Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SHINEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.71 KB, 51 trang )

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG SHINEC
1.1. Khái quát chung về công ty cổ phần xây dựng SHINEC:
1.1.1. Quá trình hình thành phát triển của công ty:
Nắm bắt được nhu cầu phát triển của thị trường thành phố Hải Phòng và kế hoạch
của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong những năm tới về xây dựng các
khu, cụm công nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất gia công sắt thép và xây dựng,
năm 2004, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy SHINEC
ra Quyết định số 289/QĐ-HĐQT về việc thành lập Xí nghiệp Xây dựng SHINEC trên
cơ sở hoạt động theo phương thức hạch toán báo sổ với Công ty, tự thu, tự chi, bảo toàn
và phát triển vốn đồng thời nộp đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và nghĩa vụ với công ty.
Xí nghiệp có tài khoản riêng, con dấu và mã số thuế riêng theo quy định chung của Nhà
nước. Sau hơn hai năm hoạt động, nhận thấy sự phát triển nhanh và bền vững của Xí
nghiệp xây dựng SHINEC, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy
SHINEC đã quyết định chuyển đổi và hình thành Công ty cổ phần Xây dựng SHINEC
theo quyết định góp vốn số 07-QĐ/HĐQT-SHI ngày 01/4/2007. Công ty cổ phần xây
dựng SHINEC mà tiền thân là Xí nghiệp xây dựng SHINEC chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 27/4/2007 theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0203003063 ngày
27/4/2007 của Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hải Phòng
cấp.
Công ty hoạt động trong nhiều ngành nghề lĩnh vực, phấn đấu trở thành đơn vị có đủ
kinh nghiệm và năng lực đúng với phương châm: “ Chất lượng là yếu tố căn bản”.
1.1.2. Đặc điểm và ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng SHINEC:
Công ty cổ phần xây dựng SHINEC hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng các
công trình dân dụng và công nghiệp, gia công và chế tạo thép phi tiêu chuẩn, kinh
doanh sắt thép, phế liệu và vật tư cho ngành công nghiệp tàu thủy.
Cụ thể, các ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
Bảng 1.1: Các ngành nghề kinh doanh của công ty.
STT Tên ngành Mã ngành
1 Xây dựng nhà các loại 41
2


Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác:
- Tư vấn, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng,
giao thông, thủy lợi, cầu cảng, đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm
khu công nghiệp, khu đô thị.
- Xây lắp công trình điện đến 35 KV
- Xây dựng công trình điện, hệ thống điện công nghiệp chiếu
sáng trong và ngoài trời.
- Khoan thăm dò địa chất công trình xây dựng.
42900
3 Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng 431
4
Sửa chữa thiết bị khác:
- Sửa chữa các phương tiện vận tải thủy, bộ
33190
5 Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan 46613
6 Bán buôn kim loại và quặng kim loại 4662
7 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa 5510
8 Khách sạn 55101
9 Nhà khách nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày 55103
10 Dịch vụ ăn uống 56
11
Bán buôn chuyên doanh khác:
- Vật tư, thiết bị máy móc phục vụ ngành xây dựng, công
nghiệp, thủy lợi, điện.
- Phương tiện vận tải thủy bộ.
466
12
Sản xuất các sản phẩm bằng kim loại chưa được phân vào
đâu:
- Gia công, sản xuất, lắp đặt kết cấu phục vụ công trình xây

dựng, công nghiệp, thủy lợi.
25999
13
Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây
dựng khác
432
14
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác chưa được
phân vào đâu:
- Vật tư, thiết bị máy móc ngành công nghiệp tàu thủy
46599
15 Trồng hoa cây cảnh 01183
16 Trông cây lâu năm 01290
( Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần xây dựng SHINEC)
1.1.3. Cơ cấu tổ chức:
Mô hình 1.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty






















( Nguồn: Phòng Tổ chức công ty cổ phần xây dựng SHINEC)
Hình thức quản lý dự án ở công ty vẫn là mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý nhưng
trong một số trường hợp cụ thể, công ty sẽ lập ra Ban quản lý dự án. Các thành viên
trong Ban quản lý dự án sẽ được chọn lựa từ ban lãnh đạo, các phòng ban và tập hợp lại
để chịu trách nhiệm thực hiện công tác này. Thường thì Phòng kế hoạch đầu tư sẽ được
công ty ủy quyền trách nhiệm quản lý đối với những dự án không quá phức tạp và quy
mô không lớn.
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của công ty
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, có quyền quyết định những vấn đề được
Luật pháp và điều lệ công ty quy định.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hiện tại hội đồng quản trị của công ty có 4
thành viên là: Ông Phạm Hồng Điệp, Ông Nguyễn Như Hải Triều, Bà Trần Thị Tuyết,
Ông Đỗ Quang Thắng.
- Giám đốc là ông Nguyễn Như Hải Triều, là người đại diện theo pháp luật của Công
ty, là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày, chịu sự giám sát của Hội đồng
quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền cũng như nhiệm vụ được giao
như: quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty
không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị; Tổ chức thực hiện các quyết định
của Hội đồng cổ đông; Tuyển dụng lao động…
- Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý
và điều hành công ty; Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các

nhiệm vụ được giao. Ban kiếm soát kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và
mức độ cẩn thận trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác
kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Hiện nay Trưởng ban kiểm soát là ông Phạm
Quốc Việt.
- Phòng tổ chức hành chính do bà Bùi Thị Dung làm trưởng phòng có một số chức
năng chính sau đây: Xác định và xây dựng các tiêu chuẩn chức danh trong Công ty;
Xây dựng nội quy, thể chế, chế độ công tác của các bộ phận; Xây dựng các định mức
lao động, nghiên cứu chế độ tiền lương, tiền thưởng, tiền bồi dưỡng…
- Phòng kế toán do bà Nguyễn Thị Nhàn làm trưởng phòng có một số nhiệm vụ
chính như: Quản lý tài sản, tiền vốn, hàng hóa, kinh phí và các quỹ, tổng kết thu – chi
tài chính, báo cáo quyết toán, nắm bắt tình hình kinh doanh của Công ty. Từ đó phòng
sẽ lập kế hoạch tài chính và cung cấp thông tin cho các bộ phận trong và ngoài Công ty,
tham mưu cho Giám đốc thực hiện chức năng quản lý tài chính, tổ chức thực hiện các
chỉ tiêu về tài chính – kế toán.
- Phòng kế hoạch đầu tư do Ông Phí Trọng Chiến làm trưởng phòng có những chức
năng như sau: thiết lập hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của khách hàng; Phối hợp với chỉ
huy trưởng của công trình để giải quyết các vấn đề kỹ thuật có liên quan đến hợp đồng
trong quá trình thi công; Nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn vật tư phục vụ cho sản xuất
kinh doanh, thi công của công ty một cách ổn định, hiệu quả; Theo dõi, đánh giá và đưa
ra các ý kiến, biện pháp để hoàn thiện và thực hiện đúng kế hoạch kinh doanh chung;
Thu thập, sắp xếp và bảo quản cẩn thận tài sản, hồ sơ, tài liệu, thông tin nội bộ của
Công ty…
- Phòng kỹ thuật của công ty sẽ chịu trách nhiệm một số vấn đề như: Thi công các
công trình xây dựng; Phụ trách các vấn đề kỹ thuật – công nghệ cũng như thiết kế các
công trình; Gia công, lắp đặt các sản phẩm khung nhà thép; Quản lý việc sử dụng máy
móc, thiết bị thi công; Nghiệm thu các công trình xây dựng…Trưởng phòng kỹ thuật là
Ông Phạm Quốc Việt.
- Phòng kinh doanh do ông Đỗ Quang Thắng làm trưởng phòng có một số chức năng
chính như: Đảm bảo cung ứng vật tư, thiết bị và nhân công theo đúng tiến độ và chất
lượng yêu cầu; Kiểm soát việc sử dụng vật tư trong quá trình thi công; Theo dõi việc

tạm ứng, thanh quyết toán của công trình đồng thời kiểm soát chi phí trong quá trình thi
công của các hợp đồng; Tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề liên quan đến thương
lượng và ký kết hợp đồng với khách hàng.
1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:
Bảng 1.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
2
0
0
7
35.
853
.43
4.8
18
--
35.
853
.43
4.8
18
33.
849
.21
9.9
93
2.0
04.
214
.82
5

1.
41
9.
27
6
31.
13
8.8
24
12
3.9
96.
12
2
58
4.8
24.
52
3
1.2
65.
674
.63
2
18
9.4
60.
94
3
30

.5
67
.0
09
15
8.8
93.
93
4
1.4
24.
568
.56
6
39
8.8
79.
19
8
1.0
25.
689
.36
8
2
0
0
6
26.
633

.63
8.3
23
--
20.
633
.63
8.3
23
19.
253
.31
5.3
82
1.3
80.
322
.94
0
2.
86
7.
70
6
98.
96
5.4
10
25
3.0

15.
48
2
12
7.7
41.
69
2
903
.46
8.0
62
--
5.
55
3.
37
1
-
5.5
53.
37
1
897
.91
4.6
91
25
1.4
16.

11
4
646
.49
8.5
77
2
0
0
5
11.
911
.26
7.1
31
17
2.4
12.
00
0
11.
738
855
.13
1
10.
944
.49
4.9
75

794
.36
0.1
56
73
3.
34
3
28
6.0
61.
74
5
25
1.6
04.
87
0
79.
54
3.3
70
177
.88
3.5
14
24.
00
0.0
00

--
24.
00
0.0
00
201
.88
3.5
14
--
201
.88
3.5
14
2
0
0
4
16.
974
.26
1.1
39
--
16.
974
.26
1.1
39
16.

409
.26
3.3
19
564
.99
7.8
20
62
98
85.
37
4.6
21
25
7.6
66.
44
9
45.
52
4.5
51
176
.43
8.4
97
-- -- --
176
.43

8.4
97
--
176
.43
8.4
97
C
h

t
i
ê
u
1.
Do
anh
thu
bán
hàn
g

cun
g
cấp
dịc
h
vụ
2.


c
kh
oả
n
giả
m
tr

do
an
h
th
u
-
Th
uế
tiê
u
th

đặ
c
biệ
t,
th
uế
xu
ất
kh
ẩu

3.
Do
anh
thu
thu
ần
về
bán
hàn
g

cun
g
cấp
dịc
h
vụ
4.
Giá
vốn
hàn
g
bán
5.
Lợi
nh
uậ
n
gộ
p


n

ng

cun
g
cấp
dịc
h
vụ
6.
D
oa
n
h
th
u
ho
ạt
độ
ng

i
ch
ín
h
7.
Ch
i

ph
í
tài
chí
nh
8.
Ch
i
ph
í

n

ng
9.
Ch
i
ph
í
qu
ản

do
an
h
ng
hiệ
p
10.
Lợi

nh
uậ
n
thu
ần
từ
ho
ạt
độ
ng
kin
h
doa
nh
11.
Th
u
nh
ập
kh
ác
12
.
C
hi
ph
í
kh
ác
13.

Lợ
i
nh
uậ
n
kh
ác
14.
Tổ
ng
lợi
nh
uậ
n
kế
toá
n
tr-
ướ
c
thu
ế
15.
Th
uế
T
N
D
N
ph

ải
nộ
p
16.
Lợi
nh
uậ
n
sau
thu
ế
thu
nh
ập
doa
nh
ng
hiệ
p

Qua bảng trên, ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng dần qua các năm. Tuy
nhiên từ năm 2004 đến năm 2005, mức độ tăng lợi nhuận là rất chậm. Hai năm 2004 và
2005 không có khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vì tất cả khoản lợi nhuận
trước thuế được đưa lên công ty mẹ rồi mới tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
chung của cả công ty Công nghiệp tàu thủy SHINEC. Bắt đầu từ năm 2006, công ty
mới độc lập tính thuế thu nhập doanh nghiệp riêng của đơn vị mình. Và cũng bắt đầu từ
năm này, lợi nhuận bắt đầu tăng rõ rệt thể hiện sự cố gắng nỗ lực của công ty trong việc
thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
1.2. Hoạt động đầu tư của công ty cổ phần xây dựng SHINEC:
► Tình hình đầu tư phát triển của công ty:

Do tính chất đặc điểm của ngành nghề mà công ty cổ phần xây dựng SHINEC luôn
quan tâm đến máy móc trang thiết bị phục vụ cho việc thi công công trình. Công ty đã
cố gắng đầu tư tối đa vào mua sắm những máy móc thiết bị phù hợp để đảm bảo hoàn
thành tốt được những yêu cầu của bạn hàng trong lĩnh vực xây dựng cũng như các lĩnh
vực thuộc ngành nghề của doanh nghiệp.
Bảng 1.3: Tình hình đầu tư vào tài sản cố định gia tăng qua các năm
Tài sản


m

2004 2005 2006 2007
Nhà cửa, đất đai vật kiến
trúc
10.457.254 10.909.091 10.909.091 8.181.821
Máy móc thiết bị sản xuất 97.786.547 100.301.584 104.761.904 212.375.673
Phương tiện vận tải truyền
dẫn
169.435.879 244.782.834 257.625.756 300.875.959
Thiết bị văn phòng 68.798.267 45.674.986 17.962.000 63.095.770
Tổng 346.477.94
7
401.668.49
5
391.258.75
1
584.529.22
3
(Nguồn: phòng kế toán của công ty)
Qua bảng trên ta thấy đầu tư vào tài sản là một trong những vấn đề được đội ngũ

lãnh đạo công ty quan tâm hàng đầu. Cụ thể tình hình đầu tư vào tài sản cố định không
ngừng được tăng lên ở cả nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị văn
phòng.
Không chỉ có máy móc trang thiết bị mà nguồn nhân lực cũng được công ty hết sức
quan tâm. Nhận thức rõ được tầm quan trọng đó, công ty đã không ngừng đầu tư gia
tăng lao động cả về mặt số lượng và chất lượng. Công ty đã cố gắng tuyển dụng ngày
một nhiều hơn đội ngũ có trình độ tay nghề và ý thức nghề nghiệp cao. Hàng năm công
ty có gửi một số cán bộ và công nhân đi học tại các lớp đào tạo chuyên sâu để củng cố
thêm kiến thức nghề nghiệp cũng như phát huy sáng tạo giúp sức cho công ty ngày một
vững mạnh đi lên. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo công ty cũng hết sức quan tâm đến các
vấn đề về an toàn lao động, bảo hiểm xã hội cũng như chế độ lương thưởng… của công
nhân.
► Vốn và nguồn vốn của công ty:
Nguồn vốn của công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: vốn góp
ban đầu của các cổ đông; trích phần thu nhập giữ lại; vốn vay từ các tổ chức tín dụng
như ngân hàng và một số tổ chức tài chính khác; phát hành chứng khoán ra công chúng,
chào bán cổ phần. Công ty được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 10,000,000 Việt
Nam đồng (10 tỷ Việt Nam đồng).
Nói chung là nguồn vốn của công ty được hình thành từ nguồn vốn bên trong và
nguồn vốn bên ngoài. Trong đó nguồn vốn bên trong hay chính là nguồn vốn được huy
động trong nội bộ công ty có ưu điểm đảm bảo sự độc lập, tự chủ trong việc sử dụng.
Đồng thời nguồn vốn nội bộ sẽ giúp công ty hạn chế việc phụ thuộc vào chủ nợ, làm
giảm bớt rủi ro về tín dụng. Đây cũng là nguồn tài trợ chủ yếu cho các hoạt động của
công ty. Để mở rộng quy mô đầu tư, công ty cũng cố gắng huy động từ nhiều nguồn
khác nhau. Trong đó việc vay ngân hàng là phổ biến để tạo tiềm lực về vốn, đảm bảo
cho việc đầu tư được thực hiện một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, công ty cũng thực
hiện việc chào bán cổ phần ra thị trường. Theo điều lệ của công ty, Hội đồng quản trị sẽ
quyết định thời điểm, phương thức và giá chào bán cổ phần trong số cổ phần được
quyền chào bán. Giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá trị thị trường tại thời
điểm gần nhất, trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể trong điều lệ. Sau

khi cổ phần được chào bán, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua.
Công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu.
Đại hội đồng cổ đông chịu trách nhiệm về các quyết định trích lập các loại quỹ từ lợi
nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế này được phân phối cho nhiều loại quỹ khác nhau
trong công ty. Cụ thể tình hình trích lập cho các quỹ năm 2007 của công ty như sau:
Bảng 1.4: Bảng trích lập các quỹ năm 2007 của công ty
Trích lập các quỹ Tỷ lệ trích lập
Giá trị cụ thể tương
ứng
Quỹ dự trữ bắt buộc 10% 102.571.080 đồng
Quỹ đầu tư phát triển 7% 71.597.075 đồng
Quỹ khen thưởng phúc lợi 6% 61.542.648 đồng
Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị 4% 40.000.000 đồng
Chi phí hoạt động của Ban kiểm soát 2% 20.000.000 đồng
Chi phí hoạt động của Ban giám đốc 3% 30.000.000 đồng
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty)
Qua bảng trên ta có thể thấy được sự ưu tiên cũng như sự quan tâm của công ty đối
với quỹ đầu tư phát triển, từ đó chú ý tới việc sử dụng một cách hợp lý nguồn vốn cho
quỹ đó, nhằm mục đích đầu tư sao cho hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí hay thất
thoát.
► Công tác lập dự án của công ty:
Công tác lập dự án luôn được công ty chú ý triển khai thực hiện thật tốt. Đối với một
số dự án nhỏ mang tính chất đơn giản thì phòng kế hoạch sẽ chịu trách nhiệm chính
trong việc xây dựng và lập dự án. Tuy nhiên dự án cũng có sự tham gia của tất cả lãnh
đạo các phòng và Ban lãnh đạo của công ty. Còn đối với những dự án mang tính chất
phức tạp, công ty thường lựa chọn một công ty tư vấn có uy tín để tiến hành thuê lập dự
án cho mình. Đối tác mà công ty thường lựa chọn trong việc lập một số dự án quan
trọng là Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư xây dựng và Thương mại SIC; công ty tư vấn
Đại học xây dựng Hà Nội. Việc soạn thảo dự án luôn là một công việc quan trọng và
được thực hiện chủ yếu qua các bước như:

- Bước 1: Xác lập chủ nhiệm dự án.
- Bước 2: Lập nhóm soạn thảo dự án.
- Bước 3: Chuẩn bị các đề cương.
- Bước 4: Triển khai việc soạn thảo dự án.
Ban lãnh đạo công ty luôn cố gắng chú trọng và thực hiện tốt công tác lập dự án dù ở
phương diện trực tiếp lập hay đi thuê cơ quan tư vấn riêng.
► Công tác thẩm định dự án đầu tư:
Công ty chưa có một tổ chức thẩm định mang tính chuyên sâu. Khi một dự án được
lập ra thường thì Phòng kế hoạch sẽ phối hợp với một số phòng ban khác để kiểm tra lại
dự án một cách chi tiết. Sau đó sẽ đưa cho Ban lãnh đạo cũng như Hội đồng quản trị
của công ty xem xét thật kĩ lưỡng trước khi đề ra những quyết định quan trọng. Thường
thì các dự án sau khi đã được xem xét chi tiết sẽ trình lên Sở Xây dựng thành phố Hải
Phòng để tiến hành tổ chức thẩm định lại một cách hoàn chỉnh.
Công việc thẩm định có vai trò quan trọng để đưa ra những quyết định đầu tư sáng
suốt. Hay nói cách khác kết quả của thẩm định là căn cứ cơ sở để ra quyết định chấp
thuận hoặc bác bỏ dự án. Do vậy khi tiến hành xem xét lại dự án, công ty luôn dựa vào
các căn cứ để nghiên cứu hợp lý. Không chỉ dựa vào hồ sơ dự án mà còn phải dựa vào
các căn cứ pháp lý như các chủ trương, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của nhà nước, địa phương và của ngành; các văn bản pháp luật chung và văn
bản pháp luật có liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư. Ngoài ra đối với từng dự án
khác nhau, quá trình thẩm định còn phải dựa vào các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức
trong từng lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật cụ thể.
Một số phương pháp thẩm định cũng được công ty sử dụng tùy vào từng dự án cụ
thể như: phương pháp thẩm định theo trình tư; phương pháp so sánh đối chiếu chỉ tiêu;
phương pháp phân tích độ nhạy… Tuy nhiên thông thường trong quá trình xem xét lại
hồ sơ dự án, công ty thường sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với các chỉ tiêu để
có thể tiến hành nhanh gọn và đơn giản.
► Công tác quản lý kế hoạch hóa đầu tư:
Trong hoạt động quản lý chung, công ty cổ phần xây dựng SHINEC luôn đánh giá
tầm quan trọng của công tác quản lý đầu tư. Công ty đã cố gắng thực hiện tốt việc quản

lý đầu tư để tạo sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng vào quá trình đầu tư của
mình. Trong từng điều kiện cụ thể, Ban lãnh đạo công ty luôn cố gắng sử dụng đồng bộ
các biện pháp kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật và một số biện pháp khác nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất. Công tác quản lý đầu tư có vai trò quan trọng trong việc nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đổi mới công nghệ hay
nâng cao năng suất lao động. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã tiến hành thực hiện
nhiều dự án. Trong số đó, phần lớn là thực hiện các dự án cho công ty mẹ là Công ty cổ
phần công nghiệp tàu thủy SHINEC. Các dự án từ trước đến nay của công ty thường
không lớn và tính chất không phức tạp. Chính vì vậy, đối với các dự án có quy mô nhỏ
thì công ty áp dụng mô hình quản lý là Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
Trong một số dự án thì chủ đầu tư tự thực hiện ở cả khâu sản xuất, xây dựng, giám sát
và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Việc giám sát được chủ đầu tư tiến hành ở cả ba
giai đoạn: chuẩn bị, thực hiện và vận hành. Trong một số trường hợp, chủ đầu tư cũng
đã lập ra và ủy quyền cho một Ban quản lý dự án. Tất nhiên Ban quản lý dự án này phải
chịu sự quản lý của chủ đầu tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như trước chủ
đầu tư về các phần việc và nhiệm vụ được giao.
Kế hoạch hóa hoạt động đầu tư phát triển là quá trình xác định mục tiêu của hoạt
động đầu tư để từ đó đề xuất ra những giải pháp tối ưu nhằm đạt mục tiêu đó với hiệu
quả cao nhất. Do công ty thành lập cũng chưa được lâu, quy mô không lớn lắm nên kế
hoạch của công ty từ trước đến nay vẫn chỉ dừng lại ở kế hoạch hàng năm. Việc xây
dựng kế hoạch có sự tham gia của các phòng ban và Ban lãnh đạo công ty. Tuy nhiên
phòng Kế hoạch vẫn chịu trách nhiệm đảm nhận chính. Các kế hoạch này sẽ được đưa
ra Hội đồng quản trị xem xét và phê duyệt.
► Nội dung, phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư:
Khi tiến hành vào hoạt động đầu tư phát triển, chủ đầu tư luôn quan tâm đến vấn đề
về kết quả và hiệu quả của đầu tư. Hằng năm các số liệu sẽ được thu thập từ các phòng
ban khác nhau rồi được đưa tập trung về phòng kế toán. Phòng kế toán sẽ dựa vào các
số liệu này để thiết lập nên một số chỉ tiêu cơ bản. Những chỉ tiêu này sẽ giúp cho Ban
lãnh đạo cũng như toàn bộ công nhân viên công ty nắm rõ hơn về tình hình cụ thể của
công ty mình. Từ đó sẽ đưa ra những giải pháp khắc phục một số hiện trạng khó khăn

đang gặp phải.
Về các chỉ tiêu kết quả đầu tư có thể bao gồm: khối lượng vốn đầu tư thực hiện; tài
sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm. Khi đi vào từng dự án cụ
thể thì công ty cũng xác định những chỉ tiêu cơ bản như: tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của
dự án; tỷ lệ hoàn thành của hạng mục, đối tượng xây dựng dự án… Về hệ thống các chỉ
tiêu hiệu quả đầu tư, thực tế công ty chỉ xác định một số chỉ tiêu cơ bản như: cơ cấu tài
sản; cơ cấu nguồn vốn; khả năng thanh toán; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
► Công tác đấu thầu, quản lý hoạt động đấu thầu của công ty:
Trong những năm qua, công ty đã có nhiều đơn đặt hàng và ký kết được một số hợp
đồng quan trọng có giá trị cao. Nhưng chỉ một số ít dự án là công ty tham gia đấu thầu
và đã thắng thầu để trở thành đơn vị thi công chính thức cho các bạn hàng. Còn các dự
án khác, thường là công ty nhận hoàn thành từ công ty mẹ hoặc ký kết trực tiếp với đối
tác. Một số dự án mà công ty đã tham gia và thắng thầu như dự án xây dựng Nhà máy
sản xuất nội thất tàu thủy và nhà máy chế biến gỗ tại 59 – Ngô Quyền, Hải Phòng; Dự
án xây dựng Nhà xưởng sản xuất nội thất kim loại tại xã Nam Sơn, huyện An Dương,
Hải Phòng… Từ 2004 đến nay, công ty chủ yếu là đơn vị thi công, tham gia đấu thầu
đối với các gói thầu của bạn hàng. Ngoài ra công ty cũng đứng ra làm chủ đầu tư một
số dự án tiêu biểu như: Công trình xây dựng nhà máy chế biến gỗ SHINEC xã Lai Vu –
huyện Kim Thành – tỉnh Hải Dương; Dự án Đầu tư xây dựng Trạm xăng dầu và Khu
văn phòng phục vụ điều hành Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (VINASHIN –
SHINEC) tại huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng…
► Tình hình hợp tác, đầu tư với nước ngoài và hoạt động chuyển giao công nghệ:
Do mới thành lập và quy mô còn nhỏ nên hoạt động chuyển giao công nghệ và hợp
tác với nước ngoài của công ty còn chưa mạnh và phổ biến. Trong tương lai, công ty sẽ
mở rộng các quan hệ với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các đối tác đã có quan hệ từ
trước với công ty mẹ là Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy SHINEC. Theo định
hướng đó, công ty sẽ cùng với một số công ty nước ngoài để ký các hợp đồng liên
doanh, liên kết.
Trong năm 2008, công ty đã cùng đối tác tại Singapore thành lập nên Công ty liên
doanh Winthrop Việt Nam CO, LTD đầu tư xây dựng các khu văn phòng và những nhà

máy vững chắc để cho thuê tại Cụm Công nghiệp Vinashin – Shinec.
► Nội dung, phương pháp phân tích rủi ro đầu tư:
Khi bước vào hoạt động sản xuất, công ty cũng đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Bên
cạnh đó là sự đối mặt với một số rủi ro chính như rủi ro kinh tế, rủi ro pháp luật, rủi ro
tài chính, rủi ro về giá…
Về mặt kinh tế, những tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới đã tác động không
nhỏ tới Việt Nam . Cụ thể là tình hình lạm phát đang diễn ra ở mức cao hiện nay khiến
Chính phủ lo lắng và phải đưa ra một loạt các biện pháp khống chế. Trong đó có biện
pháp tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại. Điều đó đã ảnh
hưởng tới việc huy động vốn của doanh nghiệp và làm giảm khả năng vay được vốn
của các công ty từ ngân hàng. Các công ty có nguy cơ rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm
trọng, tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh cũng như quy mô đầu tư giảm. Các khách
hàng của SHINEC CT C cũng nằm trong số những công ty phải đương đầu với khó
khăn đó. Điều đó đã làm cho công ty cổ phần xây dựng SHINEC gặp nhiều khó khăn
trong việc thu hồi nợ từ khách hàng đồng thời vấp phải thử thách khi tiếp tục triển khai
các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó về mặt chính trị, do công ty mới chuyển sang hình thức cổ phần nên sự
thay đổi của các chính sách, văn bản pháp luật và của thị trường chứng khoán cũng có
ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của công ty. Để giảm bớt rủi ro thì công ty cần phải
tìm hiểu kĩ các văn bản pháp luật có liên quan để thực hiện cho đúng, đảm bảo tính
công khai minh bạch trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về tài chính, để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, công ty luôn có nhu
cầu vay vốn ngân hàng. Vì vậy mà bất kể một động thái lớn nào từ ngân hàng cũng đều
ảnh hưởng tới việc vay vốn cũng như khả năng chi trả của công ty. Ví dụ như sự biến
động về lãi suất sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả dự trữ và sản xuất kinh doanh. Việc gặp rủi
ro trong vấn đề chi trả vốn và lãi vay luôn được Ban lãnh đạo công ty quan tâm.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, giá vật liệu xây dựng, giá sắt thép luôn biến
động theo chiều hướng tăng và tăng cao. Điều đó đã dẫn đến tình trạng các công trình
đang xây dựng dở dang gặp nhiều khó khăn trong việc thi công, như vậy khả năng thua
lỗ khi quyết toán công trình sẽ xảy ra nếu như không có kế hoạch hợp lý. Công ty có thể

đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế phần nào những rủi ro. Việc lựa chọn đội ngũ giám
sát quản lý thi công có trình độ, kinh nghiệm cũng sẽ bớt đi phần nào rủi ro do chậm
tiến độ thi công gây ra. Bên cạnh đó phải lựa chọn kỹ càng những dây chuyền thiết bị
phù hợp cả về chất lượng, công suất…nhằm tránh tình trạng thực hiện sai với yêu cầu
của dự án.
1.3. Thực trạng về hoạt động quản lý dự án của công ty cổ phần xây dựng
SHINEC:
1.3.1. Đặc điểm của các dự án mà công ty tham gia quản lý:
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã tham gia và hoàn thành nhiều dự án lớn nhỏ
trong nước. Một số dự án tiêu biểu của công ty như:
Hạng mục: Nhà ăn ca 400 m
2
– Xây dựng Nhà kho Thành phẩm 300 m
2
tại 59
– Ngô Quyền, HP.
Xây dựng nhà xưởng nấu thép – tại Km 94, xã Nam Sơn, huyện An Dương,
Hải Phòng.
Công trình xây dựng Nhà xưởng sản xuất nội thất kim loại – xã Nam Sơn,
huyện An Dương, Hải Phòng.
Công trình xây dựng Nhà máy sản xuất nội thất tàu thủy và nhà máy chế biến
Gỗ tại 59 – Ngô Quyền, HP.
Công trình xây dựng Nhà máy xi măng Cẩm Phả - Quảng Ninh.
Công trình xây dựng Nhà máy Giấy bao bì.
Công trình Nhà máy Xi măng Yên Bình.
Công trình xây dựng mở rộng kho Clinker – Giai đoạn 3 tại tỉnh Thanh Hóa.
Công trình xây dựng Nhà xưởng thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình mở
rộng nhà máy chế biến gỗ và SX NTTT.
Công trình xây dựng Nhà xưởng thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình mở
rộng nhà máy nội thất kim loại.

Công trình xây dựng nhà xưởng sản xuất que hàn chất lượng cao.
Công trình xây dựng Nhà xưởng sản xuất tại Khu công nghiệp Quang Minh
tỉnh Vĩnh Phúc.
Công trình xây dựng Nhà xưởng tại Khu công nghiệp Từ Sơn – Bắc Ninh.
Công trình xây dựng Nhà máy may công nghiệp.
Công trình mở rộng nhà máy chế biến gỗ và nội thất tàu thủy Ngô Quyền –
Hải Phòng.
Công trình xây dựng nhà máy chế biến gỗ SHINEC xã Lai Vu – huyện Kim
Thành – tỉnh Hải Dương.
Do quy mô của công ty còn chưa lớn nên phần lớn các dự án trên đều do công ty
chịu trách nhiệm là đơn vị thi công. Các dự án còn lại thì do chính công ty làm chủ đầu
tư. Như vậy có thể thấy đối với công ty cổ phần xây dựng SHINEC, có hai loại dự án
mà công ty tham gia quản lý. Một là những dự án mà công ty làm chủ đầu tư để nâng
cao năng lực của chính bản thân công ty; Hai là các dự án do công ty nhận thi công xây
dựng theo yêu cầu của bạn hàng.
Đối với các dự án mà công ty là đơn vị thi công thì công ty chỉ đơn thuần thực hiện
quản lý trong giai đoạn thực hiện đầu tư. Trên lý thuyết và đối với một số công ty lớn,
khi công ty đã trúng thầu, bên chủ đầu tư có thể giao mọi trách nhiệm thực hiện dự án
cho tổng thầu thực hiện theo mô hình Chìa khóa trao tay. Tuy nhiên mô hình này chỉ
được áp dụng đối với các dự án có quy mô lớn và tính chất kỹ thuật phức tạp. Trong
thực tế, công ty chưa quản lý dự án nào theo mô hình trên. Các dự án mà công ty thực
hiện thường nhận lại từ công ty mẹ hoặc trực tiếp ký kết hợp đồng. Hay nói cách khác
công ty vẫn chưa đủ năng lực để nhận làm tổng thầu thực hiện toàn bộ dự án từ tư vấn,
thiết kế, xây lắp… mà chỉ thi công một phần công việc được giao.
Nhằm nâng cao năng lực của mình cũng như tận dụng mọi cơ hội đầu tư để phát
triển sản xuất, công ty cổ phần xây dựng SHINEC đã chủ động chuyển sang vai trò là
chủ đầu tư trong một số dự án như: dự án mở rộng nhà máy chế biến gỗ và nội thất tàu
thủy Ngô Quyền – Hải Phòng; dự án xây dựng nhà máy chế biến gỗ SHINEC xã Lai Vu
– huyện Kim Thành – tỉnh Hải Dương… Khác với các dự án mà công ty làm nhà thầu
thì đối với những dự án này, công ty được chủ động hơn từ khâu lập dự án đến thực

hiện và vận hành các kết quả của dự án. Công ty cũng chủ động hơn trong công tác
quản lý dự án, từ đó nâng cao hơn nữa vị thế của mình.
Các dự án trên dù là dự án bên trong do công ty làm chủ đầu tư hay dự án bên
ngoài do công ty làm nhà thầu đều cần thiết có sự quản lý một cách kĩ lưỡng và cẩn
thận. Càng thực hiện nhiều công trình, công ty cổ phẩn xây dựng SHINEC càng nhận rõ
vai trò của công tác quản lý dự án trong tất cả các nội dung và các giai đoạn của một dự
án cụ thể. Công việc quản lý dự án không phải là một công việc dễ dàng mà nó đòi hỏi
có sự kết hợp ăn ý của tất cả các thành viên trong ban quản lý. Những tác dụng và hoạt
động quản lý đem lại đã được kiểm nghiệm và chứng minh chính tại những dự án thực
tế. Cụ thể vai trò của công tác quản lý dự án được thể hiện như sau:
- Trước hết việc quản lý là điều kiện tốt để liên kết tất cả các hoạt động, các công
việc của một dự án lại với nhau. Khi một dự án được lập ra, bản thân nó đã bao gồm rất
nhiều các công việc khác nhau. Trong quá trình thực hiện cũng như vận hành khai thác
dự án, còn nảy sinh nhiều công việc cần phải giải quyết. Vì vậy nếu không có một sự
quản lý rõ ràng thì các hoạt động sẽ trở nên rời rạc, thiếu sự liên kết. Và như thế thì
mục tiêu của dự án sẽ không thể được thực hiện.
- Việc có quá nhiều công việc và hoạt động trong một dự án cũng sẽ kéo theo có
nhiều nhiệm vụ dành cho mỗi thành viên thuộc dự án đó. Việc phân công nhiệm vụ rõ
ràng, cụ thể cho từng thành viên không phải là điều dễ dàng. Hơn nữa, sự hợp tác giữa
họ lại càng trở nên phức tạp hơn. Điều đó đòi hỏi phải có công tác quản lý rõ ràng,
giúp cho việc phân công cũng như phối hợp nhiệm vụ giữa các thành viên được thực
hiện thuận lợi hơn.
- Khi tiến hành thực hiện bất kỳ một dự án nào thì việc giữ mối liên hệ, gắn kết giữa
nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào luôn là một việc quan
trọng. Chính công tác quản lý đã giúp cho mối liên hệ ấy được diễn ra thường xuyên và
gắn bó hơn. Nhờ có quản lý mà việc nắm bắt thông tin về khách hàng cũng như các nhà
cung cấp đầu vào luôn được cập nhật một cách sát sao và nhanh chóng.
- Ngay từ khi dự án đi vào hoạt động nó đã bao hàm một số công việc có thể nằm
ngoài dự tính. Việc những phát sinh có thể xảy ra trong quá trình thực hiện cũng như
quá trình vận hành kết quả của dự án là điều không thể tránh khỏi. Nếu những phát sinh

này không được giải quyết kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả
của dự án. Vì thế cần thiết phải có sự quản lý để có cái nhìn tổng quát, sớm phát hiện
ra những sai sót và nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó khi có
những tranh cãi xung đột nảy ra trong quá trình thực hiện thì nhờ có công tác quản lý
mà việc đàm phán sẽ sớm được giải quyết.
Rõ ràng là việc quản lý có một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự thành công của
dự án. Nắm bắt được điều đó, công ty cổ phẩn xây dựng SHINEC đã đặc biệt quan tâm
tới công tác này, ngày càng hoàn thiện một tốt hơn để đáp ứng yêu cầu của phía khách
hàng. Từ đó công ty có thể thực hiện được những công trình có chất lượng cao hơn, uy
tín hơn, tạo đà phát triển đi lên.
1.3.2. Công tác tổ chức hoạt động và quy trình quản lý dự án của công ty:
Quy trình quản lý dự án cũng phụ thuộc vào từng loại dự án mà công ty đứng ra
làm chủ đầu tư hay chỉ là đơn vị thi công. Đối với những dự án mà công ty đóng vai trò
là nhà thầu thì công ty chỉ tham gia quản lý dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư. Công
tác quản lý ở đây sẽ tập trung ở khâu tổ chức hiện trường thi công.
Mô hình 1.2: Sơ đồ tổ chức hiện trường.




( Nguồn: Phòng kế
hoạch công ty cổ
phần xây dựng
SHINEC)
Trong đó, chỉ huy trưởng công trình có trách nhiệm như sau:
- Phụ trách các mặt quản lý tại hiện trường.
- Chịu trách nhiệm chính trong công tác điều hành sản xuất và tiến độ công trình,
kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
- Có toàn quyền chủ động trong sản xuất và điều phối nhân lực.
- Có quyền phát hiện sai sót và đình chỉ tạm thời thi công khi không đảm bảo kỹ

thuật và an toàn lao động.
Còn bộ phận kỹ thuật hiện trường sẽ chịu trách nhiệm các công việc như:
- Trợ giúp chỉ huy trưởng chuyên trách về công tác quản lý kỹ thuật và an toàn lao
động.
- Nghiên cứu triển khai hồ sơ, biện pháp thi công và an toàn lao động chung cho
toàn công trình.
- Chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm cũng như công tác an
toàn lao động.
- Có quyền phát hiện sai sót và đình chỉ tạm thời thi công của các tổ sản xuất khi
không đảm bảo kỹ thuật và an toàn lao động.
Còn đối với những dự án do công ty làm chủ đầu tư thì công tác quản lý dự án sẽ có
phần chủ động hơn và đi xuyên suốt các giai đoạn của quá trình đầu tư. Khi tiến hành
thực hiện một dự án, chủ đầu tư là công ty cổ phần xây dựng SHINEC có quyền quyết
định, lựa chọn hình thức quản lý dự án theo quy định của khoản 2 điều 45 Bộ Luật Xây
dựng. Căn cứ vào điều kiện năng lực của tổ chức mà chủ đầu tư có thể lựa chọn một
trong hai hình thức quản lý dự án chính sau:
- Hình thức thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình
không đủ điều kiện năng lực.
- Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực quản
lý.
Thực tế tại công ty cổ phần xây dựng SHINEC, đối với các dự án do công ty làm
chủ đầu tư từ trước đến nay đều được quản lý theo mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản
lý dự án và có thành lập ban quản lý dự án trong một số trường hợp cụ thể. Sơ đồ
của mô hình này có thể được biểu diễn như sau:
Mô hình 1.3: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư.








( Nguồn:
Ban
quản lý
dự án
công ty
cổ phần
xây dựng
SHINEC)
Ban quản lý dự án là đơn vị trực thuộc Chủ đầu tư, có nhiệm vụ giúp chủ đầu tư làm
đầu mối quản lý dự án. Chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Ban
quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về kết quả
thực hiện của Ban. Các nhiệm vụ chính của Ban quản lý dự án là làm sao để dự án hoàn
thành đạt được các mục tiêu đã xác định như: yêu cầu về tiến độ, tiêu chuẩn chất lượng,
an toàn, hiệu quả… trong phạm vi nguồn kinh phí cho phép. Các nội dung mà Ban quản
lý dự án của công ty đã thực hiện bao gồm các nội dung: xây dựng kế hoạch tổng thể dự
án; quản lý tiến độ thực hiện dự án; quản lý chất lượng; quản lý chi phí; quản lý nguồn
nhân lực; quản lý an toàn lao động; quản lý môi trường lao động; quản lý rủi ro dự án…
Có thể nói cách thức quản lý cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ những nhà
quản lý dự án là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của dự án. Tùy
từng dự án cụ thể mà công ty có quyết định thành lập Ban quản lý dự án hay không.
Trong những năm trước đây, theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình và theo Nghị định 112/2006/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 16/2005/ NĐ-CP thì đối với những dự án có quy mô
nhỏ với tổng vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư không cần phải lập Ban quản lý
dự án. Nhưng gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2009 vào ngày
10/02/2009 về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Nghị định này đã sửa đổi bổ sung cho
các Nghị định 16/2005/NĐ-CP ban hành ngày 7/2/2005 và Nghị định 112/2006/NĐ-CP
ban hành ngày 29/9/2006. Theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP thì chủ đầu tư không cần

thiết phải lập Ban quản lý dự án đối với các dự án có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản và
với tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thay vì là 1 tỷ trước đây. Tất nhiên trong trường
hợp này, chủ đầu tư phải có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm để đảm nhiệm tốt việc
quản lý dự án.
Trong trường hợp dự án có quy mô vốn đầu tư trên 7 tỷ đồng thì công ty cổ phần
xây dựng SHINEC sẽ đưa ra quyết định thành lập Ban quản lý dự án. Ví dụ: đối với dự
án “Đầu tư xây dựng công trình nhà máy chế biến gỗ SHINEC tại cụm công nghiệp tàu
thủy Hải Dương” có quy mô vốn đầu tư là 137.656 triệu đồng tức là một trăm ba mươi
tỷ sáu trăm năm mươi sáu triệu đồng. Do quy mô vốn đầu tư của dự án là tương đối lớn
nên hội đồng quản trị công ty cổ phần xây dựng SHINEC đã ra quyết định số 1153/QĐ-
CNT-TCCB-LĐ về việc thành lập Ban quản lý dự án Nhà máy chế biến gỗ SHINEC.
Ban quản lý dự án gồm những thành viên sau:
- Ông Nguyễn Như Hải Triều, cử nhân Luật, Giám đốc công ty cổ phần xây dựng
SHINEC: Trưởng ban.
- Ông Đỗ Quang Thắng, cử nhân quản trị kinh doanh, Phó giám đốc công ty cổ
phần xây dựng SHINEC: Phó trưởng ban.
- Ông Phạm Quốc Việt, cử nhân kỹ thuật công nghiệp, trưởng phòng kỹ thuật công
ty cổ phần xây dựng SHINEC: Phó trưởng ban.
- Ông Võ Đức Từ, cử nhân mỹ thuật công nghiệp, Phó trưởng Ban Quản lý dự án
SHINEC 1: Phó trưởng ban.
- Bà Đỗ Hải Yến, cử nhân kế toán, chuyên viên tài chính kế toán công ty cổ phần
xây dựng SHINEC: Phụ trách kế toán.
- Ông Đoàn Văn Sương, cử nhân điện công nghiệp, Trưởng ban điều hành Nhà
máy gỗ Lai Vu: Thành viên.
- Ông Lê Quang Hiển, kỹ sư công trình thủy, Chu yên viên Ban quản lý dự án
SHINEC 1: Thành viên.
- Ông Mai Đăng Trung, kỹ sư kinh tế vận tải biển, Chu yên viên Ban quản lý dự án
SHINEC 1: Thành viên.
- Ông Hoàng Xuân Thắng, kỹ sư xây dựng, chuyên viên Ban quản lý dự án
SHINEC 1: Thành viên.

- Bà Tăng Thị Hòa, cử nhân kinh tế, Chu yên viên Ban quản lý dự án SHINEC 1:
Thành viên.
- Ông Phạm Vă n Cường, kỹ sư máy, Chu yên viên Phòng kỹ thuật Nhà máy nội
thất kim loại: Thành viên.
- Bà Nguyễn Thùy Linh, trung cấp kế toán, Phó Ban Kinh tế đối ngoại công ty cổ
phần xây dựng SHINEC: Thành viên.
Ban quản lý dự án này thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và được chủ đầu tư
ủy quyền. Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo
nhiệm vụ được giao và quyền hạn được ủy quyền đó. Việc giao nhiệm vụ và ủy quyền
này bao giờ cũng được công ty cổ phần xây dựng SHINEC thể hiện rõ trong Quyết định
thành lập Ban quản lý dự án. Trong quá trình quản lý, Ban quản lý dự án cũng có thể
thuê thêm tư vấn quản lý và giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không đủ
điều kiện, năng lực thực hiện. Tất nhiên việc thuê thêm này phải được sự cho phép của
chủ đầu tư là công ty cổ phần xây dựng SHINEC. Ban lãnh đạo của công ty luôn cố
gắng tạo điều kiện tối đa để Ban quản lý có thể thực hiện nhiệm vụ của mình được
thuận lợi. Bên cạnh việc phân định rõ trách nhiệm giữa chủ đầu tư và Ban quản lý dự
án, công ty vẫn cố gắng giảm thiểu tối đa các thủ tục rườm rà giữa hai bên. Điều này sẽ
giúp Ban quản lý dự án có một sự chủ động nhất định trong việc ra các quyết định của
mình. Tuy nhiên vẫn trên cơ sở chủ đầu tư vẫn kiểm soát được quá trình quản lý dự án
đó. Ví dụ trong dự án “Đầu tư xây dựng công trình nhà máy chế biến gỗ SHINEC tại
cụm công nghiệp tàu thủy Hải Dương”, Ban quản lý dự án được sử dụng con dấu của
công ty cổ phần xây dựng SHINEC, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân
hàng phù hợp để giao dịch, giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án.
Sau khi kết thúc dự án, việc bố trí, sắp xếp lại Ban quản lý dự án cũng là một vấn đề
cần được lưu ý. Việc bố trí và sắp xếp lại này là cần thiết vì tránh tình trạng sau khi
công trình được hoàn thành, Ban quản lý dự án cứ chờ đợi dài những dự án tiếp theo.
Trong trường hợp số lượng dự án nhiều, Ban quản lý dự án vẫn được giữ nguyên như
cũ để quản lý các dự án với sự chấp thuận của chủ đầu tư.
1.3.3. Thực trạng quản lý dự án tại công ty theo nội dung quản lý:
Theo Viện nghiên cứu Quản trị Dự án quốc tế PMI thì quản lý dự án gồm các nội

dung phân theo đối tượng quản lý như:
Lập kế hoạch tổng quan.
Quản lý phạm vi.
Quản lý thời gian.
Quản lý chi phí.
Quản lý chất lượng.
Quản lý nhân lực.
Quản lý thông tin.
Quản lý rủi ro.
Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán.
Còn theo khoản 1 điều 45 Luật Xây dựng thì Quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình bao gồm một số nội dung như:
Quản lý chất lượng xây dựng.
Quản lý tiến độ xây dựng.
Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình.
Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng.
Quản lý môi trường xây dựng.
Sau quá trình tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt
động quản lý dự án của công ty nói riêng, chuyên đề này xin phép được tập trung vào
một số nội dung chính về công tác quản lý dự án. Đó là các nội dung: Quản lý thời gian;
Quản lý chất lượng; Quản lý chi phí; Quản lý nhân lực và một số hoạt động quản lý
khác như quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây
dựng, quản lý rủi ro…
1.3.3.1. Quản lý thời gian, tiến độ của dự án:
Một công trình xây dựng trước khi được đưa vào triển khai phải được lập tiến độ thi
công xây dựng. Quản lý thời gian và tiến độ của dự án là một quá trình quản lý bao gồm
những công việc như sau:
•       Thiết lập mạng công việc.
•       Dự tính thời gian thực hiện từng công việc.
•       Quản lý tiến độ thực hiện các công việc của dự án.

Các hoạt động này phải được tiến hành trên cơ sở những nguồn lực và yêu cầu nhất
định. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã
được phê duyệt. Mỗi một dự án đều có một phạm vi ngân sách và thời hạn cho phép,
đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng khách hàng. Chính vì vậy việc quản lý thời gian và
tiến độ có một chức năng quan trọng giúp dự án hoàn thành đúng thời hạn và tiến độ đã
được đề ra. Bên cạnh đó, việc quản lý tiến độ cũng chính là cơ sở cho việc giám sát chi
phí cũng như các nguồn lực khác.
Trước khi xác định thời gian của từng công việc cũng như của toàn bộ dự án thì
phải xác định xem dự án đó bao gồm những công việc gì. Công ty cổ phần xây dựng
SHINEC thường sử dụng sơ đồ cấu trúc phân việc ( Work Break Down St ructure –
WBS) để xác định và lập kế hoạch cho các công việc của một dự án. Đây là phương
pháp mà công ty thường sử dụng vì nó giúp công ty phân công được các công việc một
cách cụ thể theo từng cấp quản lý. Từ đó trách nhiệm và quyền hạn của từng nhóm công
tác được vạch rõ, tạo điều kiện thuận lợi để xác định thời gian và chi phí để hoàn thành
dự án. Sau khi đã xác định số lượng các công việc, việc sắp xếp chúng theo một trình tự
logic hợp lý là một điều cần thiết. Sơ đồ mạng chính là công cụ hữu hiệu giúp công ty
tạo lập được mối quan hệ và trật tự thực hiện giữa các công việc. Không những thế nó
còn là cơ sở để kiểm tra, giám sát kế hoạch thời gian phân bổ nguồn lực, chi phí và điều
hành dự án. Việc dự tính thời gian cho từng công việc đã được ban quản lý dự án tiến
hành dựa trên phương pháp ngẫu nhiên. Dựa vào những nguồn lực hiện có hay có thể
huy động được trong tương lai, đồng thời so sánh với một số chỉ tiêu cho trước, công ty
có thể dự tính được cả thời gian hoàn thành của dự án.
Sau khi đã cơ bản hoàn thành việc xác định khối lượng công việc cũng như thời gian
của dự án thì cần thiết phải quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình. Cũng như
nhiều công ty xây dựng khác hiện nay, công ty cổ phần xây dựng SHINEC đã sử dụng
phương pháp kỹ thuật cơ bản để thực hiện việc quản lý tiến độ. Đó là kỹ thuật tổng
quan đánh giá dự án PERT và phương pháp đường găng CPM. Tuy nhiên việc sử dụng
phương pháp này cũng trở nên linh hoạt chứ không cứng nhắc đối với các dự án có quy
mô khác nhau. Trong nhiều trường hợp, việc chuyển sang sơ đồ GANTT dường như lại
trở nên phổ biến và được công ty sử dụng khá nhiều. Đối với các dự án phức tạp thì

việc xây dựng biểu đồ GANTT lại thể hiện được ưu thế của mình. Nó giúp những nhà
quản lý dự án nhìn nhận rõ một cách dễ dàng hơn thực trạng của dự án. Mặt khác trong
một số dự án, khi khối lượng công việc trở nên quá nhiều thì các nhà quản lý sẽ gặp
một số rắc rối nếu như sử dụng phương pháp sơ đồ GANTT. Lúc này việc nhìn nhận về
trật tự cũng như mối quan hệ giữa các công việc lại dường như là công việc khó khăn.
Chính vì vậy, ban quản lý dự án của công ty cũng đã cố gắng linh hoạt trong việc
quản lý tiến độ của dự án. Việc sử dụng phương pháp nào là hợp lý cũng được đưa ra
xem xét một cách kỹ lưỡng với sự góp ý của tất cả các thành viên. Đối với những dự án
có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì việc quản lý tiến độ được xây dựng cho
từng giai đoạn, có thể là từng tháng, từng quý, từng năm tùy dự án cụ thể. Chúng ta
sẽ tìm hiểu kỹ hơn qua hai ví dụ dự án dưới đây:
Ví dụ 1: dự án xây dựng Nhà xưởng sản xuất nội thất kim loại – xã Nam Sơn, huyện
An Dương, Hải Phòng.
Bảng 1.5: Bảng tiến độ thực hiện công việc dự án “Xây dựng Nhà xưởng sản xuất
nội thất kim loại – xã Nam Sơn, huyện An Dương, Hải Phòng”

n
côn
g
việ
c
Thời gian thực hiện
2006 2007 2008
3 … 6 7 …
1
2
1 2 3 4
5 6 …
1
2

1
… 9 …
1
2
1.
Ch
uẩn
bị
đầu
tư.

-
Điề
u
tra,
khả
o
sát

chọ
n
địa
điể

m.
-
Lậ
p
dự
án

đầu
tư.

-
Gửi
hồ

dự
án
trìn
h

qua
n

thẩ
m
quy
ền
quy
ết
địn
h

2.
Th
ực
hiệ
n
đầu



-
Ch
uẩn
bị
mặt
bằn
g
xây
dựn
g.

-
Mu
a
sắ
m
thiế
t bị

côn
g
ngh
ệ.

-
Kh
ảo
sát,

thiế
t kế
xây
dựn
g.

-
Th
ẩm
địn
h,
phê
duy
ệt
thiế
t kế

tổn
g
dự
toá
n
côn
g
trìn
h.

-
Thi
côn

g

xây
lắp.
3.
Kết
thú
c

đưa
dự
án
vào
sử
dụn
g
-
Ng
hiệ
m
thu,
bàn
gia
o
côn
g
trìn
h.

(Nguồn: Ban quản lý dự án tại công ty cổ phần xây dựng SHINEC)

Ví dụ 2: dự án “Đầu tư xây dựng công trình mở rộng nhà máy chế biến gỗ và nội
thất tàu thủy tại quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng”
Bảng 1.6: Bảng tiến độ thực hiện dự án “Đầu tư xây dựng công trình mở rộng
nhà máy chế biến gỗ và nội thất tàu thủy quận Ngô Quyền, Hải Phòng”
S
T
T
C
ô
n
g
vi
ệc
Thứ tự thực hiện công việc
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1
3
14
1
5
1 P
hầ
n
m
ón
g
nh
à

sấ

y
2
T

n
nh
à
sấ
y

3
M
ái
nh
à
sấ
y

4
H

n
th
iệ
n
nh
à
sấ
y


5
P
hầ
n
m
ón
g
nh
à
số
3

6
T

n
nh
à
số
3

7 M
ái

nh
à
số
3
8
H


n
th
iệ
n
nh
à
số
3

9
P
hầ
n
m
ón
g
nh
à
số
4

1
0
T

n
nh
à
số

4

1
1
M
ái
nh
à
số
4

1
2
H

n
th
iệ
n
nh
à

số
4
1
3
P
hầ
n
m

ón
g
nh
à
số
5

1
4
T

n
nh
à
số
5

1
5
M
ái
nh
à
số
5

1
6
H


n
th
iệ
n
nh
à
số
5

(Nguồn: Ban quản lý dự án tại công ty cổ phần xây dựng SHINEC)
Sau khi lập kế hoạch tiến độ, cần thiết phải có sự kiểm tra việc thực hiện các công
việc của dự án có tuân thủ theo đúng kế hoạch đó hay không. Việc giám sát tiến độ thi
công xây dựng công trình cần thiết có sự tham gia của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây
dựng, các nhà tư vấn giám sát và một số bộ phận có liên quan. Cụ thể tại công ty cổ
phần xây dựng SHINEC, ban lãnh đạo công ty yêu cầu Ban quản lý dự án, các đơn vị
thi công phải có sự theo dõi chặt chẽ tiến độ thực hiện từng công việc theo tuần, tháng,
năm tùy từng dự án khác nhau. Việc theo dõi này được ghi chi tiết vào Bản Nhật ký
công trình. Việc ghi nhật ký thi công được quy định tại điểm 3.4, khoản 3, phần II của
Thông tư 12/2005/TT-BXD bao gồm một số nội dung cụ thể như sau: Danh sách cán bộ
kỹ thuật của nhà thầu; Diễn biến tình hình thi công hàng ngày, tình hình thi công từng
loại công việc, chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện; Mô tả vắn tắt phương pháp thi công;
Tình trạng vật liệu; Những sai lệch, thay đổi so với bản vẽ thiết kế, các công việc phát
sinh trong ngày… Trong thực tế, do các điều kiện khách quan và chủ quan đem lại nên
công ty cũng không tránh khỏi những sai lệch về mặt tiến độ so với dự kiến. Việc sai
lệch từ trước đến nay tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả dự án nhưng
cũng có tác động đến thời gian cũng như chi phí thực hiện. Điều đó đòi hỏi công ty phải
tìm ra biện pháp hợp lý để khắc phục tình trạng trên, hạn chế tối đa việc sai lệch tiến độ
của dự án.
Công ty cũng rất quan tâm tới việc động viên khuyến khích đẩy nhanh tiến độ của
dự án với điều kiện chất lượng vẫn được đảm bảo. Việc xét thưởng hay xử lý vi phạm

đều được công ty làm rõ theo hợp đồng đã ký kết giữa các bên tham gia. Việc tăng
lương, thưởng trợ cấp đối với những cá nhân có thành tích hoàn thành sớm tiến độ rất
được công ty quan tâm. Vì nhờ đó, năng suất lao động cũng như hiệu quả của công việc
được tăng lên. Bên cạnh đó, công ty cũng chú ý xử phạt nghiêm minh đối với các
trường hợp cố tình kéo dài tiến độ, làm thất thoát và lãng phí nguồn lực, gây thiệt hại
cho công ty.
1.3.3.2. Quản lý chất lượng dự án:
Trong quá trình quản lý dự án thì việc quản lý chất lượng là một khâu vô cùng quan
trọng. Đặc biệt hiện nay, vấn đề quản lý chất lượng các công trình xây dựng đang là
một vấn đề cấp bách, là mối quan tâm của toàn xã hội. Quản lý chất lượng dự án có thể
được hiểu là một quá trình hay hoạt động nhằm giám sát chất lượng của dự án, đảm bảo
cho dự án được hoàn thành đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng cũng như
chủ đầu tư.
Ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình đầu tư xây dựng, chất lượng công trình
xây dựng đã được hình thành. Nắm bắt được tầm quan trọng của vấn đề này, công ty cổ
phần xây dựng SHINEC đã quan tâm tới việc quản lý chất lượng ngay từ khi hình thành
ý tưởng từ trong khâu lập dự án, khảo sát, thiết kế… rồi đến khi thi công và đưa dự án
vào sử dụng khai thác. Cụ thể chính là sự thể hiện vào việc quản lý chất lượng các sản
phẩm dự án, chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng bản vẽ thiết kế…
Quản lý chất lượng dự án phải có sự tham gia của nhiều chủ thể bao gồm: chủ đầu
tư, nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế, thi công
xây dựng, sử dụng công trình… Nội dung của công tác này bao gồm ba hoạt động chính
sau: lập kế hoạch chất lượng dự án, đảm bảo chất lượng dự án, kiểm soát chất lượng dự
án.
► Về việc lập kế hoạch chất lượng dự án: đây là một bộ phận quan trọng của công
tác lập kế hoạch nói chung. Đây là việc xác định các tiêu chuẩn chất lượng cho dự án để
từ đó đề ra các phương pháp nhằm đạt được các tiêu chuẩn đó. Cụ thể về quản lý chất
lượng các dự án xây dựng, hệ thống các tiêu chuẩn đã được quy định rõ tại điều 2 Nghị
định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng căn
cứ theo Luật Xây dựng năm 2003. Công tác lập kế hoạch chất lượng dự án gồm những

công việc chi tiết như sau:
- Xây dựng các chiến lược, chính sách hay các chương trình, kế hoạch chất lượng.
- Trong từng giai đoạn, từng thời kỳ thực hiện dự án phải xác định những yêu cầu
chất lượng cần đạt.

×