Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Thể thao đồng đội – Môn Bóng chuyền ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.58 KB, 25 trang )

Thể thao đồng đội – Môn Bóng chuyền
Bóng chuyền là một môn thể thao olympic, trong đó hai đội được tách ra bởi một tấm
lưới. Mỗi đội cố gắng ghi điểm bằng cách đưa được trái bóng chạm phần sân đối phương
theo đúng luật quy định.
[1]

Bộ luật hoàn chỉnh khá rộng. Nhưng sơ lược, cách chơi như sau: vận động viên ở một đội
bắt đầu lượt đánh bằng cách phát banh (thảy hoặc thả trái banh và đánh bằng bàn tay
hoặc cánh tay), từ ngoài đường biên cuối sân, qua lưới, và sang phần sân của đội nhận
banh. Đội nhận banh không được để banh chạm mặt đất bên phần sân đội mình. Họ được
phép chạm banh tối đa 3 lần. Thông thường, 2 lần chạm đầu tiên được dùng để chuẩn bị
cho đội tấn công, đội cố gắng trả trái banh qua lưới sao cho đội bên kia không thể chặn
trái để không chạm mặt đất phần sân đội mình.
Lượt banh tiếp tục, với mỗi đội được phép chạm banh nhiều nhất 3 lần liên tục, đến khi
một trong 2 điều xảy ra (1): đội thắng lượt banh, làm cho trái banh chạm được mặt đất
phần sân đối phương; hay (2): đội phạm lỗi và thua lượt banh. Đội thắng lượt banh ghi
được 1 điểm, và được phép giao banh ở luotj tiếp theo. Một vài lỗi phổ thông thường
phạm phải là:
 Khiến banh chạm đất ngoài phần sân đối phương hoặc không đưa được bóng qua
lưới;
 ”Cầm hoặc ném” bóng;
 ”2 chạm”: 2 lần chạm banh bởi cùng một vận động viên;
 4 lần chạm banh liên tục bởi cùng một đội;
 Lỗi chạm lưới: chạm vào lưới trong khi lượt banh chưa kết thúc;
Trái banh thường được chơi bằng bàn tay hoặc cánh tay, nhưng người chơi được phép
đập hoặc đẩy (chạm banh trong thời gian ngắn) bằng bất kì bộ phận nào trên cơ thể.
Có khá nhiều kĩ thuậtkĩ thuật chơi trong bóng chuyền, bao gồm “spiking” (đập banh) và
“blocking” (chắn banh) (bởi vì những kí thuật chơi đó được thực hiện bên trên lưới nhảy
thẳng đứng là một trong những kĩ năng được chú trọng trong thể thao) cũng như
“passing” (bắt bước 1), “setting” (chuyền 2), và các vị trí chơi đặc thù và cấu trúc chơi
phòng thủ và tấn công.


Mục lục
 1 Lịch sử
o 1.1 Nguồn gốc của bóng chuyền
o 1.2 Những cải tiến và phát triển sau này
o 1.3 Bóng chuyền trong Thế vận hội
 2 Luật chơi
o 2.1 Sân thi đấu
o 2.2 Bóng
o 2.3 Cách chơi
o 2.4 Tính điểm
o 2.5 Libero
o 2.6 Những thay đổi trong bộ luật hiện tại
 3 Kĩ thuật đánh bóng chuyền
o 3.1 Serve (giao bóng)
o 3.2 Pass (bắt bước 1)
o 3.3 Set (chuyền 2)
o 3.4 Attack (tấn công/ đập bóng)
o 3.5 Block (chắn banh)
o 3.6 Dig (đào/cứu bóng)
 4 Huấn luyện viên
o 4.1 Cơ bản
 5 Chiến thuật
o 5.1 Các vị trí trên sân
o 5.2 Đội hình
 5.2.1 4-2
 5.2.2 6-2
 5.2.3 5-1
 6 Các biến thể của bóng chuyền và trò chơi liên quan

 7 Xem thêm

 8 Tham khảo
 9 Liên kết ngoài
Lịch sử
Nguồn gốc của bóng chuyền
Vào ngày 9 tháng 2, 1895 ở Holyoke, Massachusetts, Hoa Kỳ, William G.Morgan, một
hướng dẫn viên môn giáo dục thể chất YMCA, đã tạo nên một môn thể thao mới gọi là
"Mintonette". Môn này được xem là một trò giải trí được khuyên chơi trong nhà và với số
lượng người chơi không bị hạn chế. Mintonette đã lấy một số đặc trưng của nó từ môn
tennis và bóng ném. Một môn thể thao trong nhà khác, bóng rổ, cũng được tạo ra và chỉ
cách nơi đây 10 dặm (16 kilomet), ở thành phố Springfield, Massachusetts chỉ 4 năm về
trước. Mintonette đã được thiết kế để trở thành một môn thể thao trong nhà ít thô bạo hơn
so với bóng rổ và dành cho các thành viên cũ của YMCA, trong khi vẫn cần một chút nỗ
lực thể thao. Những luật đầu tiên, được viết bởi William G Morgan, đòi hỏi một cái lưới
cao 6 ft 6 in (1.98 m), một sân 25×50 ft (7.62×15.24 m), và không giới hạn người chơi.
Trận đấu bao gồm 9 lượt với 3 lượt giao banh cho mỗi đội ở mỗi lượt, và không giới hạn
số lần chạm banh cho mỗi đội trước khi đưa banh qua phần sân đối phương. Khi phát
banh lỗi, đội sẽ còn thêm một lần phát banh. Đánh banh qua lưới được xem là phạm lỗi
(cùng với việc mất điểm hoặc phát ra ngoài)—trừ phi đó là lần phát bóng đầu tiên.
Sau một lần qua sát, Alfred Halstead, chú ý tính volleying nature của trò chơi trong trận
thể thao biểu diễn đầu tiên vào năm 1896, tại trường quốc tế đào tạo YMCA (hiện giờ gọi
là Springfield College), trò chơi nhanh chóng được biết đến với tên “volleyball” (bóng
chuyền) (ban đầu được phát âm thành hai tiếng: “volley ball”). Luật của bóng chuyền
được xây dựng sơ lược bởi trường quốc tế đào tạo YMCA và trò chơi phát triển rộng ra ở
nhiều YMCA khác.
[2][3]

Những cải tiến và phát triển sau này
Qủa bóng đầu tiên được sử dụng hiện vẫn còn đang tranh cãi; một vài nguồn dẫn nói rằng
Spalding đã tạo ra quả bóng đầu tiên vào năm 1896, trong khi các nguồn khác nói rằng nó
được tạo ra vào năm 1900.

[4][5][6]
Các luật chơi phát triển dần theo thời gian: ở
Philippines vào năm 1916, kĩ năng và sức mạnh của chuyền 2 và đập banh đã được xây
dựng, và 4 năm sau luật “3 chạm” và luật cấm phát banh từ hàng phía sau được phát
triển. Vào năm 1917, trò chơi chuyển từ 21 sang 15 điểm. Vào năm 1919, khoảng 16 000
quả bóng chuyền được sản xuất bởi American Expeditionary Force cho quân đội của họ
và Những quốc gia thuộc khối Đồng Minh, điều đa góp phần phát triển bóng chuyền ở
các nước mới.
[4]

Quốc gia đầu tiên ngoài Mỹ công nhận bóng chuyền là một môn thể thao là Canada vào
năm 1900.
[4]
Hiệp hội quốc tế, Fédération Internationale de Volleyball (FIVB), được
thành lập vào năm 1947, và giải Vô địch Quốc tế đầu tiên được tổ chức vào năm 1949
dành cho nam và năm 1952 dành cho nữ.
[7]
Môn thể thao này giờ trở nên phổ biến tại
Brazil, Châu Âu (nơi mà đặc biệt là Ý, Hà Lan, và các nước Đông Âu hiện là cường trong
môn thể thao này từ thập niên 1980), ở Nga, và một vài nước khác gồm Trung Quốc và
phần lớn các quốc gia ở Châu Á, cũng như ở Mỹ.
[2][3][7]

Bóng chuyền bãi biển, phiên bản khác chơi trên cát của bóng chuyền với chỉ 2 người mỗi
bên, được chấp nhận bởi FIVB để trở thành một môn thể thao vào năm 1987 và thêm vào
các môn thể thao trong chương trình Olympic vào Thế vận hội Mùa hè 1996.
[4][7]
Bóng
chuyền còn là một môn thể thao trong Paralympics tổ chức bởi World Organization
Volleyball for Disabled (Hiệp hội bóng chuyền cho người tàn tật).

Bóng chuyền trong Thế vận hội
Lịch sử của bóng chuyền Olympic đánh dấu từ Thế vận hội Mùa hè 1924 tại Paris, nơi
mà bóng chuyền được như một phần mô tả sự kiện thể thao của Châu Mĩ.
[8]
Sau khi sự
thành lập của FIVB và một số hiệp hội châu lục, bóng chuyền bắt đầu được đề nghị để trở
một môn thể thao chính thức. Vào năm 1957, một giải đấu đặc biệt được tổ chức tại kì
họp IOC lần thứ 53 ở Sofia, Bulgaria để ủng hộ cho đề nghị này. Cuối cùng yêu cầu này
cũng được chấp thuận, và bóng chuyền chính thức trở thành môn thể thao nằm trong
chương trình thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè 1964.
[4]

Giải đấu bóng chuyền Olympic ban đầu chỉ là một giải đấu bình thường: tất cả các đội thi
đấu với các đội còn lại và được xếp hạng theo tỉ lệ chiến thắng, trung bình set, và trung
bình điểm. Một điểm bất cập của hệ thống giải đấu vòng tròn tính điểm là những đội
chiến thắng có thể được dự đoán từ trước khi giải đấu kết thúc, điều này lằm cho khán giả
mất đi sự hứng thú đối với kết quả của các trận đấu còn lại. Để đối phó với trình huống
này, giải đấu được chia ra làm 2 nhóm cùng với một vòng đấu cuối cùng loại bỏ các giải
đấu bao gồm cá trận tứ kết, bán kết và chung kết vào năm 1972. Con số các đội tham gia
giải đấu Olympic tăng dần qua các năm từ 1964. Từ 1996, các sự kiện cho cả nam lẫn nữ
có đến 12 quốc gia thi đấu. Mỗi liên đoàn bóng chuyền châu lục đều có ít nhất một hiệp
hội của một quốc gia nằm trong Olympic.
Liên Xô từng giành được huy chương vàng nam bóng chuyền vào năm 1964 và 1968.
Sau khi giành huy chương đồng vào năm 1964 và bạc vào năm 1968, Nhật cuối cùng
cũng có được tấm huy chương vàng bóng chuyền nam vào năm 1972. Huy chương vàng
nữ thuộc về Nhật vào năm 1964 và 1976. Năm đó, sự ra đời của kĩ năng phòng thủ mới,
tấn công sau hàng chắn, đã giúp Ba Lan vượt qua Liên Xô sau 5 set đấu sít sao. Từ lúc
đội bóng chuyền nam mạnh nhất lúc bấy giờ thuộc về khối Đông Âu, việc tẩy chay sự
dẫn đầu của Mĩ tại Thế vận hội Mùa hè 1980 đã không có nhiều ảnh hưởng đến môn
bóng chuyền nam như ở bóng chuyền nữ. Liên Xô sưu tầm huy chương vàng ở môn bóng

chuyền nam thứ 3 của họ với chiến thắng 3-1 trước Bun-ga-ri (đội bóng chuyền nữ của
họ cũng có được tấm huy chương vàng thứ 3). Với việc tẩy chay Liên Xô ở Thế vận hội
Mùa hè 1984 tại Los Angeles, đội Mĩ đã vượt qua Brazil trong trận chung kết để dành
tấm huy chương vàng. Ý giành được chiếc huy chương đầu tiên (huy chương đồng nam)
vào năm 1984, báo hiệu cho sự phát triển vượt bậc trong bóng chuyền Ý.
Tại Thế vận hội Mùa hè 1988, Karch Kiraly và Steve Timmons đưa đội tuyển Mĩ đến với
tấm huy chương vàng thứ 2 liên tiếp của họ. Vào năm 1992, việc đánh giá thấp Brazil đã
khiến các đội được yêu thích như C.I.S., Hà Lan và Ý gây thất vọng trước cơ hội giành
được tấm huy chương vàng Thế vận hội đầu tiên của họ. Đội á quân Hà Lan, huy chương
bạc năm 1992, trở lại dưới sự dẫn dắt của Ron Zwerver và Olof van der Meulen để giành
chức vô địch vào năm 1996 sau chiến thắng 5 set trước Ý. Huy chương đồng nam năm
1996, Serbia và Montenegro (tham gia khi còn là Liên bang Nam Tư vào năm 1996 và
2000) đánh bại Nga trong trận chung kết vào năm 2000, giành tấm huy chương vàng đầu
tiên của họ. Vào năm 2004, Brazil chiến thắng đội á quân Ý trong trận chung kết. Vào
Thế vận hội Mùa hè 2008, đội tuyển Mĩ đã đánh bại Brazil trong trận chung kết môn
bóng chuyền nam.
Luật chơi

Sân bóng chuyền
Sân thi đấu
Bóng chuyền được chơi trên sân dài 18m (59 feet) và rộng 9m (29.5 feet), được chia
thành hai nửa 9 m × 9 m bởi một lưới rộng 1m (40-inch) đặt giữa sân, mép trên cao
2,47m (7 feet 11 5/8 inches) đối với nam, và 2,24m (7 feet 4 1/8 inches) đối với nữ (chiều
cao này có thể thay đổi đối với từng giải đấu chuyên nghiệp và nghiệp).
Có một vạch song song và cách lưới 3m trên phần sân của mỗi đội, được xem là "vạch
tấn công". Vạch "3m" (hoặc 10 foot) này chia phần sân mỗi đội thành "hàng trước" và
"hàng sau" (cũng có thể gọi là sân trước và sân sau). Lần lượt ta có 3 khu vực: được đánh
số như dưới đây, bắt đầu từ khu "1", là vị trí của người giao bóng.

Sự di chuyển người chơi

Sau khi giành được quyền giao bóng (còn được gọi là siding out), các thành viên của đội
phải di chuyển theo chiều kim đồng hồ, với người chơi lúc trước ở vị trí "2" di chuyển tới
vị trí "1" và lần lượt như vậy, người chơi ở vị trí "1" di chuyển tới vị trí "6".
Sân được bao quanh bởi một diện tích gọi là vùng tự do, rộng ít nhất là 3m và là nơi
người chơi có thể vào và đánh bóng sau khi phát bóng.
[9]
Mọi vạch thể hiện đường biên
của sân và vùng tấn công được vẽ hoặc sơn trong phạm vi kích thước của sân. Nếu bóng
chạm vào vạch thì được xem như là ở trong. Có một cọc nhỏ đặt tại nơi trực giao của lưới
và đường biên và được xem là đường biên đứng. Bóng chỉ thực sự qua lưới nếu vượt
được qua giữa hai cọc này (hay đường kéo dài vuông góc của nó tới trần nhà) mà không
chạm vào chúng.
Bóng
FIVB tuyên bố trái bóng chuyền phải được làm bằng da hoặc da nhân tạo với khí nén bên
trong, có chu vi 65–67 cm, nặng khoảng 260–280 g. Áp lực bên trong bóng khoảng 0.30–
0.325 kg/cm
2
.
[10]
Một vài nơi khác cũng có quy định tương tự.
Cách chơi
Có 2 đội chơi, mỗi đội gồm sáu người. Để bắt đầu trận đấu, đội giành quyền giao bóng
được quyết định bằng cách tung đồng xu. Người chơi ở đội giao bóng (người giao bóng)
tung quả bóng lên và cố gắng đánh bóng sao cho nó vượt qua lưới và chạm đất trong
phần sân của đối phương. Đội bên kia phải phối hợp với nhau sao cho đưa bóng ngược
trở lại qua lưới với nhiều nhất là 3 lần chạm bóng (không kể một lần chắn bóng). Những
lần chạm bóng đó thường là “bump” (tâng bóng) hay “pass” (bắt bước 1) để khống chế
những đường bay của bóng và chuyền cho người kiến tạo đợt tấn công “setter” (chuyền
2); bước tiếp theo (thường là những quả chuyền bóng bằng cổ tay đẩy bóng bằng ngón
tay) người kiến tạo đợt tấn công chuyền bóng cho người thực hiện đợt tấn công

“attacker” để người này đập bóng; và cuối cùng là người thực hiện đợt tấn công, người
mà “spike” (đập bóng) (nhảy cao lên không trung, giơ một tay cao trên đầu và đập bóng
để bóng bay nhanh và mạnh xuống mặt đất phần sân đối phương) đánh trả bóng qua lưới.
Đội khống chế bóng mà đang thực hiện đợt tấn công như đã miêu tả ở trên được gọi là ở
trạng thái “offense” (tấn công).
Đội đang ở trạng thái “defense” (phòng thủ) cố gắng ngăn chặn đối phương đánh bóng
trực diện xuống phần sân của mình: người chơi đứng trên lưới nhảy lên và đưa tay lên
cao hết mức có thể (nếu được, có thể đưa tay qua phần sân bên kia) để “block” (chắn
banh) quả banh đối phương. Nếu ban xuống gần đến mặt đất, vượt qua hàng chắn, những
người còn lại của đội phòng thủ có thể cố gắng chặn bóng không cho chạm mặt đất bằng
cách “dig” (đào) (thường là dùng tay thuận để chuyền hoặc lái một cách khó khăn trái
banh). Sau khi đào thành công, đội chuyển sang thế tấn công.
Trò chơi tiếp tục như trên, đỡ và đánh bóng trở lại bên kia, đến khi bóng chạm đất hoặc
người chơi phạm lỗi. Lỗi thường gặp nhất là không thể đưa được bóng qua phần sân đối
phương sau 3 lần chạm bóng, hay làm bóng chạm mặt đất bên ngoài phần sân thi đấu.
Quả bóng được tính “in” (trong sân) nếu bất kì phần nào của trái bóng chạm đất từ vạch
biên và vạch cuối sân trở vào, và một cú đập mạnh có thể làm biến dạng quả bóng đến
nỗi khi chạm đất tưởng như nó ra ngoài thì thực sự nó lại trong sân. Người chơi có thể
khống chế bóng từ ngoài sân nếu bóng bay ra ngoài phần sân thi đấu.
Các lỗi thường gặp khác là người chơi chạm bóng liên tục 2 lần (trừ 1 lần chắn bóng),
người chơi “catching” (cầm bóng), chạm lưới trước khi lượt banh kết thúc, hay đưa bất kì
bộ phận cơ thể nào qua dưới lưới sang phần sân đối phương. Có rất nhiều lỗi được định
nghĩa trong luật chơi, hầu hết là các lỗi hiếm gặp. Những lỗi này thường là hàng sau hay
libero đập banh hay chắn banh (người chơi ở hàng sau có thể tham gia tấn công nếu họ
nhảy đập banh từ sau vạch 3 mét), người chơi không ở đúng vị trí khi trái bóng được
giao, tấn công cú giao bóng trực diện hoặc trên lưới, sử dụng người chơi khác để chơi
bóng, đạp vạch biên cuối sân khi giao bóng, thời gian giao bóng quá 8 giây hay giao bóng
trước khi trọng tài cho phép,
[11]
hay chơi bóng khi bóng còn đang ở phần sân đối phương.

Tính điểm
Khi bóng chạm đất bên trong phần sân quy định hay có người phạm lỗi, đội không phạm
lỗi được tính 1 điểm, dù họ giao banh hay không. Nếu bóng chạm vạch, trái bóng đó
được tính trong sân. Đội mà giành được được điểm sẽ giao banh ở lượt tiếp theo. Nếu đội
ghi điểm không giao trái banh trước đó, thì các thành viên trong đội phải quay vòng vị trí
theo chiều kim đồng hồ. Trò chơi tiếp tục, với đội nào đạt 25 điểm trước (và hơn đối
phương tối thiểu 2 điểm) thắng set đấu đó. Trận đấu theo thể thức đánh 5 ăn 3 và nếu
phải đánh đến set thứ 5 thì đội chiến thắng set chỉ cần đạt 15 điểm trước (vẫn phải cách
đối phương 2 điểm) sẽ là đội thắng trận. (Cách tính điểm khác với từng giải đấu và cấp
độ; giải ở các trường cấp 3 thường chỉ đánh 3 set ăn 2; giải NCAA) vẫn đánh đến 25
điểm trong cả 5 set ở mùa giải 2008.)
[12]

Trước 1999, điểm số có thể được ghi chỉ khi đội ghi điểm là đội giao bóng và mỗi set chỉ
đánh đến 15 điểm. FIVB thay đổi bộ luật vào năm 1999 (với việc thay đổi bắt buộc vào
năm 2000) sang sử dụng bộ luật hiện tại (thường được biết dưới tên “rally point system”
(hệ thống tính điểm theo lượt đánh)), chính thức làm cho mỗi trận đấu có thể tính toán
được thời gian cùng với dễ dự đoán và thân thiện với việc phát sóng trên truyền hình.
Libero
Năm 1998, vị trí libero được giới thiệu rộng rãi trên toàn thế giới.
[13]
Libero là vị trí có kĩ
năng phòng thủ đặc biệt: libero phải mặc đồ tương phản khác hẳn với các vị trí còn lại
trên sân và không được phép chắn bóng hay tấn công khi bóng nằm hoàn toàn trên mép
lưới. Khi lượt đấu chưa bắt đầu, libero được quyền thay người cho bất kì vị trí nào ở hàng
sau của đội, mà không cần thông báo với trọng tài, Việc thay người này không được tính
vào giới hạn số lần thay người trong một set của mỗi đội, mặc dù libero có thể chỉ thay
thế cho 1 người duy nhất của đội.
Libero có thể được nhơi như ở vị trí chuyền 2 với một giới hạn nhất định. Nếu libero
chuyền bóng cao hơn tay thfi phải đứng sau vạch 3 mét (không được phép đạp lên vạch);

ngoài ra, trái bóng không được phép dùng để tấn công trước vạch 3 mét. Chuyền bóng
dưới tay có thể được thực hiện ở bất kì vị trí nào trên sân. Libero thông thường là người
giỏi kĩ năng phòng thủ nhất trong đội. Ngoài ra, còn có một bảng theo dõi các libero của
trọng tài để kiểm soát libero nào thực hiện thay người. Có thể chỉ có duy nhất 1 libero
trong 1 set (game), nhưng cũng có thể có nhiều libero khác nhau trong mỗi set đấu mới
(game mới).
Thêm nữa, libero thường không được phép giao banh, theo bộ luật quốc tế, trừ giải
NCAA của nữ, đến khi bộ luật sửa đổi năm 2004 cho phép libero được phát bóng, nhưng
chỉ trong trường hợp quay vòng đặc biệt. Điều này chỉ chấp thuận đối với 1 người duy
nhất mà libero thế chỗ, không phải tất cả những ai mà libero có thể thế chỗ). Bộ luật thay
đổi đã cho phép các trường cấp 3 và cấp 2 chơi ngay sau đó.
Kỹ thuật tấn công duy nhất của Libero khi thi đấu trong nhà có lẽ là tâng bóng dội trần,
lợi dụng trọng trường làm một quả bóng vài trăm gam tăng thành vài kg khi dội từ trần
nhà thẳng xuống phần sân đối phương, gây khó khăn trong việc đỡ bóng. Tuy nhiên đây
là một kỹ năng không dễ. Libero được quyền ra vào sân tự do mà không cần thông báo
với trọng tài với mục đích là để cho các chủ công vào nghỉ.
Những thay đổi trong bộ luật hiện tại
Những sửa đổi khác được ban hành năm 2000 bao gồm cho phép phát bóng được chạm
lưới, miễn là bóng leo lưới và qua được phần sân bên kia. Cũng như mở rộng phạm vi
được phát bóng ra mọi nơi trong phạm vi sân trên lí thuyết. Những sửa đổi khác được
thực hiện để giảm nhẹ các lỗi ôm bóng hay chạm bóng 2 lần liên tiếp, như cho phép chạm
banh nhiều lần đối với 1 người chơi (“double-hits”).
Vào năm 2008, NCAA đã thay đổi một chút trong việc tính điểm chiến thắng ở 4 set đầu
tiên từ 30 xuống 25 đối với nữ (đối với nam vẫn là 30). Nếu như phải đánh set quyết định
(set thứ 5), điểm số tối thiểu yêu cầu là 15. Thêm vào đó, thuật ngữ “game” được dùng để
thay thế cho “set”.
[12]

Những thay đổi trong luật đã được công bố bởi FIVB trong những năm gần đây, và họ
phát hành bộ luật cập nhật và năm 2009.

[14]

Kĩ thuật đánh bóng chuyền
Các đội tham gia phải nắm vững các kĩ thuật sau: serve (giao bóng), pass (bắt bước 1), set
(chuyền 2), attack (tấn công/đập bóng), block (chắn banh) và dig (đào/cứu bóng). Các kĩ
thuật này còn chứa đựng nhiều kĩ năng cao cấp, chuyên biệt hơn sau nhiều năm phát
triển, hoàn thiện và giờ đây đã trở thành tiêu chuẩn cơ bản của bóng chuyền chuyên
nghiệp.
Serve (giao bóng)

Chuẩn bị để phát bóng cao.

Người chơi thực hiện cú nhảy phát bóng.
Người phát bóng đứng từ ngoài vạch cuối sân để giao bóng, cố gắng đưa bóng sang phần
sân đối phương. Người phát bóng phải làm cho bóng có đường bay thật khó và nhanh
xuống mặt đất phần sân đối phương để đối phương ko thể đỡ hay kiểm soát được bóng.
Qủa giao banh được gọi là “ace” (giao bóng ăn điểm trực tiếp) khi đối phương không thể
đón được cú giao banh (để banh chạm đất) hay không kiểm soát được và để banh đi ra
ngoài sân.
Trong bóng chuyền hiện đại, có rất nhiều cách giao banh được chấp nhận:
 Underhand (giao banh thấp): là cú giao banh mà người giao banh đánh banh bằng
cánh tay từ dưới lên thay vì ném lên và đập banh. Giao banh thấp rất ít thấy ở các
giải bóng chuyền chuyên nghiệp vì trái bóng được giao rất dễ dàng kiểm soát
được.
 Sky Ball Serve: một dạng của giao banh thấp nhưng ở đây trái banh được đánh
sao cho bay cao hết mức có thể lên trên không trung để nó rớt xuống thành một
đường thẳng. Cách giao banh này được tạo và sử dụng bởi rất nhiều đội bóng
chuyền ở Brazil nhưng bây giờ đã lỗi thời. Ở Brazil, cú giaoo banh này còn được
gọi là Jornada nas Estrelas (Du hành giữa các vì sao).
 Topspin: là cú giao banh mà người giao banh ném bóng cao lên không trung và

đánh bóng bằng cổ tay , tạo cho nó độ xoáy lớn đủ để làm trái banh lao cắm
xuống mặt đất ngay khi bay qua lưới. Kĩ thuật này cần phải đánh thật mạnh vào
bóng và nhằm thẳng vào một vị trí xác định bên phía đối phương (có thể là sân
hoặc người). Đây cũng là kĩ thuật ít được sử dụng trong bóng chuyền chuyên
nghiệp.
 Float: là kĩ thuật giao banh cao nhưng không cung cấp cho nó độ xoáy nên rất khó
xác định hướng bay cho bóng, giống như knuckleball trong bóng chày.
 Jump Serve: là kĩ thuật giao banh cao mà ném bóng thật xoáy lên không trung,
sau đó người giao banh lấy đà dậm nhảy để đánh thật mạnh và xoáy vào trái banh.
Đây là cách giao phổ biến trong bóng chuyền ở các trường trung học và các giải
chuyên nghiệp.
 Jump Float: kĩ thuật giao banh cao mà trái banh được ném cao vừa đủ để người
giao banh có thể nhảy lên trước khi đánh được trái banh gần giống như float
serve. Trái bóng được ném thấp hơn topspin jump serve, nhưng vị trí chạm banh
vẫn là ở trên không trung. Cú giao banh này trở nên phổ biến trong các trường
trung học và người chơi chuyên nghiệp vì nó rất khó để có thể đoán được hướng
đi của bóng.
Pass (bắt bước 1)

Vận động viên đang dùng tay thuận để bắt bước 1.
Còn được gọi nhận bóng, bắt bước 1 là kĩ thuật để khống chế bóng của đối phương đánh
sang. Việc khống chế bóng không những ngăn không cho bóng chạm phần sân đội mình
mà còn để thực hiện việc chuyền bóng cho chuyền 2 kiến tạo đợt tấn công.
Kĩ thuật bắt bước 1 gồm 2 kĩ thuật cơ bản: đỡ bước 1 bằng cánh tay, hoặc búng bóng, vị
trí chạm bóng là ở trên 2 cánh tay, gần với mặt phẳng thắt lưng; đối với búng bóng thì kĩ
thuật đó, giống như chuyền 2, dùng để khống chế bóng trên đầu bằng ngón tay. Cả hai
phương pháp đều được chấp nhận trong bóng chuyền chuyên nghiệp, tuy nhiên đối với
bóng chuyền bãi biển lại có một chút thay đổi.
Set (chuyền 2)
Chuyền 2 thường là lần chạm bóng thứ hai của đội nhận bóng. Mục đích chính là điều

chỉnh bóng sao cho đồng đội có thể dễ dàng tấn công đối phương. Vị trí chuyền 2 đứng
ngang hàng với hàng chắn của đội, và đây cũng vị trí tối quan trọng quyết định ai sẽ là
người tấn công trong đội.
Cũng như bắt bước 1, chuyền 2 có thể sử dụng kĩ thuật bắt bước 1 (đỡ bóng hoặc búng
bóng). Nhưng vị trí này cho phép người chơi có nhiều khả năng điều khiển bóng hơn; đỡ
bóng được sử dụng khi bóng quá thấp, không thể búng bóng được hay như trong bóng
chuyền bãi biển, việc búng bóng bị luật chơi hạn chế rất nhiều. Ở vị trí chuyền 2, người
chơi có thể chuyền bóng ra trước mặt hoặc sau đầu. Người thực hiện chuyền 2 cũng được
phép thực hiện việc khống chế bóng trên không trung nếu bóng rơi vào vị trí quá gần lưới
(không thể khống chế bóng khi đứng dưới đất). Chuyền 2 thường đứng ở vị trí cách mép
trái sân khoảng ⅔, và hướng mặt về bên trái (vùng rộng của lưới mà người chơi có thể
thấy được).
Đôi lúc chuyền 2 có thể thực hiện việc đánh bóng trực tiếp sang sân đối phương mà
không cần phải chuyền bóng cho đồng đội. Kĩ thuật này được gọi “dump” .
[15]
Dump phổ
biến nhất là đẩy bóng ra sau hoặc phía trước của chuyền 2 của đối phương đến vị trí số 2
và 4. Chuyền 2 nhiều kinh nghiệm có thể búng bóng cao và sâu về cạch cuối sân của đối
phương hoặc thực hiện việc đập banh ngay từ lần chạm banh thứ 2.

Attack (tấn công/ đập bóng)
Tấn công, còn gọi là “spike” (đập bóng), thường là lần chạm bóng thứ 3 của đội. Mục
tiêu của việc này là làm cho trái banh lao xuống mặt đất đối phương mà không thể bị
ngăn chặn. Chủ công thực hiện các bước chạy nhằm tạo đà tiếp cận bóng (“approach”),
nhảy và đập bóng.
Lí tưởng nhất là vị trí chạm bóng đạt được khi cú nhảy đạt độ cao cực đại. Tại thời điểm
tiếp xúc bóng, cánh tay đập bóng giơ cao hết mức trên đầu, dồn hết sức đập thẳng vào trái
banh, tạo vị trí tiếp xúc banh cao nhất có thể để tạo được lực đánh mạnh nhất. Người đập
bóng quạt mạnh cánh tay xuống, gập cổ tay, và đồng thời gập toàn bộ cơ thể một cách
nhanh chóng để “lái” banh. “Bounce” (nhồi bóng) là từ thông tục để chỉ cú đập mạnh

(gây tiếng động lớn) làm trái bóng đập vuông góc mặt đất và nảy cao lên không trung.
“Kill” (giết chết) là từ thông tục để chỉ đợt tấn công mà đối phương không thể trả được
bóng đồng nghĩa với việc ghi được điểm.
Bóng chuyền hiện đại có nhiều kĩ thuật tấn công khác nhau:
 Backcourt (or backrow)/pipe attack: là đợt tấn công do hàng sau thực hiện. Người
thực hiện bắt buộc phải nhảy từ sau vạch 3 mét trước khi chạm bóng, nhưng được
quyền đáp xuống phần sân trước vạch 3 mét sau khi đập bóng.
 Line and Cross-court Shot (đập dãn biên): khi bóng bay thẳng theo một đường
cong song song với vạch biên, hoặc chéo sân tạo thành một góc. Cú đập dãn biên
(đập chéo sân) với một góc rõ rệt thường cho kết quả là một đường banh sắc và
chạm xuống phần sân trước vạch 3 mét, còn được gọi là cut shot.
 Dip/Dink/Tip/Cheat/Dump: người chơi không cố gắng đập banh, chỉ chạm nhẹ
vào banh để banh rơi vào phần sân nằm ngoài tầm với của hàng thủ.
 Tool/Wipe/Block-abuse: người chơi không cố tạo ra đợt tấn công gây khó khăn
cho đối thủ, mà chỉ đập bóng chạm hàng chắn đối phương bay ra ngoài.
 Quick hit/"One" (đập nhú): cú tấn công (thường do vị trí số 3 thực hiện) mà việc
tiếp cận và nhảy đập thực hiện trước khi chuyền 2 đưa bóng. Cú chuyền 2 đó (còn
gọi là “quick set” (chuyền nhanh)) chỉ đưa bóng đến vừa đủ trên mép lưới chỗ vị
trí số 3 đứng và việc đập bóng gần như xảy ra ngay tức khắc. Đập nhú tỏ ra rất
hiệu quả bởi việc gây rối loạn hàng chắn đối phương.
 Slide: là một biến đổi của đập nhú, vị trí số 3 đứng và đập banh từ phía sau
chuyền 2.
 Double quick hit/"Stack"/"Tandem": cũng là một biến đổi khác của đập nhú mà ở
đó, có đến 2 người tham gia nhảy lên đập bóng, một ở phía trước và một từ phía
sau hoặc cả hai cùng ở phía trước chuyền 2; cả hai thực hiện đập nhú cùng lúc.
Điều này cũng có dùng để vô hiệu hóa hàng chắn của đối phương để cho người
thứ 4 tham gia tấn công đập bóng mà có thể không gặp hàng chắn nào.
Block (chắn banh)

3 người đang thực hiện chắn banh

Chắn banh là kĩ thuật dành cho các vị trí đứng ngay dưới lưới để ngăn các đợt tấn công
của đối phương sang phần sân đội mình.
Chắn banh mà chỉ chặn đợt tấn công của bên kia và giữ không cho bóng sang phần sân
của đội mình, còn gọi là tấn công. Một vận động viên có kĩ thuật tốt có thể nhảy lên, đưa
gần như toàn bộ cánh tay sang phần sân bên kia và chắn banh của đối phương. Điều này
đòi hỏi phải đề phòng hướng bay của banh ngay khi đợt tấn công diễn ra. Nó còn đòi hỏi
phải sự phối hợp thật tốt của chân để tạo ra một hàng chắn hiệu quả.
Cú nhảy cũng cần phải tính toán chính xác về thời điểm nhảy ngay khi bóng bay qua
lưới. Lòng bàn tay được điều chỉnh nghiêng xuống tạo góc khoảng 45-60 độ về phía sân
đối phương. Từ “roof” (trong tiếng Anh có nghĩa là “nóc nhà”) được dùng để chỉ những
cú chắn banh mà hướng toàn bộ lực và đường bay của banh thẳng xuống mặt đất của sân
đối phương, ngay khi đối phương đập banh vào mặt hướng xuống của cánh tay.
Ngược lại, cú chắn banh được gọi là phòng thủ, hoặc “soft block” (chắn nhẹ) khi mục
tiêu chính chỉ là khống chế để giảm lực tấn công và điều chỉnh hướng bay của bóng sao
cho đội mình có thể dễ dàng tiếp cận. Một cú “soft block” hoàn hảo thường là hai cánh
tay đưa thẳng lên và lòng bàn tay hơi ngửa lên, ngón tay nghiêng về phía sau.
Chắn banh còn được xếp loại dựa vào số lượng thành viên tham gia chắn banh. Có thể có
1, 2 hay 3 người cùng tham gia chắn bóng. Một cú chắn thành công là cú chắn bóng sao
cho đối phương bị “roof”, cú chắn khiến cho lực tấn công của đối phương bị triệt tiêu
hoặc làm cho bóng bay đơn giản để cho đội mình dễ dàng khống chế bóng được coi cú
chắn thành công.
Cùng một lúc, vị trí chắn bóng cũng ảnh hưởng đến vị trí của hàng chắn đối phương khi
mà chủ công đối phương thực hiện đợt tấn công.
Dig (đào/cứu bóng)

Người đang thực hiện động tác cứu bóng
Cứu bóng (đào) là kĩ thuật ngăn không cho bóng chạm đất sau đợt tấn công của đối thủ,
chủ yếu được sử dụng khi bóng gần như chạm đất. Bề ngoài, kĩ thuật này trông giống với
đỡ bước 1 hoặc búng bóng: đưa toàn bộ cánh tay ra đỡ bóng nhưng vẫn khác với kĩ thuật
ở chỗ dùng ngón tay hoặc 2 cánh tay khép lại để chạm bóng.

Một số kĩ thuật đặc biệt còn phổ biến hơn cứu bóng hoặc đỡ bước 1. Người chơi có thể
lao mình về phía bóng và tiếp đất bằng ngực để vươn tay đến vị trí bóng sắp chạm đất để
ngăn điều đó xảy ra, kĩ thuật đo còn gọi là "pancake". Kĩ thuật này rất thường được sử
dụng trong bóng chuyền trong nhà.
Đôi lúc người chơi có thể ngả hẳn người về phía trước thật nhanh để cứu bóng. Kĩ thuật
này đòi hỏi phải có thêm kĩ thuật để lăn mình nhằm tránh chấn thương.
Huấn luyện viên
Cơ bản
Huấn luyện viên trong bóng chuyền có thể được chia làm 2 loại: huấn luyện viên chiến
thuật và huấn luyện viên thể lực. 2 mục tiêu chính của huấn luyện viên chiến thuật là
chiến thắng trận đấu và sắp xếp chiến thuật thi đấu cho đội. Huấn luyện viên thể lực có
nhiệm vụ là chú trọng vào sự phát triển, tiến bộ của vận động viên thông qua việc bổ
sung các bài tập kĩ năng cơ bản được gọi là “drills” (rèn luyện). Rèn luyện tập trung vào
việc lặp đi lặp lại nhiều lần và tập luyện các kĩ thuật di chuyển, đặc biệt là chạy sân, vị trí
đứng có liên quan đến những người khác trong đội, và tiếp xúc bóng. Huấn luyện viên sẽ
xây dựng các bài tập mô phỏng lại các tính huống trong trận đấu tắng tốc độ di chuyển,
khả năng phòng thủ, tính toán thời điểm, giao tiếp với các thành viên khác trong đội, và
làm việc theo nhóm. Tùy vào từng mục tiêu cụ thể mà huấn luyện viên sẽ thay đổi các bài
tập để đạt được yêu cầu chiến thuật của toàn đội. American Volleyball Coaches
Association là tổ chức lớn nhất tập trung dành riêng cho việc cung cấp các trọng tài cho
bóng chuyền.
Chiến thuật

Hình ảnh từ trận đấu quốc tế giữa Ý và Nga vào năm 2005. Đội Nga bên tay trái vừa thực
hiện phát banh, với 3 người đứng dưới lưới đang di chuyển đến vị trí chắn bóng. 2 người
khác, ở vị trí hằng phía sau, đang chuẩn bị cho đợt phòng thủ. Đội Ý, ở bên tay phải, có 3
người đang đứng thành một hàng ngang, từng người đang chuẩn bị để sẵn sàng đón bóng
bay tới. Chuyền 2 đang đợi họ bắt bước 1 trong khi chủ công (áo số 10) đang đứng ở giữa
để sẵn sàng nhảy lên đập bóng nếu cú bắt bước 1 đủ tốt. Alessandro Fei (áo số 14) không
có nhiệm vụ bắt bước 1 và đang chuẩn bị cho cú đập bóng từ hàng sau ở bên phải sân.

Chú ý rằng 2 libero mặc 2 bộ trang phục khác màu nhau. Vị trí số 3 thường được thay thế
bởi libero ở vị trí hàng phía sau.
Các vị trí trên sân
Có 5 vị trí trên sân đối với các đội ở cấp độ ưu tú. Chuyền 2, Outside Hitter/Left Side
Hitter, Middle Hitter, Opposite Hitter/Right Side Hitter (Tay đập ngoài/Tay đập bên trái,
Tay đập giữa, Tay đập đối diện/Tay đập phải và Libero/Chuyên gia phòng thủ). Mỗi vị trí
đều có một vai trò riêng đặc biệt trong việc chiến thắng trận đấu.
 Chuyền 2 có nhiệm vụ điều phối cho đợt tấn công của toàn đội. Họ phải là người
chạm bóng lần thứ 2 và trách nhiệm chính trong việc đưa bóng đến đúng vị trí của
các tay đập để ghi điểm. Họ phải có khả năng làm việc với các tay đập, sắp sếp để
giữ nhịp cho toàn đội và chọn tây đập phù hợp cho đợt tấn công để chuyền banh.
Chuyền 2 phải người nhanh nhẹn, có kinh nghiệm, chiến thuật đúng đắn và có tốc
độ trong việc di chuyển khắp mặt sân.
 Libero là chuyên gia phòng thủ, người có trách nhiệm đỡ bước 1/ cứu bóng cho
toàn đội và giao banh. Họ thường là người có phản ứng nhanh nhất trên sân và
khả năng bắt bước 1 cực tốt. Libero có nghĩa là “tự do” đồng nghĩa với việc họ có
thể thay thế cho bất kì ai trên sân trong trận đấu. Họ không cần phải cao, vì họ
không cần chơi bóng trên lưới, điều này cho phép những vận động viên thấp với
khả năng bắt bước 1 tốt và kĩ năng phòng thủ siêu hạng có được một vị trí quan
trọng trong thành công của toàn đội. Người được chọn là libero trong đội có thể
chỉ được quyền thay thế cho một vị trí duy nhất trong đội. Libero phải trang phục
khác màu so với các thành viên còn lại trong đội.
 Middle blockers hay Middle hitters là những vị trí có thể triển khai các đợt tấn
công chớp nhoáng thường ở gần vị trí của chuyền 2. Họ còn là những chuyên gia
phòng thủ, bởi họ vừa phải cố gắng chặn đợt tấn công nhanh của đối vừa phải
ngay lập tức lập một hàng chắn kép tại biên. Ở các đội không phải mới tập chơi,
mỗi đội đều có 2 middle hitter.
 Outside hitters hay Left side hitters tấn công từ phía biên trái cọc biên
(antenna). Outside hitter thường là tay đập chủ yếu trong đội và nhận hầu hết các
đường chuyền từ chuyền 2. Những trái bắt bước 1 không tốt thường được chuyền

cho outside hitter hơn là middle hay opposite hitter. Bởi hầu hết các đường bóng
chuyền cho outside hitter đều cao, outside hitter có thể mất một khoảng thời gian
để tiếp cận bóng, thường là bắt đầu lấy đà từ ngoài vạch biên sân. Trong các trận
đấu từ nghiệp dư trở lên, thường có 2 outside hitter ở mỗi đội trong trận đấu.
 Opposite hitters hay Right side hitters đảm nhận việc phòng thủ ở khu vực dưới
lưới. Nhiệm vụ chính của họ là tạo ra một hàng chắn tốt để chặn cú đập từ outside
hitter của đối phương và đóng vài trò là một chuyền 2 phụ. Chuyền 2 của đối
phương thường đưa về phía bên phải của antenna.
Đội hình
Có 3 đội hình thi đấu tiêu chuẩn trong bóng chuyền được biết đến dưới tên “4-2”, “6-2”
và “5-1”, điều này phụ thuộc số lượng các tay đập và chuyền 2 ở trên sân. 4-2 là đội hình
cơ bản được sử dụng bởi những người mới chơi, trong khi đội đội hình 5-1 lại là đội hình
phổ biến ở bóng chuyền đẳng cấp cao.
4-2
Đội hình 4-2 có đến 4 tay đập và 2 chuyền 2. Chuyền 2 thường chuyền banh từ giữa hoặc
bên phải của hàng trên. Đội sẽ có 2 tay đập ở vị trí tương ứng. Trong đội hình quốc tế 4-
2, chuyền 2 thường chuyền banh từ vị trí bên phải. Đội hình 4-2 quốc tế có thể dễ dàng
chuyển thành các đội hình tấn công khác. Các chuyền 2 sẽ xếp hàng đối diện nhau trong
các lần quay vòng đội hình. Hàng tiêu biểu thường có 2 outside hitter. Bằng cách xếp như
vậy, các thành viên đều sẽ đứng đúng vị trí ở hàng trước hoặc sau. Sau khi giao banh,
người đứng ở trí hàng trước đều thay đổi vị trí của mình để chuyền 2 luôn được đứng ở
giữa lưới. Mặt khác, một chuyền 2 sẽ di chuyển vào vị trí bên phải lưới và có cả tay đập
giữa và tay đập biên; điểm bất tiện ở đây là thiếu offside hitter, điều này cho phép một
trong các tay chắn của đối phương “chơi ăn gian” ở hàng chắn giữa.
Điểm bất tiện của đội hình tấn công này là chỉ có 2 tay đập, đẩy đội vào tình thế có ít các
vũ khí tấn công.
Một điểm rõ ràng nữa là có thể thấy chuyền 2 chính là động lực cho đợt tấn công, mặc dù
điều đó làm suy yếu đợt tấn công, bởi khi chuyền 2 đứng ở giữa sân, họ có thể 'tip' hay
'dump'. Điều đó đồng nghĩa với việc hàng chắn của đối phương phải đề phòng với cả
chuyền 2 nên trong một vài trường hợp sẽ để lộ sơ hở và giúp cho tay đập của đội mình

có thể tấn công dễ dàng hơn.
6-2
Đội hình 6-2, người chơi thường từ hàng sau lao về phía trước để chuyền 2. 3 người chơi
đứng ở hàng trước đều ở vị trí sẵn sàng tấn công. Cùng lúc, toàn bộ 6 người trên sân đều
có thể là tay đập, trong khi có 2 người hoạt động như là một chuyền 2. Vậy nên đội hình
6-2 thực ra là đội hình 4-2 , nhưng chuyền 2 ở hàng sau là người thực hiện chạm bóng lần
2. Độ hình 6-2 mở rộng đòi hỏi có tới 2 chuyền 2, người mà sẽ chuyển lên hàng trên lẫn
nhau sau mỗi lần quay vòng đội hình. Như là một sự hỗ trợ cho chuyền 2, việc nâng hàng
sẽ có 2 tay đập giữa và 2 tay đập biên, luôn luôn sẽ có 1 trong các vị trí này nằm ở hàng
trước hoặc hàng sau. Sau khi gia banh, người chơi ở hàng trước sẽ di chuyển đến vị trí
đúng của mình.
Lợi điểm của đội hình này là luôn có 3 tay đập ở tư thế sẵn sàng, nhiều nhất trong các khả
năng tấn công. Tuy nhiên, không chỉ đội hình 6-2 đòi hỏi đội phải có 2 chuyền 2 tốt, mà
còn phải là những người chắn bóng hiệu quả không chỉ ở vị trí chuyền 2. Ở đẳng cấp
quốc tế, chỉ có đội tuyển nữ quốc gia Cuba mới sử dụng đội hình này. Nó cũng được
dùng trong đội nữ NCAA, một phần của các bộ luật khác nhau cho phép tới 12
[16]
lần
thay người trong 1 set (khác với việc ho phép thay người 6 lần trong bộ luật chuẩn).
[sửa] 5-1
Đội hình 5-1 chỉ có một vị trí làm nhiệm vụ chuyền 2 duy nhất ngay cả khi đội quay vòng
đội hình. Vì vậy đội sẽ có 3 tay đập ở hàng trên chỉ khi chuyền 2 ở hàng dưới, và chỉ có 2
khi chuyền 2 ở hàng trên, vậy nên ta có thể có tới 5 tay đập. Người đứng đối diện với
chuyền 2 trong vòng quay 5-1 được gọi là opposite hitter. Nhìn chung, opposite hitter
không đỡ bước 1; họ đứng sau đồng đội khi đối phương phát bóng. Opposite hitter có thể
được sử dụng như là phương án tấn công thứ 3 (back-row attack) khi chuyền 2 đang ở
hàng trên: đây là phương án thường được sử dụng để tăng sức tấn công trong các đội hình
hiện đại. Bình thường opposite hitter là người có nhiều kĩ năng tấn công nhất trong đội.
Back-row attack thường đến từ vị trí bên phải của hàng dưới, vị trí số 1, nhưng lại gia
tăng khả năng của vị trí số 6 trong bóng chuyền đỉnh cao.

Lợi điểm lớn nhất của đội hình này là chuyền 2 luôn có 3 tay đập để chuyền bóng. Nếu
chuyền 2 làm tốt nhiệm vụ của mình thì hàng chắn giữa của đối phương sẽ không có đủ
thời gian để chắn bóng cùng với tay chắn biên, tăng khả năng thành công khi tấn công.
Còn có một vài lợi điểm khác như, giống như đội hình 4-2: khi chuyền 2 ở hàng trên,
người đó có quyền nhảy lên và thực hiện "dump" bóng sang bên kia. Điều này cũng góp
phần làm rối loạn hàng thủ của đối phương: chuyền 2 cũng có thể nhảy và dump hoặc
chuyền bóng cho tay đập đang chờ sẵn. Một chuyền 2 tốt sẽ nhận biết được này để chọn
thời điểm thích hợp và phương án tấn công thích hợp để dump hay chỉ cần chuyền là đủ
để làm rối loạn hàng thủ đối phương.
Đội hình tấn công 5-1 thực chất là sự kết hợp của 6-2 và 4-2: khi chuyền 2 ở giữa hàng
trên, đợt tấn công trông như của 4-2; khi chuyền 2 ở hàng dưới, đợt tấn công trong như
của 6-2.
Các biến thể của bóng chuyền và trò chơi liên quan
Có rất nhiều biến thể dựa trên các quy tắc cơ bản của bóng chuyền. Phổ biến nhất trong
đó là Bóng chuyền bãi biển, là môn bóng chuyền chơi trên cát với chỉ 2 người ở mỗi bên,
và là biến thể đang cạnh tranh với bóng chuyền trong việc phổ biến rộng rãi. Một vài trò
chơi có liên quan đến bóng chuyền bao gồm:
 Footvolley: Môn thể thao xuất phát từ Brazil, không dùng bàn tay và cánh tay
nhưng hầu như lại giống bóng chuyền bãi biển.
 Hooverball: phổ biến bởi tổng thống Herbert Hoover, chơi với lưới bóng chuyền
và bóng thể dục; tính điểm như tennis, nhưng trái banh được bắt lại và ném qua
bên kia. Trọng lượng của trái bóng có thể khiến người chơi vận động khá mệt;
hằng năm cũng có giải thường niên được tổ chức ở West Branch, Iowa.
 Newcomb ball (đôi lúc đọc là "Nuke 'Em"): trong game này, bóng được bắt và
ném thay vì đánh; nó từng cạnh tranh tính phổ biến với bóng chuyền đến thập
niên 1920.
 Prisoner Ball:cũng được chơi trên sân bóng chuyền và bóng chuyền, mục tiêu là
làm cho đối thủ ra khỏi sân.
 Throwball trỏ nên phổ biến với nữ sinh ở YMCA College of Physical Education ở
Chennai (Ấn Độ) trong thập niên 1940.


×