KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG NGAN
(VỊT XIÊM)
- Điều kiện và thông số nuôi dưỡng ngan giống như vịt (nhân dân
ta còn gọi ngan là vịt xiêm). Tuy vậy ngan có một số đặc tính khác vịt không
những về hình dạng mà cả về khả năng vận động, khả năng sinh sản, cho
nên trong nuôi dưỡng chúng ta cần có biện pháp sát thực, để phát huy khả
năng cho thịt của chúng, đem lại hiệu quả.
1. Chăn nuôi trên nền.
- Ngan nuôi trên nền (đất hoặc lát ximăng, đá gạch) là chủ yếu và
thích hợp. Chất độn chuồng là phụ phẩm của chế biến gỗ, xay xát và rơm rạ.
Đến 4 tuần tuổi chất độn rất bẩn nhầy nhụa (do ỉa phân loảng, nhầy), nên
phải thay đệm lót mới, phương thức nuôi này phù hợp với chăn nuôi qui mô
trung bình, nhỏ và hộ gia đình. Bởi vì khái niệm chuồng thực ra chỉ để nuôi
nhốt ngan đã lớn (sau 3-4 tuần tuổi) vào ban đêm và các ngày thời tiết xấu,
những ngày bình thường ngan có thể bơi lội hoặc ra đồng bãi kiếm mồi,
hoặc ăn thức ăn hỗn hợp đặt ngoài sân chơi đặt ven bờ hồ.
2. Nuôi trên sàn.
- Đây là phương thức chăn nuôi thâm canh tiên tiến. Mặt sàn
bằng phẳng được làm bằng gỗ, lưới sắt hoặc lưới nhựa. Kích thước mắt lưới
20x20 mm
- Trong 3 tuần lễ đầu khi mới cho ngan xuống ổ phải trải một lớp
đệm lót trên sàn (lót giấy hoặc bao tải, rồi rải mùn cưa lên dày 5 cm) để
chống lạnh. Chiều cao sàn tối đa 40 cm so với mặt nền. Tường xung quanh
chuồng phía dưới mặt sàn để trống, làm sao thông khí độc nhanh. Việc dọn
phân định kỳ dưới sàn là tốn công và phức tạp, cho nên thiết kế mặt nền phải
nhẵn. Tốt nhất rải những tấm nilong dày và bền. Khi dọn phân chỉ cần kéo
tấm nilong ra ngoài.
- Phân được tích tụ ở hố lớn cạnh chuồng, thiết kế kiểu hố tự hoại
để tránh bốc mùi hôi thối. Cũng như nuôi gà Broiler, đầu tư xây dựng
chuồng sàn lúc đầu là lớn, nhưng hiệu quả sản xuất cao do bớt khâu chi phí
và vận chuyển chất độn, vệ sinh môi trường trong chuồng tốt hơn nhiều,
tăng tỷ lệ nuôi sống, tăng mật độ nuôi ngan.
3. Các kiểu chăn nuôi.
- Mật độ: nuôi nền 5 con/1m
2
(tỷ lệ 1 trống với 6 mái), sàn 7
con/1m
2
(1 trống với 8 mái)
- Sưởi ấm: sưởi ấm nhưng phải đảm bảo độ ẩm tương đối 60-
65% không nên để không khí khô quá, 1 chụp sưởi cho 250 - 300 con.
Nguyên liệu sưởi bằng điện (như ở gà) hoặc ga, đèn dầu (ở nơi không có
điện)
- Cố gắng đảm bảo nhiệt độ trong quây và trong chuồng đồng
đều, để ngan phân bố đều trong quây trong chuồng, không nằm chồng lên
nhau gây chết và kém ăn.
Chế độ nhiệt trong chuồng và môi trường
Tuần
tuổi
Nhiệt độ sưởi
0
C
(dưới chụp)
Nhiệt độ môi trường xung
quanh
0
C
1 35 18-20
2 30-32 18-20
3 28-30 16-18
4 23-26 15-18
5 20-21 15-18
- Sự thông thoáng: những thông số kỹ thuật qui định là 4m
3
không khí vào mùa đông và 10m
3
vào mùa hè cho 1 kg khối lượng sống
trong 1 giờ. Tất nhiên phải điều chỉnh khi mà tuổi của ngan tăng lên. Thông
số kỹ thuật này áp dụng cho cả 2 phương thức nuôi (nhà kín, nhà thông
thoáng).
- Chiếu sáng: để tiện cho theo dõi dùng đơn vị cường độ chiếu
sáng oát/1m
2
nền chuồng. Trong tuần đầu yêu cầu cường độ bằng đèn 50 oát
để ngan làm quen với chuồng và tìm thức ăn, sau đó rút xuống 10 oát, tuổi
lớn dùng đèn công suất thấp với ánh sáng đỏ. Ánh sáng cần để ngang tầm
với thức ăn để ngan dễ tìm thức ăn.
- Máng uống: lúc xuống ổ (ra máy ấp, hoặc ra khỏi con mẹ) 50
ngan/1 máng galon 4 lít. Sau 15 ngày: 1 máng uống dài 2 m cho 250 ngan,
mộtt máng treo tự động 100 - 150 ngan.
- Máng ăn: giai đoạn xuống ổ cứ 100 ngan/1 máng dài hoặc
máng tròn chu vi 1,5 m. Sau 15 ngày tuổi 100 ngan/3 máng dài hoặc máng
tròn theo chu vi 1,5m. Máng uống phải cách xa máng ăn, vì ngan cũng như
vịt hay di chuyển đến máng uống (vừa ăn vừa uống). Tốt nhất máng ăn,
máng uống treo cao, để ngan đi lại dễ dàng (cao ngang lưng).
- Những đặc tính của ngan con: lúc mới nở ngan con chỉ có mầm
phôi thận, khi lớn lên mới hoàn chỉnh dần chức năng. Vì vậy ngan con rất
mẫn cảm đối với sự mất nước. Do đó phải hết sức lưu ý cho ngan con uống
nước. Người ta khuyên cho ngan uống chất lợi tiểu từ 1-18 ngày tuổi.
4. Chế độ ăn
- Cũng như các con gia cầm khác, ngan yêu cầu vật chất dinh
dưỡng cao ở giai đoạn còn non, sau đó giảm dần theo các giai đoạn tuổi.
- Các công thức thức ăn: đối với ngan có thể chia ra làm 3 giai
đoạn tuổi, ứng với mỗi giai đoạn có một công thức ăn hỗn hợp riêng.
Công thức ăn khởi động 0-3 tuần tuổi
Công thức ăn sinh trưởng: 4-6 tuần tuổi.
Công thức thức ăn kết thúc từ 7 tuần tuổi trở đi.
* Chú ý: ngan đực và ngan cái nên cho ăn riêng. Một điều lưu ý, ngan
con không ăn thêm thức ăn ngay cả khi hạ thấp mức protein. Vì vậy khẩu
phần phải cân đối đầy đủ protein có giá trị cao, nếu không ngan không nhận
đủ lượng protein hàng ngày cho cơ thể phát triển. Còn ở ngan lớn có khả
năng ăn nhiều và tự điều chỉnh được lượng thức ăn, khi chất lượng của nó
thay đổi.
- Nuôi theo khẩu phần hạn chế: đối với ngan ở giai đoạn tăng
trọng nếu giảm 5-10% lượng thức ăn không ảnh hưởng đến thể trọng ở cuối
giai đoạn kết thúc. Tuy nhiên phải tạo điều kiện môi trường và phòng bệnh
tốt. Nhưng giảm quá thấp 20% lượng thức ăn theo tiêu chuẩn ăn đã làm
giảm thể trọng, tăng chỉ số tiêu thụ thức ăn, không gây ảnh hưởng rõ đến
phần cơ đùi và cơ ức.
- Nước uống: Nước uống cho ngan không bao giờ được thiếu. Kể
từ 6 tuần tuổi trở đi mỗi ngan uống hết 0,5 lít nước/1 ngày, kể cả nước rơi
vãi, bình quân cấp cho ngan 1 lít/con/ngày.
5. Bệnh rỉa thịt lẫn nhau.
- Trong chăn nuôi ngan, bệnh rỉa thịt lẫn nhau ở chúng là một
khó khăn cần phải chú ý giải quyết, vì nó gây chết và giảm năng lượng
không kém một số nguyên nhân gây bệnh nào khác.
- Để khắc phục tình trạng trên thường người ta cắt mỏ ngan vào
lúc 3 tuần tuổi. Cắt nửa phần ngoài cùng của mỏ, vẩy mỏ (lớp sừng của mỏ
trên có đoạn đầu trùm lên mỏ dưới). Móng chân của ngan rất sắc, cho nên
việc cắt móng đi là rất có lợi, nhất là khi nuôi ngan sinh sản.
6. Sự nhạy cảm với thuốc kháng sinh.
- Ngan rất mẫn cảm với một số thuốc như dimetridazole,
furoxonearsenic. Cho nên sử dụng thuốc kháng sinh phải thận trọng, tính đủ
lượng.
7. Đặc điểm của ngan thương phẩm.
- Ngan rất khó vặt lông khi nhúng nước nóng vì lông được bôi
lớp mỡ nên ít ngấm nước, da ngan rất giòn nên da dễ bị xước khi vặt lông,
nhất là vặt lông bằng máy.
- Thịt ngan ít mỡ, ngon. Chất lượng thịt ngan cao nhất khi mổ
thịt lúc ngan 10 tuần tuổi đối với ngan cái và 11 tuần đối với ngan đực. Vì
thịt ngan ngon, độ béo thấp, nên nhiều khách sạn ở thủ đô Pari và Niu -ooc
đều có món thịt ngan quay phết mỡ (kiểu Trung Quốc), đã gây tiếng tăm của
mình nhờ món này.
8. Nuôi ngan sinh sản
- Hiện nay ở Pháp, Đức, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia, Inđonexia
phát triển mạnh nghề nuôi ngan công nghiệp. Những nước này đã tạo được
nhiều giống ngan cho thịt cao. Các giống ngan thường đẻ trứng rất ít, cho
nên người ta tận dụng hầu hết trứng ngan để ấp ra ngan con. Ngan công
nghiệp vẫn tồn tại tính ấp, mỗi đợt đẻ khoảng 15 trứng lại ấp, cho nên người
ta sử dụng con mái kéo dài 2 năm (như ngỗng).
- Ngan cái đẻ vào lúc 26-28 tuần tuổi, lúc này khối lượng cơ thể
ngan cái khoảng 2.200 - 2.300 gam/1 con.
Lứa đẻ đầu tiên kéo dài 22 tuần (5 tháng)
Thay lông cưỡng bức kéo dài 3 tháng
Lứa đẻ trứng thứ 2 kéo dài 22 tuần
- Sản lượng trứng ở lứa đầu đạt 60-80 quả/mái, sản lượng như
vậy là thấp, mặc dù nhiều chuyên gia tạo giống đã tăng cường công tác chọn
lọc và cải tạo môi trường.
- Phương pháp thay lông cưỡng bức.
Ngày thức nhất không cho ăn, chiếu sáng 1-2 giờ và cho
uống nước.
Ngày thứ 2, thứ 3 không cho ăn, chiếu sáng 3 giờ và cho
uống nước
Ngày thứ 4 đến ngày thứ 13: 3 giờ chiếu sáng và cho uống
nước, cho ăn 50 gam thóc/1 ngan/1 ngày.
Nếu việc đẻ chưa ngưng hẳn, thì cắt nước và ánh sáng trong
21 giờ. Nếu nuôi thông thoáng, thì che kín chuồng, nhưng phải thông khí.
Từ ngày thứ 14 đến ngày 60: chuyển dần 4 giờ chiếu sáng/1
ngày và cho ăn 100 gam thức ăn/con/ngày.
Sau 2 tháng: tăng đến 14 giờ chiếu sáng/ngày, sau đó cho ăn
tự do theo chế độ ngan sinh sản.
Trong thời gian thay lông cưỡng chế, không nên nhốt chung
ngan đực và ngan cái.
- Kinh nghiệm dân gian: khi ngan ấp, để chúng đẻ lại người ta bỏ
ổ, nhúng ngan vào nước, nhốt chỗ có ánh sáng mạnh, cho ăn ngon, ngan sẽ
đẻ lại.
- Chăm sóc trứng giống: trứng ngan được thụ tinh cao hơn trứng
ngỗng 85-95% nhưng lại nở thấp, chỉ đạt 60-70% so với trứng ấp và 70-75%
con với trứng có phôi, cho nên phải quản lý trứng giống tốt và chế độ ấp tối
ưu thì mới có cơ may nâng khả năng ấp ở của trứng. Cần áp dụng các biện
pháp sau:
Không bảo quản trứng lâu quá 7 ngày, tốt nhất là 4 ngày sau
khi bảo quản cho trứng vào ấp, 1 tuần 2 lần ấp (tính cho 1 qui mô đàn hiện
có)
Trứng sau khi chọn, phải được sát trùng mới cho vào bảo
quản.
Sưởi ấm (ở nhiệt độ ấp) 5 giờ sau khi thu trứng, trứng nở
nhanh và chất lượng ngan con tốt hơn.
đặt trứng ở tư thế nằm ngang trên giá ấp.
Nhiệt độ và ẩm độ ấp
Máy nở Máy ấp
Nhiệt độ,
0
C 37,7-37,8 37-37,3
Ẩm độ, % (tương đối) 60-70 80-85
- Phun nước ấm 35
0
C 1 lần 1 ngày. Ngày ấp thứ 32 chuyển trứng
sang máy nở. Sau đó lấy trứng ra khỏi máy và làm lạnh trong vài phút.
- Có thể dặt trứng hơi nghiêng đầu to lên trên như ấp trứng gà,
tiết kiệm khay ấp mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ nở.
Nếu trứng bẩn phải rửa trứng bằng nước có pha thuốc sát
trùng nhẹ.
Mật độ nuôi ngan đẻ
Mật độ 2-3 ngan sinh sản/1 m
2
(tính bình quân cho cả mái
và trống)
Ghép 5 mái + 1 trống.
Qui mô đàn tối đa 500 ngan cái sinh sản/1 đàn
Mật độ máng uống (máng dài 2 mặt): 1,6 cm/1 ngan.
Mật độ máng ăn (máng dài): 6 cm/1 ngan.
- Ánh sáng: cường độ chiếu sáng 10 - 20 oátt/m
2
(gia cầm chân
màng yêu cầu cường độ cao hơn so với gia cầm không có chân màng). Số
giờ chiếu sáng 14 tăng lên 16 giờ/ngày đêm.
- Nhiệt độ: đối với ngan sinh sản, nhiệt độ môi trường tối ưu là
15-20
0
C. Ngan chịu nóng tốt hơn gà và vịt. Nhiệt độ dưới 15 và trên 30 ảnh
hưởng rõ rệt đến sản lượng và khả năng ấp nở của trứng.
- Chế độ ăn: yêu cầu vật chất dinh dưỡng trong thức ăn của ngan
sinh sản tương tự như gà sinh sản.
- Số lượng thức ăn bình quân 160-180 gam/1 con ngan sinh sản/1
ngày. Không nên tăng protein cao hơn mức qui định vì không nâng được sức
đẻ trứng, gây lãng phí protein.
Tiêu chuẩn dinh dưỡng Ngan hậu bị Ngan sinh sản
ME (Kcal/1 kg) 2.700 - 2.800 2.700 - 2.800
Protein thô (%) 11 - 15 16 - 17