Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Luận văn tốt nghiệp ĐH NN hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY THĂNG LONG
NGƯỜI THỰC HIỆN: SV ĐOÀN THỊ TƯƠI
LỚP: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP A – K50
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GV NGUYỄN THỊ HOÀNG MAI








i
HÀ NỘI-2009
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện ở trường ĐH Nông Nghiệp Hà
Nội ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi còn nhận được sự quan tâm
giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Nhân dịp này cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô


giáo trong trường nói chung cũng như các thầy cô giáo trong Khoa Kế Toán
và Quản Trị Kinh Doanh nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu. Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo
Nguyễn Thị Hoàng Mai người đã quan tâm, chỉ bảo hướng dẫn nhiệt tình trong
suốt quá trình nghiên cứu đề tài để tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt
nhất.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể ban lãnh đạo,
các anh chị trong phòng Kế toán tài chính của Công ty Cổ phần May Thăng
Long, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi, giúp tôi tiếp cận tình hình thực tế để
nghiên cứu đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè
và người thân, những người đã tạo điều kiện cho tôi học tập, quan tâm , động
viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2009

Sinh viên
Đoàn Thị Tươi
ii
MỤC LỤC
2.1.1.9. Kế toán tiền lương 17
Chứng từ sử dụng 27
Tài khoản sử dụng 27
3.2.4. Hình thức trả lương và phương pháp tính lương 52
3.2.4.2. Hình thức trả lương theo thời gian 62
3.3. Kết quả nghiên cứu 3 77
3.3.1. Kế toán tổng hợp tiền lương tại công ty 77
3.3.1.1. Chứng từ sử dụng 77
3.3.1.2. Tài khoản sử dụng 77
3.3.1.3. Thanh toán lương 78

Căn cứ vào các chứng từ tính lương kế toán tiến hành lập “Bảng thanh toán lương
tháng 2/2008” (Bảng 3.24 ); “Bảng phân bổ lương và BHXH” (bảng 3.25) 78
3.3.2. Kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty 81
3.3.2.1. Chứng từ sử dụng 81
3.3.2.2. Tài khoản sử dụng 81
3.3.2.3. Phương pháp tính và thanh toán bảo hiểm 82
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2006 – 2008)Error:
Reference source not found
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 2 năm (2007 – 2008) Error:
Reference source not found
Bảng 3.3. Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm (2006 – 2008) Error:
Reference source not found
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp quỹ lương toàn công ty tháng 2/2008Error: Reference
source not found
Bảng 3.5. Báo cáo tổng hợp phân bổ và sử dụng quỹ khoán XN năm 2009 Error:
Reference source not found
Bảng 3.6. Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành Error: Reference source not
found
Bảng 3.7. Bảng đơn giá công đoạn một sản phẩm SM 8004 Error: Reference
source not found
Bảng 3.8. Bảng chấm công làm thêm giờ Error: Reference source not found
Bảng 3.9. Bảng thanh toán tiền ăn ca Error: Reference source not found
Bảng 3.10. Bảng thanh toán tiền thưởng Error: Reference source not found
Bảng 3.11. Bảng tạm ứng lương kỳ I Error: Reference source not found
Bảng 3.12. Bảng chấm công Error: Reference source not found
Bảng 3.13. Bảng thanh toán lương Error: Reference source not found
Bảng 3.14. Trích bảng hệ số tiền lương các chức danh và công việc khu vực
phòng ban và đơn vị phục vụ Error: Reference source not found

Bảng 3.15. Tiêu chuẩn xét thưởng Error: Reference source not found
Bảng 3.16. Thưởng thâm niên Error: Reference source not found
Bảng 3.17. Bảng phụ cấp một số đối tượng trong Công ty Error: Reference
source not found
Bảng 3.18. BẢNG XẾP LOẠI THI ĐUA Error: Reference source not found
Bảng 3.19. Bảng chấm công làm thêm giờ Error: Reference source not found
Bảng 3.20. Bảng thanh toán tiền ăn ca Error: Reference source not found
Bảng 3.21. Bảng thanh toán tiền thưởng tết Error: Reference source not found
Bảng 3.22. Bảng tạm ứng lương kỳ I Error: Reference source not found
Bảng 3.23. BẢNG CHẤM CÔNG Error: Reference source not found
Bảng 3.24. BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Error: Reference source not found
iv
Bảng 3.25. BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH Error: Reference
source not found
Bảng 3.26. Bảng thanh toán BHXH Error: Reference source not found
Biểu 3.1. Sổ chi tiết các tài khoản Error: Reference source not found
Biểu 3.2. Sổ cái Error: Reference source not found
Biểu 3.3. Sổ chi tiết các tài khoản Error: Reference source not found
Biểu 3.4. Sổ chi tiết các tài khoản Error: Reference source not found
Biểu 3.5. Sổ chi tiết các tài khoản Error: Reference source not found
Biểu 3.6. Sổ cái Error: Reference source not found
Biểu 3.7. NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Error: Reference source not found
v
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ hạch toán tiền lương Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương Error: Reference source
not found
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Error: Reference
source not found
Sơ đồ 3.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty CP may Thăng Long

Error: Reference source not found
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Error: Reference source
not found
Sơ đồ 3.4. Trình tự ghi sổ kế toán Error: Reference source not found
Sơ đồ 3.5. SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TỔNG HỢP TK 334 Error: Reference source not
found
Sơ đồ 3.6. SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TỔNG HỢP TK 338 Error: Reference source not
found
vi
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn
BH Bảo kiểm
QL Quỹ lương
CBCNV Cán bộ công nhân viên
DN Doanh nghiệp
XN Xí nghiệp
TL Tiền lương
QLSX Quản lý sản xuất
KTTV Kế toán tài vụ
KT – CĐ Kỹ thuật cơ điện
TT Thị trường
SDĐK Số dư đầu kỳ
SDCK Số dư cuối kỳ
HĐQT Hội đồng quản trị
LN Lợi nhuận
DT Doanh thu
DV Dịch vụ

HĐKD Hoạt động kinh doanh
TSCĐ Tài sản cố định
XDCB Xây dựng cơ bản
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC Chi phí sản xuất chung
SXKD Sản xuất kinh doanh
TK Tài khoản
NKCT Nhật ký chứng từ
CP Cổ phần
VLĐ Vốn lưu động
VCĐ Vốn cố định
viii
I. Më §ÇU
1.1. Đặt vấn đề
Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài
người. Hoạt động sản xuất của con người là hoạt động có mục đích nhằm tác
động vào vật thể tự nhiên để sản xuất sản phẩm cho mình và cho xã hội.
Bất kỳ sản phẩm nào tạo ta đều không thể thiếu một trong ba yếu tố đó
là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó lao động là yếu tố
quan trọng vì nó mang tính chủ động quyết định trong quá trình sản xuất. Lao
động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động biến đổi các
vật thể tự nhiên thành những sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con
người.
Gắn liền với lao động là chi phí về lao động, nó bao gồm tiền lương và
các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. Tiền lương của người lao động do người sử
dụng lao động và người lao động thoả thuận trong hợp đồng lao động. Tiền
lương là hao phí lao động cần thiết mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng của công việc đã hoàn
thành.

Tiền lương là một nhân tố có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho tổ chức
đạt được hiệu suất cao cũng như tác động một cách tích cực tới đạo đức lao
động của mọi người lao động. Tiền lương là nguồn thu nhập chính để người lao
động nuôi sống bản thân và gia đình họ, dùng để tái sản xuất giản đơn và tái
sản xuất mở rộng sức lao động. Mặt khác, đối với doanh nghiệp thì tiền lương
là một yếu tố chi phí đầu vào, doanh nghiệp phải tính toán chi phí này hợp lý ,
đầy đủ để vừa thu được lợi nhuận lớn lại vừa có khả năng thu hút được đội ngũ
lao động giỏi.
Tiền lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ đều được tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh, vì vậy công tác hạch toán tiền lương và các khoản
trích theo lương là một phần quan trọng không thể thiếu được trong công tác
hạch toán kế toán của các doanh nghiệp.
1
Tổ chức hạch toán lao động tiền lương tốt trong doanh nghiệp sẽ giúp
cho việc tính lương, trả lương và trợ cấp xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ
đồng thời tạo được niềm tin cho người lao động hăng say làm việc.
Hoạt động chính của Công ty Cổ phần may Thăng Long là sản xuất các
mặt hàng may mặc phục vụ cho người tiêu dùng trong và ngoài nước, tiến hành
kinh doanh và nhập khẩu trực tiếp, gia công các sản phẩm may mặc có chất
lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với
Công ty là phải xây dựng được một hệ thống tiền lương vững chắc bên cạnh đó
công tác tổ chức quản lý tiền lương phải tốt để đảm bảo cho hoạt động sản xuất
kinh doanh và tạo cho Công ty chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Xuất phát
từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hạch toán tiền
lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần May Thăng
Long”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công
ty Cổ phần May Thăng Long, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn

thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
Cổ phần May Thăng Long.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương.
- Tìm hiểu thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty Cổ phần May Thăng Long.
- Nhận xét chung và đề xét một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện công tác
hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần May Thăng
Long.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
2
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
Cổ phần May Thăng Long.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian:
+ Thời gian thực tập: Từ 01/01/2009 đến 10/05/2009
+ Thời gian nghiên cứu: Sử dụng số liệu và thông tin của Công ty từ
năm 2006 – 2008.
- Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần May Thăng Long
- Phạm vi nội dung: Hạch toán tiền lương và các khoản trich theo lương.
3
II. tæng quan tµi liÖu vµ ph¬ng ph¸p nghiªn
cøu
2.1. Tổng quan tài liệu
2.1.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1.1. Khái niệm tiền lương
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và

hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Khi người lao
động bỏ sức lao động của mình ra kết tinh vào giá thành sản phẩm thì họ sẽ
nhận được một khoản thù lao tương xứng với sức lao động bỏ ra đó để họ tồn
tại và tiếp tục quá trình lao động sản xuất, khoản thù lao đó được gọi là tiền
lương. Vậy:
“Tiền lương là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động
theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đã cống hiến cho doanh nghiệp, để
tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản
xuất kinh doanh” (Giáo trình Nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về Kế toán và Kế
toán tài chính trong DN – Trường Học viện tài chính).
Tiền lương là một trong những công cụ quản lý của người sử dụng lao
động, là một trong những biện pháp tạo động lực cho người lao động. Tiền
lương thể hiện tính hai mặt: Tiền lương là thu nhập đối với người lao động và
là chi phí đối với doanh nghiệp.
Tiền lương được hình thành trên cơ sở thương lượng và thoả thuận giữa
người lao động và người sử dụng lao động, do đó người sử dụng lao động trực
tiếp trả cho người lao động.
Do vậy, tiền lương có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các doanh
nghiệp mà còn làm tăng thêm sự quan tâm của người lao động đối với các doanh
nghiệp.
4
2.1.1.2. Đặc điểm và chức năng của tiền lương
a, Đặc điểm
Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền
sản xuất hàng hoá.
Trong điều kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ, tiền lương
là một yếu tố chi phí sản xuất, cấu thành nên giá thành sản phẩm dịch vụ.
Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên khuyến khích
công nhân viên phấn khởi tích cực lao động, nâng cao hiệu quả công tác.

b, Chức năng của tiền lương
Chức năng thước đo giá trị: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao
phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời
gian và khối lượng công việc hoàn thành cho doanh nghiệp, là cơ sở điều chỉnh
giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả biến động.
Chức năng tái sản xuất sức lao động: Bản chất của sức lao động là sản
phẩm luôn được hoàn thiện nâng cao chất lương, còn bản chất của tái sản xuất
sức lao động là một lượng tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể duy trì và
phát triển sức lao động của bản thân mình, sản xuất ra sức lao động mới, tích
luỹ lao động nâng cao trình độ kỹ năng lao động.
Chức năng đòn bẩy kinh tế: Thực tế cho thấy, khi tiền lương được trả
công xứng đáng thì sẽ tạo ra niềm say mê, hứng thú làm việc, phát huy tinh
thần sáng tạo, không ngừng hoàn thiện nâng cao trình độ, gắn liền trách nhiệm
với lợi ích của doanh nghiệp. Tiền lương là công cụ khuyến khích vật chất, là
động lực thúc đẩy của kinh tế và xã hội đi lên.
Chức năng giám sát lao động: Người sử dụng lao động thông qua việc
trả lương cho người lao động sẽ kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động
làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo tiền lương tương xứng
với kết quả thu được. Nhà nước giám sát lao động bằng chế độ tiền lương đảm
bảo quyền lợi tối thiểu mà người lao động được hưởng từ người sử dụng lao
động, tránh sự bóc lột sức lao động.
5
Chức năng điều hoà lao động: Khi một nền kinh tế ngày càng phát triển,
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực ngày càng gay gắt thì
chính sách về tiền lương và thang lương không thể tách rời. Hệ thống thang
lương, bảng lương là điều kiện để điều tiết lao động, nó sẽ tạo ra một cơ cấu
hợp lý, một sự phân bổ lao động đồng đều trong xã hôi, góp phần ổn định
chung thị trường lao động của cả nước.
Chức năng tích luỹ: Tiền lương là phần thu nhập của người lao động. Vì
vậy, lao động tạo ra thu nhập không những để duy trì cuộc sống hằng ngày mà

còn để tiết kiệm dự phòng cho cuộc sống sau này khi hết khả năng lao động
hoặc gặp rủi ro trong cuộc sống.
2.1.1.3. Ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán tiền lương
a, Ý nghĩa
Tiền lương mang một ý nghĩa tích cực, tạo ra sự cân bằng và cách phân phối
quỹ lương, là nhân tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch sản
xuất.
Tổ chức tốt hạch toán tiền lương sẽ góp phần quản lý chặt chẽ, có hiệu
quả quỹ tiền lương, giúp cho doanh nghiệp tính toán đúng và phân bổ vào giá
thành một cách đúng đắn.
Là căn cứ để xác định các khoản nghĩa vụ phải nộp cho ngân sách Nhà
nước.
b, Nhiệm vụ
Tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ là vấn đề quan tâm
riêng của công nhân viên và doanh nghiệp mà còn là vấn đề được Nhà nước đặc
biệt chú ý vì có liên quan đến chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và các chính sách của Nhà nước. Vì vậy, để hạch toán tốt công tác kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương cần phải thực hiện những nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao
động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các
khoản liên quan khác cho người lao động.
6
- Tính toán phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương, tiền công và
BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng liên quan.
- Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản
lý và chi tiêu quỹ tiền lương; cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các
bộ phận liên quan.
2.1.1.4. Nguyên tắc cơ bản của hạch toán tiền lương
- Trả lương ngang nhau cho những người lao động ngang nhau: nguyên

tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc phân phối theo lao động. Trả lương ngang
nhau cho những người lao động như nhau có nghĩa là khi quyết định tiền
lương, tiền thưởng không được phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc, mà phải trả
cho mọi người đồng đều số lượng, chất lượng họ đã cống hiến cho xã hội.
- Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng của
tiền lương bình quân.
- Bảo đảm mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa người lao động khác
nhau trong nền kinh tế quốc dân.
* Các vấn đề chú ý khi trả lương cho công nhân
- Mỗi ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân có tính chất phức tạp khác
nhau. Do đó đối với những người lao động lành nghề làm việc trong những
ngành có yêu cầu kỹ thuật cao phải được trả lương cao hơn những người lao
động làm việc trong những ngành không có yêu cầu này.
- Tiền lương bình quân giữa các ngành có điều kiện lao động khác nhau
cần có sự chênh lệch khác nhau. Công nhân làm việc trong điều kiện nặng nhọc
có hại đến sức khoẻ phải được trả lương cao hơn những người lao động làm
việc trong diều kiện bình thường.
- Những ngành chủ đạo có tính chất quyết định đến sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân thì cần được đãi ngộ mức tiền lương cao hơn nhằm khuyến
khích công nhân yên tâm làm việc lâu dài trong ngành nghề đó. Sự khuyến
khích này cũng phải phù hợp với yêu cầu công việc, phân phối sức lao động
một cách có kế hoạch trong thời kỳ phát triển kinh tế.
7
- Đối với những cơ sở sản xuất ở những vùng xa xôi hẻo lánh điều kiện
khí hậu xấu, đời sống khó khăn, … cần được đãi ngộ tiền lương cao hơn hoặc
thêm những khoản phụ cấp thì mới thu hút được công nhân đến làm việc.
- Khuyến khích bằng lợi ích vật chất kết hợp với giáo dục tư tưởng cho
người lao động.
2.1.1.5. Quỹ lương
Quỹ lương là tất cả các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp

có tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động thuộc doanh
nghiệp quản lý và sử dụng.
Đứng trên giác độ hạch toán, quỹ tiền lương được phân thành 2 phần:
+ Quỹ lương chính: Là tiền lương trả cho thời gian người lao động làm
nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm
theo.
+ Quỹ lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
họ thực hiện các nhiệm vụ khác do doanh nghiệp điều động như: hội họp, tập
quân sự, nghỉ phép năm theo chế độ,…
Nguồn hình thành quỹ lương
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp xác định nguồn hình thành quỹ lương tương ứng để trả lương cho người
lao động. Nguồn hình thành quỹ lương bao gồm:
+ Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao
+ Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định
+ Quỹ tiền lương từ kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ khác
+ Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
2.1.1.6. Chế độ tiền lương
a, Chế độ tiền lương cấp bậc
Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định của Nhà nước xí
nghiệp và doanh nghiệp áp dụng để trả lương cho người lao động. Dựa vào
chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định.
Chế độ tiền lương cấp bậc nhằm mục đích xác định chất lượng lao động, so
8
sánh nó với các ngành khác nhau và trong từng nghề. Cho nên chế độ tiền
lương cấp bậc có tác dụng tích cực điều chỉnh tiền lương giữa các ngành nghề
một cách hợp lý đồng thời cũng giảm tính bình quân trong việc tính lương. Tuỳ
thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có cách áp dụng
chế độ tiền lương cấp bậc do Nhà nước ban hành bao cho phù hợpvà phát huy
được tác dụng của tiền lương cấp bậc. Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm các

nội dung:
- Thang lương
- Mức lương với công thức tính:
ML
i
= ML
1
× K
i
Trong đó:
ML
i
: Là mức lương bậc i
ML
1
: Là mức lương bậc 1
K
i
: Là hệ số bậc i
Hiện nay, mức lương tối thiểu quy định ở nước ta là 540.000 đồng/bậc áp
dụng từ ngày 1/1/2008. Từ tháng 5/2009 mức tiền lương tối thiểu sẽ là 650.000
đồng. Chế độ tiền lương cấp bậc rất tiện dụng nhưng chỉ áp dụng với công
nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm, còn những người không trực tiếp tạo ra sản
phẩm như cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng thì do kết quả lao động khó có
thể định mức được nên phải áp dụng chế độ tiền lương chức vụ.
b, Chế độ tiền lương chức vụ
Chế độ tiền lương chức vụ là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà
các yếu tố chức năng quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và các
doanh nghiệp áp dụng để trả lương cho cán bộ quản lý. Tiền lương trong chế
độ này trả theo thời gian, thường trả theo tháng và dựa vào bảng lương chức

vụ.
2.1.1.7. Các hình thức trả lương
a, Hình thức trả lương theo sản phẩm
9
- Hình thức này thể hiện thù lao lao động được chi trả cho người lao
động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và
đạt được yêu cầu chất lượng đã quy định sẵn.
- Tiền lương theo sản phẩm áp dụng đối với cá nhân hoặc tập thể người
lao động căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm được
giao.
- Việc trả lương theo sản phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Phải chính xác và giao định mức một cách hợp lý cho người lao động.
+ Tổ chức nghiệm thu và thống kê sản phẩm kịp thời, chính xác, kiên
quyết loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng trong khi tính lương.
+ Phải đảm bảo công bằng tức là những công việc giống nhau thì đơn
giá và định mức sản lượng phải thống nhất ở bất kỳ phân xưởng nào.
- Đây là hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong các doanh
nghiệp vì nó có các ưu điểm sau: gắn thu nhập của người lao động với kết quả
họ làm ra do đó có tác dụng khuyến khích người lao động a sức học tập, nâng
cao trình độ tay nghề tích luỹ kinh nghiệm, phát huy sáng tạo đê nâng cao năng
suất lao động. Theo hình thức này thì có các hình thức trả lương theo sản phẩm
sau:
b, Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
- Hình thức này được áp dụng đối với những công nhân trực tiếp sản
xuất, công việc của họ có tính chất tương đối độc lập, có thể định mức được.
Cách tính đơn giá tiền lương:
Lcb
ĐG =
Qtk
Trong đó: ĐG: Đơn giá sản phẩm

Lcb: Lương cấp bậc của công nhân viên trong kỳ
Qtk: Sản lượng của công nhân viên trong kỳ
Tiền lương trả theo sản phẩm được xác định theo công thức:
Lsp = ĐGi × Qi
Trong đó: Lsp: Tiền lương theo sản phẩm
10
Qi: Số lương sản phẩm i sản xuất ra
ĐGi: Đơn giá tiền lương 1 sản phẩm loại i
- Ưu điểm: Có cách tính đơn giản, đánh giá đúng mức hao phí lao động
sống. Tiền lương mà người lao động được hưởng mang tính chính xác cao,
khuyến khích người công nhân tích cực làm việc để nâng cao năng suất lao
động, tăng tiền lương một cách trực tiếp.
- Nhược điểm: Người lao động chỉ quan tâm đến số lượng, ít chú ý đến
chất lượng sản phẩm, ít quan tâm đến tiết kiệm vật tư, nguyên liệu và sử dụng
máy móc không có hiệu quả.
c, Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm
những công việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy,…
Cách tính:
Lcbp
ĐG =
Mpv*Qtk
Trong đó:
ĐG: Đơn giá tiền lương của công nhân phụ
Lcbp: Lương cấp bậc của công nhân phụ
Mpv: Mức phục vụ của công nhân phụ
Qtk: Sản lượng của công nhân chính
Tiền lương thực tế của công nhân phụ trong kỳ:
Ltt = ĐG × Qtt
Trong đó:

Qtt: Sản lượng thực tế của công nhân chính
- Ưu điểm: Khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho hoạt động
của công nhân chính góp phần nâng cao năng suất lao động của công nhân
chính.
- Nhược điểm: Tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào kết quả làm
việc của công nhân chính mà kết quả này chịu nhiều tác động của các yếu tố
khác nhau có thể làm hạn chế sự cố gắng làm việc của công nhân phụ.
11
d, Chế độ trả lương theo sản phẩm khoán
Được áp dụng cho những công việc được giao khoán cho công nhân,
chế độ này được áp dụng phổ biến trong các ngành khi công nhân làm việc
mang tính đột xuất, không thể xác định một định mức lao động ổn định trong
thời gian dài.
Cách tính:
L
k
= ĐG
k
× Q
k
Trong đó:
L
k
: Tiền lương thực tế của công nhân nhận được
ĐG
k
: Đơn giá khoán
Q
k
: Khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành

- Ưu điểm: Có tác dụng làm cho người lao động phát huy sáng kiến, tích
cực cải tiến lao động để tối ưu hoá quá trình làm việc, giảm thời gian lao động,
hoàn thành nhanh công việc được giao khoán.
- Nhược điểm: Xác định đơn giá giao khoán phức tạp, khó chính xác.
e, Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng
Đây là hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp với hình thức tiền
thưởng. Phần tiền thưởng tính dựa vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt
mức các chỉ tiêu cả về số lượng và chất lượng sản phẩm.
- Ưu điểm: Khuyến khích công nhân tích cực làm việc, hoàn thành vượt
mức sản lượng.
- Nhược điểm: Việc phân tích, tính toán chính xác các chỉ tiêu tính
thưởng không chính xác có thể làm tăng chi phí tiền thưởng, bội chi quỹ lương.
f, Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến
- Chế độ này thường được áp dụng ở những khâu có ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình sản xuất và dùng hai loại đơn giá:
+ Đơn giá cố định: Dùng để trả lương cho những sản phẩm thực tế đã
hoàn thành.
+ Đơn giá luỹ tiến: Dùng để tính lương cho những sản phẩm vượt mức
khởi điểm. Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến được tính theo công thức:
L
lt
= Đ
g
×Q
1

g
× K(Q
1
-Q

0
)
12
Trong đó:
L
lt
: Tổng tiền lương trả theo sản phẩm luỹ tiến
Đ
g
: Đơn giá cố định tính theo sản phẩm
Q
1
: Sản lượng sản phẩm thực tế đã hoàn thành
K: Tỷ lệ tăng thêm để có đơn giá luỹ tiến
Q
0
: Sản lượng đạt mức khởi điểm
- Ưu điểm: Việc tăng đơn giá cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm
làm cho công nhân tích cực làm việc, làm tăng năng suất lao động
- Nhược điểm: Có thể làm cho tốc độ tăng tiền lương lớn hơn tốc độ
tăng năng suất lao động ở những khâu áp dụng trả lương sản phẩm luỹ tiến.
g, Hình thức trả lương theo thời gian
- Đây là hình thức mà thù lao lao động được chi trả cho người lao động
dựa vào hai căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ nghiệp vụ.
- Tiền lương theo thời gian áp dụng đối với những người làm công tác
quản lý, chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, những người làm công việc theo các
dây chuyền công nghệ máy móc thiết bị mà những người làm các công việc mà
trả lương theo thời gian có hiệu quả hơn các hình thức trả lương khác.
h, Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn
- Chế độ này căn cứ vào thời gian làm việc, mức lương cơ bản và các

khoản phụ cấp đê tính trả lương cho người lao động. Có bốn loại lương theo
thời gian giản đơn sau: lương tháng, lương tuần, lương ngày, lương giờ.
+ Lương tháng được trả cho một tháng làm việc. Xác định trên cơ sở
hợp đồng lao động
+ Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở
tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần.
+ Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở
tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy
định của pháp luật mà doanh nghiệp, cơ quan lựa chọn, nhưng tối đa không quá
26 ngày.
+ Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền
lương ngày chia cho số giờ quy định tại điều 68 bộ luật lao động.
13
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ theo dõi.
- Nhược điểm: Không khuyến khích được người lao động có trình độ tay
nghề, chưa phát huy hết khả năng lao động.
i, Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng
Là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian giản đơn và tiền
thương khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định. Với
chế độ này, người lao động ngoài tiền lương theo thời gian giản đơn còn nhận
được một khoản tiền lương thưởng do kết quả năng suất lao động, nâng cao
chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Mức
lương được quy định bằng tỷ lệ phần trăm theo tiền lương thực tế và mức độ
hoàn thành công việc được giao. Hình thức trả lương này là một trong những
biện pháp kích thích vật chất đối với người lao động, tạo cho họ gắn bó và làm và
làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng đối
với công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị… ngoài ra còn áp dụng đối với công
nhân chính làm việc ở những nơi có trình độ cơ khí hoá, tự động hoá hoặc những
công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng.
Tiền lương

của một
CN
=
Tiền lương trả theo
thời gian giản đơn
+
Tiền lương thưởng (tính
theo tỷ lệ % của tỷ lệ
tiền lương)

- Ưu điểm: Hình thức trả lương theo thời gian phù hợp với những công
việc mà ở đó không định mức hoặc không nên định mức, mặt khác tính toán lại
đơn giản, dễ hiểu.
- Nhược điểm: Hình thức trả lương theo thời gian làm suy yếu vai trò
đòn bẩy kinh tế của tiền lương và duy trì chủ nghĩa bình quân của tiền lương.
k, Tiền lương khoán
Tiền lương khoán được trả cho người lao động theo dõi khối lượng và
chất lượng công việc hoàn thành, áp dụng đối với cá nhân, tập thể người lao
động, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn
thành.
14
Căn cứ vào các hình thức trả lương trên, doanh nghiệp lựa chọn hình
thức trả lương phù hợp với điều kiện sản xuất và ngành nghề kinh doanh cuả
mình, gắn tiền lương với kết quả công việc, đảm bảo khuyến khích người lao
động nâng cao năng suất lao động. Việc lựa chọn hoặc thay đổi hình thức trả
lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.
 Cách tính lương trong một số trường hợp đặc biệt:
 Người lao động làm thêm giờ được trả lương như sau (Quy định tại điều
61 của bộ luật lao động):
- Vào ngày thường, được trả lương ít nhất bằng 150% của tiền lương

giờ của ngày làm việc bình thường.
- Vào ngày nghỉ hàng tuần, được trả lương ít nhất bằng 200% của tiền
lương giờ của ngày làm việc bình thường.
+ Nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì còn được trả thêm ít nhất bằng
30% của tiền lương làm việc vào ban ngày.
+ Nếu người lao động được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì người sử
dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày
làm việc bình thường.
- Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (Quy định tại các Điều 73,
74, 75 và 78 của Bộ luật Lao động), ít nhất bằng 300%.
 Người lao động làm việc vào ban đêm (Quy định tại Điều 70 của Bộ luật
lao động), được trả thêm ít nhất bằng 30% của tiền lương làm việc vào ban
ngày.
Đối với thời gian làm đêm (từ 22h đến 6h sáng đối với các tỉnh phía
Bắc, 21h đến 5h đối với các tỉnh phía Nam) thì người làm đêm được hưởng
khoản phụ cấp làm đêm. Khoản phụ cấp này được tính bằng: Tiền lương giờ
thực trả x 130% x số giờ làm đêm (hoặc bằng: Đơn giá lương sản phẩm trong
giờ tiêu chuẩn vào ban ngày x 130%).
 Trường hợp điều động công nhân từ công việc này sang công việc khác
hoặc giao việc trái nghề thì tính lương như sau:
Công nhân làm việc có tính chất cố định có cấp bậc kỹ thuật cao hơn
cấp bậc công việc được giao từ 2 bậc trở nên phải đảm bảo hoàn thành định
15
mức công việc được giao hưởng lương theo sản phẩm và khoản chênh lệch một
bậc lương so với công việc được giao. Công nhân làm việc không có tính chất
cố định, giao việc gì hưởng việc ấy.
 Trường hợp công nhân làm ra sản phẩm hỏng hoặc không đúng quy
cách, chất lượng do nguyên nhân khách quan: thì được trả lương theo thời gian
hoặc theo sản phẩm. Công nhân làm ra sản phẩm hỏng quá tỷ lệ quy định, do
chủ quan gây nên thì không được trả lương và còn phải bồi thường thiệt hại,

công nhân làm ra sản phẩm không đúng quy cách chất lượng quá tỷ lệ quy định
được trả lương theo phẩm cấp sản phẩm đó.
 Trường hợp ngừng sản xuất bất thường: Doanh nghiệp bố trí cho công
nhân làm việc khác và tính trả lương theo công việc được giao. Nếu doanh
nghiệp không bố trí được công việc thì công nhân nghỉ hưởng lương theo khả
năng chi trả của doanh nghiệp.
2.1.1.8. Chế độ tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp khác
a, Chế độ tiền thưởng
- Tiền thưởng thực chất là tiền lương bổ sung nhằm quán triệt đầy đủ hơn
nguyên tắc phân phối lao động trong cơ cấu thu nhập của người lao động.
- Chế độ tiền thưởng gồm hai loại: thưởng theo quỹ lương và thưởng theo
quỹ thưởng. Các hình thức thưởng đang được áp dụng phổ biến nhất trong
doanh nghiệp hiện nay là:
+ Thưởng giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng.
+ Thưởng hoàn thành vượt mức năng suất lao động
+ Thưởng tiết kiệm vật tư, nguyên liệu.
+ Ngoài các hình thức trên doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức khác
theo yêu cầu và điều kiện thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
b, Chế độ phụ cấp
- Chế độ phụ cấp nhằm khuyến khích người lao động thực hiện tốt hơn
công việc được giao trong những điều kiện khó khăn hoặc phải gánh vác những
trách nhiệm cụ thể trong doanh nghiệp.
16
- Các khoản phụ cấp được Nhà nước quy định đối với người lao động bao
gồm:
+ Phụ cấp trách nhiệm: Nhằm bù đắp cho những người trực tiếp sản xuất
hoặc làm công tác nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm chức vụ quản lý không thuộc
chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm hoặc những người đi làm việc đòi hỏi trách nhiệm
cao chưa xác định trong mức lương.

+ Phụ cấp khu vực: Áp dụng đối với người vùng xa xôi hẻo lánh, có
nhiều khó khăn để góp phần vào ổn định lao động ở những vùng có điều kiện
địa lý, tự nhiên không thuận lợi.
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Áp dụng đối với người lao động làm việc
trong điều kiện độc hại nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được
xác định trong mức lương.
+ Phụ cấp lưu động: Áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc
thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc.
+ Phụ cấp ca ba: Là khoản phụ cấp đối với những lao động làm thêm giờ
tại các doanh nghiệp.
+ Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với công nhân viên chức đến làm việc ở
những vùng kinh tế mới, các vùng hải đảo xa xôi mà điều kiện sinh hoạt còn
gặp nhiều khó khăn.
2.1.1.9. Kế toán tiền lương
a, Kế toán chi tiết tiền lương
 Hạch toán lao động
Việc hạch toán lao động trong các doanh nghiệp thường do bộ phận tổ
chức lao động tiền lương thực hiện. Căn cứ vào các chứng từ như: Bảng chấm
công, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Hợp đồng giao
khoán …. hàng tháng bộ phận tổ chức lao động thu thập các chứng từ ban đâu
tiến hành kiểm tra đánh giá, sau đó ký xác nhận chuyển cho kế toán tiền lương
làm căn cứ tính lương, trợ cấp BHXH,… cho người lao động.
 Tính lương, thưởng cho người lao động
17

×