Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.75 KB, 4 trang )
Phân biệt trẻ hiếu động và trẻ bị
tăng động giảm chú ý
Trẻ hiếu động thì các hành động nghịch ngợm sẽ không liên tục và có
chủ tâm, còn các bé bị tăng động giảm chú ý thường không điều chỉnh được
hành vi. Điều này ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống.
Một học sinh "cá biệt" trong lớp - không chú ý nghe giảng, hay nói
chuyện riêng và làm phiền mọi người xung quanh là do bị hội chứng tăng
động giảm chú ý hay chỉ đơn thuần là nghịch ngợm?
Đây là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh, và các chuyên gia cho rằng,
nếu bố mẹ nghĩ con mình bị tăng động thì có thể họ đúng.
Nếu một đứa trẻ đi học về là la hét và chạy quanh nhà thì không có
vấn đề gì. Nhưng nếu các giáo viên của con bạn luôn phàn nàn rằng bé
không tập trung trong lớp học và dường như không có bạn bè thì có lẽ bạn
cần đưa con đi khám.
Andrea Bilbow, Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ và cung cấp thông tin về Hội
chứng tăng động giảm chú ý của Anh - nơi giúp các gia đình có con bị hội
chứng này - cho biết, trẻ tăng động giảm chú ý không phải là trẻ ngỗ nghịch.
"Đó là vấn đề ở trong não, có nghĩa là một đứa trẻ không thể điều
chỉnh hành vi hoặc cảm xúc của chúng, chúng không rút được kinh nghiệm
sau những sai lầm của mình, không thể lập kế hoạch hay tổ chức việc gì và
gặp khó khăn về bộ nhớ ngắn hạn", bà nhấn mạnh.
Theo bà "chỉ có những người không hiểu rõ điều này mới dán nhãn
'ngỗ nghịch' cho những em bé đó". Giáo sư Tim Kendall - người giám sát
việc biên soạn các hướng dẫn về điều trị Hội chứng tăng động giảm chú ý
cho Viện quốc gia về y tế và lâm sàng Excellence, cho biết, khi bố mẹ hay
các giáo viên ở trường cảm thấy có khó khăn trong việc chăm sóc, giáo dục
trẻ thì đó là lúc cần cho các em đi khám để đánh giá.