Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bò sát ( phần 3 ) Chu kỳ hoạt động mùa ở Bò sát (Reptilia) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.5 KB, 6 trang )

Bò sát ( phần 3 )
Chu kỳ hoạt động mùa ở Bò sát (Reptilia)
Ở vùng ôn đới, nhiệt độ biến động rõ rệt qua các mùa do đó hoạt động
mùa của bò sát rất rõ ràng. Ở vùng nhiệt đới sự biến động nhiệt độ càng ít
và bò sát gần như hoạt động quanh năm. Mùa đông lạnh lẽo ở vùng ôn
đới hoặc hàn đới bắt buộc nhiều loài bò sát phải ngủ đông, thời gian này
kèo dài từ 5 đến 7 tháng, có khi 8 đến 9 tháng ở vùng cực Bắc.

Thông thường người ta có thể tìm thấy số lượng cá thể khá lớn cùng loài
nằm chen chúc với nhau thành đàn trong một hang để ngủ đông. Chính vì
thế, vào những ngày quá rét khi lật các ổ rơm hoặc đệm cỏ sẽ thấy một
đàn rắn quấn chặt lấy nhau, không nhúc nhích. Tại Ðan Mạch đã có lần
người ta phát hiện ở dưới một gốc cây cổ thụ có hàng trăm rắn lục đang
ôm chặt lấy nhau và ngủ mê man. Ở trong hang rắn ngủ đông thường chỉ
có một loài rắn nhưng cũng có khi có vài loài (trong một hang rắn hổ
mang sống chung với rắn ráo, rắn cạp nong).
Ở miền nhiệt đới nóng nực quanh năm, bò sát không có hiện tượng trú
đông. Nhưng ở những nơi có sự phân mùa khí hậu rõ rệt như ở miền Bắc
nước ta, bò sát có hiện tượng trú đông. Trong những ngày lạnh, bò sát ẩn
trong hang để tránh rét, không hoạt động, có nhu cầu năng lượng giảm
xuống nhưng vẫn tỉnh. Trong thời gian trú đông, gặp những ngày thời
tiết ấm áp chúng vẫn bò ra kiếm ăn. Lúc trú đông, chúng thường
tập trung thành từng đàn từ 2 - 10 con (tắc kè, rắn hổ mang) nhưng cũng
có khi lên đến 24 con rắn hổ mang.
Ở một số loài bò sát có hiện tượng trú khô (tháng chạp đến tháng ba).
Hiện tượng này không liên quan đến độ ẩm như ở lưỡng cư mà do thiếu
thức ăn. Vào mùa này, rùa núi vàng (Testudo elongata) rúc vào nơi
trú ẩn, không cử động và không ăn uống, nhưng không ngủ. Ðến hết
mùa khô, bắt đầu có mưa thì loài rùa này trở lại hoạt động bình thường.
Một số bò sát ở vùng nhiệt đới lại có hiện tượng ngủ hè để tránh nóng.
Chúng tìm nơi thuận tiện để ngủ qua mùa hè. Rùa vàng Trung Á (Testudo


horsfeldi) vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 nó đào đất để tạo hang, chui vào
đó ngủ hè. Trường hợp này không phải do yếu tố nhiệt độ cao mà
do thực vật làm nguồn thức ăn cho rùa không còn, do không có
thức ăn nên rùa phải ngủ hè. Ở những vùng khác vẫn đủ thức ăn vào
mùa hè, thì rùa vàng Trung Á không trải qua giấc ngủ hè.
Trong lớp bò sát, nhóm rắn hoạt động không theo quy luật rõ ràng. Rắn là
động vật ăn mồi lớn, nên thức ăn là nhân tố quyết định sự hoạt động của
chúng. Sau khi đã nuốt con mồi lớn, có khi chiếm 2/3 đến 3/4 trong lượng
cơ thể của nó, rắn có thể nằm ở nơi trú ẩn hàng tuần hay hàng tháng. Khi
đói, rắn bò đi kiếm ăn bất cứ lúc nào.
Chu kỳ hoạt động ngày đêm ở Bò sát (Reptilia)
Chu kỳ hoạt động ngày đêm của bò sát phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ và
phần nào liên quan đến thức ăn. Bò sát hoạt động khi có nhiệt độ môi
trường phù hợp nhất, nói chung bò sát thích nhiệt độ cần lấy thêm nhiệt
độ vào cơ thể.
Do đó chúng thường chỉ hoạt động ở nhiệt độ thuận lợi nhất trong ngày.
Giới hạn nhiệt độ thay đổi tuỳ loài và tùy vùng phân bố và trong khoảng
20 - 40
0
C. Hầu hết các loài bò sát vùng ôn đới đi kiếm mồi vào ban ngày,
trừ một số ít hoạt động vào lúc hoàng hôn, chỉ có họ tắc kè là đi ăn đêm.
Ða số bò sát vùng nhiệt đới đi ăn đêm vì ban ngày khí hậu quá nóng.

- Ở nước ta, nhiều loài thằn lằn (rắn mối, kỳ đà, nhông, ) và phân nửa số
loài rắn (đa số trong họ rắn nước) đi ăn ngày. Một số ít loài thằn lằn (thằn
lằn, tắc kè) nhiều loài rùa, một số ít loài rắn độc đi ăn đêm. Khi hoạt động
ngày, bò sát thường chọn sinh cảnh có nhiệt độ thích hợp nhất. Ví dụ sự
hoạt động ngày đêm của rắn mối (Mabuya) theo một biểu thời gian nhất
định trong ngày. Rắn mối sống trong các hang, hốc cây, khe ngách, đi
kiếm ăn từ sáng đến chiều, nhưng hay phơi nắng vào khoảng từ 8 - 10

giờ. Vào giữa trưa (12 - 15 giờ) nó thường chui vào chỗ râm mát để tránh
nắng. Sau đó rắn mới trở lại hoạt động gần hang và khoảng 17 giờ, rắn
mới chui vào hang. Sự hoạt động ngày đêm ở rùa vàng (Testudo) như sau:
6 giờ sáng rùa còn ở trong hang, 6giờ 30 - 8giờ 30 rùa ra khỏi hang để
sưởi ấm, 8 giờ 30 - 11giờ 30 rùa rời hang để đi kiếm mồi, 11giờ 30 - 16
giờ 30 rùa quay về hang và ở trong đó suốt đêm. Do khả năng chọn nhiệt
độ thích hợp như vậy mà cơ thể bò sát không bị hun nóng quá mức và
thân nhiệt không thay đổi nhiều. Ở rắn nhiệt độ thích hợp nhất từ 18
0
C -
30
0
C, khi nhiệt độ giảm đến 10
0
C rắn ít hoạt động. Nếu cho rắn sống ở
môi trường có nhiệt độ 40
0
C thì một thời gian sau rắn sẽ chết.
Hoạt động ngày đêm phụ thuộc vào mùa, tuổi và đặc điểm sinh lý. Rắn
mối ở miền Bắc vào mùa xuân và mùa thu chỉ hoạt động từ 8 - 9 giờ đến
15 giờ - 16 giờ và không có hiện tượng trú râm vào buổi trưa. Về
mùa đông, chúng hoạt động bất thường, ban ngày chỉ đi kiếm ăn
những khi nắng ấm. Ở nhiều loài bò sát ở miền Bắc, mùa hè hoạt động
vào ban đêm vẫn có thể hoạt động ban ngày vào mùa xuân. Mùa hè rắn
hổ mang đi kiếm ăn từ sẩm tối đến nửa đêm. Mùa xuân thời tiết ấm áp rắn
hổ mang đi kiếm ăn cả ban ngày. Khi đói, dù nhiệt độ bên ngoài có xuống
thấp, rắn cũng vẫn bắt buộc ra khỏi hang để tìm mồi. Rắn hổ mang non (1
tuổi) đi kiếm ăn vào ban ngày. Khi nuốt mồi quá to rắn có thể không đi
kiếm ăn vài ngày liền.
Yếu tố thức ăn đã thúc đẩy các loài bò sát có đời sống theo thời gian riêng

của mình và chủ động điều chỉnh biểu thời gian cho phù hợp với tình hình
xuất hiện của con mồi. Thằn lằn không chân thường kiếm mồi vào lúc
hoàng hôn nhưng những ngày có mưa rào lúc ban ngày do côn trùng xuất
hiện nhiều cũng ra kiếm ăn.
Hoạt động ngày đêm của bò sát bị thúc đẩy bởi nhu cầu sưởi
nắng. Trong những ngày mùa đông , thỉnh thoảng có vài ngày nắng ấm,
đó là ngày hội của nhiều loài bò sát. Chúng rời hang bò đến những chỗ
kín gió, nhiều nắng và yên tĩnh để sưởi ấm, thu lấy nhiệt lượng. Ở trên
núi cao nhiệt độ không khí -5
0
C, nhiệt độ mặt đất +5
0
C, song nếu có
những tia nắng mặt trời thì nhiệt độ của cơ thể thằn lằn được sưởi ấm lên
đến 19
0
C.
Phát triển hậu phôi ở Bò sát (Reptilia)
Nhiều loài bò sát sau khi nở lớn rất nhanh, có khi trong vòng 8 tuần đã
lớn gấp đôi so với mới nở, sau đó tốc độ lớn của chúng chậm lại và dừng
lại ở giai đoạn trưởng thành.
Cá sấu Mỹ mới nở dài 20 cm, sau 1 năm dài 67cm, 2 năm kích thước thân
1,2m. Cá sấu đực 6 tuổi dài 1,8m - 2,5 m, cá sấu cùng tuổi dài 1,6m -
1,8m. Cá sấu đực 9 tuổi dài 3m. Trăn khi mới nở dài 0,6m, 1 tuần dài
1,5m, 2 tuần dài 2m, 3 tuần dài 2,5m, 4 tuổi dài 2,9m và 5 tuổi dài tới
3,3m. Rắn hổ mang ở nước ta khi mới nở dài 2cm, 1 năm dài 45cm, 2
năm dài 58 - 85cm, 3 năm dài 90 - 95cm, khoảng 3 năm rưởi thì rắn
trưởng thành có thể tiến hành giao phối và sinh đẻ. Khi đã trưởng thành
sinh dục, một số loài bò sát ngừng lớn. Ở rắn thì vẫn tiếp tục
lớn nhưng rất chậm. Tốc độ tăng trưởng không giống nhau ở con đực và

con cái. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng như thức ăn,
nhiệt độ và ánh sáng.
Một số loài thằn lằn (tắc kè) thành thục sau 1 năm, rùa từ 2 - 5 năm; cá
sấu khoảng 8 năm. Rắn có kích thước nhỏ thành thục sớm hơn loài có
kích thước lớn, rắn đực thành thục sớm hơn rắn cái (rắn đực khoảng 2 - 4
năm, rắn cái từ 4 - 6 năm).
- Việc xác định tuổi thọ của các loài động vật hoang dại trong đó có lớp
bò sát là rất khó. Người ta ít có điều kiện để biết một con vật ngay từ lúc
mới nở đến khi con vật chết bình thường trong hoàn cảnh sống trong
thiên nhiên. Tuổi thọ của nhiều loài bò sát chỉ là số liệu tương đối: Tắc kè
khoảng 7 năm, rắn hổ mang khoảng 12 năm, trăn khoảng 20 năm, cá sấu
56 năm. Rùa cạn sống lâu nhất, có loài lên đến 300 năm.
Phát triển phôi ở Bò sát (Reptilia)
Một đặc điểm rất quan trọng ở bò sát là trứng có màng ối. Trứng này có
màng và vỏ bảo vệ, có thể được đẻ trong đất. Trứng có màng ối
của các động vật có xương sống ở cạn như bò sát và chim có 4 lớp
màng là màng ối, túi niệu, túi noãn hoàng, màng đệm và ngoài cùng là
lớp vỏ.
Màng ối bao bọc một buồng có đầy dịch, chứa phôi giúp cho phôi tiếp
tục phát triển trong môi trường nước mặc dù trứng được đẻ trên
cạn. Túi niệu là nơi tiếp nhận các chất thải của phôi đang phát triển. Các
mạch máu của chúng nằm gần vỏ giữ chức năng trao đổi khí. Túi noãn
hoàng chứa noãn hoàng là nguồn thức ăn cho phôi. Màng đệm là lớp
màng ngoài cùng bao quanh phôi và các màng khác. Giống như bò sát và
chim, thú cũng thụ tinh trong, phôi cũng có 4 lớp màng nhưng không có
vỏ và không được đẻ ra. Phôi non và các màng của chúng được giữ lại
trong một buồng đặc biệt của ống sinh dục cái. Ở đây sự phát triển phôi
được hoàn tất và cá thể con được đẻ ra.
- Trứng bò sát phân cắt hình đĩa, sự phôi vị hóa khác với loại trứng nhiều
noãn hoàng, phân cắt hình đĩa của chim và thú: Quá trình dày lên và lõm

vào của phôi không xảy ra ở cạnh đĩa phôi mà ở phía trong cạnh đó. Quá
trình này phát sinh trung bì, do đó xoang vị có tên là túi trung bì. Nội bì
hình thành trước trung bì do quá trình biệt hoá các tế bào noãn hoàng.
Trong quá trình phát triển phôi có hình thành các màng phôi, nhờ đó phôi
của bò sát, chim và thú phát triển trực tiếp thành con non không qua giai
đoạn ấu trùng.
- Sự hình thành các màng phôi như sau: Xung quanh phôi có một nếp
vòng, phát triển dần và gắn 2 đầu với nhau, bao lấy phôi làm thành 2 lá
liên tục: Lá ngoài là màng serosa, bao bọc toàn bộ trứng. Lá trong hình
thành nên màng ối (amnios), bên trong có khoang ối chứa dịch ối. Phôi
nằm trong khối dịch ối nên không bị khô.
- Khoang ối nhỏ, hẹp phôi không thể hô hấp và thải các chất do đó đồng
thời với sự hình thành màng ối, có sự hình thành túi niệu (atlantois). Túi
niệu được hình thành từ một nếp gấp ở phần sau của ruột phôi, lớn lên
chiếm đầy khoảng trung gian giữa màng serosa và màng amnios. Túi niệu
là nơi trao đổi khí, tích trữ các chất bài tiết, thành ngoài có nhiều mạch
máu, thông với hệ thống lỗ trên vỏ trứng.
- Phôi lớn dần lên, nối với túi noãn hoàng bằng dây rốn. Túi noãn hoang
bọc lấy khối noãn hoàng, lấy chất dinh dưỡng nuôi phôi. Khi noãn hoàng
hết, phôi có hình con thằn lằn nhỏ, chọc vỏ trứng để ra ngoài.

×