Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

TUYÊN BỐ CHUNG CỦA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ DINH DƯỠNG THỂ THAO – 1990 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.93 KB, 3 trang )

TUYÊN BỐ CHUNG CỦA HỘI
NGHỊ QUỐC TẾ DINH DƯỠNG
THỂ THAO – 1990

Chế độ ăn ảnh hưởng rõ rệt đến thành tích thi đấu. Chế độ ăn hợp lý
cả về số lượng và chất lượng trước, trong và sau các đợt tập luyện hay thi
đấu có thể giúp đạt thành tích tối đa. Chế độ ăn tối ưu đối với nhiều môn thể
thao gồm 60-70% năng lượng từ chất tinh bột, 12% từ protein và phần còn
lại từ chất béo.
Tổng số năng lượng cần tăng để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong quá
trình tập luyện và sự đáp ứng (cân bằng) đó được đánh giá qua theo dõi cân
nặng, thành phần cơ thể và khảo sát khẩu phần ăn. Trong trường hợp cần
giảm cân nên có kế hoạch giảm lâu dài, từ từ chứ không phải ngay trước đợt
thi đấu. Ðối với các đợt thi đấu với cường độ cao, kéo dài trong nhiều ngày,
thành tích thường bị giới hạn bởi lượng dự trữ glycogen. Các chế độ ăn giàu
hydrat cacbon (70-80%) giúp tối đa hoá lượng glycogen dự trữ. Ðiều đó
cũng có nghĩa là tối đa hoá thành tích tiếp theo. Chế độ ăn nhiều cacbon
hydrat hàng ngày cũng cần thiết trong quá trình tập luyện. Sau mỗi đợt tập
cần bảo đảm dự trữ đầy đủ glycogen cho các đợt tập tiếp theo. Nhu cầu về
tinh bột hay các loại đường đơn phụ thuộc vào thời gian và tính chất các loại
hình thể thao.
Tăng lượng nước uống cần thiết cho phòng ngừa mất nước và có thể
cải thiện thành tích trong các cuộc thi đấu kéo dài, đặc biệt là trong điều kiện
mất nhiều mồ hôi. Các loại nước có thể chứa một số hydrat cacbon, muối
khoáng với nồng độ phụ thuộc vào thời gian của cuộc thi chấu cũng như
điều kiện khí hậu. Nếu hoạt động ngắn, mất ít mồ hôi, lượng muối sẽ được
bù đắp qua bữa ăn sau đó mà không cần bù trong quá trình thi đấu.
Nhu cầu protein ở người hoạt động thể lực theo các chương trình tập
luyện cao hơn so với người ít hoạt động. Tuy nhiên trên thực tế, các vận
động viên đã nhận đủ protein vì lượng thức ăn nói chung đã tăng do nhu cầu
năng lượng cao. Bổ sung chất béo là không cần thiết, vì cơ thể có dự trữ rất


lớn. Bổ sung vitamin là không cần thiết đối với các vận động viên ăn chế độ
ăn hợp lý cả về số lượng lẫn chất lượng. Ðối với các chất khoáng cần chú ý
đến nhu cầu sắt và canxi ở các đối tượng có nguy cơ cao.
Không có cơ sở khoa học cho việc sử dụng các chất hỗ trợ, kể cả các
loại được nhiều vận động viên sử dụng, vì rất tốn kém, không hiệu quả, lại
có thể có các thành phần bất lợi.

×