Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Rối loạn ăn uống ở tuổi trung niên doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.8 KB, 5 trang )

Rối loạn ăn uống ở tuổi trung niên

Các rối loạn ăn uống đặc trưng bởi sự ám ảnh nặng nề về cân nặng
đến mức nó dẫn đến rối nhiễu hành vi ăn uống. Những rối loạn này bao gồm
cả biếng ăn và cuồng ăn.
Chứng biếng ăn về bản chất là tự nhịn đói, không chịu ăn để có đủ
dinh dưỡng mà sống. Chứng cuồng ăn bao gồm những đợt ăn uống vô độ,
tiếp theo là cố tống khứ thức ăn ra khỏi cơ thể bằng những cách không thích
hợp trước khi cân nặng có thể tăng lên.
Sau đây là những rối loạn ăn uống ở phụ nữ tuổi trung niên và biện
pháp xử trí:
Hầu hết mọi người nghĩ rằng rối loạn ăn uống chủ yếu xảy ra ở
các thiếu nữ. Phụ nữ có thể bị những rối loạn này ở tuổi trung niên hoặc
hơn không?
Ðúng là chứng biếng ăn và cuồng ăn thường gặp ở các thiếu nữ, nhất
là ở độ tuổi trên dưới 20. Tuy ít gặp, nhưng những rối loạn này có thể bắt
đầu khi người ta đã có tuổi, ở phụ nữ độ tuổi 30, 40 hoặc hơn. Và mặc dù
một số phụ nữ phát bệnh lần đầu khi đã có tuổi, thường thì họ bị tái phát
hoặc đã âm thầm đấu tranh với bệnh nhiều năm.
Nếu bạn bị rối loạn ăn uống khi còn trẻ, bệnh có thể tái phát ở
tuổi trung niên không?
Hầu hết những phụ nữ được điều trị đúng đều có tiến bộ đến mức
không còn đáp ứng những tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn ăn uống. Tuy nhiên,
nhiều người sẽ tiếp tục còn các dấu hiệu và triệu chứng ở một mức độ nào
đó - như ăn uống vô độ, nôn hoặc những nỗ lực mới để hạn chế ăn uống kèm
theo sút cân đáng kể - có thể bùng phát khi bị stress.
Những đặc điểm của rối loạn ăn uống, như nhịn đói hoặc tập
luyện quá mức trong chứng biếng ăn, hay ăn uống vô độ và tống khứ
thức ăn trong chứng cuồng ăn, có khác ở phụ nữ lớn tuổi không?
Có một số khác biệt. Các thiếu nữ bị chứng cuồng ăn bị thúc đẩy bởi
sự quan tâm thái quá đến cân nặng, dáng vóc và hình thể. Phụ nữ có tuổi có


thể ăn uống vô tội vạ và tẩy chay thức ăn để đối phó với những giai đoạn
tâm trạng không dễ chịu. Sự từ chối - rất hay gặp ở các thiếu nữ bị chứng
chán ăn, có vẻ ít gặp hơn ở phụ nữ có tuổi. Sự từ chối được thay thế bằng
những ý nghĩ như "Mọi người phải giúp tôi, cuộc đời tôi đang bị huỷ hoại".
Ðiều này không có nghĩa là bạn sẽ không bị từ chối, nhưng những phụ nữ có
tuổi, suy sụp bởi nhiều năm đấu tranh với bệnh tật, có thể tích cực tìm kiếm
sự giúp đỡ hơn. Ðộng lực mong muốn sự thay đổi thường dẫn tới kết quả
điều trị bệnh thành công hơn.
Ðồng thời, đáp ứng với điều trị có vẻ tốt hơn khi bệnh được điều trị
sớm. Ban đầu, ăn vô độ, gây nôn và hạn chế ăn uống thường được định
hướng bởi sự lo ngại về cân nặng và hình thể. Về sau, các yếu tố khác có thể
duy trì hành vi này, như tìm cách đề giảm căng thẳng, tức giận hoặc lo âu.
Tình trạng triệu chứng hằng ngày diễn ra nhiều năm có thể ăn rất sâu.
Ðiều trớ trêu là những phụ nữ đã có triệu chứng nhiều năm lại thấy rất khó
sống nếu thiếu phong cách giống hệt hoặc đối phó này. Cảm giác bi quan do
thất bại trong điều trị trước kia cũng ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ có tuổi.
Việc điều trị cho phụ nữ luống tuổi có khác biệt gì không?
Những phụ nữ có tuổi thương nói rằng khi họ còn trẻ - và vẫn phủ
nhận bệnh của mình - họ đã biết tỏng quá trình điều trị. Họ sẽ tái phát triệu
chứng ngay khi ngừng điều trị. Giờ đây khi đã già hơn và chín chắn hơn,
những phụ nữ này thường đáp ứng tốt hơn với điều trị vì họ không còn cảm
giác bất tử của tuổi trẻ và nhận thức rõ hơn về hậu quả của bệnh, như loãng
xương. Vì những lý do này, họ thường tích cực hơn.
Mặc dù còn một chặng đường dài trước mắt, nhưng các chương trình
điều trị đã có những bước tiến rõ rệt trong 20 năm qua. Ví dụ, liệu pháp hành
vi có ý thức, tập trung vào việc tự theo dõi, phân công việc nhà và đặt mục
tiêu, chỉ mới ra đời vào đầu những năm 1980. Những người được điều trị rối
loạn ăn uống ở tuổi trung niên có thể thấy rằng cách điều trị mà họ được
nhận 20 năm trước giờ đây sẽ đem lại cho họ nhiều lợi ích hơn. Và kể từ lần
điều trị đầu tiên đến nay, nhiều thuốc mới đã được cấp phép để điều trị rối

loạn ăn uống. Những người thất vọng bởi từng được điều trị không thành
công khi còn trẻ nên đi điều trị lại. Người ta cũng biết nhiều hơn về các rối
loạn ăn uống và cách điều trị chúng.
Nếu mẹ bị rối loạn ăn uống, thì con gái có khả năng bị bệnh đến
mức độ nào? Người mẹ có thể làm gì trong trường hợp này?
Thái độ của cha mẹ đối với thức ăn và sự đánh giá của họ về những
yếu tố tạo nên cân nặng bình thường chắc chắn có tác động đến con cái.
Không hiếm trường hợp người mẹ bị rối loạn ăn uống đi tìm sự giúp đỡ vì
họ không muốn truyền thái độ không đúng của mình về ăn uống sang con.
Là cha mẹ, bạn hãy chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo rối loạn ăn
uống ở con cái - như sút cân, tập luyện quá mức, bỏ bữa và cực kỳ khảnh ăn.
Với chứng cuồng ăn, bạn có thể thấy nhiều đồ ăn biến mất, con bạn hay vào
nhà vệ sinh và bằng chứng của việc dùng thuốc nhuận tràng. Sự lo lắng thái
quá về dáng vóc, cân nặng và hình thể.

×