Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trẻ học giao tiếp với mọi người xung quanh ra sao? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.23 KB, 6 trang )

Trẻ học giao tiếp với mọi người
xung quanh ra sao?




Thiết lập mối quan hệ là một trong các bản năng mạnh nhất của các
loài sinh vật trên thế giới. Vì không một ai, một sinh vật nào có thể sống độc
lập hoàn toàn mà không phụ thuộc ít nhiều vào thế giới tự nhiên xung quanh
nó. Vậy thì con của bạn tìm hiểu về sự liên hệ giữa bé và người khác ra sao?
Lứa tuổi nào thì bé bắt đầu kết bạn?
Thiết lập tình cảm cha mẹ - con
Ngay từ khi mới sinh ra, con bạn đã biết vui sướng khi bé được bạn
ẵm bồng, nựng nịu. Trong năm đầu tiên, bố mẹ là những người mà bé yêu
thích nhất và ngược lại bạn cũng yêu bé biết bao! Làm sao mà bé yêu của
bạn lại có thể khiến bạn phải chao đảo cả tâm hồn? Trong tháng đầu tiên, chỉ
sau thời gian ngắn tiếp xúc nhưng bé đã biết mừng rỡ khi nhận ra gương mặt
và giọng nói của bạn. Được 3 tháng tuổi, nụ cười của bé đã thay đổi từ “nụ
cười bà mụ dạy” sang “nụ cười nhiệt thành, tình cảm” chỉ dành riêng cho
bạn. Đó là lúc bé khiến bạn thấy mình là người cha, người mẹ hạnh phúc
nhất đời. Những tháng tiếp theo, bé có thể làm quen thêm những người khác
trong gia đình nhưng bố mẹ vẫn là trung tâm chú ý của bé. Khi được khoảng
7 tháng tuổi trở lên, bé bắt đầu nhận ra ai lạ, ai quen và phản ứng bằng cách
khóc khi người lạ ẵm bé. Điều này chứng tỏ, bé đã “học” được điều cơ bản
là bố mẹ và người quen = an toàn. Và tình trạng “cự tuyệt người lạ” này sẽ
có thể kéo dài đến 12 hay 18 tháng.
Bố mẹ nên làm gì để kết nối yêu thương với trẻ?
Vì bạn là người quan trọng nhất đối với bé, nên hãy dành càng nhiều
thời gian cho bé càng tốt. Đặc biệt, bé rất yêu thích gương mặt và giọng nói
của bạn, nên khi tiếp xúc với bé, bạn hãy chú ý sao cho bé có thể nhìn rõ
gương mặt và nghe được giọng nói ấm áp của bạn.


Để giúp bé làm quen với người lạ, hãy nói chuyện với bé, chẳng hạn
như “đây là dì út của con nè”, “ dì út có thương con không dì út?” và để “dì
út” trả lời rằng “dì út thương con lắm”. Khi bé đã quen, thì “dì út” có thể ẵm
bé trong chốc lát với sự có mặt của bạn bên cạnh. Khi bé đã quen tiếp xúc
với ‘dì út” rồi, thỉnh thoảng bạn có thể rời khỏi bé và quay lại với bé trong
vòng ít phút sau. Điều này, sẽ giúp bé hiểu được, bé vẫn an toàn vì dù có lúc
bạn sẽ không ở cạnh bé nhưng bạn sẽ nhanh chóng quay lại với bé. Cách này
sẽ giúp bé tự tin hơn, bớt lo lắng khi giao tiếp với người lạ.
Các cột mốc xã hội của trẻ từ 1-3 tuổi
Từ 1 đến 2 tuổi, bé của bạn đã bắt đầu quan tâm nhiều đến thế giới
xung quanh. Bé muốn tìm hiểu mọi việc xảy ra xung quanh có liên hệ thế
nào với mình. Bé bắt đầu học nói và dùng ngôn ngữ bé học được kết hợp với
ngôn ngữ riêng của mình để giao tiếp với bố mẹ, người quen hay bất cứ
người nào gây được sự chú ý đối với bé. Đặc biệt, bé tỏ ra yêu thích khi kết
bạn với những người bạn nhỏ và bắt chước chúng bạn trong nhiều hành
động. Việc thích kết bạn cho thấy bé học được rằng “kết bạn = hòa nhập và
vui vẻ”. Tuy nhiên, bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu thấy bé không chịu chia
sẻ đồ chơi với bạn bè vì lúc này khái niệm “tôi sở hữu” của bé rất cao. Bạn
đừng cố bắt bé phải chia sẻ đồ chơi cho bạn bè, thay vào đó bạn nên chuẩn
bị đủ số lượng đồ chơi cho tất cả các bé.
Từ 2 đến 3 tuổi, tính “khẳng định mình” của bé rất cao. Dù rất yêu
bạn, nhưng đôi khi bé không chịu cho bạn nắm tay khi đi chung. Và trong
lứa tuổi này, bạn sẽ thấy bé khá ích kỷ vì bé chưa biết quan tâm đến suy nghĩ
của người khác. Bé cho rằng mọi người đều suy nghĩ giống như bé. Lúc này
đây, chính cách cư xử của bạn là tấm gương cho bé. Bạn hãy nói cảm ơn khi
người khác và bé giúp đỡ bạn làm việc gì. Hãy cho bé thấy, bạn sẵn sàng
chia cái bánh hay tờ báo của bạn cho người khác. Điều này sẽ giúp bé biết
cách chia sẻ và biết làm sao để kết bạn và giữ được bạn.

Các cột mốc xã hội của trẻ từ 4-6 tuổi

Từ 4 đến 6 tuổi, trẻ bắt đầu thể hiện sự tiến bộ rõ rệt trong hành vi khi
giao tiếp với người khác. Trẻ bắt đầu học được cách cư xử phù hợp với
người khác trong các tình huống xã hội. Khi được 5 tuổi, trẻ sẽ bớt “hung
dữ” và trở nên lý sự hơn. Trẻ cũng bắt đầu biết hợp tác với bạn bè khi cùng
chơi. Đối với bố mẹ, trẻ cũng “ngoan” hơn, biết nghe lời bố mẹ và thể hiện
sự trưởng thành của mình khi tự ăn hay tự mặc quần áo mà không để bố mẹ
phải hò hét nhiều nữa. Điều quan trọng mà bố mẹ cần làm lúc này là khen
ngợi và khuyến khích khi trẻ cư xử tốt. Và khi trẻ không làm bạn hài lòng thì
bạn có thể phân tích đúng – sai một cách đơn giản để trẻ hiểu thêm vấn đề.
Sự tôn trọng của bố mẹ sẽ giúp trẻ tin tưởng vào cuộc sống, tự tin phát triển
các mối quan hệ xã hội của mình.

×