Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

giáo trình lich sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.8 KB, 11 trang )

II. Phong trào đấu tranh ở Việt Nam 1919 - 1925
1. Bối cảnh thế giới sau chiến tranh lần thứ Nhất.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là cuộc chiến tranh phân chia quyền lực,
thuộc địa, thị trường thế giới giữa các cường quốc đế quốc. Cuộc chiến tranh đế quốc
này đem lại hậu quả nặng nề cho nhân loại, với khoảng 10 triệu người chết, 20 triệu
người bị tàn phế, các khoảng chi trực tiếp cho quân sự của các nước tham chiến lên
tới 208 tỉ đôla. Nền kinh tế, tài chính của nhiều nước lâm vào tình trạng khủng hoảng,
đình đốn, suy kiệt. Đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, trước hết là nhân dân lao
động các nước càng thêm nghèo khổ hơn trước.
Nhưng chiến tranh thế giới thứ nhất còn đưa lại một hệ quả khác, làm thay đổi vị trí,
tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc, làm bộc lộ ra khâu yếu nhất trong hệ
thống dây chuyền đế quốc chủ nghĩa thế giới; tạo nhiều cuộc Cách mạng xã hội chủ
nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Bôn-sê-vích Nga
đứng đầu là V.I. Lênin, nổ ra và giành thắng lợi năm 1917; dẫn tới sự ra đời của Nhà
nước công nông đầu tiên trên thế giới với diện tích rộng lớn bằng 1/ 6 tổng số diện
tích đất đai hành tinh của chúng ta.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa Xô Viết đã có ảnh hưởng sâu sắc tới cục diện và tiến trình lịch sử thế giới. Từ
đây, chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới nữa.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử loài
người, “thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới”.
Dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười và những thành tựu xây dựng chủ nghĩa
đầu tiên của nhân Liên Xô trong những năm 20 của thế kỉ XX, đã mở ra con đường
cách mạng mới, cổ vũ mạnh mẽ giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị
áp bức trên thế giới đứng lên đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản, đế quốc, giành
thắng lợi. “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu khắp năm châu,
thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người
chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” [18;300].
Ngay sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, cao trào cách mạng vô sản đã bùng
lên sôi nổi, mạnh mẽ ở châu Âu trong những năm 1918 – 1923. Đầu năm 1918, cách
mạng công nhân nổ ra ở Phần Lan. Tháng 10 – 1918, cao trào cách mạng dân chủ do


giai cấp công nhân dẫn đầu làm cho chế độ quân chủ ở Áo – Hung sụp đổ. Tháng 11
– 1918, giai cấp công nhân Đức nổi dậy lật đổ chế độ quân chủ và thành lập chính
quyền Xô Viết trong một thời gian. Tháng 3 – 1919, giai cấp công nhân Hunggari tồn
tại hơn 4 tháng. Ở các nước như Anh, Pháp, Italia, Mỹ , nhiều cuộc bãi công của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động cũng nổ ra khá sôi nổi và quyết liệt.
Do yêu cầu và kết quả của phong trào cách mạng, từ năm 1918 trở đi, Đảng Công sản
được lần lượt thành lập ở nhiều nước châu Âu. Cuối năm 1920, Đảng Cộng sản Pháp
được thành lập, quan tâm giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
Pháp, trong đó có Việt Nam. Tháng 3 – 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III), Bộ
Tổng tham mưu chiến đấu của giai cấp vô sản quốc tế, đã ra đời tại Matxcơva. Ngay
sau khi thành lập, quốc tế III đã tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh nghiệm
cách mạng tháng Mười, đề ra đường lối, phương hướng và trực tiếp chỉ đạo, giúp đỡ
phong trào cách mạng giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân các nước thuộc địa và
phụ thuộc thoát khỏi ách thống trị, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc.
Cách mạng tháng Mười đã mở ra thời kì mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng của
nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở Châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
Đó là thời kì mà đường lối cách mạng mới đúng đắn hình thành trong phong trào giải
phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Đó là thời kì mà đường lối
cách mạng mới đúng đắn hình thành trong phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều
nước, với những nhận thức mới: Cách mạng giải phóng dân tộc phải do Đảng Cộng
sản của giai cấp công nhân, đi theo ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin lãnh
đạo; cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng giải phóng giai cấp, giải
phóng xã hội; cách mạng giải phóng dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của
cách mạng vô sản thế giới; phải kết hợp chặt chẽ giữa phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh
chống kẻ thù là chủ nghĩa tư bản đế quốc Nhờ vậy, phong trào giải phóng dân tộc ở
nhiều nước đã phát triển mạnh mẽ và giành được những thắng lợi quan trọng.
Tại châu Á, tháng 3 – 1919, nhân dân Triều Tiên nổi dậy chống Nhật xâm lược. tháng
5 – 1919, Phong Trào Ngũ Tứ mang tính chất dân tộc, dân chủ bùng nổ, lan tràn khắp
Trung Quốc, thu hút hàng triệu người tham gia đấu tranh. Phong trào cách mạng phát

triển dẩn tới sự thành lập Đảng Cộng Sảng Trung Quốc (1921). Tháng 7 – 1921, cách
mạng Mông cổ thắng lợi, đưa Mông cổ đi theo con đường phát triển phi tư bản chủ
nghĩa. Tại Ấn Độ, từ 1919 – 1922, phong trào đấu tranh chống ách thống trị của thực
dân Anh bằng hình thức bất hợp tác đã được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham
gia.
Tại nhiều nước ở Trung - Cận Đông và Bắc Phi (Áp-ga-nix-tan, Iran, Thổ Nhĩ Kì, Ai
Cập, ); ở khu vực Mỹ Latinh (Á-chen-ti-na, Bra-xin, Pê-nu, Mê-hi-cô, ) giai cấp
công nhân, các tầng lớp nhân dân đã nổi dậy khởi nghĩa, đấu tranh chống đế quốc, tư
bản, đòi độc lập, tự do dân chủ.
Tuy diễn ra sôi nổi, quyết liệt, giành được một số thắng lợi quan trọng, nhưng cuối
cùng phần ớn phong trào cách mạng kể trên đều không đi đến thành công. Từ năm
1924 – 1925 trở đi, phong trào cách mạng thế giới tạm thời lắng xuống trong một thời
gian. Cũng vào thời gian 1924 – 1928, các nước tư bản, đế quốc bước vào thời kì ổn
định tương đối, cục bộ, vừa khôi phục, phát triển kinh tế, đẩy mạnh đàn áp phong trào
cách mạng và bao vây, phá hoại Liên Xô.
Tình hình thế giới và khu vực sau chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiều khó khăn,
phức tạp. Nhưng chính trong bối cảnh ấy, công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
Việt Nam được tiếp thêm nguồn sinh khí mới, luồng tư tưởng mới và con đường cách
mạng mới.
2. Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc
Xuất phát từ lòng yêu nước, yêu dân, từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, trên
cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiền bối (Phan Đình Phùng,
Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh ), Nguyễn Ái Quốc không sang
Nhật Bản mà quyết định đi sang hâu Âu tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Ngày 5 – 6 – 1911, lấy tên là Văn Ba, xin làm phụ bếp trên một tàu buôn Pháp, từ
cảng nhà Rồng (Sài Gòn), Người đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. Sau nhiều
năm, đi qua nhiều nước của các châu lục (Á, Âu, Phi, Mĩ), làm nhiều nghề khác nhau
(phụ bếp, làm vườn, quét tuyết, thợ ảnh, làm báo, bán báo), vừa lao động để kiếm
sống, vừa học tập và hoạt động cách mạng, Người nhận thấy ở đâu bọn đế quốc cũng
đều tàn bạo, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột, khổ nhục. Từ đó,

Người rút ra kết luận quan trọng: Giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước
đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là kẻ thù của cách mạng.
Năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp. Đón nhận được ảnh hưởng của Cách mạng
tháng Mười, Người hăng hái tham gia phong trào đấu tranh chống đế quốc, bảo vệ
Cách mạng tháng Mười, bảo vệ nước Nga Xô Viết non trẻ của giai cấp công nhân và
nông dân lao động. Người sáng lập “Hội những người Việt Nam yêu nước” để đoàn
kết Việt kiều, tuyên truyền giác ngộ đấu tranh giải phóng đất nước.
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một Đảng tiến bộ ở Pháp
lúc bấy giờ. Tháng 6 – 1919, thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp,
Nười gửi tới Hội nghị các nước đế quốc thắng trận họp tại Vecxai (Versailles) ở Pháp
Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam nhằm tố cáo chính sách thực dân của Pháp và
đòi Chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ, và quyền bình đẳng của
nhân Việt Nam. Bản yêu sách gồm có 8 điều:
1. Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
2. Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cùng được quyền
hưởng việc xét xử pháp luật như người Âu châu. Xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt
dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An
Nam.
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
4. Tự do lập hội và hội họp.
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
6. Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho
người bản xứ.
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
8. Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện
Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.
[17;435-436]
Bản yêu sách không được giải quyết, nhưng là đòn tấn công trực diện vào chủ nghĩa
đế quốc và có tiếng vang lớn, cổ vũ nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân
các nước thuộc địa đấu tranh chống đế quốc.

Giữa tháng 7 – 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp, họp tại thành phố
Tua (Tuor), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III và tham gia
sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Người đã trở thành “Người Cộng sản Việt Nam đầu
tiên hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp” [5;13].
Việc bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
là sự kiện đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ
lập trường yêu nước chuyển sang lập trường Cộng sản. Sự kiện này mở ra cho cách
mạng Việt Nam một giai đoạn phát triển mới, “giai đoạn gắn phong trào cách mạng
Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con
đường chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác –
Lênin. [12;39]
Tháng 10 – 1921, tại Pari, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số chiến sĩ yêu nước của
Angiêri, Marốc, Tuynidi, Mađagaxca, Máctiních thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa”,
nhằm tập hợp, tuyên truyền, vận động nhân các thuộc địa đoàn kết với nhân dân chính
quốc, giải phóng dân tộc bị áp bức. Nguyễn Ái quốc là Ủy viên Thường trực của Ban
Chấp hành Trung ương Hội.
Tháng 4 – 1922, Hội Liên hiệp tuộc địa xuất bản tờ báo Người cùng khổ (Le Paria) để
tuyên truyền, vận động cách mạng ở các nước thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc là trụ cột
của tờ báo.
Cùng với việc lập Hội Liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Người cùng khổ, Nguyễn Ái
Quốc còn tổ chức các buổi diễn thuyết, viết bài cho báo Nhân Đạo, Người cùng khổ,
Đời sống công nhân, Bản án chế độ thực dân Pháp, được xuất bản lần đầu tiên ở Pari
năm 1925.
Những sách, báo do Nguyễn Ái Quốc viết, được bí mật chuyển đến các nước thuộc
địa và về Việt Nam. Là Trưởng tiểu ban Đông Dương thuộc Ban Nghiên cứu thuộc
địa của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ vị trí, vai trò của cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, tăng cường tuyên truyền chủ nghĩa
Mác – Lênin, xây dựng khối đoàn kết quốc tế vô sản giữa công nhân, lao động Pháp
với công nhân, lao động các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Tháng 6 – 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật tới Liên Xô tham dự Hội nghị Quốc tế nông

dân.
Tháng 7 – 1924, Người tham dự các Hội nghị Quốc tế Thanh niên, Hội nghị quốc tế
Phụ nữ, Hội nghị Quốc tế Công hội đỏ
Trong thời gian ở Liên Xô (6/1923 – 11/1924), cùng với việc dự và tham luận trong
các Đại hội, Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc làm việc tại Quốc tế Cộng sản với cương vị
là Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam. Người nghiên cứu sâu hơn
về chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh nghiệm Cách mạng tháng Mười, lí luận về xây dựng
chính đảng của giai cấp vô sản, đồng thời khảo sát thực tế chế độ xã hội chủ nghĩa,
kinh nghiệm và thực tiễn xây dựng Đảng Cộng sản Liên Xô Người đã viết nhiều bài
báo đăng trên báo Sự thật, Tạp chí Thư tín quốc tế ở Liên Xô và tiếp tục gửi bài đăng
báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Người cùng khổ ở Pháp.
Chúng ta thấy rằng: những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là bước chuẩn bị rất quan
trọng về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho dự thiết lập chính đảng của giai cấp công
nhân Việt Nam.
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) tiếp tục chuẩn bị và
hoàn thiện những tiền đề cần thiết cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Các hoạt động yêu nước của người Việt ở nước ngoài.
Phan Bội Châu và những hoạt động yêu nước, cách mạng của người Việt Nam ở
Trung Quốc
Từ giữa năm 1913 đến đầu năm 1917, Phan Bội Châu bị bọn phân biệt Trung Quốc
bắt giam. Cuối năm 1917, sau khi thoát khỏi nhà tù, Phan Bội Châu dự định trở về
nước, phát động vũ trang khởi nghĩa đánh đuổi giặc Pháp. Nhưng được tin Pháp
thắng Đức ở châu Âu, Pháp Bội Châu hoang mang dao động. Trong hoàn cảnh ấy, lại
bị một số tên phản bội, tay sai của giặc Pháp lừa gạt, ông đã viết “Việt – Pháp đề huề
chính kiến thư” (1918).
Nhưng là một người yêu nước chân thành, Phan Bội Châu đã kiên quyết mọi sự mua
chuộc, dụ dỗ của kẻ thù, không đầu hàng, hợp tác với giặc Pháp. Cuối năm 1920,
Phan Bội Châu dịch ra chữ Hán cuốn “Điều tra chân tướng Nga – la – tư” của một tác
giả người Nhật, rồi tiếp xúc với đại sứ Nga Xô viết tại Bắc Kinh, bàn bạc ngỏ ý muốn
gửi thanh niên Việt Nam sang du học ở Nga. Cuối năm 1924, ông gặp Nguyễn Ái

Quốc và theo góp ý của Nguyễn Ái Quốc, đã giải thể Việt Nam Quang phục hội, lập
ra Việt Nam Quốc dân Đảng phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn.
Phan Bội Châu có tình cảm và đánh giá cao vai trò của Cách mạng tháng mười Nga
và chủ nghĩa xã hội. Trong Truyện Phạm Hồng Thái (1924), ông cho rằng, Cách
mạng tháng Mười là một cuộc cách mạng mẫu mực, triệt để, chân chính, nhân dân
Việt Nam cần noi theo. Ông bắt đầu thấy vai trò quyết định thắng lợi của cách mạng
là công nông. Nhưng sự kiện trên chứng tò trong tư tưởng, đường lối cứu nước của
Phan Bội Châu có chuyển biến mới theo xu hướng cách mạng vô sản.
Nhưng năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt đem về giam lỏng ở Bến Ngự (Huế) nên
không thể thực hiện những dự định mới của mình.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, có nhiều người Việt Nam yêu nước sang Trung
Quốc tìm đường cứu nước.
Tiêu biển là nhóm Tâm Tâm Xã
Được thành lập năm 1923, tại Quảng Châu, gồm Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu,
Nguyễn Công Viễn và Phạm Hồng Thái. Khác với Việt Nam Quang phục hội, điều lệ
của Tâm Tâm xã chủ trương đấu tranh chống Pháp để phục quốc. Đồng thời “Liên
hiệp những người trí lực trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới đảng
phái, miễn là có quyết tâm hi sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình
tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam [20;93]. Chủ
trương trên đây của Tâm Tâm xã biểu hiện tổ chức này có đường lối đấu tranh giải
phóng chung chung, chưa có lập trường tư tưởng giai cấp rõ ràng. Tâm Tâm xã là một
tổ chức yêu nước của thanh niên tiểu tư sản.
Về phương pháp hoạt động, Tâm Tâm xã sẵn sàng làm bất cứ việc gì, kể cả trừng trị
những tên đầu sỏ, nhằm thức tỉnh đồng bào đứng dậy đánh đuổi xâm lược Pháp ra
khỏi đất nước ta.
Tâm Tâm Xã đã cử người về nước liên lạc với các cơ sở cách mạng trong nước, phân
phát tài liệu yêu nước. Ngày 19 – 6 – 1924, Tâm Tâm xã đã cử Phạm Hồng Thái và
Lê Hồng Sơn ám sát tên toàn quyền Méclanh ở Sa Diện (Quảng Châu). Việc lớn
không thành, Phạm Hồng Thái hi sinh oanh liệt. Còn Lê Hồng Sơn thoát khỏi sự vây
bắt của kẻ thù, trở về tiếp tục hoạt động.

Cuộc mưu sát toàn quyền Méclanh không thành, nhưng tiếng bom của liệt sĩ Phạm
Hồng Thái gây một tiếng vang lớn, khích lệ tinh thần yêu nước, đấu tranh chống thực
dân Pháp của nhân dân Việt Nam .
Phan Châu Trinh và những hoạt động yêu nước, cách mạng của người Việt Nam ở
Pháp
Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Phan Châu Trinh bị vu cáo làm gián điệp cho
Đức và bị nhà cầm quyền Pháp bắt giam. Tháng 7 – 1915, sau khi ra khỏi nhà tù, ông
tham gia thành lập Hội Những người Việt Nam yêu nước để tập hợp, vận động Việt
kiều tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp, cứu nước.
Sau khi Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp (1917), ông đã cùng Phan Văn Trường
giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc trong thời gian đầu hoạt động ở Pháp. Năm 1922, vua Khải
Định được đưa sang dự “triển lãm thuộc địa” nhằm ca ngợi “công lao khai hóa văn
minh” của thực dân Pháp. Nhân dịp này, Phan Châu Trinh đã diễn thuyết phản đối
Khải Định, lên án chế độ quân chủ và quan trường thối nát ở Việt Nam. Ông còn viết
“Thất điều thư”, kể bảy tội đáng chém của vua Khải Định.
Bức thư góp phần khích lệ tinh thần đấu tranh chống đế quốc, phong kiến của Việt
kiều và đồng bào trong nước. Trong suốt thời gian ở Pháp, từ năm 1911 đến 1925,
đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh không thay đổi. Ông vẫn chủ trương duy
tân đất nước, dựa vào Pháp để thực hiện cải cách dân chủ, đành đổ nền quân chủ
chuyên chế, gây dân quyền tự do rồi tiến tới giành độc lập. Nhưng là một người yêu
nước nhiệt thành, trong một bức thư gửi Nguyễn Ái Quốc ngày 18 – 2 – 1922, Phan
Châu Trinh đã nêu lên những hạn chế của mình, tin vào triển vọng thành công của
Nguyễn Ái Quốc, thể hiện sự tán đồng của chủ nghĩa Mác – Lênin, khuyên Nguyễn
Ái Quốc về nước thực hành chủ nghĩa đó để cứu nước. [12;43]
Tháng 6 – 1925, theo yêu cầu của Phan Châu Trinh, nhà cầm quyền Pháp đã phải
chấp nhận cho ông về nước.
Tại Sài Gòn, mặc dù sức khỏe đã yếu, Phan Châu Trinh đã tổ chức diễn thuyết với
các chủ đề “Đạo, đức và luân lí Đông, Tây”, “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ
nghĩa”, tiếp tục phê phán chế độ quân chủ và đạo Nho, đề cao dân quyền, dân chủ
phương Tây.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước trong Việt kiều phát triển
mạnh mẽ, nhiều màu sắc.
Các nhóm Đảng Việt Nam độc lập, lập hiến gồm những thanh niên, sinh viên xuất
thân trong gia đình địa chủ, tư sản, hoạt động yêu nước theo khuynh hướng quốc gia
tư sản cải lương. Ảnh hưởng của các nhóm này rất hạn hẹp trong giới Việt Kiều tại
Pháp. Đông đảo Việt kiều yêu nước được tập hợp trong hội những người Việt Nam
yêu nước, hoạt động dưới ảnh hưởng của Phan Châu Trinh.
Lúc ấy, một số người Viiệt Nam ở Pháp đã sớm thấy ảnh hưởng của Cách mang
tháng Mười, chủ nghĩa Mác – Lênin, nhưng người có vai trò trong việc tiếp thu chủ
nghĩa Mác – Lênnin, tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc là Nguyễn Ái Quốc.
Sự chuyển biến trong tư tưởng, đường lối cứu nước từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ
nghĩa Mác – Lênin của Người tiêu biểu cho sự chuyển biến mới của phong trào cách
mạng Việt Nam. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ nhưng năm 1919 trở đi
dần dần đưa phong trào yêu nước Việt kiều tại Pháp phát triển theo xu hướng cách
mạng vô sản. Được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, công nhân và mọi tầng lớp
nhân dân tiến bộ Pháp, phong trào đấu tranh và những hoạt động yêu nước của Việt
kiều có bước phát triển mạnh mẽ hơn trước.
Đông đảo Việt kiều đã hăng hái tham gia phong trào đòi hồi hương những người Việt
Nam bị thực dân bắt đưa sang Pháp tham gia cuộc chiến tranh đế quốc, tham gia các
cuộc mít tinh, biểu tình, diễn thuyết do Đảng Cộng sản Pháp, Tổng Liên đoàn lao
động Pháp tổ chức phản đối sự can thiệp của các nước đế quốc vào nước Nga Xô viết,
ủng hộ Cách mạng Nga. Năm 1919, người thợ máy Tôn Đức Thắng trên một chiến
hạm, thuộc hải quân Pháp đóng ở Hắc Hải, đã kéo lá cờ đỏ, khai mạc cuộc mít tinh
của các thuỷ thủ phản đối bọn đế quốc, ủng hộ cách mạng Nga.
Một số người tham gia đưa đón, giúp đỡ cán bộ cách mạng, vận chuyển sách báo, tài
liệu chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước để tuyên truyền, giác ngộ nhân dân. Nhiều
công nhân, thuỷ thủ người Việt Nam được cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp
tuyên truyền, giác ngộ cách mạng. Một số thủy thủ Việt Nam tham gia Hội liên hiệp
thuộc địa. Chính họ là những người đã đưa các báo Người cùng khổ, Việt Nam hồn,
Nhân đạo, Tạp chí Công nhân về nước.

Nhiều trí thức, lao động Việt Nam tiếp thu được chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh nghiệm
đấu tranh của cách mạng Pháp và châu Âu đã đoàn kết, tập hợp lại thành các tổ chức
yêu nước để đấu tranh, như Hôi những người lao động trí óc Đông Dương (1925),
Hội Bênh vực lao động An Nam (1927), sau đổi thành Hội Liên hiệp lao động Đông
Dương.
Qua các hoạt động của những người Việt tại các nước chúng ta thấy rằng: phong trào
yêu nước Việt kiều ở nước ngoài có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cách
mạng của dân tộc.
4. Các hoạt động của giai cấp Tư Sản Việt Nam
Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thế lực về kinh tế,
chính trị rất non yếu. Họ luôn bị chính quyền thực dân, tư sản Pháp và tư sản nước
ngoài kìm hãm, chèn ép, cạnh tranh không cho phát triển. Mâu thuẫn giữa tư sản Việt
Nam và tư sản nước ngoài luôn căng thẳng, gay gắt. Sau chiến tranh I, tư sản Việt
Nam có nhiều hình thức đấu tranh chống độc quyền và đòi cải cách dân chủ.
Phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều (1919)
Sau tư sản Pháp, tư sản người Hoa có thế lực lớn trong nhiều ngành kinh doanh và
tìm cách chèn ép, cạnh tranh với tư sản Việt Nam.
Năm 1919, để chống lại sự chèn ép của tư sản Hoa Kiều, tư sản Việt Nam đã dấy lên
một phong trào “tẩy chay khách trú”, “tẩy chay các chủ (giới chủ Hoa kiều)” , lúc đầu
ở Nam Kì, sau lan ra Bắc Kì, chủ yếu ở các thành phố Sài Gòn, Hà Nội, thị xã Thái
Bình, Nam Định, Phủ Lí Ở nhiều nơi, tư sản Việt Nam đã vận động nhân dân không
mua hành của người Hoa, tổ chức biểu tình, rải truyền đơn với các khẩu hiệu kêu gọi
không buôn bán với người Hoa. Phong trào này đã thu hút được nhiều nhà buôn bán,
kinh doanh, tầng lớp thanh niên, học sinh con em tư sản, địa chủ tham gia. Thực chất
cuộc tẩy chay này phản ánh mâu thuẫn quyền lợi giữa tư sản Việt Nam với tư sản
nước ngoài.
Lúc đầu, thực dân Pháp lợi dụng phong trào tẩy chay này đánh lạc hướng nhân dân và
thanh niên Việt Nam, hướng cuộc đấu tranh của họ không phải vào chính sách khai
thác, bóc lột tàn bạo của chúng, mà vào việc buôn gian, bán lận của Hoa kiều, buộc
Hoa kiều phải nộp thêm nhiều tiền thuế cho chúng. Song khi phong trào tẩy chay phát

triển mạnh mẽ, thực dân Pháp ngăn cấm, bắt giam một số người tham gia biểu tình,
phong trào lập tức lắng xuống.
Đấu tranh chống độc quyền Sài Gòn
Nhằm độc chiếm thị trường, năm 1923 Hội đồng thuộc địa Nam Kì đã quyết định trao
quyền xuất nhập khẩu ở cảng Sài Gòn cho một công ti Pháp. Giai cấp địa chủ và tư
sản lớn ở Nam Kì đã kịch liệt phản đối, dùng báo chí hoặc các cuộc mít tinh công
khai đấu tranh để giành quyền kinh doanh ở cảng Sài Gòn. Đấu tranh này được mọi
tầng lớp nhân dân Nam Kì đồng tình, ủng hộ và có tiếng vang lớn tới Pháp. Vì thế
chính quyền thực dân ở Đông Dương phải hoãn thi hành độc quyền cảng Sài Gòn.
Trong quá trình đấu tranh, tư sản, địa chủ lớn, công chức cao cấp, chủ yếu là ở Nan
Kì, gồm Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Trương Văn Bền đã tập hợp lại
thành một tổ chức gọi là Đảng lập hiến (1923) nhưng chưa có hệ thống tổ chức và
cương lĩnh chính trị, điều lệ. Cơ quan ngôn luận của Đảng Lập hiến là “Diễn đàn
Đông Dương” và “Tiếng vang An Nam”. Thông qua các bản kiến nghị, yêu cầu, thỉnh
cầu, những người đứng đầu nhóm Lập hiến chủ trương “Pháp - Việt đề huề”, chỉ đấu
tranh đòi một số quyền tự do, dân chủ, nhưng chủ yếu đòi được tham gia vào bộ máy
chính quyền thực dân (Hội đồng thuộc địa Nam Kì, hội đồng thành phố ) và gia
nhập quốc tịch Pháp. Như vậy, lập trường của những người trong Đảng lập hiến là lập
trường của chủ nghĩa quốc gia dân tộc cải lương. Nhưng khi thực dân Pháp nhượng
bộ (1925), dành cho một số ghế trong Hội đồng thuộc địa Nam Kì , những người
theo Đảng lập hiến sẵn sàng thỏa hiệp với chúng.
5. Cao trào yêu nước đòi tự do dân chủ trong nước (1925 – 1926)
Phong trào yêu nước, đấu tranh đòi tự do, dân chủ trong nước, bắt đầu dấy lên từ năm
1923 và phát triển mạnh mẽ thành cao trào vào những năm 1925 – 1926.
Khởi đầu phong trào đòi tự do dân chủ là hoạt động của những tờ báo tiến bộ, lên án,
đã kích mạnh mẽ chế độ thực dân, phê phán chủ nghĩa cải lương, phản bội dân tộc
của nhóm Lập hiến, đại diện cho quyền lợi của tư sản, đại địa chủ Nam Kì và lan
nhanh ra toàn quốc, lôi cuốn được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Nhờ có sự
tuyên truyền, vận động của một số tổ chức yêu nước, cách mạng của thanh niên trí
thức, như Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên , phong trào yêu nước, dân chủ của mọi

tầng lớp nhân dân phát triển sôi nổi, mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào đòi trả tự do
cho Phan Bội Châu và tổ chức lễ tang Phan Châu Trinh.
Phong trào đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925)
Sau khi bắt được Phan Bội Châu (6 – 1925), thực dân Pháp đưa về giam tại hoả lò
(Hà Nội) và định bí mật thủ tiêu ông. Tin Phan Bội Châu bị mật thám bắt cóc đã được
tăng trên một số tờ báo ở Trung Quốc và trong nước.
Việc Phan Bội Châu bị bắt làm chấn động dư luận. Hội Phục Việt đã tổ chức rải
truyền đơn đòi thực dân Pháp phải thả Phan Bội Châu. Tình hình ấy buộc thực dân
Pháp phải đưa Phan Bội Châu ra xử công khai ở Toà đại hình Hà Nội. Trước tòa án
đế quốc, Phan Bội Châu đã hiên ngang bác bỏ những lời buộc tội của chúng. Khi tòa
án kết án tử hình Phan Bội Châu, có người đứng lên xin thay chết cho ông.
Trước áp lực của công chúng, thực dân Pháp đã bỏ án tử hình và kết án khổ sai chung
thân. Làn sóng đâu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu vẫn tiếp tục dâng cao. Hội
Phục Việt đã rải truyền đơn kêu gọi các giới đồng bào trong nước đoàn kết đấu tranh
đòi thực dân thả ngay Phan Bội Châu. Nhiều đơn phản kháng gửi tới hội Quốc Liên,
toà án quốc tế La Hay (Hà Lan) và nghị viện Pháp. Nhiều điện văn gửi đến Toàn
quyền Varen đòi thả Phan Bội Châu.
Trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân, thực dân Pháp buộc phải thả Phan Bội Châu
và đưa ông về “an trí” tại Huế cho đến khi ông qua đời (1940).
Lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh
Phan Châu Trinh mất tại Sài Gòn ngày 24 – 3 - 1926. Vào lúc phong trào yêu nước
của nhân dân đang phát triển, đám tang của Phan Châu Trinh đã trở thành quốc tang.
Tại Sài Gòn có 14 vạn người dự lễ tang. Lễ truy điệu và việc để tang Phan Châu
Trinh được tổ chức khắp nơi trong nước, được mọi tầng lớp nhân dân tham gia đông
đảo.
Bon thực dân tìm cách ngăn cấm việc truy điệu, lập tức các cuộc bãi công, bãi thị, bãi
khóa nổ ra liên tiếp.
Phong trào đòi thả Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh trên thực tế đã trở
thành cuộc biểu dương lực lượng, thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh giành quyền
tự do, dân chủ của dân tộc ta.

Cuộc đón tiếp Bùi Quang Chiêu và đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh (1926)
Bùi Quang Chiêu, một kĩ sư canh nông, quốc tịch Pháp ở Sài Gòn người cầm đầu
Đảng lập hiến. Năm 1925, ông sang Pháp dự định Chính phủ Pháp ban hành các
quyền tự do, dân chủ ở Đông Dương nhưng không thành. Bùi Quang Chiêu về nước,
đến Sài Gòn chiều 24 – 3 – 1926. Lúc bấy giờ Đảng Thanh niên, được thành lập vào
tháng 3 năm 1926, gồm những thanh niên trí thức yêu nước Bùi Công Trừng, Lê Văn
Chất, Nguyễn Trọng Hi, Trần Huy Liệu và chưa có cương lĩnh đấu tranh, hệ thống
tổ chức cự thể, rõ ràng. Đảng này đã tổ chức đón tiếp Bùi Quang Chiêu, rồi phát động
cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đòi quyền tự do, dân chủ. Cuộc đón tiếp Bùi
Quang Chiêu biến thành cuộc biểu tình có hành vạn người tham gia. Đảng Lập hiến
lo sợ, tuyên bố trung thành với chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề và phản đối bạo động.
Trước sự kiện này, nhân dân phản đối Bùi Quang Chiêu và phản đối chủ trương Pháp
- Việt đề huề của Đảng Lập hiến, đồng thời đòi trả tự do cho Nguyễn An Ninh, một
nhà báo, một trí thức yêu nước lúc bấy giờ. Nguyễn An Ninh tốt nghiệp đại học luật
tại Pháp, về nước nhưng không cộng tác với thực dân. Ông còn dùng báo chí tuyên
truyền, vận động đấu tranh chống chế độ thực dân, giành quyền tự do, dân chủ cho
nhân dân. Ông đã bị thực dân Pháp bắt, kết án hai năm tù. Đảng Thanh niên phát
truyền đơn kêu gọi nhân dân đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh; đồng thời dự định tổ
chức một cuộc tổng đình công lớn ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Một số nơi, công nhân, viên
chức đã bỏ việc. Thực dân Pháp thẳng tay khủng bố những người tham gia đấu tranh.
Tháng 4 – 1927, Đảng Thanh niên bị tan rã, nhưng ảnh hưởng của tổ chức này còn
tồn tại khá lâu.
6. Phong trào công nhân Việt Nam 1919 -1925
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc
địa lần II ồ ạt, nó đã tác động mạnh mẽ đến giai cấp công nhân Việt Nam, với các đặc
điểm sau:
Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh mới.
Số lượng giai cấp công nhân công nghiệp tăng lên từ 10 vạn lên 22 vạn .
Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam 1919 – 1925, có tính chất từ tự phát
chuyển sang tự giác.

So với thời kì trước, từ 1919 trở đi, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ về số
lượng và chất lượng. Từ 1920 đến 1925 đã có 25 cuộc bãi công của công nhân.
Năm 1919, công nhân, thủy thủ tàu Sác-nơ đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương.
Năm 1920, hơn 200 thủy thủ Pháp ở cảng Sài Gòn bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ. Cuộc
đấu tranh này ảnh hưởng tích cực tới phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
Việt Nam.
Năm 1921, một số công nhân, thủy thủ Việt Nam làm việc trên các hãng tàu Pháp gia
nhập Liên đoàn công nhân tàu biển ở Viễn Đông.
Năn 1922, công nhân, viên chức các sở công thương tư nhân ở Bắc Kì, đấu tranh đòi
nghỉ chủ nhật có lương. Cuối năm này, 600 công nhân thợ nhuộm Sài Gòn - Chợ Lớn
bãi công. Cuộc bãi công này trở thành một “dấu hiệu của thời đại” mới, “lần đầu tiên
một phong trào như thế nhóm lên ở thuộc địa” [17;446]
Năm 1923 – 1924, nhiều cuộc bãi công nổ ra ở các trung tâm công nghiệp và đô thị
lớn, như xi măng Hải Phòng, mỏ than Cẩm Phả, nhà máy điện, xay xát gạo, dệt, ở
Hà Nội, Hải Dương, Nam Định
Năm 1925, phong trào công nhân có bước phát triển nhảy vọt, xuất hiện nhiều cuộc
đấu tranh có quy mô lớn, bước đầu có tổ chức, lãnh đạo. Tiêu biểu là cuộc bãi công
của một công nhân Ba Son (Sài Gòn) vào tháng 8 năm 1925. Cuộc bãi công này do
Công hội đỏ của Tôn Đức Thắng tổ chức, lãnh đạo với yêu sách “đòi tăng lương 20%
lương, đòi thợ bị đuổi trở lại làm việc, và giữ lệ nghỉ trước nửa giờ vào ngày lĩnh
lương”. Cuộc bãi công này được công nhân, viên chức các nhà máy, công sở toàn
thành phố hưởng ứng, ủng hộ. Kết quả, bọn chủ phải tăng 10% lương và thỏa mãn
các yêu sách khác của công nhân. Nhưng công nhân Ba Son vẫn tiếp tục bãi công kéo
dài thời hạn sữa chữa tàu Mi-sơ-lê, không cho tàu thủy này chở binh lính và vũ khí
sang đàn áp cách mạng Trung Quốc.
Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (Sài Gòn) năm 1925, là mốc quan trọng đánh
dấu bước chuyển biến mới trong phong trào công nhân Việt Nam, chuyển dần từ “tự
phát” lên trình độ “tự giác”. Vì cuộc đấu tranh này có tổ chức, lãnh đạo thống nhất,
liên kết với phong trào đấu tranh khác và đấu tranh không chỉ có mục đích kinh tế mà
vì mục đích chính trị, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản của giai cấp công

nhân Việt Nam.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×