Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TAP DOC TUAN 16 - 18.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.58 KB, 27 trang )

Tiết: 51, 52
Ngày dạy: 7/12/09 Tuần 16
Đôi bạn
I/ Mục tiêu:
A.Tập đọc:
1.Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ mới: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của
người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc
gian khổ, khó khăn.
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng, rành mạch. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần,
thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai: sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, ,
vùng vẫy, tuyệt vọng, hốt hoảng,
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật ( lời kêu
cứu, lời bố ).
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 ( HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 5 )
3. Thái độ: Giáo dục HS tình cảm bạn bè.
B.Kể chuyện:
1.Kiến thức:
- Kể được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
2. Kĩ năng:
- HS kể lại đúng nội dung của từng đoạn câu chuyện theo gợi ý ( HS khá giỏi kể lại
được toàn bộ câu chuyện.
- Kể tự nhiên, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
3. Thái độ: Giáo dục HS tình cảm bạn bè.
II/ Chuẩn bị:
GV: Tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn,
HS: Xem bài ở nhà.


III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS TG
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
- GV gọi 3 HS đọc bài và hỏi các câu hỏi SGK
- GV nhận xét, cho điểm, nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
 Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm.
- GV treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi:
+ Tranh vẽ gì ?
- GV liên hệ, giới thiệu, ghi tựa
 Luyện đọc:
 GV đọc mẫu toàn bài:
- GV đọc mẫu với giọng đọc phù hơp với lời
nhân vật.
 GV hướng dẫn HS luyện đọc:
* Đọc từng câu:
- GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng câu. GV
- 3 HS đọc, HS trả lờicâu hỏi.
- HS quan sát và trả lời
- HS lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
5’
2’
 
110
và HS chú ý theo dõi.
- GV gọi HS nhận xét về cách phát âm, GV
hướng dẫn HS đọc lại các từ HS đọc sai. GV cho

HS luyện đọc thêm một số từ khó: sơ tán, san sát,
nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, vùng vẫy, tuyệt
vọng, hốt hoảng,
* Đọc từng đoạn:
- GV nói bài chia làm 3 đoạn.
+ GV gọi HS đọc đoạn 1.
- Đoạn 1 đọc giọng như thế nào? Ngắt nghỉ hơi ra
sao?
- GV gọi HS đọc lại đoạn 1.
- GV cho HS giải nghĩa từ: sơ tán, sao sa.
+ GV gọi HS đọc đoạn 2.
- Đoạn 2 đọc giọng như thế nào?
- GV gọi HS đọc lại đoạn 2.
- GV cho HS giải nghĩa các từ:, công viên, tuyệt
vọng.
+ GV gọi HS đọc đoạn 3.
- Câu nói của bố em đọc như thế nào?
- GV gọi HS đọc lại đoạn 3.
- Gọi 3 HS đọc lại 3 đoạn của bài.
* Đọc đoạn trong nhóm:
- GV cho HS đọc theo nhóm ba.
- GV cho 1 nhóm HS đọc trước lớp
- Gọi HS nhận xét
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Nhận xét từng bạn về cách phát âm, cách
ngắt, nghỉ hơi
- Luyện đọc từ khó.
- HS đọc đoạn 1.
- Giọng người dẫn chuyện thong thả, nhẹ
nhàng, ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, dấu

phẩy
- HS đọc lại đoạn 1.
- HS giải nghĩa từ trong SGK.
- HS đọc đoạn 2.
- Người dẫn chuyện gấp, hồi hộp, cậu bé thất
thanh, hốt hoảng.
- HS đọc lại đoạn 2.
- HS giải nghĩa từ trong SGK
- HS đọc đoạn 3.
- HS nêu cách đọc.
- HS đọc lại đoạn 3.
- 3 HS đọc lại 3 đoạn của bài.
- HS đọc theo nhóm ba.
- 1 nhóm HS đọc trước lớp
- HS nhận xét
- HS đọc lại toàn bài.
30’
-
Tiết 2
 Hướng dẫn tìm hiểu bài;
- GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và hỏi:
1.Thành và Mến kết bạn vào dịp nào ?
- GV giảng thêm: Thời kì những năm 1965 –
1973, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, nhân
dân thủ đô và các thành phố, thị xã ở miền Bắc đều
phải sơ tán về nông thôn. Chỉ những người có
nhiệm vụ mới ở lại.
2. Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì
lạ?
- GV cho HS đọc thầm đoạn 2 và hỏi:

+ Ở công viên có những trò chơi gì ?
3.Ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng
khen ?
+ Qua hành động này, em thấy Mến có đức
tính gì đáng quý ?
- GV giảng: Cứu người sắp chết đuối phải rất
thông minh, khôn khéo, nếu không có thể gặp
- HS đọc thầm.
- Thành và Mến kết bạn từ ngày nhỏ, khi giặc
Mỹ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải
rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
- Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có
nhiều phố, phố nào cũng nhà ngói san sát, cái
cao cái thấp không giống nhà ở quê, những
dòng xe cộ đi lại nườm nượp, ban đêm, đèn
điện lấp lánh như sao sa.
- HS đọc thầm.
- Ở công viên có những trò chơi cầu trượt, đu
quay
- Nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống
hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
- Qua hành động này, em thấy Mến có đức
tính dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn
rất khéo léo trong khi cứu người.
TG
 
111
nguy hiểm vì người sắp chết đuối do quá sợ hãi sẽ
túm chặt lấy mình làm mình cũng bị chìm theo.
Bạn Mến trong truyện rất biết cách cứu người nên

đã khéo léo túm tóc cậu bé suýt chết đuối, đưa
được cậu vào bờ. Do đó, các em cần cẩn thận khi
tắm hoặc chơi ở ven hồ, ven sông.
- GV cho HS đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
4. Em hiểu câu nói của người bố như thế nào ?
- GV chốt: Câu nói của người bố ca ngợi phẩm
chất tốt đẹp của những người sống ở làng quê,
những người sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có
khó khăn, không ngần ngại khi cứu người.
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi:
5. Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ
chung của gia đình Thành đối với những người đã
giúp đỡ mình ?
- GV chốt: Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng
vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành …người nông
dân.
- GV gọi HS nêu nội dung bài, gọi 2 HS đọc
 Luyện đọc lại :
- GV chọn đọc mẫu đoạn 2 trong bài và lưu ý HS
đọc đoạn văn.
- GV hướng dẫn HS đọc phân biệt lời dẫn chuyện
và lời các nhân vật ( lời kêu cứu )
- GV cho 2 HS thi đọc đoạn 2
- GV cho 2 HS thi đọc cả bài
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân đọc
hay
 Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện
theo tranh.
- Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài
- GV chia lớp thành nhiều nhóm 3, cho HS kể

chuyện theo nhóm, dựa vào gợi ý
- GV gọi 1, 2 nhóm HS lần lượt kể trước lớp, mỗi
HS kể lại nội dung từng đoạn.
- GV cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong
từng đoạn với yêu cầu: Về nội dung, về diễn đạt,
về cách thể hiện .
- GV khen ngợi những HS có lời kể sáng tạo.
- GV cho 1, 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-
- HS đọc thầm.
- Câu nói của người bố ca ngợi phẩm chất tốt
đẹp của những người sống ở làng quê.
- HS thảo luận nhóm 2 và trả lời
- Bố Thành về lại nơi sơ tán trước đây đón
Mến ra chơi. Thành đưa Mến đi khắp thị xã.
Bố Thành luôn nhớ gia đình Mến và có những
suy nghĩ rất tốt đẹp về người nông dân.
- HS đọc
- HS lắng nghe.
- HS thi đọc đoạn 2
- 2 HS thi đọc cả bài
- Bạn nhận xét
- Học sinh đọc lại yêu cầu bài
- HS kể chuyện theo nhóm 3
- 1, 2 nhóm HS lần lượt kể
- Cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong
từng đoạn .
- 1, 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

4. Củng cố, dặn dò: ( 1’ )

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và tập trả lời câu hỏi trong SGK.
- Luyện đọc trước bài: Về quê ngoại.
* Nhận xét:



* Rút kinh nghiệm :

 
112




Tiết: 53
Ngày dạy: 10/12/09
Về quê ngoại
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được các từ ngữ được chú giải trong bài : hương trời, chân đất
- Hiểu nội dung chính của bài thơ: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh
đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân đã làm ra lúa gạo.
2.Kĩ năng:
 
113
- Đọc đúng, rành mạch. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương
dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi,
mát rợp, thuyền trôi, ,
- Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ lục bát.
- Trả lời được các câu hỏi SGK, thuộc 10 dòng thơ đầu.

3.Thái độ: Giáo dục HS tình cảm yêu quý nông thôn.
II/ Chuẩn bị:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn
hướng dẫn luyện đọc và học thuộc lòng.
HS: Xem bài ở nhà.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS TG
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
- GV gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: “Đôi
bạn” và trả lời các câu hỏi trong SGK
- GV nhận xét, cho điểm.
- GV nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
 Giới thiệu bài:
- GV treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
- GV liên hệ, giới thiệu, ghi tựa.
 Luyện đọc:
 GV đọc mẫu bài thơ:
GV đọc mẫu bài thơ với giọng tha thiết tình cảm
GV hướng dẫn HS luyện đọc
* Đọc từng câu:
- GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng câu. GV và HS
chú ý theo dõi.
- GV gọi HS nhận xét về cách phát âm, GV hướng
dẫn HS đọc lại các từ HS đọc sai. GV cho HS luyện
đọc thêm một số từ khó: ríu rít, rực màu rơm phơi,
mát rợp, thuyền trôi, quê ngoại
* Đọc từng đoạn:

- GV chia bài đọc làm 2 khổ thơ
+ Khổ 1: 6 dòng thơ đầu
+ Khổ 2: 4 dòng thơ giữa.
+ Khổ 3: 6 dòng thơ cuối
+ GV gọi HS đọc khổ 1
- GV hướng dẫn HS nhấn giọng các từ: mê, trăng và
ngắt nhịp câu thơ
- Gọi 1 HS đọc lại khổ 1
- GV cho HS giải nghĩa các từ: quê ngoại, hương
trời.
+ GV gọi HS đọc khổ 2
- GV hướng dẫn HS ngắt giọng cho đúng nhịp các
câu thơ và nhấn giọng các từ: rực màu rơm phơi, mát
rợp.
- Gọi 1 HS đọc lại khổ 2
+ GV gọi HS đọc khổ 3
- GV hướng dẫn HS ngắt giọng cho đúng nhịp các
- HS nối tiếp nhau kể
- HS quan sát và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài.
- Nhận xét, luyện đọc từ.
- HS đọc khổ 1
- HS đọc lại khổ 1
- HS giải nghĩa từ như SGK.
- HS đọc khổ 2
- HS nêu cách ngắt giọng.
- HS giải nghĩa từ như SGK.
- HS đọc lại khổ 2
- HS đọc khổ 3

5’
2’
16’
 
114
câu thơ
- Gọi 1 HS đọc lại khổ 3
- GV cho HS giải nghĩa các từ: chân đất
* Đọc đoạn trong nhóm:
- GV cho HS đọc đoạn theo nhóm 3.
- GV gọi 1 nhóm đọc bài
- GV cho cả lớp đọc bài thơ.
 Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV cho HS đọc thầm khổ 1, hỏi:
1. Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ? Câu nào cho em
biết điều đó ?
2. Quê ngoại bạn ở đâu ?
3. Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?
- GV: Ban đêm ở thành phố nhiều đèn điện nên
không nhìn rõ trăng như đêm ở nông thôn. Môi
trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp
đẽ và đáng yêu. Các em cần yêu quý và gìn giữ
những cảnh đẹp đó.
- GV cho HS đọc thầm khổ 2, hỏi:
4. Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt
gạo?
+ Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ
có gì thay đổi ?
- GV: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm
cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân đã

làm ra lúa gạo.
 Học thuộc lòng bài thơ:
- GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho HS đọc.
- GV cho HS đọc thuộc 10 dòng thơ đầu
- GV xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu
của mỗi dòng thơ .
- GV gọi từng dãy HS nhìn bảng đọc thuộc lòng từng
dòng thơ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
- GV cho HS thi học thuộc lòng bài thơ. Cho cả lớp
nhận xét.
- GV cho HS thi học thuộc cả khổ thơ qua trò
chơi:“Hái hoa” HS lên hái những bông hoa mà GV
đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi
khổ thơ
- GV cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay
- HS đọc lại khổ 3
- HS đọc đoạn theo nhóm 3
- 1 nhóm đọc bài
- HS đồng thanh
- HS đọc thầm
- Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê. Câu
thơ cho em biết là: Ở trong phố chẳng bao
giờ có đâu.
- Quê ngoại bạn ở nông thôn.
- Bạn nhỏ thấy ở quê có đầm sen nở ngát
hương / gặp trăng gặp gió bất ngờ / con
đường đất rực màu rơm phơi / bóng tre mát
rợp vai người / vầng trăng như lá thuyền
trôi êm đềm.

- Bạn nhỏ ăn hạt gạo đã lâu, nay mới gặp
những người làm ra hạt gạo. Họ rất thật
thà. Bạn thương họ như thương người ruột
thịt, thương bà ngoại mình.
- Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn
nhỏ yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con
người sau chuyến về thăm quê.
- HS lắng nghe
- HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn
của GV
- Mỗi HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến
hết
- HS mỗi tổ thi đọc tiếp sức
- HS hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ.
- 2 HS thi đọc
- Lớp nhận xét
10’
8’
4.Củng cố, dặn dò: ( 1’ )
- Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ. Tập trả lời lại các câu hỏi.
- Luyện đọc trước bài: Mồ Côi xử kiện.
* Nhận xét:
 
115



* Rút kinh nghiệm :



Tiết: 54, 55
Ngày dạy: 28/12/09 Tuần 17
Mồ Côi xử kiện
I/ Mục tiêu:
A.Tập đọc:
1.Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ mới: công đường, bồi thường
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng, rành mạch, trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó: vùng quê
nọ, , vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, giãy nãy, trả tiền, lạch cạch, phiên xử,
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật ( chủ quán,
bác nông dân, Mồ Côi ).
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
3. Thái độ: Giáo dục HS tính khiêm tốn, thật thà.
B.Kể chuyện:
1.Kiến thức:
- Kể lại từng đoạn của câu chuyện Mồ Côi xử kiện dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ
2. Kĩ năng:
 
116
- HS kể đúng nội dung từng đoạn của câu chuyện Mồ Côi xử kiện dựa vào trí nhớ và
tranh minh hoạ ( HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện. )
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính khiêm tốn, thật thà.
II/ Chuẩn bị:
GV: tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn,
HS: SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS TG
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
- GV gọi 3 HS đọc bài, trả lời các câu hỏi trong SGK và
gọi 1 HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm, nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
 Giới thiệu bài:
- GV treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi:
+ Tranh vẽ gì ?
- GV liên hệ, giới thiệu, ghi bảng.
 Luyện đọc:
 GV đọc mẫu toàn bài:
- GV đọc mẫu với giọng đọc phù hợp với lời nhân vật :
+ Giọng kể của người dẫn chuyện: khách quan
+ Giọng chủ quán: vu vạ, thiếu thật thà
+ Giọng bác nông dân: phân trần, thật thà khi kể lại
sự việc, ngạc nhiên, giãy nảy lên khi nghe lời phán của
Mồ Côi đòi bác phải trả tiền cho chủ quán
 GV hướng dẫn HS luyện đọc câu kết hợp
luyện đọc từ.
* Đọc từng câu.
- GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng câu. GV và HS
chú ý theo dõi.
- GV gọi HS nhận xét về cách phát âm, GV hướng dẫn
HS đọc lại các từ HS đọc sai. GV cho HS luyện đọc
thêm một số từ khó: vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương
thơm, giãy nãy, trả tiền, lạch cạch, phiên xử,
* Đọc từng đoạn:
+ GV gọi HS đọc đoạn 1.

- GV cho HS giải nghĩa từ: công đường, Mồ Côi

- GV gọi HS đọc lại đoạn 1.
+ GV gọi HS đọc đoạn 2.
- GV gọi HS nêu cách ngắt, nghỉ hơi
- GV hướng dẫn HS đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời
các nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi). GV uốn
nắn cách đọc cho HS.
- GV gọi HS đọc lại đoạn 2.
+ GV gọi HS đọc đoạn 3.
- GV cho HS giải nghĩa từ: bồi thường
- GV gọi HS đặt câu với từ bồi thường
- 3 HS đọc
- HS trả lời
- HS quan sát và trả lời
- HS lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
- HS luyện phát âm từ khó.
+ GV gọi HS đọc đoạn 1
- HS giải nghĩa từ trong SGK.
Chàng trai mất cả cha lẫn mẹ nên có tên
là Mồ Côi
-HS đọc lại đoạn 1.
+ HS đọc đoạn 2.
- HS nêu cách ngắt, nghỉ hơi.
- HS đọc lại đoạn 2.
- HS đọc đoạn 3.
- HS giải nghĩa từ, đặt câu.
- HS đọc lại đoạn 3.
5’

2’
30’
 
117
- GV gọi HS đọc lại 3 đoạn của bài
* Đọc đoạn trong nhóm
- GV cho HS đọc bài theo nhóm 3, chú ý chỉnh sửa lỗi
cho nhau.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- GV gọi 2 nhóm đọc bài trước lớp.
- Gọi HS nhận xét, tuyên dương.
- 3 Học sinh đọc bài
- HS ngồi theo nhóm 3 luyện đọc đoạn
trong nhóm, chú ý chỉnh sửa lỗi cho
nhau.
- 2 nhóm đọc bài trước lớp.
- HS nhận xét, tuyên dương.
Tiết 2
 Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và hỏi:
+ Câu chuyện có những nhân vật nào ?
+ Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?
GV: vụ án thật khó phân xử, phải xử sao cho công
bằng, bảo vệ được bác nông dân bị oan, làm cho chủ
quán bẽ mặt mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục.
- GV cho HS đọc thầm đoạn 2 và hỏi:
+ Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân ?
+ Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm
của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào ?
+ Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe

lời phán xử ?
- GV cho HS đọc thầm đoạn 3 và hỏi:
+ Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng
bạc đủ 10 lần ?
+ Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên toà ?
- GV chốt lại: Mồ Côi xử trí thật tài tình, công bằng
đến bất ngờ làm cho chủ quán tham lam không thể cãi
vào đâu được và bác nông dân chắc làrất sung sướng,
thở phào nhẹ nhõm.
- GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy thử đặt tên khác cho truyện.
- GV chốt
 Luyện đọc lại:
- GV chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý HS cách
đọc đoạn văn.
- GV gọi 2 HS thi đọc bài
- Gọi 2 HS thi đọc cả bài
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm
đọc hay nhất.
 Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo
tranh.
- Gọi HS đọc lại yêu cầu bài
- GV cho HS quan sát tranh minh họa
- HS đọc thầm.
- Câu chuyện có những nhân vật chủ quán,
bác nông dân, Mồ Côi.
- Chủ quán kiện bác nông dân về việc bác
vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà
luộc, vịt rán mà không trả tiền.
- HS đọc thầm.

- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng
cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
- Khi bác nông dân nhận có hít hương
thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán
bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng
để quan toà phán xử.
- Bác giãy nãy lên: tôi có đụng chạm gì
đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả
tiền.
- HS đọc thầm.
- Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc
đủ 10 lần vì xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần mới
đủ số tiền 20 đồng.
- Mồ Côi đã nói: Bác này đã bồi thường
cho chủ quán đủ số tiền: Một bên hít mùi
thịt, một bên nghe tiếng bạc. Thế là công
bằng.
- HS thảo luận nhóm và trả lời
Vị quan toà thông minh /Phiên xử thú vị /
Bẽ mặt kẻ tham lam.
- HS lắng nghe.
- 2 HS thi đọc.
- 2 HS thi đọc cả bài
- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát tranh minh họa
- HS nêu: tranh 1: đoạn 1, tranh 2: đoạn 2,
10
 
118
- GV gọi HS nêu tranh nào ứng với đoạn nào

- GV cho 4 HS lần lượt kể trước lớp, mỗi HS kể lại
nội dung 1 tranh.
- GV cho HS kể chuyện theo nhóm 3
- GV gọi vài nhóm kể trước lớp.
- GV cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong
từng đoạn với yêu cầu:Về nội dung; Về diễn đạt; Về
cách thể hiện .
- GV khen ngợi những HS có lời kể sáng tạo.
- GV cho 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện .
tranh 3, 4: đoạn 4.
- HS kể chuyện theo nhóm 3
- 2 nhóm kể trước lớp.
- HS nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong
từng đoạn với yêu cầu:Về nội dung; Về
diễn đạt; Về cách thể hiện .
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
4.Củng cố, dặn dò: ( 1’ )
- GV dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, tập đọc lại câu chuyện và trả lời
các câu hỏi trong SGK.
- Luyện đọc trước bài: Anh Đom Đóm.
* Nhận xét:


* Rút kinh nghiệm :


Tiết: 56
Ngày dạy: 31/12/09
Anh Đom Đóm
I/ Mục tiêu:

1.Kiến thức:
- Hiểu được các từ ngữ, biết về các con vật được chú giải trong bài : đom đóm, cò bợ,
vạc
- Hiểu nội dung chính của bài thơ : Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật
ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng, rành mạch, trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học
sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: gác núi, lan dần, làn
gió mát, lặng lẽ, long lanh, quay vòng, rộn rịp, ,
- Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ 4 chữ.( trả lời được các câu hỏi trong
SGK )
3. Thái độ: Yêu mến cảnh đẹp của làng quê.
4.Học thuộc lòng: 2 – 3 khổ thơ trong bài.
II/ Chuẩn bị:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn
luyện đọc và học thuộc lòng.
HS: SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS TG
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
- GV gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: “Mồ
Côi xử kiện” và trả lời câu hỏi trong SGK
- GV nhận xét, cho điểm
- 3 HS nối tiếp nhau kể
- HS trả lời.
4’
 
119
3.Bài mới:

 Giới thiệu bài:
- GV treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
- GV giới thiệu, ghi bảng.
 Luyện đọc:
 GV đọc mẫu bài thơ:
- GV đọc mẫu bài thơ với giọng nhẹ nhàng, nhấn
giọng củng cố từ ngữ gợi tả cảnh, tả tính nết, hành
động của Đom Đóm và các con vật trong bài
 GV hướng dẫn HS luyện đọc:
* Đọc từng câu:
- GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng câu. GV và
HS chú ý theo dõi.
- GV gọi HS nhận xét về cách phát âm, GV hướng
dẫn HS đọc lại các từ HS đọc sai. GV cho HS luyện
đọc thêm một số từ khó: lan dần, làn gió mát, lặng
lẽ, rộn rịp, chuyên cần ,
* Đọc từng đoạn:
+ GV gọi HS đọc khổ 1
- GV gọi HS nêu cách ngắt giọng, nghỉ hơi.
- Gọi HS nêu từ nhấn giọng
- GV gọi 1 HS đọc lại đoạn 1.
- GV cho HS giải nghĩa từ: mặt trời gác núi, chuyên
cần.
+ GV gọi HS đọc khổ 2
- Gọi HS nêu từ nhấn giọng: rất êm, suốt một đêm
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn 2.
+ GV gọi HS đọc khổ 3
- GV cho HS giải nghĩa từ: Cò Bợ
+ GV gọi HS đọc khổ 4

- GV gọi HS nêu từ nhấn giọng
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn 4
- GV cho HS giải nghĩa từ: Vạc
+ GV gọi HS đọc khổ 5, 6
- GV gọi HS nêu từ nhấn giọng
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn 5, 6
* Đọc trong nhóm:
- GV cho HS ngồi theo nhóm 3, GV theo dõi, giúp
đỡ.
- GV gọi 2 nhóm thi đọc bài trước lớp.
- Gọi HS nhận xét, tuyên dương.
 Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV cho HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu, hỏi:
1. Anh Đóm lên đèn đi đâu ?
- GV nói: Trong thực tế, đom đóm đi ăn đêm, ánh
sáng ở bụng đom đóm phát ra để dễ tìm thức ăn. Ánh
sáng đó là do lân tinh trong bụng đóm gặp không khí
đã phát sáng.
+ Tìm từ tả đức tính của anh Đóm trong hai khổ
thơ.
- GV: Đêm nào Đom Đóm cũng lên đèn đi gác suốt
đêm tới tận sáng cho mọi người ngủ yên. Đom Đóm
- HS quan sát và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài.

- HS luyện đọc
- HS đọc khổ 1
- HS nêu:
- Nhấn giọng từ: lan dần, chuyên cần, lên

đèn.
- HS đọc chú thích trong SGK
- HS đọc khổ 2
- HS nêu từ nhấn giọng
- 1 HS đọc lại đoạn 2.
- HS đọc khổ 3
- HS đọc chú thích trong SGK
- HS đọc khổ 4,
- HS nêu từ nhấn giọng
- 1 HS đọc lại đoạn 4
- HS đọc chú thích trong SGK
- HS đọc khổ 5, 6
- HS nêu từ nhấn giọng
- 1 HS đọc lại đoạn 5, 6
- HS đọc theo nhóm 3.
- 2 nhóm đọc bài trước lớp.
- HS nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc thầm, trả lời:
- Anh Đóm lên đèn đi gác cho mọi người
ngủ yên.
- Từ tả đức tính của anh Đóm trong hai khổ
thơ là chuyên cần.
2’
10’
10’
 
120
thật chăm chỉ.
- GV cho HS đọc thầm khổ 3, 4, hỏi:
2. Anh Đóm thấy những cảnh gì trong đêm ?

- GV cho HS đọc thầm cả bài, hỏi:
3. Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm
trong bài thơ ?
- GV: Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các
loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.
- GV gọi HS nêu nội dung bài, ghi bảng, gọi HS đọc.
 Học thuộc lòng bài thơ:
- GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ ( khổ 1, 2, 3 )
cho HS đọc.
- GV xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ
đầu của mỗi dòng thơ.
- GV gọi cho HS nhìn bảng học thuộc lòng từng
dòng thơ.
- GV gọi HS học thuộc lòng từng dòng thơ theo dãy
bàn, GV nhận xét.
- Gọi HS học thuộc lòng từng khổ thơ theo dãy bàn.
- GV cho HS thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi :
“Hái hoa”.
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng cả 3 khổ thơ.
- GV gọi HS nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay
- HS đọc thầm
- Anh Đóm thấy chị Cò Bợ ru con, thím
Vạc lặng lẽ mò tôm bên sông.
- HS đọc thầm, trả lời:
- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ .
- HS nêu nội dung bài, HS đọc.
- HS đọc bài thơ
- HS đọc thuộc
- HS hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ.
- HS thi đọc

8’
4. Củng cố, dặn dò: ( 1’ )
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu hoặc cuối.
- Tập đọc lại tất cả các bài tập đọc, chuẩn bị ôn tập.
* Nhận xét:


* Rút kinh nghiệm :


 
121
Tiết: 57
Ngày dạy: 14/12/09
Tiết 1
Ôn tập cuối học kì I
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- HS nắm được cách đọc các bài tập đọc đã học từ đầu năm.
- Nghe – viết chính xác bài:Rừng cây trong nắng.
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút ); trả
lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
- Nghe – viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 60
chữ/ phút ), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
3. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị:
GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phụ viết sẵn nội dung bài chính tả.
HS: VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS TG
1.Ổn định:
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu của tiết học, ghi tựa.
 Kiểm tra Tập đọc:
- GV cho từng HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập
đọc và cho HS chuẩn bị bài trong 2 phút.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài
đọc.
- Gọi HS nhận xét
- GV cho điểm từng HS.
 Chính tả:
 Chuẩn bị:
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả
- Gọi 2 HS đọc lại
- GV gọi HS giải nghĩa các từ khó:
+ Uy nghi: dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính
- 6 HS lên bốc thăm chọn bài
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS theo dõi và nhận xét
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc
- HS giải nghĩa các từ khó:
1’
15’
 
122
+ Tráng lệ: vẻ đẹp lộng lẫy.
- GV hỏi:

+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Đoạn văn tả cảnh gì ?

+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
- GV hướng dẫn HS viết một vài tiếng khó, dễ viết
sai: uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, xanh thẳm, hun
nóng.
Đọc cho HS viết:
- GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt
vở.
- GV đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần
cho HS viết vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của
HS. Chú ý tới bài viết của những HS thường mắc
lỗi chính tả.
 Chấm, chữa bài:
- GV cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm
rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai
chính tả để HS tự sửa lỗi.
- GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa
vào cuối bài chép.
- Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên
bài viết
- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
- GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét
từng bài về các mặt.
- Đoạn văn có 4 câu
- Đoạn văn tả cảnh đẹp của rừng cây trong
nắng: có nắng vàng óng, rừng cây uy nghi,
tráng lệ,mùi hương lá tràm thơm ngát,

tiếng chim vang xa, vọng lên bầu trời cao
xanh thẳm.
- Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
- HS viết vào bảng con
- HS nhắc lại
- HS chép bài chính tả vào vở
- HS dò bài và sửa bài
- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
- HS nộp vở
20
4.Củng cố, dặn dò: ( 1’ )
- Về nhà tiếp tục luyện đọc lại tất cả các bài tập đọc.
- Xem bài tập trong SGK
* Nhận xét:


* Rút kinh nghiệm :


 
123
Tiết: 58
Ngày dạy: 14/12/09
Tiết 2
Ôn tập cuối học kì I
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nắm được cách đọc các bài tập đọc đã học từ đầu năm
- Ôn luyện về so sánh, hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn từ.
2. Kĩ năng:

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút ); trả
lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
- Tìm được các hình ảnh so sánh trong câu văn ( BT2 ).
3. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị:
GV : Phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS TG
1.Ổn định:
2. Bài cũ:
- GV kiểm tra vở chính tả về việc sửa lỗi của HS.
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu của tiết học, ghi tựa.
 Kiểm tra tập đọc:
- GV cho từng HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập
đọc và cho HS chuẩn bị bài trong 2 phút.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài
đọc.
- Gọi HS nhận xét
- GV cho điểm từng HS
 Ôn luyện về so sánh
Bài 2:
- GV cho HS nêu yêu cầu .
- GV cho HS giải thích các từ: nến, dù
+ Nến dùng để làm gì?
+ Dù dùng để làm gì?
- GV cho HS làm vào vở bài tập, GV kẻ khung bài
tập lên bảng.

- 6 HS lần lượt lên bốc thăm chọn bài tập
đọc
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS theo dõi và nhận xét
- HS nêu yêu cầu .
- HS giải thích
- Vật để thắp sáng, làm bằng mỡ hay sáp,
ở giữa có bấc, có nơi còn gọi là sáp hay
đèn cầy.
- Vật như chiếc ô dùng để che nắng, mưa
cho khách trên bãi biển.
- HS làm bài.
4’
1’
15’
18’
 
124
- GV gọi 2 HS lần lượt lên bảng ghi theo bảng đã kẻ
sẵn.
- GV gọi HS nhận xét
- GV sửa chữa, nhận xét.
Bài 3:
- GV cho HS nêu yêu cầu .
- GV gọi HS đọc câu văn
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi nêu ý nghĩa của từ
biển
- GV gọi vài nhóm trình bày
- GV chốt lại và giải thích: từ biển trong biển lá xanh
rờn không có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông

trên bề mặt Trái đất mà chuyển thành nghĩa một tập
hợp rất nhiều sự vật : lượng lá trong rừng tràm bạt
ngàn trên một diện tích rộng lớn khiến ta tưởng như
đang đứng trước một biển lá.
- Gọi HS nhắc lại
- GV cho HS ghi vào vở
- 2 HS lần lượt lên bảng làm
- HS nêu yêu cầu .
- HS đọc câu văn
- HS thảo luận nhóm đôi nêu ý nghĩa của
từ biển
- HS trình bày
4. Củng cố, dặn dò: ( 1’ )
- Về nhà tiếp tục tập đọc lại tất cả các bài tập đọc.
Xem bài tập của tiết 3
* Nhận xét:


* Rút kinh nghiệm :


 
125
Tiết: 59
Ngày dạy: 15/12/09
Tiết 3
Ôn tập cuối học kì I
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nắm được cách đọc các bài tập đọc đã học từ đầu năm.

- Điền nội dung vào giấy mời theo mẫu.
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút ); trả
lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
- Điền đúng nội dung vào giấy mời theo mẫu ( BT2 ) .
3. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị:
GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, bản phôtô mẫu giấy mời.
HS: VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS TG
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm lại bài tập 2 của tiết
trước.
- GV nhận xét, ghi đểm.
3.Bài mới:
 Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu của tiết học, ghi tựa.
 Kiểm tra tập đọc:
- GV cho từng HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập
đọc và cho HS chuẩn bị bài trong 2 phút.
- Gọi HS đọc và trả lời 1câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét
- GV cho điểm từng HS
 HS làm bài tập 2:
- GV cho HS nêu yêu cầu .
- GV hướng dẫn HS:
+ Mỗi em phải đóng vai lớp trưởng viết giấy
mời cô ( thầy ) hiệu trưởng đến dự buổi liên hoan

chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
+ Em phải viết vào giấy mời những lời lẽ trân
trọng, ngắn gọn, nhớ ghi rõ ngày giờ, địa điểm vì đây
là bài thực hành viết giấy mời đúng nghi thức.
- GV gọi 2 HS điền mẫu miệng nội dung vào giấy
mời.
- GV cho HS làm bài vào VBT
- Gọi 1 số HS đọc bài làm
- Gọi HS nhận xét, GV sửa chữa.
- GV tuyên dương HS viết đơn đúng theo mẫu.
Giấy mời
- 2 HS lên bảng làm lại bài tập
- 6 HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS theo dõi và nhận xét
- HS nêu yêu cầu.
- HS lắng nghe
- 2 HS điền mẫu miệng
- HS làm bài.
- HS đọc bài làm
- HS nhận xét
4’
1’
15’
15’
 
126
Kính gửi : Thầy Hiệu trưởng Trường Tiểu học
Phú Túc.
Lớp Ba 3 trân trọng kính mời thầy

Tới dự: Buổi liên hoan chào mừng ngày Nhà giáo
Việt Nam 20 – 11
Vào hồi : 7 giờ, ngày 19 – 11 – 2009
Tại : phòng học lớp 3
3
Chúng em rất mong được đón tiếpthầy.
Ngày 17 tháng 11 năm 2004
Lớp trưởng
…………………………
………………………
4. Củng cố, dặn dò: ( 1’ )
- Về nhà tiếp tục tập đọc lại tất cả các bài tập đọc.
- Xem bài tập ở tiết 4.
* Nhận xét:


* Rút kinh nghiệm :


Tiết: 60
Ngày dạy: 16/12/09
Tiết 4
Ôn tập cuối học kì I
 
127
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- HS nắm được cách đọc các bài tập đọc đã học từ đầu năm.
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
2. Kĩ năng:

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút );
trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn ( BT2 )
3. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị:
GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phụ ghi bài tập 2
HS: Xem bài ở nhà.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS TG
1.Ổn định:
2. Bài cũ:
- GV gọi 2 HS đọc lại mẫu đơn
- GV gọi HS nhận xét.
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu của tiết học, ghi tựa.
 Kiểm tra tập đọc:
- GV cho từng HS lên bảng bốc thăm chọn bài
tập đọc và cho HS chuẩn bị bài trong 2 phút.
- Gọi HS đọc và trả lời 1câu hỏi về nội dung bài
đọc.
- Gọi HS nhận xét
- GV cho điểm từng HS
 Hướng dẫn HS làm bài tập 2:
- GV cho HS nêu yêu cầu .
- GV gọi HS nêu chú giải SGK
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi làm bài điền
dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp vào đoạn
văn
- GV cho 1 nhóm làm bảng phụ.

- GV đính bảng phụ lên bảng, gọi HS nhận xét,
GV sửa chữa và kiểm tra kết quả cả lớp.
- Gọi HS đọc bài làm
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim,
nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và
lắm gió dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống
chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây
quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, phải
cắm sâu vào lòng đất.
- 6 HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS theo dõi và nhận xét
- HS nêu chú giải
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài
- HS trình bày
- HS nhận xét
- HS đọc bài làm
5’
1’
15’
15’
4.Củng cố, dặn dò: ( 1’ )
- Về nhà tập đọc lại các bài tập đọc.
- Xem trước bài tập ở tiết 5
* Nhận xét:

 
128

* Rút kinh nghiệm :


Tiết: 61
Ngày dạy: 17/12/09
Tiết 5
Ôn tập cuối học kì I
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- HS nắm được cách đọc các bài tập đọc đã học từ đầu năm.
- Nắm được cách viết Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách
2. Kĩ năng:
 
129
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút );
trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
- Bước đầu viết được Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách ( BT2 ).
II/ Chuẩn bị:
GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
HS: VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS TG
1.Ổn định:
2. Bài cũ:
- GV ghi bảng câu văn sau gọi 1 HS lên bảng đánh dấu
phẩy, dấu chấm.
Cây bình bát cây bần cũng phải quây quần thành
chòm thành rặng rể phải dài phải cắm sâu vào lòng
đất.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
 Giới thiệu bài:

GV nêu mục tiêu của tiết học, ghi tựa.
 Kiểm tra tập đọc:
- GV cho từng HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc
và cho HS chuẩn bị bài trong 2 phút.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét
- GV ghi điểm từng HS
 Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS mở sách trang 11 để đọc mẫu đơn xin
cấp thẻ đọc sách.
- GV nhắc nhở HS: So với mẫu đơn, lá đơn nầy cần
thể hiện nội dung xin cấp lại thẻ đọc sách đã mất. Tên
đơn có thể giữ lại như cũ hoặc sửa lại là Đơn xin cấp
lại thẻ đọc sách
Mục đích gởi: cần nêu rõ
Nội dung đơn, câu: Em làm đơn này xin thư
viện cấp cho em thẻ đọc sách năm 2000 đổi lại thành
câu: Em làm đơn này xin thư viện cấp cho em thẻ đọc
sách năm 2009 vì em đã lỡ làm mất rồi. Em xin thư
viện cấp lại thẻ đọc sách cho em.
- GV cho HS làm bài vào vở.
- GV gọi vài HS đọc lại mẫu đơn đã làm.
- GV gọi HS nhận xét, GV sửa chữa.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH
Kính gửi : Thư viện Trường Tiểu học Phú Túc

Em tên là……………………………
Sinh ngày: ………………Nam ( nữ ) …………….
Nơi ở: ……………………………………………
- 6 HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
- HS nêu yêu cầu .
- HS đọc bài.
5’
1’
15’
15’
 
130
Học sinh lớp:………… Trường : Tiểu học Phú
Túc
Em làm đơn này đề nghị Thư viện cấp cho em thẻ
đọc sách năm 2004 cho em vì em có thẻ đọc sách
nhưng nay đã bị mất. Em xin đề nghị Thư viện cấp lại
thẻ cho em
Người làm đơn

…………………………
4.Củng cố, dặn dò: ( 1’ )
- Về nhà tập đoc lạicác bài tập đọc có
- Xem trước bài tập ở tiết 6.
* Nhận xét:


* Rút kinh nghiệm :

………………………………………………………………………………………………………
… …………………………………………………………………………………………………
Tiết: 62
Ngày dạy: 17/12/2009
Tiết 6
Ôn tập cuối học kì I
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nắm được cách đọc các bài tập đọc đã học từ đầu năm.
- Viết được một lá thư đúng thể thức, thể hiện đúng nội dung thăm hỏi người thân
( hoặc một người mà em quý mến ).
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút ),
trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI. -
 
131
- Bước đầu viết được một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến.
( BT2 ) Câu văn rõ ràng, đủ ý, viết đúng chính tả.
II/ Chuẩn bị:
GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
HS: VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS TG
1.Ổn định:
2. Bài cũ:
- GV kiểm tra vở BT của HS
- Gọi 2 HS đọc lại mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc
sách.
- GV nhận xét
3.Bài mới:

 Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu của tiết học, ghi tựa.
 Kiểm tra tập đọc:
- GV cho từng HS lên bảng bốc thăm chọn bài
tập đọc và cho HS chuẩn bị bài trong 2 phút.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung
bài đọc.
- Gọi HS nhận xét
- GV ghi điểm từng HS
 Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu .
- GV hỏi:
+ Em sẽ viết thư cho ai ?
+ Em muốn viết thư thăm hỏi người thân
của mình về điều gì ?
- GV cho HS mở sách trang 81 đọc lại bài “ Thư
gửi bà” để nhớ lại hình thức của 1 lá thư.
- GV gọi 1 HS khá giỏi nói miệng lá thư của
mình.
- GV cho HS làm bài vào vở bài tập.
- Gọi 1 số HS đọc bài làm
- GV gọi HS nhận xét, GV sửa chữa và tuyên
dương HS viết thư hay, câu văn rõ ràng.
- 6 HS lên bốc thăm chọn bài
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
- HS nêu yêu cầu .
- HS trả lời:
- Em sẽ viết thư cho một người thân ( hoặc

một người mà em quý mến ) như: ông bà,
cô, bác, cô giáo cũ, bạn cũ .
- HS nêu
- HS đọc bài.
- 1 HS khá giỏi nói miệng
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS đọc bài làm
- HS nhận xét
5’
1’
15’
15’

4. Củng cố, dặn dò: ( 1’ )
- Về nhà tiếp tục ôn lại các bài tập đọc đã học, tập viết các bài chính tả, ôn lại các bài tập
làm văn, luyện từ và câu để chuẩn bị thi cuối kì I.
* Nhận xét:


* Rút kinh nghiệm :


 
132
Ngày dạy: 26/12/07

I/ Mục tiêu:
- Kiểm tra đọc thành tiếng.
- HS dựa vào bài tập đọc trả lời các câu hỏi.
- Xác định hình ảnh so sánh, ôn tập câu Ai là gì?

- Xác định dấu phẩy trong câu.
 
133
II/ Chuẩn bị:
GV: - Đề thi giữa kì I.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. On định.
2. Kiểm tra:
ĐỀ KIỂM TRA
A . Đọc thành tiếng: (5 đ)
- Chọn đọc một trong các bài tập đọc sau:
1. Đôi bạn
2. Anh Đom Đóm
3. Nhà rông ở Tây Nguyên
4. Về quê ngoại
5. Âm thanh thành phố
B . Đọc thầm và trả lời câu hỏi:(5đ).
HS đọc thầm bài: “Nhà rông ở Tây Nguyên” (SGK trang 127) và trả lời câu hỏi:
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất:
1/. Vì sao nhà rông phải chắc và cao?
A. Để dùng lâu dài, chịu được gió bão.
B. Chứa được nhiều người khi hội họp, tụ tập nhảy múa.
C. Để đàn voi đi qua mà không đụng sàn.
D. Khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.
E. Tất cả các ý trên.
2/. Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?
A. Gian giữa là gian nhà lớn nhất, là nơi tiếp khách của làng.
B. Gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi các già làng hội họp và là nơi tiếp khách của làng.
3/. Trong khổ thơ sau có mấy hình ảnh so sánh?
Rồi đến chị rất thương

Rồi đến em rất thảo
Ông hiền như hạt gạo
Bà hiền như suối trong
Trúc Thông
A. 1 C. 3
B. 2 D. 4
4/. Câu sau đây được viết theo mẫu câu gì?
“ Ngày hôm qua lạnh buốt.”
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
5/. Trong câu sau cần đặt thêm bao nhiêu dấu phẩy:
“ Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.”
A. Một dấu phẩy B. Hai dấu phẩy
C. Ba dấu phẩy C. Bốn dấu phẩy
ĐÁP ÁN
I/ Đọc thành tiếng: (5đ)
- HS đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, diễn cảm (5đ)
- HS đọc đúng, rõ ràng, lưu loát (4đ)
- HS đọc đúng, rõ ràng (3đ)
- HS đọc đúng (2đ)
II/ Đọc thầm và trả lời câu hỏi: Mỗi câu 1 điểm.
1/. E
2/. B
3/. B
4/. C
5/. B
 
134

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×