Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phái võ ở Việt Nam - Lam Sơn căn bản potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.19 KB, 5 trang )

Phái võ ở Việt Nam
Lam Sơn căn bản
Lam Sơn căn bản là một võ phái cổ truyền ở Thanh Hóa - Việt Nam
Nguồn gốc, lịch sử
Xuất phát từ 5 gia phái ở các vùng như: Băng Sơn, Phú Khê, Trung Hà, Trinh Nga
(Hoằng Hóa), Phú Điền (Hậu Lộc) của Thanh Hóa. Ngày 6 tháng 6 năm 1946 tại đình
làng Trung Hà (huyện Hoằng Hóa), có 7 người đại diện cho các gia phái trên đã thành lập
nên môn phái Lam Sơn căn bản dựa trên hệ thống kỹ thuật được tổng hợp từ những kỹ
thuật riêng lẻ gia truyền lâu đời của các gia phái trong vùng. Lấy tên Lam Sơn căn bản là
muốn phát huy truyền thống thượng võ từ lâu đời của quê hương. Võ sư trưởng môn đầu
tiên là võ sư Phi Hùng nguyên là người Hải Hưng (người đầu tiên có ý tưởng vận động
thành lập môn phái). Võ sư trưởng môn thứ hai và cũng là cuối cùng cho đến bây giờ là
võ sư Hà Định (người làng Trinh Nga) võ sư kế nhiệm từ năm 1947. Nơi võ phái bố cáo
thành lập trước công chúng là đình làng Trung Hà, nơi mà năm xưa tướng quân Dương
Đình Nghệ đóng quân, và nổi tiếng với giai thoại múa kiếm dưới mưa ngay tại sân đình,
mưa không làm ướt sân dưới chân.
Chủ trương tập luyện
 Rèn luyện thân thể cường tráng, tinh nhanh, dũng cảm, hào hiệp, chống lại tư
tưởng hống hách, tàn bạo, uy hiếp người yếu thế.
 Có lòng quảng đại, không kiêu ngạo, luôn luôn lấy đức độ tôn trọng việc nghĩa,
khiêm tốn lễ phép với mọi người, chấp hành pháp luật.
Hệ thống cấp bậc
Hệ thống đai đẳng của môn phái chủ yếu dựa vào phân hạng chung của liên đoàn võ thuật
cổ truyền Việt Nam, chia thành 4 màu đai với 4 bậc đai mỗi mầu. Nhập môn là huyền đai
(đai đen), sau đó là nhất đẳng huyền đai (đai đen 1 vạch), đai đen có nhiều nhất là 4 vạch.
Bậc sau đó là nhất đẳng thanh đai (đai xanh 1 vạch), đai xanh cao nhất có 4 vạch. Trên đó
chuyển sang hoàng đai (đai vàng), tiếp theo là hồng đai (đai đỏ), riêng đai đỏ cao nhất chỉ
có 3 vạch thôi, sau đó chuyển sang bạch đai (là màu đai chỉ ai là võ sư mói được thắt.
Cao nhất là đai trắng có viền vàng, chỉ dành cho các bậc võ sư trưởng môn.
Hệ thống kỹ thuật


Võ sư chưởng môn Hà Định (áo đỏ chính giữa) cùng thế hệ môn sinh cuối cùng (chụp
năm 2001)
Trong chương trình tập luyện của môn phái gồm các bài quyền, vũ khí kết hợp của võ cổ
truyền và vay mượn một số bài của võ Thiếu lâm.
Giai đoạn nhập môn
Môn sinh làm quen với quá trình tập luyện là chủ yếu, thời gian đầu tiên chỉ là dùng xẻng
xúc cát hất đổ từ đống này sang bên đống cát kia, nếu hết lại làm ngược lại, với động tác
này võ sinh vừa luyện thể lực, lại tình cờ làm quen dần với bộ tấn đầu tiên là đinh tấn.
Thời gian tiếp theo sẽ là dùng rìu sắt để bổ củi, võ sinh sẽ dùng 1 chân để giẫm chặt giữ
đoạn gỗ củi, hai tay vung rìu sắt bổ dọc đoạn gỗ, động tác này nhằm tăng cường thể lực
và cũng giúp võ sinh đứng tấn vững hơn, tay mạnh khỏe cốt gân hơn. Qua bài nhập môn
này, nều võ sinh vẫn còn muốn theo học thì sẽ chính thức bắt đầu tập luyện nghiêm túc
theo hệ thống kỹ thuật quyền cước của môn phái.
Giai đoạn chính thức tập luyện
Trong giai đoạn này hệ thống kỹ thuật mà môn sinh sẽ được học bao gồm:
Quyền pháp
 Liên Hoàn tấn
 Nhị lộ hoa mai
 Tam tinh quyền
 Tứ xuyên quyền
 Uyên ương diệu quyền

 Huê dung quyền
 Mê linh hoa quyền
 Giang nam xuất thế
 Tam cương ngọc bối
 Tam sơn tứ diện
 Bạch long quyền thảo
 Ngoại khoa độc thảo
 Ngọc trản quyền

 Liên hoa quyền
 Lão mai quyền
 Lão hổ thượng sơn
 Bình dương sơn cước thảo
 Hổ phục công lực hồng quyền

 Hổ hạc song hình quyền
 Võ đang bát quái
 Bát quái lôi phong
 Bát nguyện lộ vương
 Bát tử hồng kỳ
 Thái vũ mạnh quyền
 Thái dương quyền
 Dương mã kỳ ngộ
 Hùng kê quyền  Bát lộ quyền
Kiếm thuật
Có 5 bộ kiếm:
1. Bộ Vô cực kiếm: Gồm có 2 bài
Kim long hoa kiếm
Hoa mai kiếm
1. Bộ Tuyệt âm kiếm
Kim quang thần kiếm
1. Bộ Thanh phong kiếm
Ngọc lâm chu kiếm
1. Bộ Vân hà tỏa kiếm
2. Bộ Thiếm diện kiếm
Có 1 bài trường kiếm (gươm dài):
Ma lai nguyệt kiếm
Kế thừa một bài kiếm cổ truyền Việt Nam ngoại phái:
Thăng long đệ nhất kiếm

Đao pháp
 Vũ động thần đao
 Lãnh âm tuyệt kỳ đao
 Long xuyên vũ nguyệt đao
 Tứ linh đơn đao
 Hoa vũ long đao
Côn pháp
 Ngũ long côn
 Thiết long côn
 Ngọc long thiết côn
 Xuyên thạch vũ long côn
 Thần đồng đệ tứ côn

×