng quả thứ 2 vào khoảng giữa tháng 6 đến tháng 7. Khi quả chín vẫn còn hiện tượng rụng quả
nhưng tỷ lệ rụng hầu như không đáng kể. Cùng với yếu tố thời tiết, khí hậu, sâu bệnh phá hại thì
hiện tượng thụ phấn, thụ tinh không hoàn toàn và thiếu chất dinh dưỡng đã gây ra hiện tượng
rụng quả hàng loạt ở nhãn
Bên cạnh nghiên cứu hoàn thiện qui trình kỹ thuật trực tiếp chuyển giao đến các hộ nông
dân, qua đó nâng cao trình độ kỹ thuật cho các sản xuất nông nghiệp. Xác định cây nhãn là một
trong những cây trồng đặc trưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, nên ngay từ 1997 khi tái lập tỉnh,
Hưng Yên đã có chủ chương phát triển cây ăn quả Hưng Yên giai đoạn 2002 – 2005, trong đó
tập trung sản xuất giống nhãn. Năm 2002, qui hoạch phát triển NN và PTNT đến 2010 đã được
tỉnh phê duyệt với diện tích cây ăn quả toàn tỉnh là trên 11 nghìn ha, trong đó cây nhãn là 6
nghìn ha. Năm 2007 tỉnh tiếp tục có đề án “ Xây dựng và phát triển vùng nhãn hàng hoá giai
đoạn 2007 – 2015 với kinh phí 9,5 tỷ đồng.
Để làm được vấn đề này việc trồng mới và cải tạo vườn nhãn hiện có theo hướng sản
xuất hàng hoá được các địa phương và các hộ nông dân tích cực thực hiện, mỗi năm toàn tỉnh
trồng cải tạo và trồng mới được 150 – 200 ha. Ngành NN % PTNT và Khoa học công nghệ tiến
hành tuyển chọn bộ giống nhãn (Qua hội thi bình tuyển được 39 cây, trong đó có 11 cây được Bộ
NN và PTNT công nhận là giống nhãn lồng đặc sản đầu dòng quốc gia bao gồm 3 trà (Trà sớm,
trà chính vụ, trà muộn). Những giống nhãn được bình tuyển có trọng lượng quả từ 14 – 20g và
đạt từ 49 đến 72 quả/ kg, tỷ lệ cùi chiếm 65 %, hàm lượng đường từ 18 – 23%.
5
Năm 2000 – 2001 tỉnh xây dựng và nhân giống nhãn lồng đặc sản đầu dòng với quy mô 1
ha, chiết 369 canh chủ yếu từ 11 cây ưu tú xuất sắc về trồng. Vườn bảo tồn và nhân giống nhãn
lồng đặc sản đầu dòng tỉnh Hưng Yên là cơ sở sản xuất giống nhãn của tỉnh có các cây mẹ cung
cấp nguồn mắt ghép được qui tụ từ tất cả các cây nhãn lồng đặc sản đầu dòng đã qua bình tuyển.
Đến nay những cây nhãn trồng tại chủ vườn góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng sản
phẩm.
1.2. Bí quyết thành công của các nhà vườn ở Hưng Yên là “Biết áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhãn Lồng”
Sự thay đổi của thời tiết đã khiến việc ra hoa, đậu quả của cây nhãn gặp khó khăn. Bởi
thế có thể dễ dàng thấy một thực trạng: trong cùng vùng trồng nhãn nhưng vườn bên này sai quả
mà vườn bên cạnh chỉ cách có vài bước chân thì bị mất mùa. Chìa khoá ở đây chính là việc các
nhà vườn biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng nhãn.
Nhãn cũng như nhiều cây trồng khác, chịu ảnh hưởng lớn bởi thời tiết. Sau nhiều năm
đứng ngồi không yên với quy luật được mùa rồi lại mất mùa, người trồng nhãn đã tìm đến những
biện pháp khoa học kỹ thuật khác nhau để “huấn luyện” cây nhãn theo ý muốn của mình. Và
thành công họ gặt hái được chính là những vườn nhãn “dễ bảo”, “ra quả theo ý muốn” bất chấp
sự biến động của thời tiết.
Ông Nguyễn Văn Tráng, Phó phòng trồng trọt - Sở NN& cho hay, chính nhờ áp dụng
khoa học kỹ thuật vào trồng nhãn mà những vùng chuyên canh nhãn của Hưng Yên đã có hướng
phát triển bền vững, cạnh tranh tốt, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng. Vụ nhãn năm nay
tỉnh Hưng Yên có gần 2700 ha nhãn trong thời kỳ thu hoạch, sản lượng ước đạt 22 - 24 nghìn tấn
quả, tăng từ 10 - 15% so với năm 2009.
Huyện Khoái Châu có gần 300 ha nhãn, là vùng nổi tiếng với giống nhãn muộn rất được
người tiêu dùng ưa chuộng. Bí quyết để có được nhãn ngon, mã quả đẹp và không ra quả cách
năm của các nhà vườn ở đây là theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng của cây để có những tác
động kỹ thuật riêng cho từng cây hợp lý. Quy trình chung là khoanh vỏ tiện cành nhãn, thời gian
tiến hành khoanh từ 15 - 30/11, vị trí khoanh là các cành cấp 2, cách 1 cành khoanh 1 cành,
đường khoanh chỉ dài bằng 3/4 chu vi cành, để cây tiếp tục duy trì khả năng vận chuyển dinh
dưỡng lên nuôi thân, lá. Mục đích khoanh để ức chế lộc đông, kích thích cây phân hóa mầm hoa.
Tuy nhiên sau khoanh cành có cây vẫn sinh trưởng khỏe: lá mềm, xanh đen, có xu hướng phát
lộc thì cần tiếp tục khoanh vỏ lần 2… Theo các nhà vườn trồng nhãn lâu năm thì ngoài áp dụng
biện pháp khoanh vỏ cần chú ý bón thúc phân vào các giai đoạn: Trước thu hoạch quả 15 - 20
ngày để cây bật và nuôi lộc thu; bón thúc nuôi quả khi đậu quả, không nên bón các loại phân hóa
học đơn mà tăng cường các loại phân chuồng, phân ủ hoai mục bao gồm hỗn hợp: Phế thải động
vật, super lân, ngô, đỗ tương, bón kết hợp với các loại NPK, phân bón lá giàu kali, lưu huỳnh và
một số vi lượng khác để tăng độ ngọt cùi nhãn. Đồng thời theo dõi phòng trừ kịp thời các đối
tượng sâu bệnh hại như bọ xít, rệp muội đen, bệnh sương mai
Còn ở thành phố Hưng Yên, ông Trịnh Văn Thinh, Chủ nhiệm HTX nhãn lồng Hồng
Nam chia sẻ: Để nhãn ra hoa, đậu quả theo ý muốn thì ngay sau khi thu hoạch đã phải tiến hành
tuyển chọn những cây nhãn khoẻ mạnh, đủ sức nuôi quả. Ngoài ra các nhà vườn cũng nên nắm
6
bắt kịp thời diễn biến của thời tiết để có biện pháp áp dụng sao cho phù hợp với cây nhãn. Sau
khi tỉa cành, tạo tán, bón phân đầy đủ phải lựa theo thời tiết để tưới dung dịch KLC03 sao cho
phù hợp để thúc cây bật chồi, ra hoa. Khi tưới thuốc cũng phải thường xuyên theo dõi, nếu cây
chưa ăn thuốc, không có các dấu hiệu “tiền ra hoa” thông thường thì phải tiếp tục kích thích, tiện
cành, xới gốc. Khi nhãn đã ra hoa thì vẫn phải tiếp tục theo dõi, phun phòng trừ bệnh và linh
hoạt sử dụng nhiều biện pháp phối hợp như: trời rét quá thì bổ sung phân lân, ka-li, trời nóng thì
tưới dưỡng
Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào trồng và chăm sóc nhãn ở tỉnh Hưng Yên thời
gian qua đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, thiết thực cho người nông dân. Đó không chỉ đơn
thuần là ứng phó với thời tiết, tăng năng suất, chất lượng quả nhãn mà còn khẳng định tính
chuyên nghiệp và thương hiệu của các nhà vườn nói riêng và uy tín vùng nhãn Hưng Yên nói
chung.
Theo số liệu thống kê, năm 2007 sản lượng nhãn toàn tỉnh đạt 36.000 tấn. Năm nay, với
diện tích 5.000ha ước tính sản lượng sẽ tăng cao hơn so với năm trước với 40.000 tấn quả. Năm
nay cả tỉnh thu ước từ 150 đến 200 tỷ đồng. Vùng thị xã và phụ cận có nhiều gia đình lập trang
trại, trồng toàn nhãn ghép và nhãn chiết giống quả to ngon. Nhãn là cây dễ trồng, không đòi hỏi
chăm sóc nhiều nhưng gốc cây phải được đắp cao. Sau 3 năm là có thể cho thu hoạch. Về giá trị
kinh tế, cây nhãn cao gấp 5 lần cây lúa.
Gian nan bảo vệ thương hiệu Nhãn Hưng Yên khi chín quả có màu vàng lịm, hạt nhỏ, cùi
dày, ăn giòn sần sật. Mỗi kilogam chỉ khoảng một trăm quả nhãn chín… Vì vậy mới có câu
“Tháng Sáu buôn nhãn bán trăm”. Nhãn lồng quả to, da láng, cùi dày, giòn thơm. Mùa nhãn ra
hoa đúng vào mùa mưa xuân, có ngày giá lạnh. Mùa quả chín vào tháng Sáu âm lịch. Đó chính là
thứ “nhãn tiến Vua” như sử sách đã ghi nhận. Ngày nay, các nhà khoa học giải thích đó là do thổ
nhưỡng Hưng Yên thích hợp với loài cây ăn trái đặc sản này. Thời gian tới, Sở NN&PTNT có kế
hoạch triển khai Dự án xây dựng và phát triển vùng sản xuất nhãn hàng hoá tỉnh Hưng Yên, đây
là hướng đầu tư bền vững, tập trung phát triển các biện pháp khoa học kỹ thuật và hứa hẹn mở ra
nhiều cơ hội cho người trồng nhãn trong tỉnh, nhân thêm nhiều vườn nhãn năng suất, đem lại
hiệu quả kinh tế to lớn hơn.
1.3. Hướng tới phát triển nông nghiệp hàng hóa
Những năm qua mối liên kết giữa "bốn nhà" (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp
và nhà nông) được đẩy mạnh có vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào sự thành công trong quá
trình chuyển đổi, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất hàng
hóa chuyên canh, thâm canh cao ở Hưng Yên. Đồng thời, đã giúp cho sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt là cây nhãn Lồng ở Hưng Yên bước đầu có nhiều mô hình chuyển dịch thành công sang sản
xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao Giá trị thu nhập bình quân trên
một ha canh tác tăng lên, đạt gần 90 triệu đồng/năm. Hình thành hơn 4.000 trang trại, vườn trại.
Sản xuất nông nghiệp hàng hóa nói chung và sản xuất nhãn Lồng ở Hưng Yên tuy phát
triển nhưng sản phẩm hàng hóa vẫn còn manh mún; quy cách, chất lượng, sản lượng nông sản
phần lớn chưa ổn định, chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, ít có sản phẩm đáp ứng được
7
nhu cầu công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên do hạ tầng kỹ
thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn chưa đồng bộ. Bình quân ruộng đất trên đầu
người thấp lại phân tán manh mún. Sự liên kết giữa "bốn nhà", nhất là giữa nhà nông và nhà
doanh nghiệp chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Trình độ sản xuất thâm canh
của một bộ phận nông dân còn hạn chế, chưa tâm huyết với nghề nông. Diện tích vùng đất bãi
ven sông rộng lớn chưa khai thác hết tiềm năng. Công tác quản lý thị trường vật tư nông nghiệp,
chất lượng giống vật nuôi, cây trồng, chất lượng nông sản còn lỏng lẻo, yếu kém. Nông dân
nhiều địa phương chưa tiếp cận được với cơ chế, thông tin thị trường, sản xuất vẫn theo kinh
nghiệm cũ, thậm chí còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; chất lượng lao động nông thôn
chưa cao, lao động trẻ có trình độ trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp ngày một giảm
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Đặng Minh Ngọc, để gải quyết vấn đề trên,
cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Trước hết và quan trọng nhất là quy hoạch, hình thành
những vùng sản xuất cây, con phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng, trên cơ sở đó bố trí
lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển mạnh những cây trồng, vật nuôi có lợi thế, có thị trường
tiêu thụ; hình thành các khu công nghiệp công nghệ cao, vùng thâm canh, chuyên canh sản xuất
hàng hóa chất lượng, an toàn có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.
Khuyến khích ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản
xuất gắn với quy hoạch vùng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để phát triển các cơ sở sản xuất
giống cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa các mô hình sở hữu; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý
một số sản phẩm có lợi thế. Tiếp tục thực hiện tốt liên kết "bốn nhà", tiêu thụ nông sản thông qua
hợp đồng, gắn với các chính sách hỗ trợ khuyến khích thu hút các dự án sản xuất, chế biến, tiêu
thụ nông sản. Khuyến khích các mô hình nông nghiệp - công nghiệp, phát triển ngành nghề nông
thôn theo hướng "mỗi làng một nghề”. Khai thác các nguồn vốn đầu tư để cải tạo, xây dựng hạ
tầng kỹ thuật nông thôn theo hướng hiện đại, kết cấu kinh tế, xã hội hợp lý, có quan hệ sản xuất
phù hợp. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, phát triển các mô hình hợp tác, thực
hiện các chính sách thúc đẩy kinh tế hợp tác, kinh tế hộ, kinh tế tư nhân phát triển. Đổi mới và tổ
chức lại sản xuất nông nghiệp, gắn với việc dồn thửa, đổi ruộng và tích tụ ruộng đất; tổng kết, rút
kinh nghiệm và tiếp tục phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia trại. Tăng cường công tác đào
tạo nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, cấp
đào tạo phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể trong quá trình phát triển nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
2. Thực trạng trong chế biến và tiêu thụ nhãn Lồng ở Hưng Yên
2.1 Chế biến nhãn
2.1.1 Chế biến long nhãn – Nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao
Ngoài việc tiêu thụ nhãn tươi, nhãn còn chế biến khô để lấy long nhãn làm thuốc trong
đông y hay để nấu chè rất ngon. Hàng năm, sản lượng thu hoạch đạt khoảng 25.000 tấn quả nhãn
tươi. Hiện nay, nhãn được tiêu thụ cho người tiêu dùng ăn quả, đóng hộp hoặc chế biến thành
long nhãn, có thể chế biến thành các phương thuốc.
8
Nghề làm long nhãn có ở nhiều nơi trong tỉnh như xã Phương Chiểu( Tiên Lữ), Liên
Phương( TP Hưng Yên).
Hồng Nam có gần 180 hộ sản xuất long nhãn. Thời vụ thu hoạch nhãn thường chỉ
kéo dài 35 đến 50 ngày, đây là thời kỳ bận rộn nhất của nghề làm long nhãn. Thời điểm này,
Hồng Nam thu hút khoảng 1.200 lao động, phần đông là người làng, song cũng có người ở các
xã lân cận, có cả bà con ở thị xã Hưng Yên. Sản lượng nhãn thành phẩm mỗi năm khoảng 200
tấn, doanh thu bán nhãn của Hồng Nam mỗi năm đạt hơn 12 tỷ đồng, thu nhập của người làm
công đạt 400 - 500.000 đồng/tháng.
Phương Chiểu nổi tiếng hơn với 400 lò sấy với tổng công suất sấy từ 70-100 tấn nhãn
tươi/ngày. Mặc dù quy mô chế biến nhãn đứng đầu trong tỉnh ( thậm chí cả nước) nhưng hầu hết
là lò sấy thủ công, có công suất nhỏ ( Công suất sấy nhỏ nhất cũng khoảng từ 2 tạ / ngày trở
lên). Lò lớn nhất có thể đạt 15 tạ/ ngày. Tới mùa sấy nhãn, lượng công nhân làm thuê ( bóc nhãn)
tại các xã lân cận có thể đạt tới 4000-> 5000 người/ ngày đã tạo không khí làm việc như một
làng nghề truyền thống về chế biến nông sản.
Chế biến Nhãn hiện nay rất phát triển, có thể coi đó là một nghề ở khu vực nông thôn
Hưng Yên. Tuy nhiên, các hoạt động chế biến chủ yếu là phương pháp sấy thủ công truyền
thống, chỉ một số ít sử dụng phương pháp sấy lò hơi cải tiến. Hiện nay có 3 sản phẩm long chế
biến chủ yếu của Hưng Yên đang được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường, đó là: long bạch, long
tệp, và lonh xoáy.
Trong đó:
+ Long xoáy là loại sản phẩm đang được ưa chuộng nhất ở thị trường trong nước cũng
như nước ngoài. Về nguyên liệu nhãn dùng chế biến chủ yếu là giống nhãn còn tươi ( thường là
nhãn loại 1). Sau khi bóc vỏ, rút hột rồi lấy cùi đưa vào sấy ( long loại 1).
+ Long bạch: Nguyên liệu dùng để chế biến chủ yếu là nhãn nước ( tạm gọi là loại
nguyên liệu trung bình). Sau khi sơ chế của quả ( hàm lượng nước trong quả cũng khoảng 30->
40 % ), đưa về từ ngoại tỉnh, nhân công bóc vỏ rồi đưa sấy tiếp ( Long loại 2).
+ Long tệp : là loại long mang tính chất tận dụng từ các quả nhãn tươi bị nứt , bị loại,
… tạm gọi là loại long dùng nguyên liệu đầu vào kém nhất ( Long loại 3).
Nghề làm long nhãn có ở nhiều nơi trong tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở 2 xã chính.
Đó là xã Hồng Nam( TPHY) và xã Phương Chiểu ( thuộc huyện Tiên Lữ).
Kết quả chế biến nhãn lồng giai đoạn 2007- 2009 ở Hưng Yên
Chỉ tiêu Sản lượng
thu hoạch (tấn)
Sản lượng sử
dụng để chế biến(tấn)
Tỷ lệ sử dụng
để chế biến (%)
2007
2008
2009
36.653
40.745
19.764
14.738,171
14.334,091
4.124,747
40,21
35,18
20,87
Nguồn: điều tra 2009
Qua bảng trên cho thấy: Tỷ lệ nhãn sử dụng cho chế biến không ổn định qua các năm
2008 chiếm 35,18% nhưng năm 2009 tỷ lệ này chỉ chiếm 20,87 % sản lượng thu hoạch. Điều này
cho thấy rõ nhãn chế biến phụ thuộc nhiều vào sản lượng nhãn cho thu hoạch. Năm 2009 do mất
mùa, giá nhãn quả tươi cao nên người dân chủ yếu tiêu thụ nhãn quả tươi, nên phần dành cho sấy
khô chỉ chiếm tỷ lệ 20,87 % sản lượng nhãn thu hoạch.
* Cách chế biến long nhãn :Vào tháng 7-8 dương lịch hằng năm khi nhãn chín đều, vỏ
quả ngả màu vàng thì thu hoạch.
9
Nguyên liệu đầu vào:
- Các chủ lò sấy mua nhãn thường mua trực tiếp của một số thu gom trong và ngoài địa
phương mang tới tận nhà hoặc mua qua chợ Dầu. Do đó có hệ thống cung ứng thường xuyên,
có thời điểm khan hiếm thì hỏi phải trực tiếp đi thu gom.
- Nhãn tươi chế biến tại đây chủ yếu mua từ các nguồn ngoài tỉnh ( chiếm tới 80% sản
lượng chế biến).
Lựa chọn trái sấy
Nhãn làm long phải để trái thật chín mới thu họach. Khi hái quả khỏi cây, loại bỏ
những quả nhỏ, thối, dùng kéo cắt để chừa lại 1 - 2cm cuống trái (để dài khó đảo sấy). Nhãn sấy
phải cùng chủng loại, độ dày cùi và độ to của quả như nhau. Nhãn sau khi hái, chậm nhất không
quá 36 giờ phải đưa vào lò sấy, để lâu nhãn sẽ chuyển hóa làm giảm lượng đường.
Chuẩn bị lò sấy
Lò sấy phải được chuẩn bị trước khi thu hoạch nhãn. Có thể đắp bằng bùn hoặc xây cố
định. Diện tích lò (tùy vào lượng nhãn sấy): cao 110 - 130cm, rộng 100 - 110cm, dài 140 -
150cm, xây ở nơi kín gió. Cách đáy lò từ dưới lên khoảng 100 - 110cm, đặt một tấm phên đàn
bằng tre, theo kiểu đan mành. Đặt phên phải thẳng và chắc chắn, để tránh bị sập khi đang sấy.
Tiến hành sấy:
Đưa nhãn vào lò, rải đều trái trên tấm phên với độ dày từ 10 - 15cm rồi phủ bao tải lên
trên để giữ nhiệt. Khi sấy để lửa đều, đảm bảo nhiệt độ không khí trong lò từ 50 - 600C, thời
gian sấy từ 10 - 12 giờ tùy vào từng giống nhãn, nếu trái to, cùi dày có thể lâu hơn. Sau mỗi 2
giờ phải đảo đều nhãn một lượt. Khi sấy quả đã rời khỏi cuống, vỏ chuyển sang màu hạt dẻ, cho
phần cùi đã teo lại, bóp thử thấy cùi nhãn chuyển sang màu nâu nhạt và dẻo thì ngừng sấy, đưa
nhãn ra khỏi lò. Đem cả chùm nhãn nhúng vào nước sôi 1-2 phút để diệt men, rồi phơi nắng, sau
đó sấy ở nhiệt độ 40-50oC trong 30-40 giờ đến khi quả khô lại, cùi nhãn tách khỏi vỏ, lắc quả có
tiếng lọc xọc. Bỏ vỏ quả, lấy cùi nhãn sấy tiếp ở nhiệt độ 50-60oC đến khi khô, nắm không dính
tay, các cùi không kết dính vào nhau. Để nguội, đóng gói bảo quản trong các chum, vại sành để
nơi thoáng mát. Tách cùi: Nên tách cùi vào ngày nắng ráo, để long được nắng, đẹp và giữ được
màu, phẩm chất tốt. Khi lấy cùi tách nhẹ ở đít trái, sau đó lấy 3 đầu ngón tay vuốt ngược lên để
long nhãn được đẹp (giống hình con nhộng). Sau khi lấy cùi, phải phơi trong nắng ngay, khi thấy
long nhãn có màu cánh gián sẫm, bốc lên không dính tay là được. Bảo quản long nhãn vào túi
nilon, bao, chum, vại để nơi khô ráo, thoáng mát.
Ngoài ra bảo quản tươi, để tiêu thụ trên thị trường dưới dạng quả tươi ngon, bà con có
thể sử dụng biện pháp sấy để sơ chế, bảo quản cho bán quả khô, hay chế biến long nhãn (cùi
khô) dùng làm thuốc trong đông y, rồi vải thiều sấy khô. Với cách sơ chế này sản phẩm tươi
không bán hết bà con có thể sấy khô bán quanh năm. Tuy nhiên bà con hiện vẫn sấy nhiều bằng
phương pháp thủ công như đốt lò than nên chất lượng sản phẩm chưa cao, không đồng đều về
màu sắc, hình dạng, nên chưa đáp ứng yêu cầu thị trường cho xuất khẩu.
Bên cạnh đó long nhãn là vị thuốc quý được chế biến từ cùi (thịt) của trái nhãn. Theo
đông y, long nhãn vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết, dưỡng tâm, an thần, ích trí.
Chủ trị các chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, tim hồi
hộp, loạn nhịp, lo nghĩ quá nhiều, ăn uống, tiêu hoá kém. Dưới đây là một số cách chế biến món
ăn cho dược thiện dễ làm từ long nhãn:
10
Long nhãn ngâm rượu: long nhãn không giới hạn, ngâm vào rượu trắng khoảng 100 ngày,
mỗi ngày uống 1 – 2 chén nhỏ, giúp chữa hoa mắt, chóng mặt.
Cháo long nhãn hạt sen: long nhãn năm cái, hạt sen 15g, gạo nếp 30g. Nấu cháo ăn.
Mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Món này giúp chữa suy nhược, thiếu máu
Long nhãn nấu đường: long nhãn tươi 300g, đường kính trắng 500g, hai thứ bỏ vào
chưng kỹ, để nguội cho vào lọ kín. Mỗi lần ăn 12 – 16g, ngày hai lần. Tác dụng bổ khí huyết, an
thần.
Long nhãn đậu ván: long nhãn 20g, đậu ván 60g, táo tàu 15 quả. Sắc uống, ngày một
thang, trị chứng thiếu máu.
Nước sắc long nhãn: long nhãn 16g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 16g. Sắc
uống ngày một thang, chia hai lần, uống ấm. Điều trị chứng thiếu máu, mất ngủ, thể trạng mệt
mỏi, đoản hơi.
Đem cả chùm nhãn nhúng vào nước sôi 1-2 phút để diệt men, rồi phơi nắng, sau đó
sấy ở nhiệt độ 40-50oC trong 30-40 giờ đến khi quả khô lại, cùi nhãn tách khỏi vỏ, lắc quả có
tiếng lọc xọc. Bỏ vỏ quả, lấy cùi nhãn sấy tiếp ở nhiệt độ 50-60oC đến khi khô, nắm không dính
tay, các cùi không kết dính vào nhau. Để nguội, đóng gói bảo quản trong các chum, vại sành để
nơi thoáng mát.
Long nhãn khô đều, không dính kết vào nhau, vị ngọt đậm, màu vàng nhạt, độ ẩm tối
đa không quá 18% là loại tốt.
2.1.2 Chế biến long nhãn – Nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao
Hưng Yên là một tỉnh có đặc sản nhãn lồng nổi tiếng, hàng năm, sản lượng thu hoạch đạt
khoảng 25.000 tấn quả nhãn tươi. Hiện nay, nhãn được tiêu thụ cho người tiêu dùng ăn quả,
đóng hộp hoặc chế biến thành long nhãn. Trong đó nhãn quả tươi có đầy đủ hàm lượng chất dinh
dưỡng với các loại vitamin, độ đường đạt trên 20%, tỉ lệ cùi trên 60%, chất lượng thơm ngon,
giòn, trọng lượng trên dưới 70 quả/kg đối với Nhãn Lồng, nhãn đường phèn 90 quả/kg, về mẫu
mã, quả có vỏ mỏng, màu sáng đẹp; với long nhãn, phải khô ráo, không dính tay, hình dạng tròn
đều, dẻo, dai, màu vàng sáng như hổ phách, hương vị ngọt đậm thơm đặc trưng; hàm lượng
đường đạt từ 62 đến 65%, độ ẩm 16,5%, hàm lượng protein 4,5 đến 5,5%. Để có một món ngon,
người ta còn cầu kỳ lấy nhãn bóc rồi lồng hạt sen hấp chín vào trong thay hạt, ngâm trong cốc
nước đường, nay có thêm vài viên đá lạnh, thành món giải khát cao cấp, lịch sự. Ngoài ra, nhãn
còn được bóc vỏ cùi sấy khô thành những múi nhãn dẻo quánh, nâu sậm, thơm phức gọi là long
nhãn, vừa là vị thuốc, vừa là món ngon khi nấu với sen.
Nghề làm long nhãn có ở nhiều nơi trong Tỉnh, nhưng tập trung ở xã Hồng Nam thị xã
Hưng Yên, Hồng Nam có gần 180 hộ sản xuất long nhãn. Thời vụ thu hoạch nhãn thường chỉ
kéo dài 35 đến 50 ngày, đây là thời kỳ bận rộn nhất của nghề làm long nhãn. Thời điểm này,
Hồng Nam thu hút khoảng 1.200 lao động, phần đông là người làng, song cũng có người ở các
xã lân cận, có cả bà con ở thị xã Hưng Yên. Sản lượng long nhãn thành phẩm mỗi năm khoảng
200 tấn, doanh thu bán long nhãn của Hồng Nam mỗi năm đạt hơn 12 tỷ đồng, thu nhập của
người làm công đạt 300 - 400.000 đồng/tháng Long nhãn được tiêu thụ phần lớn ở thị
trườngTrung Quốc, Hồng Kông qua các chợ biên giới. Người xã Hồng Nam không chỉ chế biến
long nhãn ở Hưng Yên mà còn tổ chức thu mua rồi chế biến long nhãn tại Mộc Châu, Sơn La và
ở phía Nam; chế biến vải thiều ở Lục Ngạn - Bắc Giang đem lại lợi nhuận rất cao. Vì vậy Hồng
11
Nam xuất hiện tỷ phú từ nghề làm long nhãn. Hiện nay chế biến long nhãn (cả công nghệ cũ lẫn
công nghệ mới) đều bằng phương pháp thủ công.
Trong long nhãn có rất nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng bổ dưỡng rất tốt. Long nhãn
vị ngọt tính ôn, tác dụng bổ dưỡng tâm tỳ, dưỡng huyết an thần. Tuy nhiên, phụ nữ khi có thai
phần lớn đều có triệu chứng nóng trong cho nên chẳng những không có tác dụng bồi bổ cơ thể,
ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng. Thậm chí tổn
thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7 – 8 tháng, càng phải
kiêng ăn nhãn. Sản phụ sau khi sinh con mà ăn nhãn hoặc uống nước nhãn thì lại rất tốt. Nếu sản
phụ có hiện tượng phù nhẹ, uống nước nhãn còn có tác dụng điều trị tích cực hơn.
2.1.3. Khó khăn của các cơ sở chế biến
Cơn bão tài chính trên thế giới đang diễn ra hiện nay, không chỉ ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp lớn, mà còn tác động trực tiếp đến các làng nghề truyền thống ở nước ta. Các cơ sở
sản xuất sắt thép ê chề do giá dầu thô giảm, nhu cầu xây dựng tụt dốc đã đành, nhưng ngay cả
hàng nông sản chế biến cũng không thoát khỏi cảnh này. Hưng Yên nổi tiếng với đặc sản long
nhãn cũng đang . . . khóc dở mếu dở do giá xuống kỷ lục. Ông Nguyễn Văn Long, chủ một lò
sấy long nhãn ở địa phương này chia sẻ, từ đầu năm giá xăng dầu tăng cộng thêm giá nhân công
leo thang, lãi suất ngân hàng cao khiến cho đầu vào chế biến long nhãn tăng vọt trong khi nhu
cầu thị trường sụt giảm mạnh. Trước tình cảnh này, hàng loạt cơ sở chế biến long nhãn ở Hưng
Yên phải ngừng sản xuất. "Hàng không bán được mà đi vay vốn ngân hàng để thu mua nhãn về
chế biến lúc này thì chẳng khác nào mua dây tự trói mình" - ông Long phân bua.
Tắc đầu ra long nhãn làm cho người người trồng nhãn ở Hưng Yên lao đao. Bà Phạm
Thảo Lan (TX Hưng Yên) ngồi nhìn đống nhãn khô không tiêu thụ nổi bộc bạch: "Tôi không thể
hiểu nổi, thời buổi giá cả tăng cao đáng lẽ giá nhãn ngon đầu mùa phải đạt 25 - 30.000 đồng/kg,
vậy mà chỉ bán được 12.000 đồng.
Long nhãn chất đống ở Hưng Yên chưa biết tiêu thụ bằng cách nào thì các đầu mối bao
tiêu XK long nhãn ở Lạng Sơn cũng đang đầy kho do đầu ra là thị trường Trung Quốc chưa khai
thông. Đại diện Công ty Minh Hoà chuyên XK long nhãn sang Trung Quốc nhận định: "Nếu tình
trạng này kéo dài đến năm 2009 thì nhiều DN chế biến long nhãn sẽ đi đến chỗ phá sản”.
3. Thị trường tiêu thụ đặc sản nhãn Lồng
3.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm
Kênh tiêu thụ có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người
tiêu dùng cuối cùng. Nó cũng được coi như một dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hóa khi
chúng được mua bán qua các tác nhân khác nhau. Một số người lại mô tả kênh tiêu thụ là các
hình thức liên kết lỏng lẻo của các công ty để cùng thực hiện mục đích thương mại. Các định
nghĩa trên xuất phát từ các quan điểm khác nhau của người nghiên cứu.
Người sản xuất chú ý các trung gian khác nhau cần sử dụng để đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng. Vì vậy, họ có thể định nghĩa kênh tiêu thụ là hình thức di chuyển sản phẩm qua
các trung gian khác nhau.
12
Người bán buôn, bán lẻ - những người đang hy vọng họ có được dự trữ tồn kho thuận lợi
từ những người sản xuất và tránh các rủi ro liên quan đến chức năng này – có thể quan niệm
luồng quyền sở hữu như là mô tả tốt nhất kênh tiêu thụ.
Người tiêu dùng có thể thể hiểu kênh tiêu thụ đơn giản: có các trung gian kết nối giữa họ
và người sản xuất sản phẩm. Các nhà nghiên cứu khi quan sát các kênh tiêu thụ hoạt động trong
hệ thống kinh tế có thể mô tả nó dưới dạng các hình thức cấu trúc và kết quả hoạt động.
Kênh tiêu thụ (hoặc kênh phân phối) là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở sản xuất
kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình tạo ra dòng vận chuyển hàng
hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
3.2 Những vấn đề tồn tại trong việc tiêu thụ sản phẩm nhãn Lồng
ở Hưng Yên
Nhãn lồng Hưng Yên đã không chỉ bán làm quà tại chố mà còn được một số doanh
nghiệp quan tâm và tiêu thụ, điển hình như công ty Metro đã chủ động đến đặt mua của HTX
nhãn lồng Hồng Nam, nhiều doanh nghiệp khác đã đến thu mua nhãn lồng để cung cấp cho các
thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó giơ đây bằng
khoa học kỹ thuật được áp dụng đồng bộ, bằng các biện pháp giải vụ, vụ thu hoach của nhãn
lồng đã kéo dài tới 2 tháng, đến giữa tháng 9 mới kết thúc. Nhưng một thực trạng khá phổ biến
đó là nhãn tuy được mùa, sản lượng tăng nhưng các nhà vườn vẫn chưa vui do chi phí đầu vào
tăng cao. Theo ông Nguyễn Văn Tráng, Phó phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Hưng Yên cho biết: “Năm nay nhãn Hưng Yên tiếp tục được mùa. Sản lượng
ước đạt 46.800 tấn tăng gần gấp đôi so với năm 2006”. Tuy nhiên giá bán nhãn lồng năm nay chỉ
bằng giá của năm ngoái trong khi đó chi phí “đầu vào” chăm sóc cây nhãn liên tục tăng cao
khiến thu nhập của các nhà vườn không tăng. Hiện tại, giá nhãn lồng tại vườn dao động từ 15 -
20.000 đồng/kg (đầu vụ giá có phần cao hơn, dao động từ 30 - 40.000 đồng/kg).
Một thực tế cũng đáng quan tâm là, nhãn Lồng Hưng Yên tuy đã khẳng định được tên
tuổi nhưng nhãn lồng hiện vẫn chưa xây dựng được thương hiệu về chỉ dẫn địa lý và xuất xứ
hàng hoá nên vẫn xảy ra tình trạng nhãn ở các địa phương khác giả nhãn mác của Hưng Yên và
ngang nhiên bày bán công khai. Bên cạnh đó nhiều năm gần đây, bà con trồng nhãn ngay tại quê
hương đất nhãn này vẫn chạy theo năng suất nên đã trồng nhiều các giống nhãn lai thiên về năng
suất mà chất lượng lại kém. Tất cả những điều này làm chất lượng và uy tín của nhãn lồng phần
nào bị ảnh hưởng khó cạnh tranh với các loại nhãn nhập từ nước ngoài. Mặc khác, tuy là vựa
nhãn lớn nhất nước nhưng vẫn chưa có doanh nghiệp nào đầu tư vào lĩnh vực thu mua và chế
biến nhãn tươi theo quy mô công nghiệp nên người dân vẫn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.
Mỗi khi thu hoạch nhãn, người dân vẫn tiêu thụ theo cách truyền thống như bán nhãn tại chợ,
bán cho các cơ sở chế biến long nhãn.
Thời gian gần đây người trồng nhãn mới ký hợp đồng với các siêu thị khách sạn, nhà
hàng nhưng số lượng không đáng kể. Do vậy, thương lái luôn chèn ép nên giá rất rẻ. Nhãn đầu
mùa có giá từ 20.000đến 25.000đ/kg nhưng đến giữa vụ khi thu hoạch đại trà chỉ còn 10.000
đồng/kg. Trong khi đó, mùa thu hoạch lại trúng vào mùa mưa, thời gian thu hoạch ngắn nên
nhiều quả nhãn bị thối, rụng khó bảo quản. Nhưng ngay ở Hưng Yên, không phải vùng trồng
13
nhãn nào cũng trồng được nhãn lồng. Thực chất từ trước đến nay nhãn lồng chỉ trồng chủ yếu ở
6 xã miền đông huyện Tiên Lữ gồm: Hồng Nam, Hồng Châu, Liên Phương, Trung Nghĩa, Quảng
Châu, Thiện Phiến.
Theo người dân nơi đây, cây nhãn lồng chỉ phù hợp với thổ nhưỡng của 6 xã trên, đem
sang vùng khác là chất lượng kém hẳn, còn đem sang tỉnh khác thì không thể gọi là nhãn lồng
nữa. Cả tỉnh hiện nay có khoảng hơn 5.000 ha trồng nhãn. Tháng 8/2006, Cục Sở hữu Trí tuệ
(Bộ Khoa học và Công nghệ) đã về đây nghiên cứu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá cho sản phẩm “Nhãn lồng Hưng Yên” –“hương vị tiến vua” gồm sản phẩm quả tươi,
long nhãn sấy khô và đóng hộp. Ngay trong “vương quốc” nhãn Hưng Yên, cũng có rất nhiều
giống nhãn khác nhau: như nhãn Đường phèn, nhãn Hương Chi, nhãn nước… trong đó nhãn
Hương chi và Đường phèn (nhãn lồng) mới là loại nhãn ngon .Cây nhãn có từ bao giờ, chưa có
sử sách nào ghi chép chính xác nhưng theo những tài liệu hiện có thì chí ít cũng không dưới
300 năm. Bằng chứng, tại xã Hồng Châu vẫn còn cây nhãn tổ được Trung ương Hội làm vườn
Việt Nam xác định trên 300 năm tuổi.
Ông Nguyễn Danh Phương, một người có tuổi trong xã Hồng Châu cũng không thể nhớ
được, ông chỉ biết từ khi ông còn bé cây nhãn tổ đã xum xuê lắm rồi. Nhưng cũng như tất cả
người dân trồng nhãn hiện nay, ông Phương cũng trăn trở bởi nỗi lo thương hiệu nhãn tiến vua
đang ngày giảm sút do sự trà trộn của các loại nhãn chất lượng kém từ các địa phương lân cận.
Nỗi lo nữa về giá cả. Tuy không giống như vải nhưng giá nhãn cũng đang biến động theo hướng
ngày càng mất giá. Làm long nhãn thì 7 kg nhãn tươi mới được 1kg long nhãn với giá 80.000
đồng/kg. Cứ như thế này, ông Phương cũng không dám mở thêm diện tích trồng nhãn vì nỗi lo
đầu ra cho sản phẩm. Hưng Yên đã làm hết sức mình, tạo mọi điều kiện thông thoáng về an ninh
trật tự, về tiêu thụ sản phẩm, mời gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Bên cạnh những cơ chế,
chính sách gìn giữ và phát triển các giống nhãn quý, Hưng Yên luôn quan tâm đến việc quảng bá
giới thiệu sản phẩm nhãn lồng qua việc tổ chức các hội chợ, giới thiệu và bình chọn nhãn ngon.
Hội nhãn lồng của tỉnh còn tổ chức các điểm giới thiệu nhãn lồng ngay trên địa bàn tỉnh
để khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm. Năm 2007, Hội đã mở 15 điểm bán và giới
thiệu sản phẩm nhãn lồng đặc sản Hưng Yên. Không dừng lại ở đây, Hưng Yên đã chú trọng
quảng bá sản phẩm thông qua việc xây dựng khu du lịch sinh thái. Những ngày đầu tháng 6 âm
lịch, sau khi tham quan các di tích Phố Hiến (thành phố Hưng Yên), đến thăm cây nhãn tổ, thăm
các vườn nhãn gần đó du khách sẽ được thưởng thức hương vị dịu ngọt, thơm mát của trái nhãn
lồng đặc sản của Hưng Yên. Du khách sẽ thực sự cảm nhận được vị nước ngọt mát thấm từ đầu
lưỡi ngay khi thưởng thức trái nhãn do tự tay mình hái trên những trùm nhãn sai trĩu quả.
Người trồng nhãn lồng Hưng Yên giờ đây năng động hơn với thị trường khi nhãn quả
được đóng vào những túi lưới đẹp hơn, có địa chỉ rõ ràng và mẫu mã đẹp thu hút khách hơn, đặc
biệt tháng 7/2007 một đoàn quan chức của Cục quản lý chất lượng thực phẩm, dược phẩm Hoa
Kỳ đến nghiên cứu, làm việc với Hưng Yên để có thể cho phép nhãn lồng Hưng Yên được vào
thị trường Mỹ khi đảm bảo VSATTP. Hy vọng trong tương lai không xa sẽ có những chính sách
mới tìm đầu ra một cách chắc chắn cho đặc sản Hưng Yên để mỗi năm đến tháng 6 âm lịch
những nụ cười hạnh phúc lại nở trên khuôn mặt của người dân nơi đây; để thương hiệu nhãn
lồng Hưng Yên ngày càng vươn xa.
14
3.4 Nhãn Lồng Hưng Yên cơ hội vào thị trường Mỹ và châu Âu
Viện trưởng Viện Nghiên cứu cân ăn quả miền Nam cho biết, muốn xuất khẩu nhãn sang
thị trường Hoa Kỳ và thị trường Châu âu, nhãn lồng Hưng Yên phải có được chứng nhận châu
Âu (Eurep GAP) và chứng nhận toàn cầu (Global GAP) về canh tác nông nghiệp tốt, an toàn,
truy nguyên được nguồn gốc.
Theo đó, muốn có được chứng nhận Global GAP, người trồng nhãn phải thỏa mãn 141
yêu cầu và thực hiện đúng theo 236 điều kiện của quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản… mà
Global GAP đặt ra. Có được sự hỗ trợ thực hiện quy trình Global GAP để đưa loại trái cây này
vào Hoa Kỳ nhanh hay chậm là do nông dân quyết định. Đây là cơ hôôịvàng không phải lúc nào
cũng có, nên cần nắm bắt ngay.
Theo các chuyên gia, sản phẩm “Nhãn lồng Hưng Yên” muốn đạt được cả về giá trị hữu
hình (chất lượng sản phẩm) và giá trị vô hình (thương hiệu) thì cần phải cải thiện về nguồn
giống, quy cách trồng, đóng gói, bảo quản, tiêu thụ, quản lý chất lượng… Đặc biệt, việc xác định
chỉ dẫn địa lý-xuất xứ “Nhãn lồng Hưng Yên” giúp đăng ký và quảng bá thương hiệu, tránh thiệt
hại cho người tiêu dùng. Đồng thời, tăng cường mối quan hệ hợp tác và kinh doanh giữa sản
xuất, chế biến, thương mại và dịch vụ “Nhãn lồng Hưng Yên” trên cả nước và nước ngoài.
Từ đầu năm 2008 đến nay, người trồng nhãn ở Hưng Yên đã được Viện Nghiên cứu rau
quả Trung ương và Sở NN và PTNT tỉnh Hưng Yên hướng dẫn trồng, chăm sóc, thu hoạch nhãn
theo tiêu chuẩn VietGAP.
Chương trình được thực hiện tại 8 xã thuộc thị xã Hưng Yên và huyện Tiên Lữ. Việc
thực hiện đại trà chương trình này không chỉ giúp nhãn lồng Hưng Yên cạnh tranh được với nhãn
Trung Quốc, Thái Lan, mà còn góp phần quan trọng vào việc đưa nhãn lồng Hưng Yên đến các
thị trường khó tính như Mỹ, Đức…
Để nhãn lồng Hưng Yên, có sản lượng ổn định, đồng đều, chất lượng ngon, thơm, ngọt,
cùi giòn và xây dựng được thương hiệu, xác lập quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý-xuất xứ tên gọi hàng
hóa “Nhãn lồng Hưng Yên”, Trung tâm phát triển nông thôn-Viện Chính sách chiến lược phát
triển NN-NT và Tổ chức hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) đã phối hợp cùng Sở NN-PTNT, Sở Khoa
học và Công nghệ , Hội nhãn lồng tỉnh Hưng Yên thực hiện dự án “Hỗ trợ củng cố chuỗi giá trị
sản phẩm: Nhãn lồng tỉnh Hưng Yên”. Mục đích của dự án là nhằm liên kết các hộ sản xuất
nhãn, xây dựng qui trình sản xuất tập thể đảm bảo ổn định sản phẩm và chất lượng sản phẩm; kết
nối với thị trường tiêu thụ và quảng bá sản phẩm; nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường trong nước và tiến tới thị trường quốc tế.
Cố vấn của GTZ, đơn vị giúp HTX nhãn lồng Hồng Nam (thị xã Hưng Yên) trong việc
xây dựng thương hiệu sản phẩm khẳng định rằng, nhãn lồng Hưng Yên hoàn toàn có thể xuất
khẩu được vào những thị trường khó tính.
III. KẾT LUẬN
15