Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 20 trang )

Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
PHẦN I. VẤN ĐỀ CHUNG
I MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN CỨU
- Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu thực tế đặc điểm địa lí tự nhiên khu
Đông Nam Bộ giúp nhưng ngươi trực tiếp giảng dạy củng cố kiến thức, cập nhật
thêm nhiều thông tin bổ sung vào nội dung bài giảng và vận dụng vào thực tiễn
cuộc sống.
- Nghiên cứu đặc điểm địa lí tự nhiên Đông Nam Bộ giúp cho giáo viên tăng
thêm vốn hiểu biết, hiểu sâu hơn về tự nhiên vùng Đông Nam Bộ nói chung và
tỉnh Tây Ninh nói riêng trong quá trình giảng dạy chương trình địa lí trung học
cơ sở .
- Nghiên cứu vùng tự nhiên Đông Nam Bộ còn có ý nghĩa hơn khi chúng ta vận
dụng kết quả nghiên cứu là tài liệu để giáo viên biên soạn bài giảng truyền tải
đến cho các em một cách sinh động, giúp các em hiểu biết vững chắc về điều
kiện tự nhiên của vùng, hiểu biết môi trường thiên nhiên xung quanh, có khả
năng nhận biết mối quan hệ giữa khai thác tài nguyên với việc bảo vệ môi
trường, từ đó các em biết ứng dụng những kiến thức cơ bản đó vào công việc lao
động sản xuất tại địa phương. Tiến xa hơn nữa giáo dục các em có ý thức và
việc làm tích cực góp sức mình vào quá trình xây dựng quê hương đất nước.
II GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu địa lí tự nhiên khu địa lí tự nhiên Đông Nam Bộ và liên hệ thực tế
tỉnh Tây Ninh
1. Vị trí địa lí, giới hạn của khu địa lí Đông Nam Bộ
2. Đặc điểm chung của khu địa lí Đông Nam Bộ
3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội.
4. Liên hệ thực tế của tỉnh Tây Ninh.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp thu thập, xử lí, phân tích – tổng hợp nguồn tài liệu.: Phương
pháp này sử dụng kết quả của việc thu thập tài liệu, quan sát thực địa, tiến hành
thực nghiệm, xử lí thông tin qua hệ thống phân tích – tổng hợp.


Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
1
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
PHẦN II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
1. Vị trí giới hạn của khu địa lí Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi khác
ngắn gọn được người dân miền Nam Việt Nam thường gọi là Miền Đông.
- Vùng Đông Nam Bộ gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương,
Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích vào loại
nhỏ so với các vùng khác ( 23.5 km
2
), chỉ chiếm 7.15 % diện tích cả nước.
 Cực Bắc là 12
0
17 B tại xã Bù Gia Mập, huyện Phước Long, tỉnh
Bình phước.
 Điểm cực Nam( trên đất liền) là 10
0
19 B ở phường 1, TP Vũng
Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
 Điểm cực Tây là 105
0
48 Đ ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh
Tây Ninh.
 Điểm cực Đông là 107
0
35Đ ở xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc,
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Đông Nam Bộ có huyện đảo Côn Đảo ( tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ) ở tọa độ
khoảng 8

0
42 B, 106
0
37Đ là huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
2
Bản đồ hành chánh vùng Đông Nam
Bộ
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
- Đông Nam Bộ có vị trí rất thuận lợi để mở rộng giáo lưu trong nước và quốc
tế, phát triển nền kinh tế mở, nhất là khi cớ sở hạ tầng giao thông vận tải được
nâng cấp, hiện đại hóa.
o Phía tây và tây bắc giáp Cam-pu-chia, giao lưu thuận lợi bằng các
tuyến quốc lộ 22 ( qua cửa khẩu Mộc Bài), quốc lộ 13 ( qua cửa
khẩu Hoa Lư).
o Phía đông bắc giáp Tây Nguyên, giao lưu không gặp trở ngại trên
các tuyến đường 14, đường 20.
o Phía đông giáp và Đông Nam giáp với Nam Trung Bộ và vùng Nam
biển Đông. Mặc dù chỉ có khoảng 180 km bờ biển nhưng với vùng
biển và thềm lục địa giàu tài nguyên, kinh tế biển có vai trò cực kì
quan trọng trong nền kinh tế Đông Nam Bộ.
o Phía Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long một vùng kinh tế
động lực của nước ta hiện nay.Việc giao lưu với đồng bằng sông
Cửu Long thuận lợi bằng các tuyến đường sông và đường quốc lộ
1A.
 Từ cơ sở VTĐL trên, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở chế biến của vùng
được bảo đảm nguồn nguyên liệu tốt. Cụm cảng Sài Gòn và Vũng Tàu là cửa
ngỏ cho vùng giao lưu với nước ngoài.
 Đông Nam Bộ nằm giữa Đông Nam Á chỉ đi bằng máy bay trong khoảng 2 –
3 giờ có thể tới tất cả các thủ đô trong Đông Nam Á. Trong t ương lai khi xây

dựng các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Á, Đông Nam Bộ sẽ là cửa ngỏ
thông ra biển của các nước láng giềng.
2. Đặc điểm chung của khu địa lí Đông Nam Bộ.
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
3
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên:
a. Địa chất - địa hình
Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng,
chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long với
những vùng đất đồi gò, lượn sóng. Phía Nam của vùng có độ cao trung bình từ
20 – 200 m, độ dốc phổ biến không quá 15o, rải rác một số ngọn núi trẻ, độ cao
địa hình thay đổi từ 200 - 600 m.
Cấu trúc địa chất cơ bản của khu gồm 3 tầng
+ Trên cùng là trầng đá bagian trẻ ( Q1 – 4 ) dày khoảng 100m, mặt
bị phong háo tạo thành lớp đất đỏ bagian dày
+ Lớp phù sa cổ , bị đá ong hóa mạnh
+ Dưới cùng là đá gốc cát kết, đá phiến, tuổi Cổ sinh và Trung sinh.
Các núi đá xâm nhập Granit xuất hiện trên mặt bán bình nguyên đất xám,
đất đỏ dưới dạng các núi đơn độc vươn cao trên đồng bằng như:
Núi chứa Chan cao 839m (Đống Nai)
Núi Bà Rá cao 736m (Bình Phước)
Núi Bà Đen cao 986m (Tây Ninh)
Nhìn từ xa bán bình nguyên đất đỏ bagian làm thành dãy đất cao và
dài chồng lên bề mặt đất xám phù sa cổ.
b. Khí hậu:
- Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của
một vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi
trong năm. Những diễn biến thất thường từ năm này qua năm khác rất nhỏ, ít có
thiên tai, không gặp thời tiết quá lạnh, ảnh hưởng của bão hạn chế.

- Trên vùng đất cao bán bình nguyên có lượng mưa trên 2000mm. Mùa
mưa từ tháng 5 – 10. Mùa khô 6 tháng, đã xuất hiện tháng hạn có lượng mưa
nhỏ hơn số đo nhiệt độ (P<t)
- Trên vùng đất thấp mưa dưới 2000mm. Từ vùng Bà Rịa Vũng Tàu
đến cửa sông Đồng Nai lượng mưa dưới 1500mm, mùa khô kéo dài 5 đến 6
tháng.
c. Sông ngòi:
Gồm các hệ thống sông như: Sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị
Vải…
- Hệ thống sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ ba Việt Nam.
- Mật độ sông ngòi tương đối thưc dưới 0.5 km / km
2
- Lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm, tương ứng khoảng 183 tỷ m3
-Trong vùng có hai hồ chứa lớn là Dầu Tiếng và Trị An dung tích khoảng
3,6 tỷ m3. Ngoài ra còn có một số hồ nhỏ ở phía Đông. Như vậy, tổng lượng
nước mặt dự trữ hiện tại hàng năm lên đến gần 4 tỷ m3.
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
4
Lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ.
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
- Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, có tiềm năng thủy điện Nước
ngầm ở độ sâu 10m đến 150 m, khai thác tốt là 40m – 70 m.
d. Thủy sản:
Đông Nam Bộ có tiềm năng thủy sản khá lớn gồm các nguồn lợi
hải sản, thủy sản nước lợ và nước ngọt. Thủy sản nuôi trồng và khai thác từ sông
hồ.
e. Thổ nhưỡng:
- Tổng quỹ đất tự nhiên của Đông Nam Bộ được chia thành 12
nhóm. Quan trọng nhất là ba nhóm đất có diện tích lớn và chất lượng tốt (đất
nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan và đất xám trên nền phù sa

cổ). Trong quỹ đất này, về cơ bản đã được đưa vào sử dụng, chỉ còn không đến
0,5 % đất chưa sử dụng.
- Loại đất chiếm diện tích lớn nhất trong khu Đông Nam Bộ là đất
xám bạc màu, sau đến đất đỏ Feralit màu nâu trên đá bagian. Còn tỉ lệ nhỏ là
loại đất đen, đất Feralit đỏ vàng trên các đá trầm tich, đất phù sa mới dọc theo
bãi sông, đất mặn và đất cát biển.
- Đất đỏ Bagian có độ dày lớn, đất sét pha, tỉ tệ sét cao 80%, nhưng
vẫn không bí nước vì cấu trúc tốt thoáng khí thông nước.
 Nhìn chung các loại đất phân bố tập trung thành những vùng lớn trên những
vùng đồi thấp lượn sóng ở Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai thích
hợp phát triển các cây công nghiệp dài ngày ( cao su, cà phê, điều ), cây ăn quả,
cây công nghiệp ngắn ngày ( đậu tương, lạc, mía, thuốc lá ) trên quy mô lớn.
Dọc theo thung lũng sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông La Ngà có đất phù sa
sông trồng cây lương thực , cây hoa màu…
f. Rừng
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
5
Hồ Dầu Tiếng Hồ Trị An
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
- Rừng tự nhiên phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, chủ yếu tập
trung ở Bình Dương và Bình Phước (272 nghìn ha), là nguồn cung cấp gỗ dân
dụng và gỗ củi cho thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long,
nguồn nguyên liệu cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Các tỉnh khác chỉ có dưới 100
nghìn ha, ít nhất là thành phố Hồ Chí Minh (6.700 ha).
- Khu vườn quốc gia Cát Tiên có giá trị du lịch và nghiên cứu lâm sinh
học.
- Ven biển có rừng ngập mặn
g. Khoáng sản:
Ở Đông Nam Bộ có 243 mỏ với quy mô từ nhỏ đến lớn. Tài nguyên
khoáng sản có ý nghĩa nhất là dầu khí với trữ lượng dự báo khoảng 4 - 5 tỉ tấn

dầu và 485 - 500 tỉ tấn m3 khí, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của ngành công
nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. Nguồn bôxít ở trong vùng cũng tương đối
lớn. Ngoài ra còn có đá quý, zircon, nguyên liệu làm vật liệu xây dựng như sét
cao lanh, đá xây dựng, đá ốp lát, đá ong, cát thủy tinh
h. Tài nguyên du lịch:
- Thiên nhiên đã ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long
Hải, Phước Hải, nơi nghỉ mát cuối tuần lý tưởng của nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh và các vùng phụ cận. Ngoài ra, Vũng Tàu còn là trung tâm lớn về lưu trú
và dịch vụ du lịch.
- Vấn đề cần quan tâm là giải quyết sự ô nhiễm môi trường biển do
các sản phẩm dầu mỏ gây ra trong quá trình khai thác và sử dụng.
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
6
Bãi trước Vũng Tàu
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
2.2 Về kinh tế - xã hội:
Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số vùng Đông Nam
Bộ là 14.025.387 người, chiếm 16,34% dân số Việt Nam , là vùng có tốc độ tăng
dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh
sống.
- Dân số Đông Nam Bộ có cơ cấu trẻ
- Tỉ lệ nữ là 51.1%, cao hơn mức
trung bình của toàn quốc ( 50.8%)
- Tỉ lệ biết chữ của dân số Đông Nam Bộ là 98%
- Mật độ dân số của Đông Nam Bộ là 465 người / km
2
, song dân cư
phân bố không đều giữa các tỉnh và thành phố. Có thể thấy rằng dân số tập tung
chủ yếu ở thành phố lớn, các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam.
Nguồn dân lực dồi dào có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất.

Có lực lực lượng lao động chuyên môn cao, công nhân tay nghề cao.
- Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hóa cao. Dân thành thị là
25% ( năm 2002) trong khi các vùng khác con số này dao động ở mức trên dưới
20 %.
- Tài nguyên văn hóa, lịch sử với các di tích ở Đông nam Bộ khá tập
trung và có mật độ cao nhất so với các vùng phía Nam.
- Là nơi có nền kinh tế hàng hóa phat triển sớm nên người dân năng
động và thích ứng nhanh với sự đổi mới kinh tế, đồng thời đây cũng là thị
trường tiêu thụ lớn của cả nước.
- Đây là vùng có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng phát triển
mạnh kết hợp với sự phát triển của mạng lưới đô thị  đã hình thành nhiều khu
công nghiệp và khu chế xuất lớn.
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp, đầu mối giao
thông và hoạt động dịch vụ phát triển mạnh nhất cả nước. Cảng sài Gòn là cửa
khẩu xuất khẩu tốt trong khu vực.
 Tuy nhiên bên cạnh những nguồn lực cơ bản đó vẫn còn những hạn chế
cần phải vượt qua:
- Dân cư tập trung quá nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh gây nhiều ảnh
hưởng tiêu cực trong xã hội và môi trường.
- Còn hạn chế trong việc xử lí chất thải các khu công nghiệp trong địa
bàn thành phố và các tỉnh lân cận.
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
7
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với
phát triển kinh tế xã hội.
3.1Vùng có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp :
Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công
nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.
- Vị trí địa lí thuận lợi:

+ Vùng nằm ở vị trí địa kinh tế độc đáo, trung tâm giao lưu, mang
ý nghĩa cả nước và cả khu vực Đông Nam Á; nằm trên các trục giao thông
quan trọng của cả nước, quốc tế và khu vực, có nhiều cửa ngõ vào - ra thuận
lợi, cả về đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không; có thành
phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất cả nước về kinh tế, công nghiệp,
thương mại, dịch vụ, khoa học - kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu
quốc tế lớn của cả nước; có Vũng Tàu là thành phố cảng và dịch vụ công
nghiệp nằm ở "Mặt tiền Duyên hải" ở phía Nam, là cầu nối và "cửa ngõ" lớn
giao lưu kinh tế với thế giới; Bình Dương, Biên Hoà và khu vực dọc theo
đường 51 có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp.
+ Vùng có lợi thế so sánh hơn nhiều vùng khác trong cả nước, lại
sớm nhận được chủ trương của Chính phủ phát triển khu công nghiệp và kết
cấu hạ tầng, do đó vùng có điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, điều kiện kinh
tế - xã hội phát triển hơn hẳn các vùng khác.
+ Vùng có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các
cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế, nguồn nhân lực dồi dào và
có kỹ năng khá nhất, do đó là địa điểm có môi trường đầu tư hấp dẫn nổi trội.
thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Các vùng lân cận cung cấp nguồn nguyên liệu và là thị trường
tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.
+ Có nguồn tài nguyên khoáng sản dầu khí ở thềm lục địa, đất sét,
cao lanh, tài nguyên rừng, tài nguyên nông sản dùng làm nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp chế biến tạo điều kiện cho vùng có khả năng phát triển
chuyên môn hoá cao, đồng bộ, có sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
+ Có tiềm năng thủy điện lớn trên sông Đồng Nai, Sông Bé.
+ Cư dân có kinh nghiệm về sản xuất hàng hóa, lực lượng lao
động có kĩ thuật cao.
- Một thế mạnh khác về sản xuất công nghiệp của vùng là năng lực
sản xuất thép, sản xuất phân bón và hoá chất, cơ khí lắp ráp và đặc biệt là năng
lực sản xuất các sản phẩm tiêu dùng như: Chế biến lương thực, thực phẩm, sản

xuất đồ uống, sản xuất thuốc lá và công nghiệp dệt, may, da và giả da. Trong
những năm gần đây, công nghiệp lắp ráp ô tô, lắp ráp xe máy, lắp ráp tivi và các
ngành điện tử tin học khác ở hầu hết các đại phương trong vùng đang phát triển
khá mạnh mẽ, sản phẩm không chỉ phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn đủ chất
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
8
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
lượng vươn ra xuất khẩu trên thị trường một số nước trong khu vực. Để thúc đẩy
công nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh và hiệu quả, các địa phương
trong vùng đã và đang thu hút xây dựng hàng loạt khu công nghiệp và khu chế
xuất, đồng thời có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như
nước ngoài.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó việc phát triển công nghiệp
vùng cũng còn những hạn chế :
+ Tình trạng cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp còn hạn
chế khi mùa khô kéo dài. Nhất là trong khu vực thành phố lớn thiếu nước sạch
sinh hoạt trong mùa khô vẫn còn xảy ra.
+ Cơ sở năng lượng phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu
cầu của công nghiệp.
+ Vấn đề về môi trường ở các khu công nghiệp tập trung vẫn
đáng quan tâm.
Hiện trạng phát triển:
- Là một vùng công nghiệp trọng yếu lớn nhất của cả nước, đã hình
thành và liên kết mạng lưới các khu công nghiệp tập trung và phát triển các
ngành công nghiệp mũi nhọn và cơ bản như: khai thác và chế biến dầu khí,
luyện cán thép, năng lượng điện, công nghệ tin học, hoá chất cơ bản, phân bón
và vật liệu làm nền tảng công nghiệp hoá của vùng kinh tế phía Nam và của cả
nước và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong thời
kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Vùng đã mở rộng, phát triển thêm các khu công nghiệp, khu đô thị
mới, nhất là sau khi có quyết định bổ sung thêm 3 tỉnh, tạo điều kiện giải toả
mật độ tập trung cao tại khu vực hạt nhân, đồng thời phát huy tác động đô thị
hoá và công nghiệp hoá của hạt nhân sang các tỉnh lân cận.
- Phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao tại thành phố Hồ
Chí Minh; hình thành các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương qua Biên Hòa, chạy dọc đường 51 tới Bà Rịa - Vũng Tàu, liên kết thành
mạng lưới các khu công nghiệp. Thực hiện song song với việc phát triển các
ngành công nghiệp cơ bản và mũi nhọn (như khai thác và chế biến dầu khí, năng
lượng điện, cơ khí chế tạo, luyện cán thép, công nghệ thông tin, hóa chất cơ bản
và vật liệu để làm nền tảng công nghiệp hóa các ngành kinh tế quốc dân) với
phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong nước và
xuất khẩu.
3.2Vùng có nhiều điều kiện để phát triển nông – lâm nghiệp
- Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao
quanh năm, ẩm và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày.
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
9
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
Vùng đất liền: Địa hình thoải, nhiều tiềm năng tự nhiên như đất
badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp với cây cao su, cây ăn
quả, thuốc lá, đậu tương, mía đường, khoai mì. Đây là vùng trồng cây công
nghiệp quan trọng của cả nước, cũng là thế mạnh của vùng. Ngoài ra ngành chăn
nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng áp dụng phương pháp chăn
nuôi công nghiệp
Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002
Cây công nghiệp Diện tích ( nghìn ha) Địa bàn phân bố chủ yếu
Cao su 281.3 Bình Dương, Đồng Nai
Cà phê 53.6 Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa –

Vũng Tàu
Hồ tiêu 27.8 Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Đồng Nai
Điều 158.2 Bình Dương, Đồng Nai
Vùng đã xây dựng nhiều chương trình thủy lợi kết hợp chương trình
thủy điện ( Sông Đồng Nai, sông La Ngà) để phục vụ nước tưới đặc biệt trong
mùa khô. Đặc biệt hồ Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay
rộng 270 km
2
, chứa 1.tỉ m
3
nước, đảm bảo tưới tiêu cho trên 170.000 ha đất
thường xuyên thiếu nước về mùa khô. Nhờ đó, diện tích đất trồng trọt tăng lên,
hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm cũng tăng và khả năng bảo đảm lương
thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.
 Vùng biển: Vùng biển và bờ biển Đông Nam Bộ có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Biển ấm, ngư trường rộng, hải
sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
10
Cao su Cà phê
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
năng dầu khí…là thế mạnh kinh tế cho các ngành khai thác dầu khí ở thềm lục
địa, đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ, du lịch biển.Trong năm những năm
vừa qua Bộ Thuỷ sản xây dựng và trình Chính phủ dự án xây dựng các trung
tâm giống, trung tâm chế biến thuỷ sản; hiện đại hoá các cơ sở chế biến thuỷ sản
tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai, chú trọng phát
triển khai thác, chế biến các dịch vụ nghề cá, tập trung đầu tư vào các phương
tiện đánh bắt ngoài khơi theo hướng hiện đại
 Đối với lâm nghiệp :

- Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn ven biển
- Diện tích rừng 532.600 ha, có ý nghĩa lớn trong việc phòng hộ , đảm bảo
cân bằng sinh thái vùng, giữ mực nước ngầm, tránh mất nước ở các hồ chứa
* Để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên của vùng :
- Về nông nghiệp: từng bước khai thác diện tích đất hoang hóa để sản
xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh thâm canh, mở rộng các vùng chuyên canh trên các
vùng đất thích hợp để tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa. Đưa tiến bộ khoa học
kỹ thuật và công nghệ mới cùng với các chính sách, cơ chế thích hợp để thúc
đẩy sản xuất. Đồng thời có kế hoạch, biện pháp phòng chống thiên tai, bão lụt.
- Về lâm nghiệp : phát triển lâm nghiệp, phủ xanh đất trống. đồi núi
trọc (tập trung ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai); tăng nhanh và sớm ổn định
rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt diện tích rừng ngập mặn của huyện Cần Giờ -
thành phố Hồ Chí Minh và ven theo biển của Bà Rịa - Vũng Tàu, chú trọng rừng
nguyên liệu giấy, rừng quốc gia và rừng đầu nguồn Trị An.
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
11
Dây chuyền chế biến bột cá
biển (Tân Tiến - Vũng Tàu)
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 7-2009 đạt
400 triệu USD, tăng hơn 80 triệu USD so với
tháng trước. Trong ảnh: phơi cá khô xuất khẩu
tại Nhà máy chế biến thủy hải sản Bình Thanh,
huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
 Đông Nam Bộ cũng gặp không ít khó khăn: Mùa khô kéo dài,
thiếu nước cho cây trồng, sinh họat, công nghiệp. Tuy nhiên Việc giải quyết
nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc
sông Đồng Nai và sông La Ngà cũng được thực hiện kết hợp với việc xây dựng
các công trình thuỷ điện trên sông Bé, sông Đồng Nai và sông La Ngà.
- Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản còn chịu nhiều sức ép. Biến đổi

khí hậu, nước mặn xâm nhập (đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long) ảnh hưởng
không nhỏ đến diện tích, sản lượng, chất lượng, tính ổn định của nuôi trồng.
Nhằm khắc phục các khó khăn trên và hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 đưa
diện tích nuôi trồng lên 890.000ha, cần phải qui hoạch, điều chỉnh nuôi trồng,
gắn sản xuất với thị trường, trước hết là qui hoạch, xây dựng hệ thống thủy lợi
đa mục tiêu cho vùng nước ngọt, nước lợ, phù hợp với kịch bản biến đổi khí hậu
- Trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ
thấp,vốn rừng trên vùng thượng lưu của các con sông cần được bảo vệ để tránh
mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm, đồng thời cần cứu các vùng
rừng ngập mặn đang bị triệt phá do lấy than củi và do nuôi thuỷ sản không có
quy hoạch tốt. Vườn quốc gia Cát Tiên cũng cần được bảo vệ nghiêm .
3.3 Vùng có nhiều điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển:
a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Khí hậu thuận lợi phát triển dầu khí,
du lịch.
- Có đường bờ biển dài nhiều đầm phá, của sông lớn là cơ sở nuôi trồng
thủy sản với quy mô lớn
- Tài nguyên sinh vật biển của vùng rất phong phú, nhiều loại thủy sản có
giá trị kinh tế cao: tôm hùm, cá cơm, cá ngừ, cá chích…
- Tài nguyên dầu khí vào loại phong phú nhất nhì cả nước có triển vọng
cho phát triển ngành khai thác dầu khí, các mỏ đã và đang khai thác như Bạch
Hổ, Đại Hung2l
Bể trầm tích Cửu Long có trữ lượng 2 – 3 tỉ tấn dầu quy đổi, hiện nay bể
trầm tích Cửu Long đã được đưa vào khai thác.
b. Điều kiện kinh tế xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động dồi dào, nhân dân có truyền thống đánh bắt
nuôi trồng thủy sản lâu đời và đức tính chịu khó trong lao động sản xuất
- Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật tương đối hoàn thiện với xí nghiệp chế
biến thủy sản , hệ thống cảng biển , khách sạn tiêu chuẩn quốc tế đã được xây

dựng.
* Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa rất lớn sẽ làm thay đổi
kinh tế của vùng, nâng cao vị trí của vùng trong sự phân công lao động theo lãnh
thổ của cả nước, tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu của vùng với cả nước và nước
ngoài.Hiện nay Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
12
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
tế biển. Kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh
tế của đất nước.
c. Hiện trạng phát triển kinh tế biển vùng Đông Nam Bộ:
- Sản lượng khai thác thủy sản chiếm tỉ trọng 11 % sản lượng thủy sản
của cả nước ( Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 232 nghìn tấn ). Đẩy mạnh việc nuôi
trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản xa bờ.
- Hệ thống cảng biển được xây dựng bao gồm cảng biển quốc tế và cảng
nội địa., cảng quốc tế có cảng Sài Gòn, cảng nội địa có càng Vũng Tàu.
- Khả năng khai thác chế biến khoáng sản có quy mô lớn nhờ vào nguồn
dầu khí chiếm giá trị tương đối cho xuất khẩu của cả nước.
- Về khai thác tài nguyên sinh vật biển: sản lượng đánh bắt 211 nghìn
tấn( 2008). Khả năng nuôi trồng thủy sản nổi trội hơn do ít chịu ảnh hưởng của
thiên tai, sản lượng cá nuôi 2005 là 46.248 tấn lớn gấp 6 lần so với vùng duyên
hải Nam Trung Bộ. ( 7.446 tấn ). Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thủy sản
lớn nhất nước ta.
- Về phát triển giao thông biển: Đông Nam Bộ có số lượng cảng biển ít
nhưng cảng biển có quy mô lớn như cảng quốc tế Sài Gòn, cảng Vũng Tàu. Ở
đây có nhiều cơ sở đóng sửa tàu biển hiện đại.
- Về phát triển du lịch biển: Ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn
của vùng, vùng đã và đang đầu tư tổ chức quy hoạch các bãi tắm hợp lí, chất
lượng cao. Phát triển những điểm trên đảo và quần đảo kết hợp nhiều chức năng
mục đích như du lịch sinh thái, .bơi lội, thể thao

4.Liên hệ thực tế của địa phương.
- Tây Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, Tây Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành một
tỉnh phát triển kinh tế năng động. Tây Ninh có diện tích tự nhiên 4.029,6 km2
(số liệu thống kê 2003)
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
13
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
4.1 Vị trí địa lý:
Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ, tọa độ từ 10°57’08’’ đến
11°46’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105°48’43” đến 106°22’48’’ kinh độ Đông.
Phía Tây và Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh
Bình Dương, Bình Phước.
Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, là tỉnh chuyển
tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long.
Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm
Pênh, Vương quốc Cam pu chia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng
trọng điểm kinh tế phía Nam
4.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Đặc điểm địa hình và khoáng sản:
Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu
Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của
vùng đồng bằng. Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất
Nam Bộ (986 m). Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, rất
thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng.
Về khoáng sản của Tây Ninh, chủ yếu thuộc nhóm khoáng sản phi
kim loại như: than bùn, đá vôi, cuội, sỏi, cát, sét và đá xây dựng.
+ Than bùn có trữ lượng 16 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theo sông
Vàm Cỏ Đông, chất lượng rất tốt, dùng để chế biến phân vi sinh phục vụ sản
xuất nông nghiệp để cải tạo đất.

+ Đá vôi có trữ lượng khoảng 100 triệu tấn. Cuội, sỏi, cát có trữ
lượng khoảng 10 triệu m
3
.
+ Đất sét dùng để sản xuất gạch ngói có trữ lượng khoảng 16 triệu
m
3
, được phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.
+ Đá laterit có trữ lượng khoảng 4 triệu m
3
và đá xây dựng các loại
có trữ lượng vào khoảng 1.300 – 1.400 triệu m
3
, phân bố chủ yếu ở núi Phụng,
núi Bà huyện Hòa Thành.
+ Tây Ninh có một số mỏ nước khoáng thiên nhiên, trong đó, mỏ
nước khoáng ở xã Ninh Điền, huyện Châu Thành đã được thăm dò chi tiết, được
Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước cấp giấy phép khai thác.
Hiện nay nhà máy nước khoáng Ninh Điền có công suất 11.000 lít/ngày đang
được triển khai xây dựng .
- Khí hậu
+ Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa
mưa và mùa khô. Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và
tương phản rất rõ với mùa mưa ( từ tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào,
nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40°C,
lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng. Mặt
khác Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố
bất lợi khác.
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
14

Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.200 mm, độ ẩm trung
bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hoà trong
năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào
mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô.
- Đất đai
+ Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Tây Ninh có 5 nhóm đất chính với 15 loại khác nhau.
Nhóm đất xám chiếm tỉ trọng lớn nhất ( hơn 84 % tổng diện tích) và là tài
nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp, thích hợp trồng các
loại cây công nghiệp ( như lạc, mía, cao su, và cây ăn quả). Ngoài ra còn có
nhóm đất phèn, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất phù sa, nhóm đất than bùn.
- Thủy văn
Tây Ninh là nơi có nhiều mưa, đây là nguồn nước dồi dào nuôi dưỡng
hệ thống sông ngòi, tạo cho chúng có dòng chảy trung bình khá lớn từ 20 – 30 1/
s/km
2
. Lượng nước trong năm thay đổi theo mùa rõ rệt, mùa lũ tương ứng với
mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô trong năm, đó cũng là diễn biến
chung của sông ngòi Đông Nam Bộ.
Sông ngòi Tây Ninh chủ yếu bắt nguồn từ Campuchia với tổng số
chiều dài 460km. Mật độ lưới sông vào loại thấp so với nhiều nơi khác. Ở Tây
Ninh có hai con sông chính :
+ Sông Sài Gòn chảy theo hướng đông bắc – tây nam chiều dài
khoàng 280 km, trong đó có 135 km chảy trên lãnh thổ Tây Ninh.
+ Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ cùng đồi cao tr6en đất
Campuchia, chảy qua tỉnh theo hướng tây bắc - đông nam, chiều dài 220 km ,
trong đó có 151 km chảy qua tỉnh Tây Ninh
Ở thượng lưu sông Sài Gòn có hồ Dầu Tiếng được xây dựng với mục
tiêu làm thủy lợi. Đây là công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam. Diện tích mặt hồ

rộng 27nghin2 ha, trong đó phần thuộc Tây Ninh là gần 16.7 nghìn ha, dung tích
hữu ích khoảng 1.45 tỉ m
3
- Sinh vật:
Tài nguyên rừng:
Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do bị tàn phá trong
chiến tranh trước đây, đại bộ phận rừng thuộc dạng rừng thưa khô, rừng hỗn
giao tre nứa và cây gỗ. Diện tích rừng còn khoảng 40.025 ha (kiểm kê rừng năm
1990).Theo qui hoạch tổng quan lâm nghiệp, rừng và đất để trồng rừng khoảng
70.000 ha/diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
Tây Ninh từng là căn cứ của Trung ương cục miền Nam nên rừng
đã bị tàn phá nhiều, thảm rừng nguyên sinh hầu như không còn. Hiện nay rừng
đã bị suy giảm nhiều cả về số lượng và chất lượng. Diện tích đất có rừng che
phủ chỉ khoảng 10% diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng thứ sinh và rừng trồng.
 Động vật
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
15
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
- Do việc săn bắn thú và phá rừng tự nhiên, Tây Ninh không còn
các loài thú lớn. Hiện nay, chỉ còn một số loài động vật thông thường như : nai,
heo rừng, báo, nhím, culi, khỉ, vọoc, chồn, cheo cheo, tê tê, sóc bay, trăn đất, tắc
kè, thằn lằn núi…. Tuy nhiên số lượng cá thể còn ít và có nguy cơ bị tiêu diệt do
mất dần không gian cư trú.
- Ngày 15.5.2010, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi kết
hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát tổ chức thả 45,5 kg thú
rừng các loại về rừng tại Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Vườn quốc gia Lò Gò –
Xa Mát. Trong đó, có 4 cá thể Tê tê hay còn gọi là Trút (tên khoa học là Manis
javanica), 1 cá thể Kỳ đà hoa (tên khoa học Varanus salvator), 1 cá thể Khỉ mặt
đỏ (tên khoa học là Macaca arctoides), và 2 cá thể Khỉ đuôi lợn (tên khoa học
là Macaca nemestrina).

4.3. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Tây Ninh
- Khí hậu: Tây Ninh thuộc đới gió mùa cận xích đạo có mùa khô rõ rệt
kéo dài. Hàng năm lãnh thổ nhận được lượng bức xạ mặt trời phong phú với
tổng lượng bức xạ cao. Đó là cơ sở tạo cho lãnh thổ có nền nhiệt cao ( nhiệt
trung bình năm là 27
0
C ) Lượng mưa trung bình năm 1.886mm, một mùa mưa
và một mùa khô sâu sắc. Với chế độ nhiệt ẩm như trên tạo cho Tây Ninh những
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
16
Khỉ đuôi lợn vừa được thả vào
rừng
Thả động vật rừng quý hiếm về Vườn
QG Lò Gò – Xa Mát . Ảnh : Chuẩn bị
thả Tê tê vào rừng
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp đa dạng, đặc biệt các cây ăn quả
cây, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc. Tây Ninh là tỉnh có
nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào, chất lượng tốt. Hiện sản lượng mía của tỉnh
đạt trên 1,6 triệu tấn/năm, khoai mì trên 800.000 tấn/năm và sản lượng mủ cao
su khai thác đạt trên 30.000 tấn/năm. đặc biệt là lĩnh vực chế biến nông sản trở
thành công nghiệp mũi nhọn,
Hạn chế chủ yếu của yếu tố khí hậu đối với sản xuất và đời sống là sự
biến động phân hóa chế độ nhiệt ẩm rõ rết theo mùa, sự tương phản khá sâu sắc
giữa mùa khô và mùa mưa.
Ví dụ:
Trong năm có tới 80% - 90% tổng lượng mưa tập trung vào muà mưa
( từ tháng V đến tháng XI ). Mỗi tháng như vậy có tới 20 ngày mưa với
lượng mưa bình quân là 200mm – 250mm khiến cho nhiều khi khá thừa ẩm.

Mùa mưa có cường độ lớn gây xói mòn, rửa trôi , mạnh nhất là những nới có
thảm thực vật trơ trụi độ dốc lớn ( khu vực núi Bà Đen) .
Ngược lại, vào mùa khô ( từ tháng XII – Vi năm sau ) rất ít mưa, có khi
3 tháng liền không có mưa gây hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
- Nhóm đất xám là tài nguyên quan trọng nhất tạo điều kiện thúc đấy
phát triển nông nghiệp của tỉnh . Quỹ đất được khai thác phục vụ đời sống và
sản xuất khá cao. Số đất này chiếm tới 91.9 % lãnh thổ của tỉnh. Huyện có diện
tích đất sử dụng vào việc trồng cây lương thực nhiều nhất là huyện Trãng Bàng (
39.6 nghìn), rồi đến huyện Châu Thành ( 30.8 nghìn), huyên Bến Cầu ( 25.7
nghìn). Sử dụng trồng mía nhiều nhất là huyện Tân Châu ( 13.71 ha), Tân Biên (
9.2 ha)
- Nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên
địa bàn toàn tỉnh, với chiều dài của toàn bộ hệ thống 617 km, trung bình 0,11
km/km
2
và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.
Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m
3
và 1.053 tuyến kênh
có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục
vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt
tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp.Bên cạnh đó, Hồ Dầu Tiếng có ảnh
hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường ,
đến sự phát triển ngư nghiệp và du lịch của tỉnh
Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch; tạo ra một mạng lưới
thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km
2
.
Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên

địa bàn tỉnh - Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác được 50 – 100 ngàn
m
3
/giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho
sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
17
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
- Hạn chế: do mưa nhiều nên lượng mưa phân bố không đều trong năm:
Mùa mưa gây ngập úng ở vùng ven sông, vùng trũng, ngược lại màu khô thiếu
nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Rừng của Tây Ninh mang nhiều đặc tính sinh thái của rừng nhiệt đới
miền Đông Nam Bộ với thực vật rừng đa dạng gồm nhiều chủng loại.Trong số
này điển hình là các cây họ dầu chiếm ưu thế như kiền kiền, săng lẻ ngoài ra
còn có một số loại cây khác như dáng hương, trắc, cẩn lai, gỗ đỏ, mun, huỳnh
đường thuận lợi phục phụ cho ngành khai thác lâm nghiệp của tỉnh nhà.
Hiện nay diện tích rừng đã bị suy giảm,tuy nhiên so với năm 1993 diện tích rừng
sau 10 năm đã tăng lên gần 10 nghìn ha. Đây là một cố gắng lớn của tỉnh nhà
trong việc phục hồi tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn và rừng phòng
hộ cho hai dòng sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông cho công trình thủy lợi hồ Dầu
Tiếng.
Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá X đã ra Nghị quyết về Dự án trồng mới
5 triệu ha rừng với mục đích chính của dự án là tăng độ che phủ của rừng ở nước
ta đạt 43% vào năm 2010
Hạn chế :Mùa khô năm nay nắng hạn gay gắt và kéo dài, gây ảnh
hưởng nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp và hết sức khó khăn cho công tác
phòng chống cháy rừng.
- Du lịch: Hấp dẫn du khách với cảnh quan thiên nhiên sinh động gắn với
chùa chiền, lễ hội, đặc biệt có hệ thống cáp treo núi Bà Tây Ninh, công trình cáp
treo đầu tiên của nước ta hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Hàng năm,

Khu di tích Lịch sử Văn hóa Núi Bà Tây Ninh đón tiếp hàng triệu lượt khách
đến tham quan, vãn cảnh và hành hương.
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
18
Cáp treo núi Bà Tây Ninh
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức.Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam ( Phần
địa cương). NXBGD, năm 2003.
2. Nguyễn Minh Tuệ, ( Chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, Địa lí kinh tế
- xã hội đại cương. NXBD(GHSP, 2006.
3. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Phú. Địa kinh tế - xã
hội Việt Nam. NXBĐHSP, 2006.
4. Lê Thông (chủ biên ). Địa lí các tỉnh, thành phố, tập 5 ( các tỉnh, thành phố
cực NamTRung Bộ và Đông Nam Bộ). NXBGD, 2005.
5. Nguyễn Ngọc Dũng (chủ biên). Địa lí Tây Ninh giảng dạy trong trường phổ
thông. NXBGD, 1999.
6. Các trang Web:
- www.diendankienthuc.net
- www.vi.wikipedia.org.vn
- www.vietbao.vn
- www.tayninh.org.vn
- www.baotayninh.com.vn
Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
19
Tìm hiểu đặc điểm địa lí tự nhiên địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ
MỤC LỤC
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Trang 1
I. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu thực địa Trang 1
II. Giới hạn nghiên cứu. Trang 1

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH Trang 2
1. Vị trí, giới hạn của khu địa lí Đông Nam Bộ Trang 2
2. Đặc điểm chung của khu địa lí Đông Nam bộ Trang 3
3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trang 7
4. Liên hệ thực tiễn Tây Ninh. Trang 13
Tài liệu tham khảo Trang 19
Mục lục Trang 20.

Sinh viên thực hiện: Phan Vũ Minh Đan Trang
20

×