Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và đời sống (phần 4) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.36 KB, 5 trang )

Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học và
đời sống (phần 4)
24. Tại sao quần áo bị co rút?
Thông thường, trước khi dệt vải, người ta kéo thẳng sợi vải ra bằng các quá trình
giống như chải len. Do vậy, các sợi vải luôn tìm cách trở lại trạng thái tự nhiên của
chúng




Vải bị co rút có nguồn gốc từ các loại sợi tự nhiên, đặc biệt là bông, len và lanh.
Sợi của chúng là những chuỗi polymer dài hoặc sự kết hợp của các phân tử khổng
lồ. Ở trạng thái tự nhiên, các chuỗi này được cuộn lại hoặc xếp nếp. Khi chuẩn bị
để dệt vải, bước đầu tiên người ta thường kéo thẳng sợi vải ra. Tuy vậy, các sợi vải
luôn tìm cách trở lại trạng thái tự nhiên.
Song, khi chuyển từ trạng thái này sang trạng thái kia đòi hỏi phải vượt qua một
rào chắn năng lượng. Nhiệt độ cao trong máy giặt sẽ cung cấp cho sợi vải năng
lượng cho phép chúng biến đổi trạng thái, khiến các chuỗi polymer dài cuộn
ngược trở lại.
Sợi tổng hợp rất ít bị co rút vì polymer của chúng có thể được thiết kế theo ý muốn
của người sản xuất và chúng ở trạng thái duỗi thẳng.

25. Vì sao nước biển mặn?
Có người nói nước biển mặn vì hòa tan rất nhiều muối. Nhưng đó không phải câu
trả lời, bởi muối ở đâu mà ra? Không lẽ nước sông, nước hồ không có muối hòa
tan mà chỉ có nước biển?
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả
lời thỏa đáng. Có hai giả thuyết:
- Giả thuyết thứ nhất cho rằng ban đầu nước biển cũng ngọt y hệt nước sông, nước
hồ. Sau đó, muối từ trong nham thạch và các lớp đất xói mòn, theo mưa chảy ra
các dòng sông. Rồi các dòng sông đổ về biển cả. Nước biển bốc hơi, trút xuống


thành những cơn mưa. Mưa lại đổ ra các dòng sông Cứ như vậy, theo thời gian,
muối đã lắng đọng dần xuống biển, khiến biển ngày càng mặn hơn. Theo đó, dựa
vào hàm lượng muối trong nước biển, người ta có thể tính ra tuổi của nó.
- Giả thuyết thứ hai cho rằng, ngay từ đầu nước biển đã mặn như vậy. Lý do là các
nhà khoa học thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển không tăng lên đều đặn
theo tuổi của trái đất. Khi nghiên cứu những lớp đất đá trong các hang động bị
nước biển tràn vào, người ta thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển luôn thay
đổi, khi lên khi xuống chứ không cố định. Đến nay, người ta vẫn chưa biết tại sao
lại như vậy.
26. Vì sao canh thịt không cho muối thì không ngọt?

Nấu ăn phải cho muối là lẽ đương nhiên. Đó không chỉ là nhu cầu của sinh lý cơ
thể mà còn là nhu cầu của khẩu vị. Bát canh không có muối sẽ nhạt, vô vị, khi cho
thêm một tí muối thì như gấm được thêu hoa, hương vị trở nên thơm ngọt. Sở dĩ
như thế là vì muối có tác dụng điều chỉnh hương vị. Tục ngữ nói: "Muối là vua
của trăm vị", rất có lý.
Hàm lượng muối natri glutamin trong món ăn góp phần quan trọng để quyết định
món đó có ngon hay không. Thành phần hóa học của muối ăn là clorua natri, trong
nhiều loại thức ăn (như thịt) có glutamin. Khi nấu, glutamin được giải phóng và
hòa tan trong nước. Lúc đó, nếu cho thêm một ít muối vào canh thì glutamin trong
nước canh sẽ kết hợp với natri để hợp thành natri glutamic, làm cho vị ngọt tăng
lên.
Đương nhiên, nếu thêm nhiều muối quá thì vị ngọt sẽ trở thành vị mặn, có tác
dụng ngược lại.
27. Vì sao mực xanh đen được ưa chuộng?

Các loại mực thường dùng có màu đỏ, xanh và xanh đen. Với hai loại mực đỏ và
xanh, chữ viết ra rất nét, nhưng nếu gặp nước, dễ bị nhoè đi. Trong khi đó, mực
xanh đen gặp nước vẫn "vô tư", và rất bền với thời gian. Tại sao lại như vậy?
Mực đỏ và mực xanh được điều chế bằng cách hoà các phẩm mầu tương ứng vào

nước mà thành. Các loại màu này rất dễ tan khi gặp nước, nên chữ viết hay bị nhoè
đi. Mực xanh đen không bị nhược điểm này là do phương pháp chế tạo ra nó.
Nguyên liệu chế tạo gồm: tanin, axit galic và sắt (2) sunfat. Ngoài ra, trong mực
còn có một ít axit sunfuric, có tác dụng ngăn ngừa sắt (2) sunfat bị oxy hóa thành
sắt (3) sulfat, một ít axit phenic để chống mực bị thối, một ít bột màu xanh để tạo
màu cho mực và ít chất keo để làm cho mực có độ dính.
Sau khi chế tạo, lượng tanin trong mực xanh đen kết hợp với sắt (2) sulfat thành
tanin sắt (2). Khi dùng mực viết chữ trên giấy, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời
và oxy của không khí, tanin sắt (2) biến thành tanin sắt (3). Tanin sắt (3) sẽ tác
dụng với axit galic tạo thành sắt galat. Hợp chất này bám chặt vào mặt giấy, không
bị hơi ẩm làm nhòe chữ, cũng như không bị nhạt màu, giúp chữ viết bám lâu dài
vào mặt giấy. Do đặc điểm này, ngày nay trong các văn kiện chính thức, người ta
thường viết bằng mực xanh đen.
Đương nhiên, vì tanin sắt (2) dễ bị ôxy hóa biến thành tanin sắt (3), mà hợp chất
này lại dễ tác dụng với axit galic tạo kết tủa, nên mực sau khi chế xong phải được
chứa trong bình đậy kín. Nếu không trong đáy mực sẽ có kết tủa sau một thời gian.



×