Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Cảm thấy lưỡng lự khi phải quyết định thì làm sao? pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.65 KB, 2 trang )

Cảm thấy lưỡng lự khi phải quyết định thì làm sao?
Nên có quyết định thế nào khi cảm thấy lưỡng lự trước vấn đề? Bởi chúng ta
thường quyết định không chút đắn đo khi có đầy đủ kiến thức, khả năng,
trình độ xử lý công việc đối với các vấn đề quen thuộc Nhưng cũng có khi
ta cảm thấy lưỡng lự, phân vân không biết nên quyết định thế nào!

Khẩn trương hành động, nhưng đừng hấp tấp. Có ý kiến quyết định và
phản ứng trước tình hình một cách phù hợp. Những hành động vội vàng
hấp tấp có thể dẫn đến lỡ làng và thất bại. - Bạn có thể hành động vừa
thận trọng vừa nhanh chóng. Hay như lời khuyên của các huấn luyện
viên thể thao hoặc các nhà quân sự thường nói: "Hãy khẩn trương
nhưng đừng hấp tấp".

Chờ đợi thời cơ và sự lưỡng lự

Nhiều nhà nghiên cứu về đề tài này đã nêu ra bốn nguyên nhân khiến ta
lưỡng lự: (1) Do có xu hướng cầu toàn, muốn “ăn chắc”. (2) Thiếu tự tin vào
chính mình. (3) Đang cảm thấy thất vọng hoặc (4) Đang bực tức ai đó.
Nhưng trên thực tế, lưỡng lự đôi khi lại xuất phát từ những nguyên nhân
phức tạp hơn nhiều. Và thật hay, sự lưỡng lự cũng có thể mang lại hiệu quả
tốt đẹp nếu ta biết sử dụng nó.

Thường thì trước một vấn đề khiến ta phải đắn đo, lưỡng lự là do: - Suy nghĩ
của lý trí đã có ý định “hợp lý” nhưng trong tâm trí lại có sự phản đối mạnh
mẽ, mặc dù có thể là mơ hồ không giải thích được tại sao (trực giác mách
bảo), và chính vì vậy nên ta cứ phân vân không thể quyết định ngay được.
ới trường hợp như thế, cách để ra quyết định là trì hoãn quyết định cho đến
khi nó có ý nghĩa hợp lý và có cảm giác đúng đắn. Nếu không thì hãy hoãn
quyết định lại. Hãy lấy thêm thông tin từ nhiều nguồn cho đến khi có được
quan điểm vừa hợp lý vừa mang tính trực giác. Điều này nghe có vẻ đơn
giản nhưng sự thực là đúng như vậy (nói theo khoa học là hai bán cầu não


trái và phải đều nhất trí với nhau).

Và nếu thời gian không cho phép trì hoãn nữa thì sao? Câu trả lời sẽ là:
“Hãy lắng nghe và ra quyết định theo trực giác”. Ngoài ra, khi đã có một
quyết định thì quyết định đó chỉ được xem là điểm khởi đầu chứ không phải
là điểm kết thúc của chặng đường.
Sau khi ra quyết định, bạn cần quyết tâm
triển khai thành hành động thực tế và đây mới chính là điều thật sự dẫn đến
thành công.


×