Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN HƯỚNG NẠC pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.51 KB, 8 trang )

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI
LỢN HƯỚNG NẠC

I. Chọn lợn nái giống hướng nạc:
Chọn lợn nái bố mẹ (Lai ngoại x ngoại) để sản xuất lợn con giống
thương phẩm 3, 4 hoặc 5 máu ngoại, tăng trọng nhanh, chi phí thức ăn thấp,
tỷ lệ nạc cao.
- Mục tiêu cần đạt:
+ Lợn cái động dục sớm, giảm được chi phí về thức ăn và các chi phí
liên quan khác.
+ Lợn nái đẻ sai con ở ngay lứa đẻ đầu.
+ Lợn nái khai thác được lâu bền.
- Ngoại hình:
+ Lợn khoẻ mạnh (lông da mịn, mắt tinh, đi lại nhanh nhẹn). Lợn
không có khuyết tật như úng rốn, chân đi vòng kiềng
+ Thân hình phát triển đều, mông nở, 4 chân khoẻ, móng đều và
chụm.
+ Vú: có từ 14 vú trở lên, núm vú rõ, có khoảng cách đều nhau giữa
các vú, không có vú kẹ.
II. Chăn nuôi lợn nái hướng nạc:
1 Nuôi lợn cái hậu bị bố mẹ:
- Khái niệm: Lợn nái hậu bị được tính từ khi lợn được chọn gây nái
đến khi phối giống lần đầu.
- Mục tiêu cần đạt: Trọng lượng 7 – 8 tháng tuổi đạt trọng lượng trên
100 kg,.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng: Sử dụng thức ăn có giá trị dinh dưỡng hợp lý
cho từng lứa tuổi lợn. Có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của các
Công ty hoặc thức ăn tự phối trộn phải đảm bảo chất dinh dưỡng theo tiêu
chuẩn:
Trọng lượng lợn cái
hậu bị (kg)


Đạm thô/kg
thức ăn hỗn hợp
(%)
NL trao đổi /
kg th/ăn hỗn hợp
(kcal)
20 – 30 kg 16 -17 3.100
31 – 65 kg 15 3.000
Từ 65kg đến phối
giống và cả thời gian mang
thai
13 - 14 2.900

Từ 6 tháng tuổi trở ra, hàng ngày trong lúc cho lợn ăn và rửa chuồng
cần theo dõi để phát hiện lợn biểu hiện động dục lần đầu và phải ghi chép
đầy đủ.
Phối giống lần đầu cho lợn nái khi đã qua 2 lần động dục và lợn nái
phải đủ tiêu chuẩn giống để đưa vào phối giống.
Các biểu hiện động dục ở lợn cái:
+ Âm hộ sưng, dịch chảy ra từ âm đạo có màu nhựa chuối.
+ Lợn đứng nằm không yên, bỏ ăn, phá chuồng, nhảy lên lưng con
khác hoặc khi có người chăn nuôi vào chuồng thì lợn nái đi theo.
Phải phối giống vào thời điểm lợn nái có phản ứng “mê lì”: Tại thời
điểm này âm hộ đã chuyển từ sưng mọng đỏ sang giảm sưng, dịch nhờn
chảy ra từ âm đạo keo dính, khi có người cưỡi lên lưng hoặc dùng tay ấn vào
hai bên hông, lợn đứng yên, hai chân sau có tư thế chờ phối.
Nên phối giống 2 lần, cách nhau 12 giờ kể từ lần phối trước.
Chuồng trại: Chuồng trại được thiết kế nuôi trên nền ximăng hoặc sàn
sắt có độ cao 25 – 30 cm. Các vách ngăn giữa các ô chuồng được thiết kế
bởi các trấn song sắt f16 - f18, cao 0, 8m để lợn không nhảy ra ngoài,

khoảng cách các trấn song sắt là 10 cm.
Diện tích chuồng cho lợn choai, lợn hậu bị như sau:
Trọng lượng
lợn (kg)
Diện tích
chuồng (m
2
/ lợn)

Chiều dài
máng (m/lợn)
15 - 40 0,5 – 0,6 0,20
41 - 65 0,6 – 0, 7 0,25
66 - 100 0,8 – 0,9 0,30
Chuồng đảm bảo ấm về mùa đông thoáng mát về mùa hè.
- Phòng bệnh: Tiêm phòng trước khi phối giống 4 tuần vac xin dịch tả
lợn, 3 tuần vac xin lép tô và đóng dấu lợn.
2. Nuôi dưỡng lợn nái chửa:
- Mục tiêu: + Lợn nái chửa không quá béo và cũng không gầy quá.
+ Lợn nái đẻ sai con, độ đồng đều cao và đạt trọng lượng sơ sinh theo
yêu cầu của phẩm giống (từ 1,3 kg/ con trở lên).
- Dinh dưỡng – thức ăn:
Đảm bảo thức ăn có chất lượng tốt, cân đối thành phần dinh dưỡng
trong khẩu phần: Năng lượng, đạm, chất khoáng, vitamin Khẩu phần ăn
cho lợn nái chửa cần đảm bảo: 13 – 14% đạm thô (130 – 140 g/kg thức ăn
hỗn hợp). Năng lượng 2.900 kcal / 1 kg thức ăn hốn hợp.
+ Số lượng thức ăn: Nái chửa kỳ I (85 ngày đầu): 1,9 – 2,1 kg/nái
/ngày. Nái chửa kỳ II: 2,7 – 2,9 kg/ con/ ngày.
+ Nước uống tự do.
+ Trong giai đoạn mang thai giữ yên tĩnh cho lợn.

+ 7 ngày trước khi đẻ chuyển vào ô lợn đẻ.
3. Chăm sóc lợn nái đẻ và lợn con theo mẹ:
- Chuẩn bị cho lợn con sơ sinh:
+ Chuẩn bị ổ úm cho lợn con:
Ổ úm lợn con (0,5 m x 1 m cao x 0,5 m) cần được lót rơm khô hoặc
cỏ khô sạch. Chuẩn bị đèn hồng ngoại hoặc bóng điện 100W treo lên ổ úm,
để sưởi ấm cho lợn con (trừ những ngày hè nóng trên 35
0
C).
- Trong khi lợn nái đẻ:
+ Phải trực đẻ cho lợn nái, lợn con đẻ ra lau khô, cắt rốn, cho bú sữa
đầu ngay. Khi lợn đẻ xong mới làm các thủ tục khác như cắt răng nanh, bấm
tai, cân
Trường hợp lợn đẻ khó can thiệp như sau:
+ Rửa sạch vùng âm hộ, rửa sạch tay, đeo găng và bôi trơn (dầu thực
vật)
+ Đưa tay vào âm đạo hướng tới cổ tử cung và dần vào thân tử cung,
nếu sờ thấy đầu hoặc chân lợn con thì xoay cho đúng tư thế thai và dùng
ngón tay túm lấy kéo nhẹ ra theo nhịp rặn của lợn mẹ.
+ Nếu không sờ thấy lợn con thì tiêm Oxytocin: 20 – 40 IU/nái – tiêm
bắp, có thể tiêm lần 2 cách lần thứ nhất 30 – 60 phút.
+ Sưởi ấm cho lợn con bằng thiết bị đã chuẩn bị: Quan sát thấy lợn
con nằm chồng chất lên nhau và run rẩy tức là lợn bị lạnh thì ta phải hạ thấp
bóng điện xuống, nếu thấy lợn nằm tản xa bóng điện, mỗi con 1 nơi như vậy
là lợn quá nóng, phải nâng độ cao bóng đèn cho thích hợp.
- Sau khi đẻ: + Nếu lợn nái nuôi trên 9 con cho lợn nái ăn tăng dần
cho đến ngày thứ 3, sau đó cho ăn tự do. Nếu lợn con nuôi ít con hơn 9 con
thì cho ăn theo định lượng thức ăn / nái / ngày = 2,0kg + (số lợn con theo mẹ
x 0,3kg).
+ Tiêm 100 mg Fedextran / 1 lợn con 1 lần tiêm vào ngày thứ 3 sau đẻ

và 100 mg tiêm lần 2 vào ngày thứ 10 sau đẻ.
+ Tập ăn sớm cho lợn con từ lúc 7 ngày tuổi, với thức ăn có đủ dinh
dưỡng, dễ tiêu, mùi thơm kích thích tính thèm ăn.
- Tiêm phòng: Ba tuần tuổi tiêm vac xin phó thương hàn lần 1, bốn
tuần tuổi tiêm vac xin phó thương hàn lần 2. sáu tuần tuổi tiêm dịch tả, tụ -
dấu lợn.
+ Cai sữa sớm lợn con từ 21 hoặc 28 ngày tuổi:
Ngày cai sữa cho lợn con ăn ít (1/2 số lượng thức ăn so với trước cai
sữa) để tránh tiêu chảy và lãng phí thức ăn, sau đó tăng dần đến ngày thứ 3
thì cho ăn tự do. Cho lợn con uống nước tự do.
+ Thức ăn cho ăn trong tuần đầu cai sữa nên trộn 1/2 lượng thức ăn
tập ăn và 1/2 lượng thức ăn sau cai sữa. Tăng dần lượng thức ăn sau cai sữa
để từ tuần thứ 2 sử dụng 100% thức ăn sau cai sữâ.
Khi cai sữa lợn con, cho lợn mẹ ăn ít, sau đó tăng dần chế độ ăn như
lợn nái chửa kỳ II (2,7 – 2,9 kg/nái /ngày) để phối giống. Sau khi phối giống
chuyển sang chế độ ăn của nái chửa kỳ I.

×