Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bài thảo luận về tài chính potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.55 KB, 25 trang )

Mục Lục
Lời mở đầu
Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ
trong nhiều lĩnh vực. Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam đang đứng trước một
vận hội lớn, song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Trong sự phát
triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn là một vấn đề hết sức quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu
vốn cho việc thực hiện việc sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp tùy theo hình thức
pháp lý, điều kiện của doanh nghiệp và cơ chế quản lý tài chính của từng quốc gia mà có
thểt tìm kiếm những nguồn tài trợ nhất định. Mỗi nguồn tài trợ sẽ có những đắc điểm
riêng, có chi phí khác nhau, vì vậy để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh, ổn định tình hình tài chính, đảm bảo năng lực thanh toán…mỗi
doanh nghiệp cần tình toán và lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp.
Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau trong đó “nguồn tài trợ dài hạn” là một trong
những nguồn lớn, giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề về việc huy động vốn,
công tác sản xuất kinh doanh…trong dài hạn và trong từng chiến lược cụ thể của doanh
nghiệp. Tuy nhiên làm cách nào để có thể huy động nguồn tài trợ này một cách tối ưu, sử
dụng có hiểu quả trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang là
vấn đề cần được quan tâm. Với các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta, thì việc tìm kiếm
nguồn tài trợ dài hạn cũng gặp nhiều khó khăn, một mặt chúng ta thường là những doanh
nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó chúng ta phải đứng trước diễn biến cạnh tranh của những
công ty lớn của nước ngoài với tiềm lực tài chính dồi dào. Vậy làm thế nào để chúng ta
có thể tìm kiếm được “nguồn tài trợ dài hạn” thích hợp và sử dụng có hiệu quả? Thực tế
việc quản lý nguồn tài trợ này của doanh nghiệp Việt Nam hiện có gì bất cập không?
Để tìm câu trả lời cho vấn đề trên, nhóm 6 xin trình bày đề tài tiểu luận “thực tế việc
quản trị nguồn tài trợ dài hạn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” , với tình hình
quản trị nguồn tài trợ dài hạn tại công ty bánh kẹo Hải Hà.
Phần 1: Khái quát chung về nguồn tài trợ dài hạn
Với tư cách là giám đốc doanh nghiệp, bạn biết rất rõ rằng nếu không có đầu tư thì
doanh nghiệp của bạn sẽ không có khả năng phát triển. Nhưng câu hỏi đặt ra cho các bạn
là làm thế nào để tài trợ cho những đầu tư mà bạn muốn thực hiện. Để đầu tư, tóm lại cần
phải có nguồn tài chính thích đáng về giá trị và về thời hạn; đầu tư thật sự là một công


việc "lâu dài" và để làm được điều đó thì cần phải có nguồn vốn "lâu dài". Để đáp ứng
nhu cầu vốn cho việc thực hiện các dự án đầu tư, các kế hoạch sản xuất kinh doanh, mỗi
doanh nghiệp - tuỳ theo hình thức pháp lý, điều kiện của doanh nghiệp và cơ chế quản lý
tài chính của các quốc gia có thể tìm kiếm những nguồn tài trợ nhất định. Tuy nhiên, mỗi
nguồn tài trợ đều có những đặc điểm riêng, có chi phí khác nhau. Vì vậy để giảm thiểu
chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, ổn định tình hình tài chính, đảm bảo
năng lực thanh toán… mỗi doanh nghiệp cần tính toán và lựa chọn nguồn tài trợ thích
hợp. Để tìm hiểu về nguồn tài trợ dài hạn chúng ta cần đi sâu để tìm hiểu những ý chính
sau:
1.1 Phát hành cổ phiếu thường
1.1.1 Khái niệm
Cổ phiếu thường là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với một phần vốn cổ phần thường của tổ chức phát hành.
Nhà đầu tư mua cổ phiếu thường được gọi là cổ đông thường.
1.1.2 Đặc trưng chủ yếu
- Đây là loại chứng khoán vốn, tức là công ty huy động vốn chủ sở hữu.
- Cổ phiếu thường không có thời gian đáo hạn hoàn trả vốn gốc.
- Cổ tức chi trả cho cổ đông phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính sách cổ tức của
công ty.
- Cổ đông thường (chủ sở hữu) có các quyền đối với công ty như:
+ Quyền trong quản lý: Cổ đông thường được tham gia bỏ phiếu và ứng cử vào
Hội đồng quản trị, cũng như quyền được tham gia quyết định các vấn đề quan
trọng đối với hoạt động của Công ty
+ Quyền đối với tài sản của Công ty: Quyền được nhận cổ tức và phần giá trị còn
lại của Công ty khi thanh lý sau chủ nợ và cổ đông ưu đãi.
+ Quyền chuyển nhượng (quyền) sở hữu cổ phần. Cổ đông thường có thể chuyển
nhượng quyền sở hữu cổ phần của mình cho người khác để thu hồi hoặc chuyển
dịch vốn đầu tư.
+ Ngoài ra cổ đông thường có thể được hưởng các quyền khác: quyền được ưu
tiên mua trước các cổ phần mới do công ty phát hành tuỳ theo quy định cụ thể

trong điều lệ của công ty.
- Trách nhiệm của cổ đông thường: Bên cạnh việc được hưởng các quyền lợi, cổ đông
thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà Công ty gặp phải tương ứng với phần vốn
góp và chịu trách nhiệm giới hạn trong phần vốn góp của mình.
1.1.3 Những lợi thế khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường mới
- Làm tăng vốn đầu tư dài hạn nhưng công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lợi tức
cố định như sử dụng vốn vay, dẫn đến giảm bớt nguy cơ phải tổ chức lại hoặc phá sản
công ty.
- Cổ phiếu thường không quy định mức cổ tức cố định, mà nó phụ thuộc vào kết quả kinh
doanh, dẫn đến công ty không có nghĩa vụ pháp lý phải trả lợi tức cố định, đúng hạn.
- Cổ phiếu thường không có thời gian đáo hạn vốn, nên công ty không phải hoàn trả vốn
gốc theo kỳ hạn cố định, điều này giúp công ty chủ động sử dụng vốn linh hoạt trong
kinh doanh không phải lo “gánh nặng” nợ nần.
- Làm tăng hệ số vốn chủ sở hữu, tăng tỷ lệ đảm bảo nợ của công ty, tăng thêm khả năng
vay nợ và tăng mức độ tín nhiệm, giảm rủi ro tài chính.
- Trong một số trường hợp, chẳng hạn khi công ty làm ăn phát đạt, lợi nhuận cao, cổ
phiếu thường dễ bán hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu nên nhanh chóng hoàn
thành đợt phát hành huy động vốn.
1.1.4 Những bất lợi khi phát hành cổ phiếu thường
- Chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát công ty cho các cổ đông mới, gây khó khăn cho
việc quản lý và điều hành kinh doanh của công ty .
- Chia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho các cổ đông mới, gây bất lợi cho các cổ đông
cũ khi công ty có triển vọng kinh doanh tốt trong tương lai.
- Chi phí phát hành cổ phiếu thường, nhìn chung cao hơn chi phí phát hành của cổ phiếu
ưu đãi và trái phiếu, do đầu tư vào có mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với đầu tư vào các
loại chứng khoán khác.
- Lợi tức cổ phần thưòng không được trừ ra khi xác định thu nhập chịu thuế, dẫn đến chi
phí sử dụng vốn cổ phiếu thường cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng nợ vay.
- Việc phát hành thêm cổ phiếu thường ra công chúng cũng sẽ dẫn đến hiên tượng
“Loãng giá”cổ phiếu của công ty

Ngoài ra, cần phải cân nhắc các yếu tố mang tính chất điều kiện như sau:
- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.
- Tình hình tài chính hiện tại của công ty, đặc biệt là kết cấu nguồn vốn.
- Yêu cầu giữ nguyên quyền quản lý và kiểm soát công ty của cổ đông thường
- Chi phí phát hành cổ phiếu thường mới.
1.2 Cổ phiếu ưu đãi
1.2.1 Khái niệm và đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi (CFUĐ)
1.2.1.1 Khái niệm:
CFUĐ là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối
với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành và đồng thời nó cho phép người nắm
giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông thường.
1.2.1.2 Đặc trưng chủ yếu
Cổ phiếu ưu đãi có nhíều loại, tuy nhiên loại cổ phiếu ưu đãi thường được các
công ty ở nhiều nước sử dụng là loại cổ phiếu ưu đãi cổ tức. Loại cổ phiếu ưu đãi này có
nhũng đặc trưng chủ yếu sau:
+ Được quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty. Chủ sở hữu CFUĐ
được hưởng một khoản lợi tức cố định, được xác định trước không phụ thuộc vào kết quả
hoạt động của công ty. Mặt khác, cổ đông ưu đãi được nhận cổ tức trước cổ đông thường.
Ngoài ra, khi công ty bị giải thể hay thanh lý thì cổ đông ưu đãi được ưu tiên thanh toán
giá trị cổ phiếu của họ trước các cổ đông thường.
+ Sự tích luỹ cổ tức: Khi công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, thì có thể hoãn trả cổ
tức cho cổ đông ưu đãi. Số cổ tức đó được tích luỹ lại và chuyển sang kỳ tiếp theo.
+ Không được hưởng quyền bỏ phiếu: Cổ đông ưu đãi thường không có quyền bỏ phiếu
bầu hội đồng quản trị và quyết định các vấn đề quan trọng trong quản lý công ty.
+ Cổ phiếu ưu đãi là chứng khoán vốn, xác nhận quyền sở hữu một phần công ty cổ phần
của nhà đầu tư.
1.2.2 Những lợi thế khi phát hành cổ phiếu ưu đãi
- Không bắt buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn. Mặc dù phải trả lợi tức cố định,
nhưng công ty không có nghĩa vụ phải trả lợi tức đúng kì hạn, mà có thể hoãn trả sang kì
sau. Điều này cho phép công ty tránh khỏi nguy cơ phá sản khi hoạt động kinh doanh

đang gặp khó khăn, không có khả năng trả cổ tức đúng hạn.
- Không bị chia sẻ quyền phân chia lợi nhuận cao cho cổ đông ưu đãi. Vì công ty chỉ phải
trả cho CĐUĐ một khoản cổ tức cố định.
- Tránh được việc chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh cho các cổ
đông ưu đãi.
- Không phải cầm cố, thế chấp tài sản, cũng như lập quỹ thanh toán vốn gốc (như với trái
phiếu) , dẫn đến việc sử dụng CFUĐ có tính chất linh hoạt, mềm dẻo hơn so với sử dụng
trái phiếu dài hạn.
1.2.3 Những mặt bất lợi
- Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn lợi tức trái phiếu do mức độ rủi ro của việc đầu tư vào
CFUĐ cao hơn so với đầu tư vào trái phiếu.
- Lợi tức CFUĐ không được trừ vào thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập của
Công ty dẫn đến chi phí sử dụng CFUĐ lớn hơn so với chi phí sử dụng trái phiếu.
=> Do tính chất lưỡng tính của CFUĐ, tức là vừa có điểm giống cổ phiếu thường vừa
giống trái phiếu, nên việc sử dụng CFUĐ sẽ là hợp lí trong bối cảnh nếu như việc sử
dụng trái phiếu và cổ phiếu thường đều là bất lợi với công ty.
1.3 Trái phiếu doanh nghiệp.
1.3.1 Khái niệm và đặc trưng chủ yếu của trái phiếu doanh nghiệp
1.3.1.1 Khái niệm
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.
1.3.1.2 Đặc trưng chủ yếu
- Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của DN: DN phát hành trái phiếu là người đi vay,
người mua trái phiếu DN chính là người cho DN vay vốn., là chủ nợ của DN (hay còn
gọi là trái chủ).
- Chủ sở hữu trái phiếu không có quyền tham gia quản lý và điều hành hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Trái chủ không có quyền ứng cử, bầu cử
vào Hội đồng quản trị, cũng như không được quyền bỏ phiếu, biểu quyết
- Trái phiếu có kỳ hạn nhất định: Trái phiếu có thời gian đáo hạn, khi đến hạn, doanh
nghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm hoàn trả cho trái chủ toàn bộ số vốn gốc ban

đầu.
- Trái phiếu có lợi tức cố định: Nhìn chung lợi tức trái phiếu được xác định trước, không
phụ thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp hàng năm.
- Lợi tức trái phiếu được trừ ra khi xác định thu nhập chịu thuế của DN. Nghĩa là theo
luật thuế thu nhập, tiền lãi là một yếu tố chi phí tài chính.
* Các loại trái phiếu doanh nghiệp
+ Dựa vào hình thức trái phiếu, chia ra: trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh.
+ Dựa vào lợi tức trái phiếu, chia ra trái phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu có lãi suất
biến đổi.
+ Dựa vào yêu cầu bảo đảm giá trị tiền vay khi phát hành, trái phiếu có thể chia ra trái
phiếu bảo đảm và trái phiếu không bảo đảm.
+ Dựa vào tính chất của trái phiếu có thể chia ra trái phiếu thông thường, trái phiếu có thể
chuyển đổi, và trái phiếu có phiếu mua cổ phiếu.
+ Dựa vào mức độ rủi ro tín dụng của trái phiếu DN người ta có thể chia trái phiếu DN
thành các loại khác nhau thông qua việc đánh giá hệ số tín nhiệm
1.3.2 Những lợi thế khi huy động vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn
- Lợi tức trái phiếu được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN, đem lại khoản
lợi thuế và giảm chi phí sử dụng vốn vay
- Lợi tức trái phiếu được giới hạn (cố định) ở mức độ nhất định: Lợi tức trái phiếu được
xác định trước và cố định. Trong điều kiện DN làm ăn có lãi, thì việc sử dụng trái phiếu
để huy động thêm vốn vay sẽ nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu mà không phải
chia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho trái chủ.
- Chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Do trái
phiếu hấp dẫn công chúng ở mức rủi ro thấp hơn cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
- Chủ sở hữu DN không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát DN cho các trái chủ.
- Giúp DN chủ động điều chỉnh cơ cấu VKD một cách linh hoạt, đảm bảo việc sử dụng
vốn tiết kiệm và có hiệu quả.
1.3.3 Những mặt bất lợi
- Buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn: Điều này có thể gây căng thẳng về mặt tài chính
và dễ dẫn tới nguy cơ rủi ro tài chính trong trường hợp doanh thu và lợi nhuận của DN

không ổn định.
- Làm tăng hệ số nợ của DN: Điều này có thể nâng cao doanh lợi vốn chủ sở hữu khi
doanh nghiệp làm ăn có lãi; mặt khác, lại làm tăng nguy cơ rủi ro do gánh nặng nợ nần
lớn.
- Phát hành trái phiếu là sử dụng nợ vay có kì hạn. Điều này buộc doanh nghiệp phải lo
việc hoàn trả tiền vay nợ gốc đúng hạn. Nếu doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận dao
động thất thường, việc sử dụng trái phiếu để tài trợ tăng vốn dài hạn dễ đưa doanh nghiệp
tới nguy cơ mất khả năng thanh toán, dẫn đến bị phá sản.
- Sử dụng trái phiếu dài hạn là việc sử dụng nợ trong thời gian dài, tác động của nó tới
DN mang tính 2 mặt. Một mặt, nó đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của doanh
nghiệp; mặt khác, nó lại trở thành nguy cơ đe doạ sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Ngoài ra, để đi đến quyết định phát hành trái phiếu đáp ứng nhu cầu tăng vốn cần cân
nhắc thêm các nhân tố chủ yếu sau:
- Mức độ ổn định của doanh thu và lợi nhuận trong tương lai: Nếu ổn định thì phát hành
trái phiếu để huy động vốn là có cơ sở và hợp lý.
- Hệ số nợ hiện tại của doanh nghiệp: Nếu hệ số nợ của DN còn ở mức thấp, thì việc sử
dụng trái phiếu là phù hợp và ngược lại.
- Sự biến động của lãi suất thị trường trong tương lai: Nếu lãi suất thị trường có xu hướng
gia tăng trong tương lai thì việc sử dụng nợ trái phiếu để tăng vốn sẽ có lợi cho doanh
nghiệp.
- Yêu cầu giữ nguyên quyền kiểm soát doanh nghiệp của các chủ sở hữu hiện tại: Nếu
các cổ đông yêu cầu giữ nguyên quyền kiểm soát DN thì việc sử dụng trái phiếu là cần
thiết.
1.4 Vay dài hạn các tổ chức tín dụng
1.4.1 Khái niệm
- Vay dài hạn ngân hàng là một nguồn vốn tín dụng quan trong trong sự phát triển của
doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, do việc sử dụng vay nợ ngân hàng
có thể mang lại lợi ích cho chủ sở hữu doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp đã sử dụng
vay nợ ngân hàng như một nguồn vốn thường xuyên của mình.

- Vay vốn dài hạn ngân hàng thông thường được hiểu là vay vốn có thời gian trên một
năm. Hoặc trong thực tế, người ta chia thành vay vốn trung hạn (từ 1 đến 3 năm), vay
vốn dài hạn (thường tính trên 3 năm).
- Tùy theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng cũng có thể phân loại cho vay
thành: Cho vay đầu tư TSCĐ, cho vay đầu tư TSLĐ, cho vay để thực hiện dự án.
1.4.2 Những mặt lợi
- Nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng có nhiều điểm lợi giống như trái phiếu kể trên.
- Linh hoạt người vay có thể thiết lập lịch trình trả nợ phù hợp với dòng tiền thu nhập của
mình
- Chi phí sử dụng thấp và được tính chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN
Công thức tính giá trị tương lai của tiền

(1 + i) n-1 Fi

F = A x A =

i (1 + i) n-1

Trong đó
F: giá trị tương lai của khoản tiền vay
A: Khoản tiền trả nợ hàng năm
n: số năm vay nợ
i: lãi suất của 1 chu kỳ
1.4.3 Những điểm bất lợi
Tuy nhiên ngoài những điểm bất lợi giống như trái phiếu, thì vay dài hạn ngân hàng còn
có những hạn chế sau đây:
+ Điều kiện tín dụng: Các doanh nghiệp muốn vay tại các ngân hàng thương mại, cần đáp
ứng được các yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệp phải xuất
trình hồ sơ vay vốn và các thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu. Trên cơ sở dó ngân
hàng phân tích hồ sơ xin vay vốn và đánh giá thông tin rồi ra quyết định có cho vay hay

không.
+ Các điều kiện đảm bảo tiền vay: Khi doanh nghiệp xin vay vốn, nhìn chung các ngân
hàng thường yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải có tài sản đảm bảo tiền vay để thế chấp.
+ Sự kiểm soất của ngân hàng: Khi một doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì phải chịu sự
kiểm soát của ngân hàng về mục đích vay vốn và tình hình sử dụng vốn.
1.5 Thuê tài chính
1.5.1 Khái niệm
Trên góc độ tài chính, thuê tài chính là một phương thức tín dụng trung và dài hạn,
theo đó người cho thuê cam kết mua tài sản theo yêu cầu của người thuê và nắm giữ
quyền sở hữu đối với tài sản thuê. Người thuê sử dụng tài sản và thành toán tiền thuê
trong suốt thời hạn đã được thoả thuận và không thể huỷ ngang hợp đồng trước thời hạn.
1.5.2 Đặc trưng
Đặc trưng của phương thức này là đơn vị cho thuê (tức là chủ sở hữu tài sản) sẽ
chuyển giao tài sản cho người thuê (tức là người sử dụng tài sản) được quyền sử dụng và
hưởng dụng những lợi ích kinh tế mang lại từ các tài sản đó trong một thời gian nhất
định. Người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử
dụng và quyền hưởng dụng. Điều này cũng cho thấy việc cấp tín dụng dưới hình thức cho
thuê tài chính không đòi hỏi sự bảo đảm tài sản có trước, tạo điều kiện cho các công ty
tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, vừa giải tỏa được áp lực về tài sản đảm bảo nếu phải
vay ở ngân hàng. Loại hình cho thuê tài chính rất thích hợp cho các công ty vừa và nhỏ
nhờ ưu điểm không phải thế chấp tài sản như khi vay vốn ở các ngân hàng.
1.5.3 Những điểm lợi của việc sử dụng thuê tài chính
Đối với doanh nghiệp phi tài chính việc sử dụng thuê tài chính có những điểm lợi
sau:
- Là công cụ tài chính giúp doanh nghiệp tăng thêm vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt
động kinh doanh
- Phương thức thuê tài chính giúp doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn vay một cách
dễ dàng hơn. Do đặc thù của thuê tài chính là người cho thuê không đòi hỏi người đi thuê
phải thế chấp tài sản.
- Sử dụng thuê tài chính giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng dự án đầu tư, nắm bắt

được thời cơ trong kinh doanh. Vì người thuê có quyền chọn tài sản, thiết bị và thoả
thuận trước hợp đồng thiết bị với nhà cung cấp, rút ngắn thời gian tiến hành đầu tư vào
tài sản, thiết bị.
- Công ty cho thuê tài chính thường có mạng lưới tiếp thị, đại lí rộng rãi, và có đội ngũ
chuyên gia có trình độ chuyên sâu về thiết bị, công nghệ, nên có thể tư vấn hữ*-u ích cho
bên đi thuê về kĩ thuật, công nghệ mà người thuê cần sử dụng.
1.5.4 Mặt bất lợi khi thuê tài chính
- Doanh nghiệp đi thuê phải chịu chi phí sử dụng vốn ở mức tương đối cao so với tín
dụng thông thường.
- Làm gia tăng hệ số nợ của công ty. Gia tăng mức độ rủi ro tài chính vì công ty có trách
nhiệm phải hoàn trả nợ và trả lãi.
Phần 2: Thực trạng của việc quản trị nguồn tài trợ dài hạn tại
Công ty cổ phẩn bánh kẹo Hải Hà.
2.1 Thông tin khái quát.
Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà là công ty Cổ phần (“Công ty”) - được chuyển
đổi từ Công ty Bánh Kẹo Hải Hà theo Quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày
14/11/2003 của Bộ Công nghiệp; hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103003614 ngày 20/01/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Tổng số vốn điều lệ của Công ty là 54,75 tỷ đồng, trong đó:
- Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước là 51% tương ứng: 27,92 tỷ đồng
-Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông khác là 49% tương ứng: 26,83 tỷ đồng.
Theo Quyết định số 3295/QĐ-TCCB ngày 9/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp về việc chuyển giao quản lý phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo
Hải Hà cho Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, ngày 20/12/2004 Bộ Công nghiệp chính
thức bàn giao phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà cho Tổng Công
ty Thuốc lá Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất và kinh doanh các
loại bánh kẹo; kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư sản xuất, máy móc thiết bị, sản
phẩm chuyên ngành, hàng hóa tiêu dùng và các sản phẩm hàng hóa khác; đầu tư xây
dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại. Hoạt động chính của công ty là
sản xuất và kinh doanh bánh kẹo các loại.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2007
ĐVT: VNĐ
TÀI SẢN

số
Thuyết
minh
31/12/2007 01/01/2007
A.Tài sản ngằn hạn( 100 =
110 + 120 + 130 + 140 +150)
I.Tiền và các khoản tuơng
đuơng tiền
1.Tiền
II.Các khoản phải thu ngắn
hạn
1.Phải thu khách hàng
2.Trả trước cho người bán
3.Phải thu nội bộ ngắn hạn
4.Các khoản phải thu khác
5.Dự phòng phải thu ngắn hạn
khó đòi
II.Hàng tồn kho
1.Hàng tồn kho
IV.Tài sản ngắn hạn khác
1.Thuế GTGT đuợc khấu trừ
2.Tài sản ngắn hạn khác
B.Tài sản dài hạn
( 200 = 210 + 220 + 240 + 250
+ 260)

I.Tài sản cố định
1.Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
2.Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
100
110
111
130
131
132
133
135
139
140
141
150
152
158
200
220
221
222
223
227
228
229
260

5
6
7


8

112.787.674.471
25.992.087.833
25.992.087.833
24.665.844.523
23.474.582.944
897.716.880
177.825.332
115.719.367
-
60.298.486.991
60.298.486.991
1.831.255.124
525.818.652
1.305.436.472
84.402.391.779
80.623.934.163
80.623.934.163
179.273.015.736
(98.649.081.573)
-
95.000.000
(95.000.000)
120.226.709.858

19.614.041.893
19.614.041.893
36.027.212.962
35.034.082.423
356.221.361
228.645.348
408.263.830
-
63.455.956.431
63.455.956.431
1.129.498.572
481.414.689
648.083.883
46.626.534.902
42.599.277.076
42.599.277.076
128.095.383.828
(85.496.106.752)
-
95.000.000
(95.000.000)
II.Tài sản dài hạn khác
1.Chi phí trả trước dài hạn
2.Tài sản thuế thu nhập hoàn
lại
261
262
9
10
3.778.457.616

3.612.905.890
165.551.726
4.027.257.826
3.794.149.068
233.108.758
Tổng cộng tài sản
(270=100+200)
197.190.066.250 166.853.244.760
NGUỒN VỐN Mã số Thuyết
minh
31/12/2007 01/01/2007
A.Nợ phải trả ( 300 = 310
+330)
I.Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngằn hạn
2. Phải trả nguời bán
3.Nguời mua trả tiền trước
4.Thuế và khoản phải nộp cho
nhà nuớc
5. Phải trả nguời lao động
6.Chi phí phải trả
7.Phải trả nội bộ
8.Các khoản phải trả phải nộp
ngắn hạn khác
II. Nợ dài hạn
1.Phải trả dài hạn khác
2. Vay và nợ dài hạn
3.Dự phòng trợ cấp mất việc
làm
B. Vốn chủ sở hữu ( 400 = 410

+ 430)
I. Vồn chủ sở hữu
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Vốn khác của chủ sở hữu
3.Quỹ đầu tư phát triển
4.Quỹ dự phòng tài chính
5.Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1.Quỹ khen thuởng và phúc lợi
2. Nguổn kinh phí đã hình
thành
300
310
311
312
313
314
315
316
317
319
330
333
334
336
400
410
411
413

417
418
420
430
431
433
11
12
13
14
14
14
91.851.124.473
72.474.685.367
10.718.100.000
35.704.431.549
487.204.510
3.961.230.669
12.623.346.276
2.314.847.102
4.035.366
6.661.489.895
19.376.439.106
175.760.000
18.125.102.788
1.075.576.318
105.338.941.777
99.736.389.540
54.750.000.000
3.656.202.300

31.317.718.248
2.621.218.992
7.391.250.000
5.602.552.237
5.602.552.237
-
94.032.385.447
77.037.882.503
16.941.900.000
33.661.897.553
722.831.881
4.254.582.032
19.394.339.466
1.477.593.952
-
584.737.619
16.994.502.944
163.760.000
16.126.289.778
704.453.166
72.820.859.313
68.628.237.935
36.500.000.000
3.656.202.300
21.296.315.757
1.700.790.951
5.474.928.927
4.192.621.378
4.191.362.884
1.258.494

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (
440 = 300 + 400)
197.190.066.250 166.853.244.760
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
( Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007 )
CHỈ TIÊU Mã Số Thuyết
Minh
Năm 2007 Năm 2006
1.Doanh thu bán bàng và cung
cấp dịch vụ.
2.Các khoản giảm trừ doanh
thu.
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ.
(10=01-02)
4. giá vốn hàng bán
5. Lơi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ.(20=10-
11)
6. Doanh thu hoạt động tài
chính.
7. Chi phí tài chính
- Trong đó chi phí lãi vay.
8. Chi phí bán hàng.
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp.
10. Lợi nhuần thuần từ hoạt
động kinh doanh.(30=(21-22)-
(24+25)
11. Thu nhập khác

12. Chi phí khác
01
02
10
11
20
21
22
23
24
25
30
31
32
15
15
16
18
19
344.275.125.590
3.027.162.890
341.247.962.700
279.834.193.874
61.413.768.826
1.133.514.299
2.650.537.212
2.608.180.322
20.427.322.414
16.374.014.179
23.095.409.320

3.074.801.435
1.583.406.996
329.839.905.075
4.009.870.301
325.830.034.774
274.458.442.279
51.371.592.495
1.072.050.017
3.539.937.693
3.406.283.304
19.876.596.734
12.537.408.982
16.489.699.103
1.818.832.757
836.054.335
13. Lợi nhuận khác (40=31-
32)
14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế.(50=30+40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện
hành.
16. Chi phí thuế TNDN hoãn
lại
17. Lợi nhuận sau thuế
(60=50-51-52)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
40
50
51
52

60
20 1.491.394.439
24.586.803.759
3.374.595.493
67.557.032
21.144.651.234
4.634
982.778.422
17.472.477.525
2.679.255.611
(233.108.758))
15.026.330.672
4.117
2.2 Phân tích tình hình
Thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về thực tế của việc
quản trị nguồn tài trợ dài hạn của công ty.
2.2.1 Các khoản trả trước dài hạn
Chi phí trả trước dài hạn bao gồm khoản trả trước tiền thuê đất, chi phí thuê kho và các
khoản chi phí trả trước dài hạn khác.
Tiền thuê đất thể hiện số tiền thuê đất đã được trả trước. Tiền thuê đất trả trước được
phân bổ vào Kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp đường thẳng tương ứng với
thời gian thuê trong vòng 45 năm.
Chi phí thuê kho trả trước cho năm 2008 được thanh toán trước trong năm 2007.
Các khoản chi phí trả trước dài hạn khác bao gồm công cụ, dụng cụ xuất phục vụ sản
xuất kinh doanh và được coi là có khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho
Công ty với thời hạn từ một năm trở lên. Các chi phí này được vốn hóa dưới hình thức
các khoản trả trước dài hạn và được phân bổ vào Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh,
sử dụng phương pháp đường thẳng trong vòng 2 năm theo các quy định kế toán hiện
hành.

2.2.2 Chi phí đi vay
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua, đầu tư xây dựng hoặc sản xuất những tài
sản cần một thời gian tương đối dài để hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc kinh doanh
được cộng vào nguyên giá tài sản cho đến khi tài sản đó được đưa vào sử dụng hoặc kinh
doanh. Các khoản thu nhập phát sinh từ việc đầu tư tạm thời các khoản vay được ghi
giảm nguyên giá tài sản có liên quan.Tất cả các chi phí lãi vay khác được ghi nhận vào
Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.
2.2.2 Vay và nợ dài hạn.
Nguồn vay 31/12/2007 01/01/2007
1. Vay dài hạn Ngân Hàng Công Thương
Việt Nam
2. Vay dài hạn Ngân Hàng Thương Mại cổ
Phần Quân Đội.
3.Vay dài hạn khác
3.769.420.250
14.355.682.538
11.216.701.121
4.766.588.657
143.000.000
Tổng cộng 18.125.102.788 16.126.289.778
Tại ngày 08 tháng 12 năm 2000, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà ký hợp đồng
vay dài hạn với Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Ngân hàng Công thương
Thanh Xuân với số tiền 4.005.000.000 đồng. Khoản vay này sẽ được trả làm nhiều lần
bắt đầu từ ngày 11 tháng 07 năm 2001 đến ngày 11 tháng 02 năm 2007. Khoản vay chịu
lãi suất 0,75%/tháng (lãi suất vay được điều chỉnh phù hợp từng thời kỳ theo quy định cụ
thể của Ngân hàng Công thương Việt Nam trên cơ sở trần lãi suất của Ngân hàng Nhà
nước quy định và được thoả thuận của hai bên) và được trả hàng tháng vào ngày cuối
tháng. Mục đích khoản vay để thực hiện dự án đầu tư dây chuyền sản xuất bánh kem xốp.
Công ty rút vốn với tổng số tiền 2.625.580.791 đồng, tại thời điểm 31/12/2007 Công ty
đã trả hết vốn vay. Tại ngày 15 tháng 04 năm 2002, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

ký hợp đồng vay dài hạn với Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Ngân hàng
Công thương Thanh Xuân với số tiền21.508.000.000 đồng. Khoản vay này sẽ được trả
làm nhiều lần bắt đầu từ tháng 12 năm 2002 đến tháng 02 năm 2008. Khoản vay chịu lãi
suất 0,62%/tháng (lãi suất vay được điều chỉnh phù hợp từng thời kỳ theo quy định cụ thể
của Ngân hàng Công thương Việt Nam trên cơ sở trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
quy định và được thoả thuận của hai bên) và được trả hàng tháng vào ngày cuốitháng.
Mục đích khoản vay để thực hiện dự án đầu tư dây chuyền sản xuất kẹo xốp Chewy –
Toffee.
Đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2007, Công ty rút vốn với tổng số tiền
21.215.545.488 đồng, số đã trả nợ vay 20.999.945.488 đồng. Số dư vay dài hạn tại thời
điểm 31/12/2007 là 215.600.000 đồng.
Tại ngày 20 tháng 04 năm 2004, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà ký hợp đồng
vay dài hạn với Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Ngân hàng Công thương
Thanh Xuân với số tiền 10.438.400.000 đồng. Khoản vay này sẽ được trả làm nhiều lần
bắt đầu từ tháng 02 năm 2005 đến tháng 02 năm 2009. Khoản vay chịu lãi suất
0,78%/tháng (lãi suất vay được điều chỉnh phù hợp từng thời kỳ theo quy định cụ thể của
Ngân hàng Công thương Việt Nam trên cơ sở trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước quy
định và được thoả thuận của hai bên) và được trả hàng tháng vào ngày cuối tháng. Công
ty rút vốn với tổng số tiền 10.188.400.320 đồng, số đã trả nợ vay là 7.480.525.220 đồng,
tại thời điểm 31/12/2007 số dư vay dài hạn là 2.707.875.100 đồng.
Tại ngày 25 tháng 07 năm 2004, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà ký hợp đồng
vay dài hạn với Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Ngân hàng Công thương
Thanh Xuân với số tiền 3.276.800.000 đồng. Khoản vay này sẽ được trả làm nhiều lần
bắt đầu từ ngày 22 tháng 02 năm 2005 đến ngày 22 tháng 02 năm 2009. Khoản vay chịu
lãi suất 0,8%/tháng (lãi suất vay được điều chỉnh phù hợp từng thời kỳ theo quy định cụ
thể của Ngân hàng Công thương Việt Nam trên cơ sở trần lãi suất của Ngân hàng Nhà
nước quy định và được thoả thuận của hai bên) và được trả hàng tháng vào ngày cuối
tháng.
Đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2007, Công ty rút vốn với tổng số tiền
2.919.945.150 đồng, số đã trả nợ vay 2.074.000.000 đồng. Số dư vay dài hạn tại thời

điểm 31/12/2007 là 845.945.150 đồng.
Tại ngày 12 tháng 5 năm 2006, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà ký hợp đồng
vay dài hạn số 01 với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội với số tiền 186.520
USD trong thời gian 5 năm. Khoản vay này sẽ được trả làm nhiều lần kể từ ngày 19
tháng 2 năm 2007 đến ngày 19 tháng 5 năm 2011. Khoản vay này chịu mức lãi suất
7%/năm (lãi vay được điều chỉnh 6 tháng 1 lần và bằng lãi suất Sibor 6 tháng tại thời
điểm điều chỉnh cộng biên độ 2,1%/năm nhưng không thấp hơn 7%/năm và lãi vay hàng
tháng được trả từ ngày 25 tháng này đến ngày 10 tháng sau). Tại ngày 29 tháng 12 năm
2006 ngân hàng đã có thông báo về việc thay đổi mức lãi suất đối với khoản vay này là
7,46%/năm.
Đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2007, Công ty rút vốn với tổng số tiền 94.935 USD, số
đã trả nợ vay 21.096,98 USD. Số dư vay dài hạn tại thời điểm 31/12/2007 là 73.838,02
USD.
Tại ngày 26 ngày 10 tháng 2006, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà ký hợp đồng
vay dài hạn số 02 với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội với số tiền 73.954 USD
trong thời gian 5 năm. Khoản vay này được trả làm 20 kỳ, mỗi kỳ hạn trả nợ cách nhau 3
tháng, thời điểm bắt đầu trả nợ từ quý 1 năm 2007. Khoản vay này chịu mức lãi suất
7%/năm (lãi vay được điều chỉnh 6 tháng 1 lần và bằng lãi suất Sibor 6 tháng tại thời
điểm điều chỉnh cộng biên độ 2,1%/năm nhưng không thấp hơn 7%/năm). Đến thời điểm
31 tháng 12 năm 2007, Công ty rút vốn với tổng số tiền 66.279 USD, số đã trả nợ vay
7.400 USD. Số dư vay dài hạn tại thời điểm 31/12/2007 là 58.879 USD.
Tại ngày 26 tháng 10 năm 2006, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà ký hợp đồng vay dài
hạn số 03 với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội với số tiền 172.954 USD, thời
gian vay là 57 tháng. Khoản vay này sẽ được trả làm nhiều lần từ ngày 2 tháng 5 năm
2007 đến ngày 2 tháng 8 năm 2011. Khoản vay này chịu mức lãi suất 7%/ năm (lãi vay
được điều chỉnh 6 tháng 1 lần và bằng lãi suất Sibor 6 tháng tại thời điểm điều chỉnh
cộng biên độ 2,1%/năm nhưng không thấp hơn 7%/năm). Đến thời điểm 31 tháng 12
năm 2007, Công ty rút vốn với tổng số tiền 135.013 USD, số đã trả nợ vay 22.500 USD.
Số dư vay dài hạn tại thời điểm 31/12/2007 là 112.513 USD
Tại ngày 08 tháng 10 năm 2007, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà ký hợp đồng

vay dài hạn số 299.2007ĐBP/TDH.13/33450.01 với Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quân đội với số tiền1.100.000 USD, thời gian vay là 60 tháng. Khoản vay này sẽ được
trả làm nhiều lần sau 06 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên, kỳ trả nợ 3 tháng/kỳ. Lãi
suất vay là lãi suất thả nổi (lãi vay được điều chỉnh 6 tháng 1 lần và bằng lãi suất Sibor 6
tháng tại thời điểm điều chỉnh cộng biên độ 1,7%/năm), lãi suất áp dụng tại thời điểm giải
ngân là 6,8%/năm. Đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2007, Công ty rút vốn với tổng số tiền
645.652,6 USD. Số dư vay dài hạn tại thời điểm 31/12/2007 là 645.652,6 USD.
Các khoản vay dài hạn khác bao gồm các khoản huy động vốn từ cán bộ công nhân viên
với lãi suất0,75%/tháng được huy động trong các năm trước và đến thời điểm 31/12/2007
Công ty đã trả hết các khoản vay này.
Các khoản vay dài hạn được hoàn trả theo lịch biểu sau:
31/12/2007
VNĐ
01/01/2007
VNĐ
Trong vòng một
Trong năm thứ hai
Từ năm thứ ba đến năm thứ năm
Sau 5 năm
Trừ: số phải trả trong vòng 12 tháng
6.290.555.380
3.648.594.479
8.185.952.929
-
6.290.555.380
8.317.176.422
4.702.194.650
3.106.918.706
-
8.317.176.422

Số phải trả sau 12 tháng 11.834.547.40 7.809.113.356
2.2.3 Cổ phiếu và lãi cơ bản trên cổ phiếu:
2.2.3.1 Cổ phiếu
31/12/2007 01/01/2007
Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành
Số lượng cổ phiếu đã bán ra công chúng:
+cổ phiếu phổ thông
+ cổ phiếu ưu đãi.
Số lượng cổ phiếu đuợc mua lại
+cổ phiếu phổ thông
+cổ phiếu ưu đãi
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
+cổ phiếu phổ thông
+cổ phiếu ưu đãi
Mệnh giá cổ phiếu đang lưu hành: 10.000đồng/ cổ
phiếu
5.475.000
5.475.000
5.475.000
-
-
-
-
5.475.000
5.475.000
-
3.650.000
3.650.000
3.650.000
-

-
-
-
3.650.000
3.650.000
-
2.2.3.2. Lãi cơ bản trên cổ phiếu:
31/12/2007 01/01/2007
Lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Các khuản điều chỉnh lợi nhuận kế toán để xác
định lợi nhuận cho cổ đông sở hữu cổ phếu phổ
thông.
21.144.651.234
-
15.026.330.672
-
+Các khoản điều chỉnh tăng
+Các khoản điều chỉnh giảm
+Lợi nhuận phân bổ cho các cổ đông sở hữu cổ
phiếu phổ thông
+ Cổ phiếu phổ thông đang lưu hành bình quân
trong kỳ
+ Lãi cơ bản trên cổ phiếu
-
-
21.144.651.234
4.562.234
4.634
-
-

15.026.330.672
3.650.000
4.117
2.2.3.4 Các khoản thanh toán thuê hoạt động
- Tổng số tiền thuê 80.727.273 đồng để thuê kho chứa hàng (800m
2
) tại Quán Gánh,
Thường Tín, tỉnh Hà Tây với giá thuê 18.500 đồng/m
2
/tháng. Hợp đồng thuê đất được ký
với thời hạn 03 nămtính từ ngày 01/6/2004.
- Tổng số tiền thuê 56.090.909 đồng để thuê kho chứa bánh kẹo (600m
2
) tại địa chỉ khu
B4 khu tái định cư Thanh Lộc Đán, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng với giá thuê 9.000.000
đồng/tháng. Hợp đồng thuê đất được ký với thời hạn 5 tháng tính từ 15/10/2006 đến
14/03/2007.
- Tổng số tiền thuê 3.603.841.872 đồng để thuê đất 2.565m
2
tại lô 27, khu Công nghiệp
Tân Tạo với giá thuê 1.425.420 đồng/m2. Hợp đồng thuê đất được ký với thời hạn 45
năm tính từ ngày 10/5/2005 đến ngày 16/08/2050.
Kết luận: Công ty cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà là một trong công ty sản xuất và kinh
doanh bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Cùng với bề dày lịch sử của công ty và đội ngũ cán
bộ nhân viên năng động , nhiệt tình.Công ty đã sử dụng một cách khéo léo nguồn tài trợ
của mình. kết quả là những nguồn tài trợ này đã giúp cho công ty thực hiện được những
dự án lớn và thu về cho mình những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Phần ba: Giải pháp để được tài trợ dài hạn ở các công ty Việt Nam.
Trên thị trường vốn, có khá nhiều phương thức khác nhau để tiếp cận các nguồn
vốn đầu tư, tuy nhiên, điều khó khăn đối với đa số các công ty là họ không hội đủ các

điều kiện cần thiết để vay vốn, hay không nhận được sự tin tưởng từ phía các nhà tài trợ.
Vì thế, việc nâng cao năng lực kinh doanh, cũng như đẩy mạnh uy tín của công ty trong
con mắt các nhà tài trợ là rất cần thiết để công ty có thể tiếp cận các nguồn vốn mộtcách
dễ dàng. Và để tối ưu hoá hoạt động huy động vốn, các công ty cần đề ra cho mình
những nguyên tắc nhất định
3.1 Tạo dựng độ tin cậy của công ty
Trước mỗi quyết định tài trợ vốn, các nhà tài trợ thường căn cứ vào độ tin cậy và
uy tín của công ty. Nếu công ty muốn sớm nhận được quyết định tài trợ vốn, thì một bộ
tài liệu chứng minh độ tin cậy của công ty sẽ là rất cần thiết. Văn bản này càng trung thực
và rõ ràng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Các nhà tài trợ sẽ tiến hành xác minh, nếu phát
hiện có chi tiết thiếu trung thực, lập tức họ sẽ đặt dấu hỏi về độ tin cậy của công ty.
Bên cạnh đó, một bộ máy kế toán tài chính hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo dựng độ tin cậy của công ty. hoặc tham khảo sách chuyên ngành. Nhà quản
lý doanh nghiệp hiểu biết về kế toán, tất nhiên, không phải để tự mình làm lấy các công
việc lập sổ sách, mà là để kiểm tra lại tính chính xác của những thông tin cấp dưới báo
cáo, giúp cho công tác quản lý, điều hành và ra quyết định hiệu quả và phù hợp với tình
hình thực tế hơn. Bộ máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn
nguồn tài trợ, lựa chọn phương thức đẩy mạnh kinh doanh làm cơ sở để huy động vốn,
đảm bảo nguồn vốn phát triển hữu ích, từ đó nâng cao lợi nhuận của công ty.
3.2 Tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty
Nếu công ty bạn chứng minh được với các nhà tài trợ vốn về khả năng quản lý, kỹ
năng hoạt động, năng lực tài chính cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh, thì bạn sẽ rất
thuận lợi trong việc huy động vốn, bởi năng lực công ty là một trong những yếu tố tiên
quyết mà các nhà tài trợ vốn xem xét và cân nhắc trước khi đưa ra quyết định tài trợ vốn.
Ngoài việc chủ động huy động vốn và trình bày các năng lực kinh doanh, bạn còn phải
thể hiện cam kết tài chính của công ty đối với những hoạt động kinh doanh cụ thể. Nhà
tài trợ vốn sẽ luôn nhìn vào giá trị thực của công ty và các hệ số chuẩn mực về tài chính.
Bạn nên chuẩn bị các bản báo cáo tài chính về hiệu quả kinh doanh, năng lực quản lý
(chứng nhận tiêu chuẩn ISO, TQM…) , bởi chúng là những biểu hiện rõ ràng nhất khả
năng của công ty trong con mắt các nhà tài trợ. Báo cáo tài chính sẽ “tiết lộ” hoạt động

của công ty bạn, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý,
các nhà đầu tư hiện tại và tương lai, các chủ nợ,… về tình hình tài chính của công ty. Vì
vậy, tính trung thực trong báo cáo tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Ngoài ra, có những chỉ số vừa cần thiết cho các nhà tài trợ vốn khi muốn tìm hiểu về thực
lực của công ty bạn, vừa giúp “trang điểm” cho hình ảnh công ty rất hiệu quả:
- Tỷ lệ giá/lợi nhuận (P/E): Cho đến nay, tỷ lệ này được sử dụng phố biến nhất để đánh
giá cổ phiếu và tình hình tài chính của công ty, thể hiện bạn sẵn sàng trả bao nhiêu cho
mỗi USD lợi nhuận của công ty.
- Tỷ lệ giá/doanh thu (P/S): Chỉ số này có thể được sử dụng để nhận ra những công ty có
mạng lưới kinh doanh ổn định, nhưng lợi nhuận có thể giảm sút sau quá trình phát triển
quá nóng.
- Tỷ lệ giá/lưu lượng tiền mặt (P/C): Con số doanh thu và lợi nhuận mà công ty báo cáo
là “sản phẩm” của những quy tắc tính toán phức tạp có thể được vận dụng để làm sai lệch
số liệu. Lưu lượng tiền mặt từ các hoạt động kinh doanh có thể đưa ra một bức tranh xác
thực hơn.
- Tỷ lệ giá/giá trị sổ sách (P/B): Tỷ lệ này được dùng để đánh giá giá trị toàn mạng lưới
của công ty đối với các máy móc, thiết bị và các tài sản khác, thường được sử dụng để
tìm kiếm các mục tiêu tiếp quản.
3.3 Tài sản bảo đảm
Trong quá trình huy động vốn, một đòi hỏi tất yếu là khoản tiền vốn huy động cần được
đảm bảo bởi tài sản hợp pháp của công ty, hoạt động kinh doanh có triển vọng cũng như
thị trường mà công ty bạn đang kiểm soát. Bạn nên chứng minh cho nhà tài trợ thấy
những tài sản hữu hình và tài sản vô hình mà bạn đang sở hữu. Đôi khi tài sản vô hình
như giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối… còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với
tài sản hữu hình. Đôi khi, việc nhờ một tổ chức chuyên nghiệp định giá công ty của bạn
sẽ rất cần thiết để việc huy động vốn của bạn được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng
hơn.
3.4 Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn
Trong các kế hoạch huy động vốn, vấn đề lo ngại nhất của các nhà tài trợ là những rủi ro
tài chính do sự biến động của thị trường, như giá ngoại tệ lên xuống thất thường, đồng

nội tệ mất giá, thị trường bất động sản thay đổi, tình trạng trượt giá phi mã,… Các nhà tài
trợ vốn sẽ luôn xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro xấu nhất có thể xảy ra.
Chính vì vậy, để giúp các nhà tài trợ sớm ra quyết định, công ty nên có các
phương án giải thích rõ ràng về tính tối ưu và khả thi của khoản tiền huy động, đồng thời
việc giải thích càng chi tiết, rõ ràng bao nhiêu sẽ càng có lợi cho bạn bấy nhiêu.
Sau cùng, bạn chỉ nên cân nhắc tới một khoản huy động vốn, khi bạn tin tưởng và tính
toán thấy rằng lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh được đầu tư từ khoản vốn
huy động đó sẽ cao hơn các chi phí huy động vốn. Và bạn tuyệt đối không nên huy động
vốn để trang trải các khoản lỗ của công việc kinh doanh hiện tại, bởi việc này có thể kéo
bạn lún sâu vào “vũng lầy” với tình trạng khó khăn hơn về tài chính . Thay vào đó, bạn
có thể cắt giảm các loại chi phí, hợp lý hoá hoạt động kinh doanh sao cho tốt hơn và hiệu
quả hơn. Bạn chỉ nên tập trung vào các hoạt động kinh doanh nào chắc chắn mang lại lợi
nhuận. Nếu ngay cả biện pháp này cũng không giúp gì cho bạn, thì bạn nên suy nghĩ tới
việc chuyển hướng hoạt động kinh doanh của mình.
Kết luận
Các doanh nghiệp Việt Nam, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tùy
từng loại hình, quy mô, đặc điểm kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ quyết định sử dụng
nguồn tài trợ đó làm gì? Trong thời gian bao lâu? Các dự án mà doanh nghiệp đầu tư sẽ
mang lại lợi ích gì cho doanh nghiêp? …bất kỳ nhà quản trị nào khi có quyết định đầu tư
đều phải đặt ra những quyết định như vậy.
Thông qua việc phân tích ở trên, chúng em đã nêu ra: các hình thức tai trợ mà doanh
nghiệp có thể tham khảo và chọn lọc để tìm nguồn tài trợ cho doanh nghiệp của mình.
Một minh chứng cụ thể cho việc sử dụng nguồn tài trợ dai hạn có hiệu quả đó là công ty
Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà. Các điều kiện cần có để doanh nghiệp đươc tài trợ, đây là
điều mà doanh nghiệp nên chú ý để có thể thu hút được các nhà đầu tư, tài trợ cho các dự
án của doanh nghiệp.
Qua đây chúng em cũng xin có một số kiến nghị đối với Nhà Nước và các doanh
nghiệp như sau:
+ Đối với Nhà Nước:
- Hoàn thiện cơ chế chính sách về luật đầu tư đối với các doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện, khuyết khích các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án lớn và các dự
án ở các vùng sâu, vùng xa.
- Thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư.
+Đối với các doanh nghiệp:
-Xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp; điều này do bởi một chiến lược đầu tư đúng
đắn sẽ có tác dụng làm tăng khả năng mang lại lợi nhuận của đồng vốn bỏ ra, tạo dựng
được uy tín trên thị trường,tăng khả năng tạo việc làm cho người lao động,….
- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong đầu tư bằng các biện pháp: Chú trọng nâng
cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, am hiểu về thị trường tài chính và đầu tư tài
chính.
- Đa dạng hóa hình thức đầu tư. Trước mắt, doanh nghiệp nên ưu tiên cho hình
thức đầu tư hiện có nhiều ưu điểm về độ an toàn, tính thanh khoản và hiệu suất sinh lời .
Về lâu dài, để chuẩn bị cho tương lai, các chuyên viên thực hiện công tác đầu tư phải tích
cực tìm hiểu môi trường đầu tư cũng như tích lũy những kiến thức về đầu tư kinh doanh
trên các lĩnh vực áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

×