Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giác quan Bò sát (Reptilia)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.19 KB, 15 trang )


Giác quan Bò sát
(Reptilia)



1. Xúc giác
Các lớp động vật có xương sống ở cạn
(Bò sát, Chim và Thú) thì cơ quan xúc
giác kèm phát triển.
2. Vị giác
Khả năng nhận biết mùi vị thức ăn ở
bò sát khá tinh tế và đóng vai trò quan
trong trong việc phân biệt mùi vị
của con mồi. Người ta thường
thấy những loài chuyên ăn động vật
sẵn sàng nhả ngay những con mồi mà
nó đớp nhầm, dù đó là con ếch mà
loài động vật khác rất ưa thích. Thằn
lằn bắt phải một con sâu không đúng
khẩu vị cũng vội vàng nhả ra rồi rồi
cọ hàm vào cây cỏ, đất đá ở chung
quanh để lau miệng cho hết mùi vị
của con sâu này. Rùa cũng có khả
năng nhận biết mùi vị thức ăn.
3. Khứu giác
Xoang khứu giác ở bò sát đã chia làm
2 ngăn: Ngăn khứu giác ở trên và
ngăn hô hấp ở dưới. Các loài bò sát
sống ở cạn, lỗ mũi nằm hai bên đầu
mõm. Các loài sống ở nước như các


loại rắn nước, lỗ mũi nằm ở phía trên
mõm và có một nếp da che đậy. Khi
rắn lặn xuống, nếp da này sẽ đóng lại,
không cho nước lọt vào lỗ mũi.
Lưỡi của bò sát có vai trò khứu
giác quan trọng. Lưỡi kỳ đà và
rắn luôn cử động, thè ra ngoài và
thụt vào rất linh hoạt. Khi lưỡi thè ra
ngoài để thu nhận các phân tử mùi ở
trong không khí. Chất ướt dính ở lưỡi
có tác dụng thu hút các phân tử mùi,
sau đó lưỡi thụt vào miệng, đầu lưỡi
sẽ đưa thẳng vào lỗ cơ quan Jacobson
nằm ở trần xoang miệng, cơ quan này
giúp phân biệt các mùi vị. Chất có
mùi cũng có thể hòa tan vào nước bọt,
nước bọt cũng lọt vào cơ quan
Jacobson. Như vậy lưỡi ở bò sát vừa
là cơ quan vị giác vừa là cơ quan
khứu giác. Vai trò khứu giác này giúp
bò sát phân biệt được con mồi, phát
hiện và trốn tránh kẻ thù và tìm đến
đối tượng khác phái trong mùa sinh
sản.
Ở rắn do môi trên có một khe nhỏ nên
rắn thè lưỡi ra ngoài liên tục mà
không phải mở miệng. Lưỡi rắn là cơ
quan khứu giác để ngửi, vị giác để
nếm, và xúc giác để sờ. Rắn ăn trứng
có thể dùng lưỡi để phân biệt trứng

thật hay trứng giả, biết chọn các trứng
bồ câu tươi, bỏ lại các trứng chim đã
bị rút lòng đỏ và được thay bằng lòng
đỏ gà.
4. Thính giác
Khả năng thính giác ở bò sát nói
chung kèm, trong đó khả năng này ở
rắn là kèm hơn cả. Ở rắn không có tai
ngoài, màng nhĩ và xoang tai giữa
cũng bị tiêu biến do đó rắn không
thể tiếp nhận sóng âm thanh
truyền qua không khí (hoặc không
nghe rõ một số âm thanh). Vì thính
giác không giữ vai trò quan trọng nên
đa số bò sát không có khả năng phát
thanh.
Rắn có tai trong, xương trụ tai liền với
của sổ tiền đình, còn đầu kia liền với
xương vuông, sự cấu tạo như vậy
giúp cho rắn nhạy cảm với những
tiếng động truyền qua đất. Những
tiếng động này truyền vào mình rắn,
đi tới hộp xương sọ rồi tác động vào
tai trong của rắn khiến rắn có thể phát
hiện những tiếng động nhỏ, ví dụ
những bước chân nhẹ nhàng của
người khi tiến về phía con rắn đang
nằm, thì rắn đã nhận biết được, bỏ
trốn đi hoặc chuẩn bị tư thế để tự vệ.
Những rung động ở mặt đất thì gây ra

hưng phấn thần kinh ở rắn, nếu âm
thanh được truyền từ không khí không
gây hưng phấn. Trong động đất, khi
con người chưa cảm nhận được, thì
rắn đã cảm thấy và có những hoạt
động bất thường. Con người đã chú ý
đến sự hoảng loạn của rắn và xem như
là dấu hiệu dự báo động đất.
Bò sát có thể nhận được những âm
thanh có tần số từ 60 - 6.000 héc,
song đa số nghe tốt trong phạm vị
khoảng từ 60 - 200 héc. Rùa châu Mỹ
có thể nhận biết được những tiếng
động từ 30 - 130 héc, cá sấu nghe rõ
những âm thanh từ 100 - 3.000 héc,
thằn lằn có thính giác nhạy nhất nhận
được những tiếng động rất thanh và

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×