Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

phuong phap day tieng viet hieu qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.15 KB, 5 trang )

Dạy tiếng Việt cho học sinh bằng tay?
Các em học sinh miền núi chưa bao giờ biết đến “một chữ bẻ đôi” của tiếng Việt, nhưng
các thầy cô khi dạy học thì chỉ dạy bằng tiếng Kinh. Trong cùng một lớp, có đến 2, 3
“ngoại ngữ” khiến việc dạy và học tiếng Việt trở thành gánh nặng đối với học sinh
Ở các trường học vùng cao, học sinh (HS) được học tiếng Việt từ bậc mầm non đến bắt
đầu vào lớp 1. Nhưng do các thầy cô không biết tiếng dân tộc, chương trình học còn bất
cập, HS còn quá bé, nhận thức chậm,… nên việc dạy tiếng Việt cho các em gặp rất nhiều
trở ngại. Tiếng Việt - chiếc cầu nối duy nhất giúp xoá mù chữ cho các em - còn rất mịt
mù.
Miệng thầy nói, tai thầy nghe!
Một buổi dạy học của cô Hà Thị Vân - giáo viên của Trường Mầm non Tân Dương, xã
Tân Dương (Bảo Yên - Lào Cai): Câu hỏi được đưa ra: “Tên con là gì?”. Cả lớp im lặng
nhìn nhau ngơ ngác
Thấy các em ngây ra như “vịt nghe sấm”, cô Vân toát mồ hôi. Có em, suốt cả một kì học
không mở miệng nói lấy một câu! Cứ đến lớp, nhìn cô và… im lặng! Cô xoay đủ cách:
Vẽ hình minh họa, dùng tay ra hiệu, mang đồ vật ra để các em tận mắt nhìn thấy, rồi đánh
vần tiếng Việt. Có lần, cô vừa nói vừa chỉ tay vào chiếc ghế, còn các em thì lõm bõm ê a
bằng tiếng dân tộc! “Chỉ có cách đó là các em dễ hiểu nhất. Đôi khi, chúng tôi phải "lôi"
một HS cấp 2 xuống để làm “phiên dịch”. Mãi đến sau này, khi phòng giáo dục huyện cử
một người dân tộc đến để trợ giúp tiếng thì việc học mới bớt khó khăn”.
Vì chưa biết một từ tiếng Việt nào, nên nghe xong “ngoại ngữ” này, các em cứ ngẩn
người ra. Các thầy cô ngoài tiếng Kinh cũng không biết tiếng gì khác! Vì thế, đã 3 năm
đứng lớp, nhưng cô Vân chưa bao giờ thấy hết ngại trước các học sinh của mình.
Cô kể: “Dạy tiếng Việt cho các em, tôi cũng không biết tiếng của các em. Hai người nói
với nhau bằng 2 “ngoại ngữ”, làm sao hiểu nổi? Học sinh ở đây rất rụt rè, lại hay quên.
Vừa dạy xong lúc trước, lúc sau hỏi lại như mới hoàn toàn!” Cô giáo trẻ nhớ lại ngày đầu
đứng lớp: “Tôi khóc ròng rã một tuần, vì không biết làm thế nào để dạy cho các em
hiểu”.
Năm đầu tiên, cô Vân phụ trách lớp có cả HS dân tộc Dao lẫn dân tộc Mông. Mỗi dân tộc
lại có một ngôn ngữ riêng. Trong một lớp học giờ có đến 3 “ngoại ngữ”! Vì thế, khó khăn
vốn đã nhiều nay lại bị nhân đôi, nhân ba lên!


Em Lý Thị Vui, dân tộc Mông, học sinh Trường Tiểu học Tân Dương là một trong số
ít học sinh nói sõi tiếng Việt khi đang học lớp 3. Vui nói: “Những ngày đầu học tiếng, em
cũng không hiểu cô nói gì. Trong lớp em bây giờ vẫn còn nhiều bạn chưa biết đọc”.
Vì không tìm được tiếng nói chung nên phải mất rất lâu các em mới qua giai đoạn “làm
quen” với các thầy cô. Tại vùng núi Y Can của huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái, tình hình
cũng không khả quan hơn là mấy. Cô Lý Thị Sòng, giáo viên mầm non Trường Y Can
cho biết: “Thông thường, chúng tôi phải mất đến hơn 20 ngày mới có thể khiến các em
nói chuyện. Liên tục tiếp xúc, lấy ví dụ cụ thể, gần gũi là cách chúng tôi khắc phục
khoảng cách ngôn ngữ. Nếu như biết một chút tiếng của các em thì thời điểm làm quen
ban đầu này cũng bớt đi nhiều trở ngại”.
Chính vì cách dạy tiếng Việt theo kiểu “làm khó nhau” như thế này nên khi hết bậc mầm
non, việc tiếp thu kiến thức của các em ở lớp 1 vướng phải nhiều cản trở. Cô Nguyễn Thị
Ái Xuân, giáo viên dạy lớp 1 Trường Tiểu học Tân Dương lo lắng: “Lên lớp 1, các em
mới biết mặt chữ cái. Trong khi đó, kiến thức lớp 1 đã yêu cầu những kĩ năng đọc, ghép
vần, tính toán. Việc này quả là quá sức với các em ở đây”. Hầu hết các thầy cô giáo dạy
học tại vùng này đều cho rằng: Phải đến cấp 2, các em mới có thể nói và đọc trôi chảy
sách giáo khoa. Như vậy là toàn bộ phần kiến thức cấp 1 đều rơi vào trạng thái bập bõm,
và các em lại rơi vào tình trạng… “ngồi nhầm lớp”!
Trợ giảng cho giáo viên lớp 1?
Cô giáo Hà Thị Vân cùng các em HS mầm non trong ngày khai giảng.
Bất cập đầu tiên là việc giáo viên dạy tiếng Việt cho HS dân tộc nhưng bản thân các thầy
cô giáo lại không biết tiếng dân tộc. Trong khi đó, trình độ nhận thức và khả năng tiếp
thu của HS miền núi rất hạn chế. Vì vậy, “gánh nặng” học tiếng Việt dồn lên vai chính
các em HS.
Theo số liệu thống kê của Phòng Giáo dục huyện Bảo Yên (Lào Cai), toàn huyện có
2.200 HS các cấp, trong đó có đến 1.800 em là người dân tộc, đa số là người Mông, Dao,
Tày. Nhưng toàn huyện chỉ có 3 giáo viên người Mông, hơn 10 giáo viên người Dao, còn
đa số là giáo viên người kinh.
Ông Nguyễn Văn Nhật, Trưởng phòng Giáo dục huyện cho biết: “Ngay cả các cô giáo
dân tộc cũng chỉ nói được tiếng dân tộc mình, chứ dồn sang lớp các HS dân tộc khác là

cô cũng… chịu chết! Trong khi đó, tỉ lệ giáo viên và HS cùng một dân tộc không bao giờ
đồng đều. Nên chuyện dạy tiếng Việt cho các em khó vẫn hoàn khó”.
Từ 2005, huyện triển khai đưa những người dân tộc làm trung gian đảm nhận “phiên
dịch” cho các cô và các trò. Lúc này, một mâu thuẫn mới lại nảy sinh: Toàn huyện có 114
điểm trường nhưng theo quy định, chỉ có 116 “phiên dịch viên”. Như vậy, mỗi phiên dịch
viên này phải đảm nhận trung bình 1 điểm trường. Mà mỗi 1 điểm trường, lượng HS
tương đối đông, các dân tộc đa dạng nên chưa chắc
“phiên dịch viên” này đủ khả năng hoàn thành trách
nhiệm.
Theo ông Nhật, để rào cản phổ biến này được tháo gỡ
dần dần, việc kết hợp dạy ngôn ngữ dân tộc cho giáo viên
là điều cần thiết: “Giáo viên là người trực tiếp dạy dỗ các
em, vì thế, nếu bản thân họ biết tiếng dân tộc thì phần lớn
những khó khăn này được tháo gỡ. Chiếc “cầu nối” mà đã
được “xây dựng” thì việc “đi lại” sẽ suôn sẻ”.
Nhưng nếu theo cách này, ông Trần Xuân Hưng, Phó
Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Yên Bái bày tỏ lo
lắng: “Nếu giáo viên cũng phải biết tiếng dân tộc thì ai
dạy cho họ? Và học vào lúc nào khi mà vừa phải dạy, vừa
phải đến tận nhà vận động các em đi học? Giải pháp trước
mắt là tăng cường trợ giảng. Về lâu dài, phải tăng cường
lực lượng giáo viên diện cử tuyển, tức là cử những người
dân tộc có nhận thức tốt đi học rồi phân phối về dạy cho
chính HS người dân tộc đó, ít nhất là trong việc dạy tiếng
Việt. Lên lớp cao hơn, các em mới có đủ điều kiện tối
thiểu để tiếp thu kiến thức”.
Một bất cập nữa là chương trình dạy. Hiện nay, sách dạy tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5)
được áp dụng chung cho HS cả nước. Tại Hội nghị: “Dạy học tiếng Việt lớp 1 cho học
sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn” đầu tháng 8 vừa qua, Thứ trưởng Bộ GD-
ĐT Nguyễn Vinh Hiển chỉ rõ: “Khả năng nghe - nói của HS dân tộc rất hạn chế, sách

dùng chung cho HS cả nước sẽ dẫn đến hiệu quả học không cao đối với HS miền núi,
khiến các em học yếu, dẫn đến bỏ học hoặc ngồi nhầm lớp”. Thực tế này đã xảy ra tại
huyện Bảo Yên, khi mà có nhiều em HS không tiếp thu nổi kiến thức đã phải bỏ học giữa
chừng.
Một cách được đánh giá là sẽ mang lại hiệu quả cao trong học tập cho các em HS vùng
núi là dùng tiếng mẹ đẻ khi các em vào lớp 1. Tại Hội nghị kỉ niệm ngày Quốc tế xóa mù
chữ ở Việt Nam vừa diễn ra tại Trường PT Dân tộc nội trú Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình vào
sáng 8/9/2008 vừa qua, bà Vibeke - Trưởng đại diện Văn phòng Unesco Hà Nội cho biết:
“Các báo cáo và các mô hình thí điểm trong các năm qua cho thấy, nếu các em được sử
dụng tiếng mẹ đẻ khi bước vào lớp 1 thì hiệu quả học tập sẽ tốt hơn. Đồng thời, trình độ
"Kết quả dạy học tiếng Việt
lớp 1 cho HS dân tộc ở một số
địa phương đạt rất thấp: Số
HS của tỉnh Hà Giang đạt
trung bình là 48%, yếu là
22%; số HS của tỉnh Đắk
Nông đạt trung bình: 33%,
yếu: 16%; số HS của tỉnh Gia
Lai đạt trung bình: 33%, yếu:
16%. Có tới 70% học sinh dân
tộc thiểu số không biết nói
tiếng Việt hoặc nói tiếng Việt
không rõ."
(Nguồn: Hội thảo “Dạy học
tiếng Việt lớp 1 cho học sinh
dân tộc thiểu số có hoàn cảnh
khó khăn” do bộ GD-ĐT tổ
chức ngày 5/8)
tiếng Việt của các em sẽ có sự tiến bộ rõ rệt”.
Áp dụng ngay ý kiến này, bắt đầu từ năm nay, học sinh Trường Dân tộc nội trú Kim Bôi,

tỉnh Hòa Bình ngoài tiếng phổ thông (tiếng Việt), các em còn được học tiếng bản ngữ của
dân tộc mình (tiếng Mường).
Bn in

×