Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

bí quyết học môn sinh học - hóa học pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.82 KB, 8 trang )

bí quyết học môn sinh học - hóa học
ĐỂ HỌC TỐT MÔN SINH


Những bí quyết để nhớ và làm được đề tuyển
sinh môn Sinh học, do các giảng viên của
Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn lưu ý học viên.

Học ôn có bí quyết là bước chuẩn bị tinh thần
tốt khi vào phòng thi
1. Phương pháp học:

Nên học theo phương pháp "Tái hiện kiến
thức", phương pháp học này gồm 3 bước :

a. Đi nghe thầy giáo giảng bài, ghi chép đầy
đủ.

b. Về nhà sau một thời gian ngắn ăn uống và
nghỉ ngơi, học viên ngồi vào bàn học tái hiện
lại kiến thức (nghe giảng buổi sáng - tái hiện
buổi chiều, nghe giảng buổi chiều - tái hiện
ngay buổi tối).

- Với bài tập: Che bài giải của thầy cô, đọc đề
để giải lại.

- Với kiến thức giáo khoa: Lập dàn ý chi tiết để
dễ học.

c. Một tuần sau, đúng giờ học bộ môn sinh,


học viên lấy bài cũ đọc lại một lần.


2. Cách học:

a. Với phần lý thuyết:

- Nhìn chung những đề tuyển sinh các năm
gần đây phần giáo khoa cho rất sát chương
trình, không đánh đố. Nhưng điều đó không có
nghĩa là học thuộc lòng thì sẽ làm được.

- Để làm được buộc học sinh phải hiểu, nhớ.

Ví dụ: Câu thuộc lòng trong SGK là: tính bổ
sung của ADN (gen). Nhưng đề thi 2005 lại
cho câub hỏi là: gen có tỉ lệ A+T / G+X = 1, 5
và có 3.109 cặp nu. Hỏi số nu từng loại => vì
thế phải hiểu được lý thuyết thì mới làm được
câu này.

- Để hiểu và nhớ giáo khoa, học viên phải khái
quát - tổng kết về chương trình học của mình,
nắm vững các ý chính của từng bài. Điều này
sẽ giúp hệ thống hóa được các kiến thức của
mình và không thấy mông lung, rối lên vì nhiều
kiến thức. Để hệ thống hóa kiến thức, thí sinh
có thể làm các bước sau:

+ Nắm vững 14 chương của chương trình

giáo khoa lớp 12.

+ Nắm vững số bài trong 1 chương (VD
chương 1: Cơ sở vật chất cơ chế di truyền ở
cấp phân tử có 7 bài).

+ Nắm vững số ý chính trong 1 bài (VD : bài
ADN có 5 ý chính).

+ Nắm vững số ý phụ trong mỗi ý chính.

+ Nắm vững những ví dụ chứng minh trong
sách giáo khoa.

b. Với phần bài tập

- Bài tập cơ sở vật chất di truyền và biến dị:
những bài tập này thuộc khoa học chính xác
như toán, hóa, lý. Do đó, thí sinh phải nắm
được công thức mới giải được. Ví dụ: số nu
môi trường cần cung cấp cho 1 gen có 3000
nu nhân đôi 3 lần = (23 - 1). 3000

- Bài tập qui luật di truyền (bài tập lai) thuộc
khoa học thực nghiệm. Học viên sử dụng lí
thuyết đã học để giải thích kết quả một thí
nghiệm theo đề bài (biện luận và viết sơ đồ
lai). Để biện luận 1 bài tập lai ta tiến hành theo
5 bước:


+ Xác định tính trội, tính lặn
+ Quy ước gen
+ Xác định quy luật di truyền
+ Xác định kiểu gen bố mẹ
+ Viết sơ đồ lai (nếu có hoán vị gen ta tính tần
số hoán vị trước khi viết sơ đồ lai).

Sau khi làm xong ta kiểm tra kiểu hình qua sơ
đồ lai đúng với đề bài tập thì ta đã biện luận
chính xác.

3. Nội dung chương trình sinh học cần ôn tập:

Gồm 3 phần :

a. Di truyền và biến dị

- Cơ sở vật chất di truyền và biến dị
- Hiện tượng di truyền và biến dị
- Quy luật di truyền và biến dị
- Ứng dụng di truyền và biến dị vào đời sống,
sản xuất.

b. Nguồn gốc sự sống và các thuyết tiến hóa.

c. Bài tập di truyền và biến dị.

Đề thi phần lớn không yêu cầu phải học thuộc
lòng các định nghĩa, các khái niệm mà cần
phải hiểu để vận dụng và suy luận. PGS.TS

Vũ Ngọc Ban, Khoa Hoá học, trường ĐH
KHTN đưa ra một số lời khuyên cho các bạn
thi ĐH sắp tới Về môn Hoá học.
Đề thi 3 năm qua có gì cần chú ý?
Năm nay là năm thứ tư việc thi tuyển sinh Đại
học (TSĐH) thực hiện theo phương thức ra đề
thi chung cho từng khối trường
Cả ba kỳ thi vừa qua, các đề thi môn Hoá (hai
khối A, B) đều gồm 6 câu, 2 câu về lý thuyết
Vô cơ (3 điểm) 2 câu về lý thuyết Hữu cơ (3
điểm), một bài tập Vô cơ (2 điểm) và 1 bài tập
Hữu cơ (2 điểm). Như vậy, điểm phần thuyết
cao hơn phần bài tập.
Các câu hỏi về viết phương trình phản ứng,
hoàn thành các sơ đồ phản ứng, về điều chế
các chất chiếm tỉ lệ cao trong số các câu hỏi lý
thuyết. Các câu hỏi về phần nhận biết các
chất cũng tương đối nhiều, câu hỏi về tách
chất thường ít hơn. Các câu hỏi có tính thực
tế, ứng dụng cũng cần được chú ý đến.
Bên cạnh các kiến thức thuộc chương trình
lớp 12 (là chủ yếu) có cả các kiến thức phần
Hoá Đại cương và Hoá Vô cơ, Hữu cơ lớp 10,
11 như Cấu tạo nguyên tử, pH của dung dịch,
cân bằng Hoá học, điều chế các chất Vô cơ
quan trọng, đại cương về Hoá Hữu cơ, hoá
tính và điều chế các Hidrôcacbon
Các bài tập phần lớn không lắt léo, phức tạp
và không “nặng” như nhiều đề thi những năm
trước đây. Các bài tập Vô cơ chủ yếu thuộc

chương trình lớp 12, lien quan đến phản ứng
của các kim loại và hợp chất của kim loại. Các
bài tập Hữu cơ vẫn quen thuộc là các bài toá
xác định công thức và các hợp chất hữu cơ
Từ các nhận xét trên, có thể rút ra điều gì?
Điều đầu tiên là các em phải chú trọng học tốt
phần lý thuyết. Không chỉ vì phần lý thuyết có
số điểm cao hơn phần bài tập mà ngay trong
phần bài tập, nếu không nắm tốt các kiến thức
lý thuyết, không viết đúng các phương trình
phản ứng thì cũng không giải bài tập được.
Để nắm vững các kiến thức cơ bản, ( ) các
em không chỉ học phần lý thuyết trong SGK,
mà còn phải tìm hiểu các câu hỏi, bài tập ở
cuối mỗi bài và ở sách bài tập. Ngoài ra, còn
nên đọc thêm một số tài liệu tham khảo như
các sách giới thiệu các đề thi TSĐH và CĐ
trong những năm gần đây. Qua đó, các em có
thể tăng cường kiến thức và quan trọng là để
biết các dạng câu hỏi, bài tập thường gặp khi
đi thi cũng như cách trả lời, cách trình bày các
vấn đề như thế nào cho hợp lý.
Khi học theo SGK, một số em thấy khó khăn,
cứ thấy “học trước quên sau” hoặc học xong
một vài lượt thì cảm thấy như “cái gì cũng
biết” nhưng khi hỏi cụ thể vào một phần nào
đó thì quên hẳn hoặc trả lời rất bập bõm. Để
tránh tình trạng này, các em nên tự tổng kết
các bài theo một dàn ý thật ngắn gọn để dễ
nhớ, rồi dựa vao dàn ý đó mà phát triển thành

một câu trả lời đầy đủ.
Các đề thi hiện nay không khó như trước đây,
số học sinh làm được bài nhiều hơn. Để vượt
lên, vấn đề trình bày bài thi cho tốt càng trở
nên quan trọng. Muốn vậy, các em cần đọc kỹ
đề bài, trình bày ngắn gọn và đầy đủ các yêu
cầu của câu hỏi, tránh bỏ sót ý này, ý khác có
thể bị mất điểm một cách đáng tiếc. Có gặp
các “câu tủ các em cũng đừng ham viết dài,
lan man (có khi lạc đề) mất nhiều thời gian,
ảnh hưởng đến các câu khác. Đề hỏi gì làm
nấy, viết đủ ý, rõ ràng mạch lạc là được.
Chữ viết cũng không cần cầu kỳ, nắn nót, chỉ
cần viết sạch, dễ đọc. Các phương trình phản
ứng các em chú ý cân bằng và viết đủ các
điểu kiện phản ứng (nếu câu hỏi yêu cầu).
Phần này nếu không để ý cũng rất dễ bị mất
điểm.
Với bài toán Vô cơ và Hữu cơ, các em nhất
thiết phải đọc kỹ đề bài 2, 3 lần để hiểu đúng
nội dung yêu cầu của bài ra, viết đúng công
thức của các chất và các phương trình phản
ứng. Cần phải chú ý biện luận các chất phản
ứng cho dư hay thiếu, phản ứng hoàn toàn
hay chưa hoàn toàn để biết được các sản
phẩm của phản ứng là gì Đây là bước quan
trọng nhất của bài toán. Sau đó mới là bước
lập phương trình và tính toán kết quả.
Trong trường hợp vì lý do nào đó, các em
không lập đủ phương trình để có thể giải bài

toán đi đến đáp số cuối cùng thì tuyệt đối
không được “bỏ trắng” cả bài, mà phải viết tất
cả những phần mình đã làm được ra giấy thi
vì nguyên tắc chấm thi là làm đúng phần nào
đều cho điểm phần đó.
Nếu làm bài toán mất nhiều thời gian chưa
giải được thì không nên làm cố, dễ bị “sa lầy”
mà chuyển sang câu khác, sau đó quay lại có
khi lại phát hiện này ra chỗ mình đã sai lầm và
giải được bài toán.
Một kinh nghiệm chung khi làm các đề là các
em nên chọn những bài dễ mà mình có thể
làm tốt để làm trước. Điều này tạo cho các em
tâm lý tự tin, thoải mái giúp các em làm tốt các
câu tiếp theo.
Nhìn chung, trong ba môn thi, môn Hoá
thường được xem là môn “gỡ điểm”, mong
các em cố gắng phấn đấu để đạt điểm cao
môn Hoá học và thành công trong kỳ thi năm
nay.

×