Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu ly hợp ô tô pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.7 KB, 8 trang )

Ly hợp ô tô 12/11/2007


Trong quá trình chạy xe, để việc chuyển số được êm dịu thì việc truyền công
suất từ động cơ đến hộp số phải diễn ra từ từ, tránh sự đột ngột là nhờ bộ ly
hợp. Bộ ly hợp này nằm giữa động cơ và hộp số, việc điều khiển ly hợp thông
qua một bàn đạp gọi là bàn đạp ly hợp để nối và ngắt công suất từ động cơ,
đồng thời chuyển số được dễ dàng.

Việc đánh giá khả năng làm việc của ly hợp thường thông qua các tiêu chuẩn như:
thứ nhất phải đảm bảo nối hộp số với động cơ một cách êm dịu; thứ hai khi đã nối
động cơ với hộp số rồi thì phải đảm bảo truyền hết công suất mà không bị trượt; thứ
ba phải ngắt khỏi động cơ một cách nhanh và chính xác. Vậy để đảm bảo được các
yêu cầu này ta hãy tìm hiểu kỹ kết cấu của ly hợp, nguyên lý hoạt động, các cách
điều chỉnh ly hợp.



Về mặt cấu tạo, toàn bộ phần ly hợp gồm có hai phần, phần điều khiển cơ khí và
phần điều khiển thuỷ lực. Quá trình điều khiển ly hợp có thể mô tả như sau: lực từ
bàn đạp tác dụng lên pít tông của xi lanh chính làm áp suất dầu trong xi lanh chính
tăng lên. Nhờ đường ống dẫn dầu thuỷ lực mà áp suất dầu này tác dụng lên pít tông
trong xi lanh cắt ly hợp chuyển động đẩy càng cắt ly hợp chuyển động. Theo nguyên
tắc đòn gánh, vòng bi cắt ly hợp bị càng cắt ly hợp ép vào lò xo đĩa. Nhờ vậy mà đĩa
ly hợp tách khỏi bánh đà và ngắt công suất từ động cơ đến hộp số.



Bàn đạp ly hợp
Vai trò của bàn đạp ly hợp là tạo ra áp suất thuỷ lực trong xi lanh chính, áp suất thuỷ
lực này tác dụng lên xi lanh cắt ly hợp và cuối cùng đóng và ngắt ly hợp.





Trong quá trình sử dụng xe, nếu thấy có hiện tượng khi đạp hết bàn đạp ly hợp vào
mà vẫn không thể cắt được động lực, đó là do ly hợp đã bị mòn hoặc hành trình tự
do của bàn đạp ly hợp không chuẩn.

Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp là khoảng cách mà bàn đạp ly hợp có thể dịch
chuyển được cho đến khi vòng bi cắt ly hợp ép vào lò xo đĩa. Khi đĩa ly hợp bị mòn
thì hành trình tự do này bị giảm đi cho đến khi không còn hành trình tự do nữa có
nghĩa là ly hợp đã quá mòn, cần phải thay thế hoặc phải điều chỉnh hành trình tự do
của ly hợp. Việc điều chỉnh này được tiến hành bằng cách điều chỉnh chiều dài cần
đẩy xi lanh cắt ly hợp và duy trì hành trình tự do không đổi qua việc điều chỉnh các
bu lông trên nó.

Trong các kiểu xe hiện nay người ta thường dùng các loại xi lanh cắt ly hợp tự điều
chỉnh giúp cho hành trình tự do của bàn đạp ly hợp không thay đổi. Ngoài ra có thể
điều chỉnh độ cao của bàn đạp ly hợp bằng bu lông chặn bàn đạp đồng thời điều
chỉnh hành trình tự do của bàn đạp bằng bu lông chặn cần đẩy.

Bên cạnh các loại bàn đạp ly hợp thông thường, người ta còn chế tạo các loại bàn
đạp ly hợp kiểu quay vòng có tác dụng giảm lực điều khiển bằng các lò xo.



Lò xo này được lắp vào giữa bàn đạp ly hợp và giá đỡ bàn đạp qua một khớp xoay.
Khi mới đạp bàn đạp, lò xo tác dụng lực (mũi tên mầu đỏ) cản trở bàn đạp, khi đạp
bàn đạp thêm nữa đi quá một vị trí nhất định, lực tác dụng của lò xo đổi hướng theo
chiều bổ xung thêm vào lực ấn giúp cho việc đạp dễ dàng hơn.


Xi lanh chính của ly hợp



Xi lanh chính của ly hợp gồm có cần đẩy, pít tông xi lanh chính, các lò xo hãm và lò
xo côn, buồng chứa dầu. Trong quá trình hoạt động, sự trượt của pít tông tạo ra áp
suất thuỷ lực để điều khiển đóng cắt ly hợp, đồng thời lò xo phản hồi của bàn đạp
liên tục kéo cần đẩy về phía bàn đạp ly hợp.



Khi đạp chân vào bàn đạp, lực tác dụng lên bàn đạp đẩy cần dịch chuyển về phía bên
trái (mũi tên mầu trắng), dầu trong xi lanh chính chảy theo hai đường, một đường đi
đến xi lanh cắt ly hợp và một đường dầu chảy vào bình chứa. Khi thanh nối tách khỏi
bộ phận hãm lò xo chuyển động sang trái đóng đường dầu vào bình chứa làm áp
suất dầu trong xi lanh chính tăng lên, áp suất này đi đến điều khiển pít tông trong xi
lanh cắt ly hợp.

Khi nhả bàn đạp dưới tác dụng của lò xò nén đẩy pít tông về phía bên phải, áp
suất dầu thuỷ lực giảm xuống. Khi pít tông trở lại hoàn toàn kéo thanh nối mở
van nạp, dầu từ bình chứa trở về xi lanh chính. Chú ý rằng nếu không khí lọt vào
đường dẫn dầu, khi tác dụng lực, không khí bị tăng áp, dãn nở và không tạo được đủ
áp suất cần thiết. Dẫn đến không thể ngắt hoàn toàn công suất do tác dụng của ly
hợp bị kém đi.

Xi lanh cắt ly hợp.



Xi lanh cắt ly hợp nhận áp suất dầu thuỷ lực từ xi lanh chính để điều khiển pít tông

dịch chuyển, từ đó điều khiển càng cắt ly hợp thông qua một thanh đẩy.



Trong ô tô hiện nay thường sử dụng hai loại xi lanh cắt ly hợp là loại tự điều chỉnh và
loại có thể điều chỉnh được. Đối với loại tự điều chỉnh thì ngay trong buồng xi lanh
cắt ly hợp bố trí một lò xo côn. Lò xo này luôn luôn ép cần đẩy vào càng cắt ly hợp.
Nhờ vậy mà hành trình tự do của bàn đạp không thay đổi. Đối với loại thứ hai thì nếu
ly hợp bị mòn, vị trí của lò xo đĩa thay đổi, vòng bi cắt ly hợp không áp sát vào lò xo
đĩa làm hành trình tự do của bàn đạp thay đổi. Do đó ta buộc phải điều chỉnh vít lắp
ở đầu cần đẩy để càng ly hợp ép sát vào vòng bi.

Vòng bi cắt ly hợp



Vòng bi cắt ly hợp là bộ phận quan trọng trong ly hợp. Vì nó phải hấp thụ sự chênh
lệch về tốc độ quay giữa càng cắt ly hợp (không quay) và lò xo đĩa (bộ phận quay)
để truyền chuyển động của càng cắt vào lò xo đĩa. Bởi vậy vòng bi này phải có cấu
tạo đặc biệt, làm bằng vật liệu bền và có tính chịu mòn cao. Trong các ly hợp của xe
FF, trục khuỷu và trục sơ cấp thường dịch chuyển với nhau một chút, nghĩa là đường
tâm của lò xo đĩa và đường tâm của vòng bi ép ly hợp dịch chuyển với nhau một chút
nên gây ra tiếng ồn do ma sát giữa vòng bi cắt ly hợp và lò xo đĩa. Để giảm tiếng ồn
này, vòng bi này thường được chế tạo đặc biệt tự động điều chỉnh để đường tâm của
lò xo đĩa và vòng bi cắt ly hợp trùng nhau.



Bàn ép ly hợp (nắp ly hợp) và lò xo đĩa




Mục đích chủ yếu của cụm chi tiết này là để nối và ngắt công suất của động cơ. Yêu
cầu của nó là phải cân bằng trong khi quay và phải đảm bảo toả nhiệt tốt khi nối với
bánh đà. Để ép được đĩa ép ly hợp vào đĩa ly hợp, nắp ly hợp thường sử dụng lò xo.
Thông thường có hai loại lò xo, một loại dùng lò xo xoắn và một loại dùng lò xo đĩa.
Trong các ô tô hiện nay thì loại có lò xo đĩa được áp dụng phổ biến hơn.



Lò xo đĩa được chế tạo bằng thép lò xo và được bắt chặt vào bàn ép ly hợp bằng đinh
tán hoặc bu lông. Ở mỗi phía của lò xo đĩa bố trí các vòng trụ xoay hoạt động như
một trục xoay trong khi lò xo đĩa quay. Đối với loại bàn ép ly hợp thông thường có
các lò xo chịu kéo để nối đĩa ép ly hợp với lò xo đĩa. Còn các kiểu xe hiện đại gần đây
thường dùng loại bàn ép ly hợp gọi là DST (hay lật ngược lò xo đĩa). Đối với loại này
người ta lật ngược bàn ép ly hợp để trực tiếp giữ lò xo đĩa ở vị trí thích hợp. Các dải
băng bố trí theo chiều tiếp tuyến với bàn ép ly hợp có tác dụng truyền mômen quay
từ trục khuỷu của động cơ.



Để hiểu rõ các ưu điểm nổi bật của lò xo đĩa so với lò xo trụ, chúng ta hãy xem biểu
đồ trên. Ở điều kiện làm việc bình thường, nghĩa là khi đĩa ly hợp hoàn toàn mới, khi
đặt vào đĩa ép ly hợp một lực ép (P0) như nhau đối với cả hai loại: loại lò xo trụ và
loại lò xo đĩa, khi ấn hết cỡ bàn đạp ly hợp, mỗi sức ép trở thành P2 và P’2.
Điều này có nghĩa là đối với loại lò xo đĩa, lực cần phải ấn vào bàn đạp ly hợp nhỏ
hơn đối với lò xo trụ với mức chênh lệch được thể hiện bằng “a”.

Còn khi độ mòn ở bề mặt tiếp xúc của đĩa ly hợp vượt quá một giới hạn cho phép,
sức ép đặt lên đĩa ép ly hợp của loại lò xo trụ giảm đến P’1. Mặt khác, sức ép đặt lên

đĩa ép ly hợp của loại lò xo đĩa là P1, cũng bằng P0. Điều đó có nghĩa là, khả năng
truyền công suất của ly hợp kiểu lò xo đĩa không bị giảm cho tới giới hạn mòn của
đĩa. Ngược lại, sức ép đặt lên đĩa ép ly hợp của loại lò xo trụ giảm xuống P’1. Do đó,
khả năng truyền công suất giảm xuống, làm cho ly hợp bị trượt.

Đĩa ly hợp (lá côn)
Tác dụng của đĩa ly hợp là làm dịu đi sự va đập khi vào ly hợp. Để truyền công suất
từ động cơ được êm và ít ồn, nó phải tiếp xúc một cách đồng đều với bề mặt ma sát
của đĩa ép ly hợp và bánh đà. Các bộ phận chủ yếu trên đĩa ly hợp gồm các lò xo
chịu xoắn và các tấm đệm. Lò xo chịu xoắn được đưa vào moay-ơ ly hợp để làm dịu
va đập quay khi vào ly hợp bằng cách dịch chuyển một chút theo vòng tròn.



Tấm đệm được tán bằng đinh tán kẹp giữa các mặt ma sát của ly hợp. Khi ăn khớp ly
hợp đột ngột, phần cong này khử va đập và làm dịu việc chuyển số và truyền công
suất. Chúng ta hãy chú ý rằng nếu lò xo chịu xoắn bị mòn và tấm đệm bị vỡ sẽ gây
ra mức va đập và tiếng ồn lớn khi vào ly hợp, khi đó cần kiểm tra lại và sửa chữa
hoặc thay thế.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×