PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÀNG LONG
*****
Tổ : Lí - Hóa – Công nghệ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BẰNG
VIỆC GIẢI THÍCH CÁC TÍNH CHẤT, HIỆN
TƯNG TRONG ĐỜI SỐNG.
Năm học: 2010-2011
LỜI NÓI ĐẦU
•
Theo Luật Giáo dục mục tiêu của giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghóa xã hội . Bên cạnh đó yêu cầu của
phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học
năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng ham mê học tập và
ý chí vươn lên. Như vậy để thực hiện tốt những yêu cầu đã đề
ra trong mục tiêu Giáo dục về công tác giảng dạy của giáo
viên và việc học tập của học sinh và cũng để hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao trong năm học 2010-2011 nói riêng và
phổ cập đúng độ tuổi nói chung. Muốn đạt được điều này thì
hoạt động dạy và học là một vấn đề hết sức quan trọng đối
với giáo viên và học sinh. Với giáo viên bộ môn điều quan
trọng nhất không chỉ là làm sau giúp các em nắm được kiến
thức cơ bản của lớp đang học để làm nền tảng cho các lớp
tiếp theo, mà còn phải đào tạo các học sinh trở thành những
người năng động sáng tạo, biết tiếp thu tri thức khoa học kỹ
thuật hiện đại.
•
Biết vận dụng và thực hiện các giải pháp hợp lí cho những vấn
đề trong cuộc sống xã hội và trong thế giới khách quan là một
vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm .
•
Vấn đề trên không nằm ngoài mục tiêu giáo dục của Đảng và
Nhà nước ta trong giai đoạn lòch sử hiện nay. Đổi mới phương
pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động tích cực cho
người học, kích thích, thúc đẩy, hướng tư duy của người học vào
vấn đề mà học sinh cần phải lónh hội. Từ đó khơi dậy và thúc
đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá,
chiếm lónh của người học để phát triển, phát huy khả năng tự
học của học sinh. Đối với học sinh bậc THCS cũng vậy, các em
là những đối tượng người học nhạy cảm việc đưa phương pháp
học tập theo hướng đổi mới là cần thiết và thiết thực. Tuy nhiên
để tiếp thu các phương pháp đổi mới Giáo dục trong dạy học thì
không phải học sinh nào cũng có điều kiện làm được và lónh hội
một cách dễ dàng nhất là đối với môn hóa học và môn vật lí là
hai môn học khó có rất nhiều kiến thức có liên quan trong thực
tế đời sống hằng ngày.
Vì vậy đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy việc truyền thụ
lí thuyết và thực hành thì chưa đủ mà trong các bài học giáo viên
còn phải đưa ra một số ví dụ có liên quan đến đời sống hằng
ngày, giải thích các hiện tượng trong tự nhiên để giúp học sinh
khắc sâu kiến thức lâu hơn, về nhà các em có thể ứng dụng vào
thực tế ở gia đình, xóa bỏ các hiểu biết sai lệch có hại cho dời
sống như là mê tín dò đoan, hiểu được các ý nghóa khoa học của
các câu ca dao, tục ngữ…
Muốn làm tốt được điều này thì giáo viên phải đầu tư thật nhiều
vào công tác chuyên môn và trong mỗi tiết dạy phải nghiên cứu
kó lưỡng, chuẩn bò thật nhiều các câu hỏi, các kiến thức có liên
quan trong thực tế để góp phần giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn
trong năm học 2010-2011.Từ những suy nghó trên tập thể tổ Lí-
Hóa- CN thảo luận, thống nhất và đưa ra một số biện pháp cụ thể
và thích hợp để làm nên chuyên đề “Nâng cao hiệu quả dạy học
bằng việc giải thích các tính chất, hiện tượng trong đời sống.”
Vấn đề nói trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên
nhưng ngược lại nếu áp dụng được điều này là góp phần xây
dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương
pháp dạy học hiện đại giúp cho học sinh có hướng tư duy mới
trong việc lónh hội kiến thức với mục đích góp phần sao cho
học sinh học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi
cuốn học sinh khi học…. Đồng thời cũng giúp giáo viên hoàn
thành nhiệm vụ được giao trong năm học này.
Qua tìm hiểu thêm ở sách báo, học hỏi ở đồng nghiệp, tham
dự các buổi học chuyên môn hè, một số kinh nghiệm của ông
cha ta, internet và đúc kết kinh nghiệm của nhiều năm giảng
dạy trước vì vậy ở năm học này giáo viên tổ lí –hóa cùng
nhau làm nên chuyên đề cho năm học 2010-2011 để nhằm
giúp học sinh dễ tiếp thu bài hơn và cuối năm đạt kết quả học
tập được tốt hơn.
PHẦN I: THỰC TRẠNG
Qua nhiều năm giảng dạy thực tế cho thấy:
- Môn hoá học và vật lí trong trường phổ thông là một trong
những môn học khó, đặc biệt đối với môn hóa học các em mới
vừa làm quen ở năm lớp 8 nên còn mới mẽ đốùi với học sinh do
đó nếu không có những bài giảng và phương pháp phù hợp với
thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu
bài mới.
- Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục:
Chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu,
hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bày giảng
cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương
pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm
nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên nên là người
hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lónh hội tri thức.
-Theo sách giáo khoa hiện hành thì để dễ dàng tiếp thu bài
mới, nhanh chóng lónh hội được tri thức thì người học phải biết
tự tìm tòi, tự khám phá, có như thế thì khi vào lớp mới nhanh
chóng tiếp thu và hiểu bài một cách sâu sắc được. Tuy nhiên,
phần lớn học sinh hiện nay đều không nhận thức được điều đó.
Học sinh chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi
ghi vào những nội dung đã học vì vậy giáo viên cần phải có
kiến thức liên hệ thực tế để giúp học sinh nhớ bài lâu hơn.
- Do gia đình các em quá khó khăn nên một số em học sinh
không có đầy đủ điều kiện học tập như thiếu dụng cụ học tập,
sách tham khảo, thông tin interner...
PHẦN II : GIẢI PHÁP
Từ thực tiễn dạy học, tôi đã thấy rằng: “Nâng cao hiệu quả dạy
học môn lí- hóa bằng việc giải thích các tính chất, hiện tượng
trong đời sống.” sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê; học
sinh hiểu được vai trò và ý nghóa thực tiễn trong môn học . Để
thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng,
xác đònh được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn
đề thực tế liên quan phù hợp với từng bài học, đôi lúc cần quan
tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành
giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài
nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích môn học. Nâng
cao hiệu quả dạy và học bằng việc giải thích các hiện tượng
thực tiễn có liên quan đến bài học” bằng cách:
+ Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày,
thường sau khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có
thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm
cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện
tượng đó, học sinh sẽ suy nghó, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện
tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp
theo. - Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày
thường qua các phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong
bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật,
làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghóa thực tiễn bài học.
Giáo viên có thể giải thích để giải toả tính tò mò của học
sinh. Mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ
thông.
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường
thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây
cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học.
Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải
mái.Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học .
-Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn
xung quanh đời sống ngày thường ở đòa phương, gia đình … sau
khi đã học bài giảng. Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học
sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay
tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những lúc bắt
gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống. Giúp học sinh
phát huy khả năng ứng dụng môn học vào đời sống thực tiễn.
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ
đó liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận
mang tính quy luật. Làm cho học sinh không có cảm giác khó
hiểu.
* CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Để tổ chức thực hiện được giáo viên có thể dùng nhiều phương
tiện, nhiều cách như: bằng lời giải thích, hình ảnh, đoạn phim,
có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng máy chiếu hay
không dùng máy chiếu … Điều này cần phụ thuộc vào điều
kiện ở mỗi trường, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và phong cách
dạy khác nhau của mỗi giáo viên.
Dưới đây là một số ứng dụng, giải thích các tính chất, hiện
tượng trong đời sống có liên quan đến bài học.
1. Vai trò của Ozon trong đời sống và công nghiệp như thế nào?
Ozon có khả năng “cải tạo” nước thải, có thể khử các chất độc
như: Phenol, hợp chất nông dược, chất trừ cỏ, các hợp chất hữu
cơ gây bệnh … có trong nước thải và Ozon có thể tác dụng với
các ion kim loại (sắt, thiếc, chì, mangan…).
Biến nước thải thành nước sạch vô hại. Trên tầng cao khí
quyển Trái đất, Ozon tồn tại thành một tầng khí quyển riêng,
có khả năng hấp thụ tia tử ngoại phát ra từ mặt trời. Vì các tia
tử ngoại làm cho người, động thực vật bò đột biến gen, gây
bệnh nan y … Gần đây do công nghiệp phát triển, các nhà máy
sinh ra khí thải, động cơ phản lực … thải vào khí quyển một
lượng bụi và khí ô nhiễm, thì Ozon lại góp phần oxi hoá chất
gây ô nhiễm. Cũng chính vì vậy tầng Ozon bò mỏng dần, có
một số nơi tầng Ozon bò thủng và gây ra không ít hiện tượng
như: bảo, lũ lụt, cháy rừng, bệnh nan y … Dựa vào vấn đề trên
ta giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường và qua bài học, học
sinh hiểu được tầm quan trọng của Ozon, vừa có ý thức bảo vệ
môi trường và kích thích sự tìm hiểu về vấn đề này