ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH 10
NĂM HỌC: 2010-2011
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
000
Câu 1: (1.0 điểm)
Tìm các khởi ngữ trong các câu sau:
a. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe.
( Nguyễn Thành Long- Lặng
lẽ Sa Pa)
b. Trang phục, không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc
ngầm phải tuân theo, đó là văn hóa xã hội.
( Băng Sơn- Trang phục)
Câu 2: (2.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Hồi thứ mười bốn là hồi hào hùng và sảng khoái nhất
trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái. Vì sao?
Câu 3: (2.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau :
Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.
Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như
thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon như màu vàng của nắng mùa thu.
( Con chuồn chuồn nước)
a. Xác định phép tu từ từ vựng được sử dụng trong đoạn văn ?
b. Tìm các biểu hiện liên kết nội dung và hình thức của đoạn văn ?
Câu 4: (5.0 điểm)
Tấm lòng thành kính và niềm xúc động thiết tha của nhà thơ Viễn Phương
thể hiện rõ trong bài thơ Viếng lăng Bác. Cảm nhận của em về bài thơ.
********************************
ĐÁP ÁN:
Câu 1: (1.0 điểm)
Khởi ngữ là:
a. Chuyện dưới xuôi
b. Trang phục
Câu 2: (2.0 điểm)
Hồi thứ mười bốn là hồi hào hùng và sảng khoái nhất trong Hoàng Lê nhất
thống chí của Ngô gia văn phái vì:
- Chiến thắng quân Thanh là một chiến công vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta.
- Với quan niệm lịch sử đúng đắn và tinh thần dân tộc sâu sắc, các tác giả đã
tái hiện chân thực chiến công vĩ đại của quân Tây Sơn và hình ảnh người
anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
Câu 3: (2.0 điểm)
a. Biện pháp tu từ vựng: So sánh, nhân hóa.
b. * Liên kết nội dung:
- Liên kết chủ đề: Các câu 2, 3, 4, 5 được sắp xếp hợp lí, cùng hướng đến
việc làm rõ chủ đề: “Vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước”.
- Liên kết logic: Các câu trong đoạn văn được sắp xếp hợp lí.
* Liên kết hình thức:
- Phép thế: Chú
- Phép liên tưởng: Lưng- cánh- đầu- mắt- thân.
Câu 4: (5.0 điểm)
I.Yêu cầu chung:
1. Thể loại: Nghị luận văn học
2. Kiểu bài: Cảm nhận thơ
3. Nội dung: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của
nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác.
4. Nghệ thuật: Giọng thơ tha thiết và trang trọng.
II.Yêu cầu cụ thể:
1.Tấm lòng thành kính:
- Giọng thơ trang nghiêm, chậm rãi, thành kính, tha thiết phù hợp với nỗi lòng,
sự suy tư, trầm lắng của tâm hồn con người trước không khí thiêng liêng ở lăng
Bác.
- Từ ngữ, hình ảnh: lung linh, kì vĩ.
+ Hình ảnh đoàn người đi trong thương nhớ được nhà thơ miêu tả bằng hình ảnh
sáng tạo, đẹp- thể hiện niềm trân trọng, ngưỡng mộ sâu sắc.
+ “Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân”: từ ngữ gợi cảm, gợi tả, gợi lên niềm
thương nhớ vô hạn. Vòng hoa dân tộc Việt Nam dâng lên Người là vòng hoa kết
bằng thương nhớ.
+ Đặc biệt những cảm xúc, những suy nghĩ về Bác được gợi lên từ hệ thống
những hình ảnh kì vĩ, lung linh, giàu biểu tượng (hình ảnh ẩn dụ): Mặt trời trong
lăng, vầng trăng sáng dịu hiền, trời xanh.
* Hình ảnh “Mặt trời trong lăng”: Sự nghiệp vĩ đại, ngời chói, lung linh.
* Hình ảnh “Vầng trăng sáng dịu hiền”: Nhân cách cao đẹp (Tâm hồn thanh
cao, trong sáng, vẻ đep hiền hậu, dung dị)
* Hình ảnh “Trời xanh”: Công đức vĩ đại của Người.
2. Bài thơ Viếng lăng Bác là cả một niềm xúc động, thiết tha:
- Giọng thơ chứa đựng nỗi nghẹn ngào trong đau xót, tự hào.
- Là tiếng nói tâm tình sâu lắng của một người con với người cha sau bao nỗi
cách chia, xa biệt, của đồng bào miền Nam thành đồng Tổ quốc “đi trước về
sau”. Giọng thơ trầm lắng, xúc động dâng nghẹn trong tim.
- Niềm xúc động thiết tha thể hiện:
+ Qua cách xưng hô: Con- Bác.
+ Từ cảm thán: “Ôi”
+ Qua cách miêu tả hàng tre từ xa đến gần như chính quê hương, như nỗi xúc
động bồi hồi bâng khuâng.
- Niềm đau quặn thắt trong sâu thẳm trái tim: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
- Tình cảm nhớ thương, bịn rịn dâng thành những dòng thơ vừa sâu lắng, vừa
mạnh mẽ, vừ sôi nổi.
- Điệp ngữ: “Muốn làm” thể hiện niềm mong muốn tha thiết, sự gắn bó- tình
cảm sâu nặng.
*****************************