Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cảm lạnh, ho và chảy nước mũi pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.65 KB, 8 trang )

Cảm lạnh, ho và chảy
nước mũi

Người ta ai cũng thỉnh thoảng bị cảm lạnh. Trên thực tế, cảm lạnh và
các nhiễm virus đường hô hấp khác chiếm tới 1/2 tổng số bệnh cấp tính.
Cảm lạnh không chỉ gây ho và ngạt mũi, mà còn đau họng, viêm hầu họng,
viêm thanh quản và viêm phế quản.
Cảm lạnh hay gặp nhất ở trẻ em. Trẻ thường bị trận cảm lần đầu tiên
trong năm đầu đời và đặc biệt dễ bị bệnh cho đến 6 tuổi, khi có miễn dịch.
Trung bình, một trẻ khỏe mạnh tuổi tiền học đường bị 6-8 trận cảm
lạnh/năm. Trẻ ở nhà trẻ, mẫu giáo có thể mắc nhiều hơn, tới 1 lần/tháng. Nói
chung, người lớn ít bị cảm lạnh hơn, khoảng 2-4 lần/năm.
Cảm lạnh thông thường là gì?
Đây là tình trạng nhiễm virus đường hô hấp trên, có thể do hơn 200
virus khác nhau gây ra, kể cả rhinovirus, một nhóm hay gây cảm lạnh thông
thường nhất, ảnh hưởng chủ yếu đến mũi họng.
Các triệu chứng của cảm lạnh khác nhau tùy theo loại virus gây bệnh
và thường xảy ra trong vòng 1-2 ngày sau khi nhiễm virus. Các triệu chứng
thường gặp bao gồm:
 Chảy nước mũi, tiến tới sung huyết mũi
 Hắt hơi
 Đau họng và khàn tiếng
 Ho
 Sốt nhẹ có thể kèm theo đau cơ và ớn lạnh
 Đau đầu
 Cản giác người không được khỏe
Khi nào cần đi khám
Một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường không cần phải đi khám bác sĩ
khi bị cảm lạnh thông thường, trừ phi có các triệu chứng sau xảy ra:
 Chán ăn đến mức từ chối uống nước
 Nôn


 Đau bụng
 Quấy khóc dai dẳng
 Ngủ bất thường
 Đau đầu dữ dội
 Khóc không dứt
 Đau họng
 Khó thở hoặc khó nuốt
 Hạch to
 Đau tai hoặc đau răng
 Mất nước
 Ho khạc đờm màu xanh hoặc vàng trên 10 ngày
 Sốt 39,5
o
C thất thường trong 24h
 Ớn lạnh
 Môi, da và móng tay xanh tím
 Đau mặt gần vị trí các xoang
 Phát ban ngoài da
Khi các triệu chứng trên kéo dài 1-2 tuần mà không cải thiện, thì cho
dù các triệu chứng cảm lạnh là điển hình, như ngạt mũi và ho, cần đi khám
bác sĩ. Cảm lạnh kéo dài hoặc tái phát có thể là một chỉ báo rằng trẻ bị
những bệnh nặng hơn như viêm xoang, nhiễm liên cầu, thủy đậu, dị ứng
hoặc hen, sẽ không khỏi nếu không được điều trị.
Điều trị nhằm làm cho người bệnh dễ chịu
Hiện không có thuốc giúp cảm lạnh mau khỏi. Với đa số các trường
hợp, tất cả những gì có thể làm là giúp trẻ thấy dễ chịu hơn và theo dõi các
biến chứng có thể xảy ra, gồm:
 Nghỉ ngơi
 Giữ ấm phòng, nhưng không nóng, với không khí được làm ẩm
bằng máy giữ ẩm hoặc xông hơi.

 Uống nhiều nước để làm loãng đờm
 Súc miệng bằng nước muối ấm vài lần/ngày để làm giảm đau
họng. Trẻ lớn có thể làm giảm viêm họng bằng kẹo cứng hoặc thuốc ho.
Nhưng không cho trẻ dưới 4 tuổi dùng kẹo cứng, thuốc ho hoặc viên ngậm
vì dễ bị hóc gây ngạt thở.
 Uống đồ uống ấm làm giảm ho và đau họng, giúp khạc đờm
 Mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ trong phòng, ngay cả khi trẻ
sốt hoặc ớn lạnh
 Bôi kem vùng da khô nẻ cạnh mũi
 Xì mũi thường xuyên
 Tránh stress và chú trọng nghỉ ngơi thư giãn
Các thuốc không kê đơn
Các thuốc không kê đơn thường không có hiệu quả làm giảm các triệu
chứng khó chịu của cảm lạnh và có thể có tác dụng phụ. Các thuốc giảm đau
thông thường như acetaminophen hoặc ibuprofen làm giảm các triệu chứng
sốt, đau đầu, các chứng đau mỏi nhẹ khác.
Cần thận trọng: kháng sinh và aspirin
Vì cảm lạnh là do nhiễm virus, nên kháng sinh không có tác dụng.
Kháng sinh chỉ có tác dụng khi bị nhiễm khuẩn.
Không cho trẻ em và trẻ vị thành niên (thậm chí tới 19 tuổi) dùng
aspirin khi bị nhiễm virus. Ở trẻ em, aspirin có thể gây hội chứng Reye, một
bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong tác động tới máu, gan và não. Vì
vậy, không được dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em.
Hiểu biết chung về cảm lạnh thông thường
Vẫn còn nhiều giai thoại về việc bằng cách nào trẻ có thể bị cảm lạnh,
như đứng ngoài mưa, hít phải không khí lạnh hoặc mất ngủ.
Virus gây bệnh có thể tồn tại trên bàn tay trong nhiều giờ và tiếp xúc
trực tiếp tay - tay là một đường lây truyền virus. Cảm lạnh cũng có thể lây
qua ho và hắt hơi.
Có thể thực hiện một số cách sau để làm hạn chế sự lan truyền virus:

Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn và
nước trong ít nhất 10-15 giây. Điều này đặc biệt quan trọng sau khi xì mũi.
Dạy trẻ che mũi và miệng khi ho và hắt hơi, vứt bỏ khăn giấy đã dùng
đúng chỗ.
Dạy trẻ tránh dụi mắt, mũi và miệng, vì virus dễ dàng truyền từ đầu
ngón tay sang niêm mạc.
Giữ nhà bếp và nhà tắm sạch sẽ, đặc biệt khi trong nhà có người bị
cúm.
Tìm nhà trẻ. mẫu giáo có thực hành vệ sinh hợp lý và qui định rõ ràng
về việc cho trẻ ốm nghỉ ở nhà. Bị cảm lạnh thường không khiến trẻ phải nghỉ
đi nhà trẻ, nhưng nếu tay, đồ chơi, đồ dùng được vệ sinh thường xuyên, số
trẻ bị cảm sẽ ít đi.
Nếu có thể, chọn trường có tỉ lệ 1 giáo viên trông 5 trẻ trở xuống.
Bệnh sẽ không biến mất sau một đêm
Cảm lạnh thông thường chỉ gây mệt mỏi. Với đa số các trường hợp,
phải đợi cho bệnh qua đi. Điều đó có nghĩa là thời gian, sự kiên nhẫn và sự
chăm sóc dịu dàng là những đồng minh vững chắc nhất trong việc điều trị.
Cúm A và B là 2 virus gây bệnh đường hô hấp theo mùa mà nên tiêm
phòng cho tất cả trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi, cũng như trẻ có vấn đề về
miễn dịch, tim hoặc phổi, mà bệnh hay gặp nhất là hen. Tuy nhiên, vaccin
không phòng ngừa được cảm lạnh thông thường.

×