Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

NHỮNG HỘI CHỨNG CHÈN ÉP DÂY THẦN KINH - PHẦN 1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.31 KB, 4 trang )

NHỮNG HỘI CHỨNG CHÈN ÉP
DÂY THẦN KINH
PHẦN 1

Những hội chứng đó phát sinh ở vùng các dây thần kinh hứng chịu
ngoại lực khi chúng đi qua các ống sợi xương có khuynh hướng ràng buộc
với dây thần kinh. Các nguyên nhân bên ngoài bao gồm phù, tạo chai cứng,
kết quả của sự gãy xương, sự dồn nén bên ngoài vì những động tác đặc thù
hoặc do sự dồn nén cơ học. Dây thần kinh căng lên ở nơi có sự dồn nén.
Dây thần kinh nguồn của chi trên
Đám rối thần kinh cánh tay bắt nguồn từ nhánh trước cấp một của
những dây thần kinh cổ C5, C6, C7, C8 và T1 (Hình 8.1). Nó bao gồm 8 rễ,
thân, nhánh phân chia và dây. Rễ thấy ở giữa những cơ thang trước và cơ
thang giữa ở cổ. Thân nằm trong tam giác sau của cổ. Những phân nhánh
nằm sau xương đòn. Dây thì thấy trong hố nách, ở đó chúng chia thành các
nhánh cuối. Các nhánh phát sinh chính là ở rễ và dây. Dây thần kinh trên
xương bả vai là nhánh duy nhất từ thân ra. Những thần kinh chính đi từ các
dây thương liên quan đến hội chứng chèn ép thần kinh là các dây thần kinh
nách, xương quay giữa và xương trụ.
Nguyên nhân gây bệnh
Các hội chứng thần kinh - mạch ở chi trên có thể bao gồm một số
phần của đám rối thần kinh cánh tay. Những tổn thương do nén của đám rối
thần kinh cánh tay có thể do những nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài;
các phức hợp triệu chứng hay gặp nhất dính líu đến thân dưới cùng, với đau
và loạn cảm giác dọc bờ giữa của chi. Sức (nén) ở lối ra nơi ngực tác động
tới thần kinh và mạch khi chúng đi qua từ cổ tới hốc nách. Ở gần, nó thường
do dị dạng về giải phẫu ở vùng các cơ thang. Ở xa hơn, nó có thể do sự biến
đổi cơ học, sinh học.
Do tính chất linh hoạt của vai, những cấu trúc thần kinh mạch có thể
thay đổi hướng bằng một góc 180°. Mỏm quạ và tiểu ngực hoạt động như
một nhánh thay đổi hướng và đây là một điểm chèn ép tiềm tàng (Karas,


1990).

Hình 8.1
Dị dạng cấu trúc và bẩm sinh bao gồm hội chứng xương sườn cổ, hội
chứng cơ thang trước, băng xơ hay xơ cơ. Xương sườn cổ là những dị dạng
xương chung nhất liên hợp với hội chứng chỗ thoát ngực (Hình 8.2). Dưới
10% người bệnh một xương sườn cổ sẽ có triệu chứng (Brown, 1983; Brown
và Charlesworth, 1988). Sự phát triển không bình thường các cơ thang hoặc
băng xơ dị dạng trong các cơ bắp có thể liên lụy đến thân trên của đám rối
thần kinh cánh tay (Roos, 1982).
Sức ép động
Sức ép xương sườn - đòn luôn động, sự đưa cánh tay lên cao làm quay
xương đòn ở khớp mỏm cùng vai đòn với xương ức đã thu hẹp khoảng cách
xương sườn đòn. Khoảng này sẽ thu hẹp hơn nữa do hai vai thu vào, nhất là
phải mang một vật nặng như ba lô. Thở vào sâu sẽ nâng xương sườn đầu tiên
lên, thậm chí thu hẹp khoảng cách hơn nữa (Lord, 1971). Nguyên nhân
thường thấy nhất của tổn thương do bên ngoài đối với đám rối thần kinh
cánh tay là do đeo ba lô (Hirasawa và Sakakida, 1983). Những dây ở nách
nén bó rối thần kinh chống lại xương đòn và bao nặng kéo dây đeo vai về
phía sau làm tăng sức kéo, có thể chỉ liên quan đến các dây thần kinh nách
hoặc xương quay hoặc tất cả bó rối thần kinh.
Việc sử dụng hình 8 giải băng trong điều trị sớm cho một trường hợp
xương đòn gãy cũng có thể ép bó rối thần kinh cánh tay.

×