Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bò sát ( phần 7 ) Giác quan Bò sát (Reptilia) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.33 KB, 6 trang )

Bò sát ( phần 7 )
Giác quan Bò sát (Reptilia)
1. Xúc giác
Các lớp động vật có xương sống ở cạn (Bò sát, Chim và Thú) thì cơ quan
xúc giác kèm phát triển.
2. Vị giác
Khả năng nhận biết mùi vị thức ăn ở bò sát khá tinh tế và đóng vai trò
quan trong trong việc phân biệt mùi vị của con mồi. Người ta
thường thấy những loài chuyên ăn động vật sẵn sàng nhả ngay những
con mồi mà nó đớp nhầm, dù đó là con ếch mà loài động vật khác rất ưa
thích. Thằn lằn bắt phải một con sâu không đúng khẩu vị cũng vội vàng
nhả ra rồi rồi cọ hàm vào cây cỏ, đất đá ở chung quanh để lau miệng cho
hết mùi vị của con sâu này. Rùa cũng có khả năng nhận biết mùi vị thức
ăn.
3. Khứu giác
Xoang khứu giác ở bò sát đã chia làm 2 ngăn: Ngăn khứu giác ở trên và
ngăn hô hấp ở dưới. Các loài bò sát sống ở cạn, lỗ mũi nằm hai bên đầu
mõm. Các loài sống ở nước như các loại rắn nước, lỗ mũi nằm ở phía trên
mõm và có một nếp da che đậy. Khi rắn lặn xuống, nếp da này sẽ đóng
lại, không cho nước lọt vào lỗ mũi.
Lưỡi của bò sát có vai trò khứu giác quan trọng. Lưỡi kỳ đà và
rắn luôn cử động, thè ra ngoài và thụt vào rất linh hoạt. Khi lưỡi thè ra
ngoài để thu nhận các phân tử mùi ở trong không khí. Chất ướt dính ở
lưỡi có tác dụng thu hút các phân tử mùi, sau đó lưỡi thụt vào miệng, đầu
lưỡi sẽ đưa thẳng vào lỗ cơ quan Jacobson nằm ở trần xoang miệng, cơ
quan này giúp phân biệt các mùi vị. Chất có mùi cũng có thể hòa tan vào
nước bọt, nước bọt cũng lọt vào cơ quan Jacobson. Như vậy lưỡi ở bò sát
vừa là cơ quan vị giác vừa là cơ quan khứu giác. Vai trò khứu giác này
giúp bò sát phân biệt được con mồi, phát hiện và trốn tránh kẻ thù và tìm
đến đối tượng khác phái trong mùa sinh sản.
Ở rắn do môi trên có một khe nhỏ nên rắn thè lưỡi ra ngoài liên tục mà


không phải mở miệng. Lưỡi rắn là cơ quan khứu giác để ngửi, vị giác để
nếm, và xúc giác để sờ. Rắn ăn trứng có thể dùng lưỡi để phân biệt trứng
thật hay trứng giả, biết chọn các trứng bồ câu tươi, bỏ lại các trứng chim
đã bị rút lòng đỏ và được thay bằng lòng đỏ gà.
4. Thính giác
Khả năng thính giác ở bò sát nói chung kèm, trong đó khả năng này ở rắn
là kèm hơn cả. Ở rắn không có tai ngoài, màng nhĩ và xoang tai giữa cũng
bị tiêu biến do đó rắn không thể tiếp nhận sóng âm thanh truyền
qua không khí (hoặc không nghe rõ một số âm thanh). Vì thính giác
không giữ vai trò quan trọng nên đa số bò sát không có khả năng phát
thanh.
Rắn có tai trong, xương trụ tai liền với của sổ tiền đình, còn đầu kia liền
với xương vuông, sự cấu tạo như vậy giúp cho rắn nhạy cảm với
những tiếng động truyền qua đất. Những tiếng động này truyền vào
mình rắn, đi tới hộp xương sọ rồi tác động vào tai trong của rắn khiến rắn
có thể phát hiện những tiếng động nhỏ, ví dụ những bước chân nhẹ nhàng
của người khi tiến về phía con rắn đang nằm, thì rắn đã nhận biết được,
bỏ trốn đi hoặc chuẩn bị tư thế để tự vệ. Những rung động ở mặt đất thì
gây ra hưng phấn thần kinh ở rắn, nếu âm thanh được truyền từ không khí
không gây hưng phấn. Trong động đất, khi con người chưa cảm nhận
được, thì rắn đã cảm thấy và có những hoạt động bất thường. Con người
đã chú ý đến sự hoảng loạn của rắn và xem như là dấu hiệu dự báo động
đất.
Bò sát có thể nhận được những âm thanh có tần số từ 60 - 6.000 héc, song
đa số nghe tốt trong phạm vị khoảng từ 60 - 200 héc. Rùa châu Mỹ có thể
nhận biết được những tiếng động từ 30 - 130 héc, cá sấu nghe rõ những
âm thanh từ 100 - 3.000 héc, thằn lằn có thính giác nhạy nhất nhận được
những tiếng động rất thanh và rất cao có tần số 5.000 héc, có loài nhận
được tần số đến 8000 - 10.000 héc.
5. Thị giác

Mắt của Bò sát có 3 mí là trên, dưới và màng nhày bảo vệ cho mắt khỏi
khô.
Có một ống xương nhỏ trong màng cứng có nhiều mạch máu gọi là lược.
Điều tiết mắt nhờ cơ vân trong thể mí, vừa làm dịch chuyển nhân mắt vừa
làm nhân mắt đổi hình. Trên màng võng thấy xuất hiện mầm mống điểm
vàng, thích nghi rất cao đời sống ở cạn. Khả năng nhìn của loài bò sát
chưa phát triển hoàn thiện như các động vật có vú. Mắt của nhiều loài
thằn lằn và một số loài rắn phân biệt rất kèm các vật xung quanh. Những
loài này chỉ phát hiện được mồi đang động đậy. Một số loài thằn lằn có
mắt tinh hơn mắt rắn. Chúng có khả năng điều tiết để nhìn rõ con mồi ở
gần hoặc xa. Mắt của tắc kè hoa Chameleo đặc biệt nhất trong lớp bò sát.
Nhờ dính trên một cái cuống, mắt tắc kè hoa có thể đảo theo mọi hướng
để phát hiện mồi. Khi mắt đã phát hiện ra con mồi nằm trong tầm phóng
của lưỡi thì lưỡi sẽ phóng nhanh ra để bắt mồi. Mắt rắn có hai mí mắt đều
trong suốt, khép kín và dính liền với nhau để che đậy lấy mắt như một
màng kính cố định, vì thế mắt rắn không nhấp nháy được và nhờ đó mắt
rắn luôn được bảo vệ, tránh được những vật cứng như đất đá, cành cây va
đập vào mắt. Khi lột xác, màng kính trở nên đục, lúc này mắt rắn nhìn
không rõ. Hình dạng và kích thước của mắt rắn thay đổi tuỳ theo từng
loài và môi trường sống của nó. Mắt của rắn giun sống chui luồn dưới đất
bị thoái hóa thành một chấm nhỏ ở dứới vảy, chúng chỉ phân biệt được tối
hay sáng.
Dựa vào kiểu cấu tạo con ngươi để phân biệt rắn hoạt động ban ngày và
ban đêm. Các loài rắn hoạt động ban ngày có mắt hơi to, con ngươi tròn,
gồm các loài rắn nước, rắn ráo, trăn. Các loài rắn hoạt động hoàng
hôn hoặc ban đêm có con ngươi hình bầu dục dựng đứng, có tác dụng
tránh những tia sáng mạnh ban ngày, lúc tối trời mở to thành hình tròn
(gồm rắn hổ mang, mái gầm, rắn lục ). Rắn hoàn toàn hoạt động ban
đêm có con ngươi ngang như rắn dây (Dryophis). Các loại rắn hoạt động
về đêm, tế bào thị giác chứa sắc tố nằm phía sau vách nhỡn cầu và võng

mô, nên dù ánh sáng yếu rắn vẫn có thể nhìn thấy được. Các loài rắn
không có khả năng điều tiết mắt mà chỉ nhờ vào sự di chuyển đầu trước
sau hoặc phải trái để hình ảnh lọt vào tiêu điểm, vì vậy khả năng nhìn của
rắn rất hạn chế, chúng không thể nhìn thấy những vật ở xa. Thông thường
rắn chỉ có thể nhìn rõ trong khoảng cách bằng 4 - 5 lần chiều dài cơ thể
và rắn chỉ nhận biết những con mồi cuả động. Khả năng nhận biết màu
sắc khác nhau ở rắn cũng kèm, rắn chỉ phản ứng với cường độ ánh sáng
mạnh hay yếu mà thôi.
Mắt cá sấu lồi, do đó có tầm nhìn rộng hơn, thêm vào đó con ngươi là
một khe dọc, có thể điều tiết để mở rộng hay hẹp thích ứng với độ chiếu
sáng của bên ngoài, thủy tinh thể rất đàn hồi nên cá sấu có thể điều tiết thị
giác để phát hiện con ở các khoảng cách khác nhau. Cá sấu quen đời sống
ở dưới nước, nên khi lên cạn tuyến lệ phải họat động nhiều để bảo vệ cho
giác mạc cá sấu khỏi bị khô, vì thế lên cạn cá sấu thường chảy nước mắt.
Mắt rùa phát triển hơn cả trong lớp bò sát, nhờ đó rùa có khả năng phân
biệt được hình dạng và màu sắc của vật thể chung quanh. Rùa
phân biệt được màu trắng và màu đen, nhận được màu tím nhưng
thường nhầm giữa màu đỏ và màu tím hoa cà. Thủy tinh thể của rùa ít
đàn hồi nên rùa kèm khả năng điều tiết cự ly xa gần. Rùa không thể nhìn
rõ trong tối.
6. Cơ quan cảm nhiệt gồm hố má và hố môi
- Hố má: Ở một số loài rắn, giữa lỗ mũi và mắt có một hốc nhỏ lõm sâu
xuống, đó là hố má. Ðó là một hố lõm của xương hàm trên, phía trước hơi
rộng, phía sau hẹp, ở trong có một màng mỏng chừng 25mm. Hố này mở
ra ngoài, phía trong thông với gốc mắt bằng một lổ nhỏ. Màng hố má
gồm bốn hàng tế bào tiếp nối với đầu mút của đôi dây thần kinh não thứ
V. Trước kia một số nhà sinh học cho rằng hố này là cơ quan thính giác,
một số khác nói nó có chức năng vị giác, khứu giác hoặc là tuyến nước
mắt. Hiện nay người ta đã chứng minh rằng hố má là cơ quan nhận cảm
nhiệt. Cơ quan này có thể nhận cảm được mức thay đổi nhiệt độ của môi

trường trong phạm vi rất nhỏ, khoảng 0,1
0
C. Ngoài ra hố má còn xác định
vị trí của tia nhiệt phát ra từ các con mồi. Hố má là cơ quan đặc thù của
họ rắn có hố má (Crotalidae) giúp phát hiện và xác định vị trí các con mồi
thuộc động vật đẳng nhiệt khi chúng phát ra các tia nhiệt ngay cả trong
đêm tối. Người ta làm thí nghiệm với loài rắn chuông (họ Crotalidae) ở
châu Mỹ và nhận thấy chúng có thể mẫn cảm với sự thay đổi nhiệt độ rất
nhỏ (0,003
0
C). Ở hố má có hàng ngàn đầu mút dây thần kinh cảm giác
trên 1cm
2
. Hố má có một màng mỏng chia làm hai buồng: một buồng
cảm nhận trực tiếp các tia nhiệt do con mồi phát ra, buồng thứ hai thông
với môi trường ngoài, và giữ nhiệt độ bằng nhiệt độ của không khí chung
quanh. Các tế bào thần kinh nhạy cảm của hố má sẽ báo về não bộ, sự
chênh lệch nhiệt độ của hai buồng, giúp cho rắn cảm ứng được sự thay
đổi nhiệt độ đó.

Hố cảm giác nhiệt (hố má) ở răn chuông (theo Hickman)
1. Lỗ mở của hố cảm giác; 2. Buồng ngoài; 3. Màng; 4. Buồng trong; 5.
Phần cuối thần kinh tiếp xúc với ty thể
- Hố môi: Ở nhiều loài trăn, hố cảm giác nằm trên các vẩy của môi trên
và môi đưới được gọi là hố môi. Mức độ nhạy cảm với nhiệt độ này ở vài
phần trăm độ C.
Một số loài thuộc họ rắn lục Viperidae ở mé trên lổ mũi cũng có hố nhỏ
công dụng giống như hố má.
Hệ thần kinh và giác quan Bò sát (Reptilia)
1. Não bộ

- Não bộ của bò sát hoàn chỉnh hơn lưỡng cư, bán cầu não lớn, nóc có
chất thần kinh tạo thành vỏ chất xám mỏng - vòm não cổ
(archipallium). Ở cá sấu có nhiều tế bào thần kinh tập trung ở thành
ngoài vòm não mới, có thể xem đây là mầm mống của vỏ não.
- Thuỳ đỉnh và thuỳ khứu giác lớn. Cơ quan đỉnh đặc biệt lớn và có cấu
tạo theo kiểu của mắt, ở một số loài cơ quan này có thể cảm nhận được
ánh sáng.
- Tiểu não phát triển, là một tấm mỏng, hành tuỷ uốn cong như động vật
cao.
- Bò sát có 12 đôi dây thần kinh não, một số loài đôi X chưa tách khỏi đôi
XI do đó chỉ có 11 đôi.
2. Tuỷ sống
Tủy sống chạy dọc cột sống, đã có 2 phần phình và các đôi dây thần kinh
tủy làm thành đám rối thần kinh điển hình ở các vùng vai và vùng hông.
Động vật có màng ối dây thần kinh tuỷ sống rất phát triển cùng với hệ cơ
và hệ cơ quan khác, hai bên cột sống có 2 chuỗi hạch thần kinh, còn vùng
vai và vùng hông hình thành các đám rối lớn.

×