Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Các yếu tố sinh học liên quan đến trầm cảm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.37 KB, 5 trang )

Các yếu tố sinh học liên quan đến
trầm cảm

DI TRUYỀN: Tỷ lệ trùng hợp trong gia
đình cho chúng ta một bằng chứng
về phần di truyền trong trầm cảm. Trẻ
em, trẻ vị thành niên và người lớn có họ
hàng gần bị trầm cảm sẽ có nguy cơ
cao phát triển trầm cảm, với phần di
truyền được lượng giá xấp xỉ khoảng
20-45%. Trầm cảm ở cha mẹ là một yếu
tố nguy cơ đặc biệt đối với việc phát
triển trầm cảm ở trẻ. Sự trùng lập trong
gia đình cao hơn đối với trầm cảm bắt
đầu trước tuổi 20, vì vậy người ta cho
rằng trầm cảm khởi phát ở trẻ nhỏ là
một biến đổi có kèm theo yếu tố di
truyền mạnh mẽ.
Tuy nhiên chỉ thấy rằng trầm cảm xuất
hiện trong những gia đình không thể giải
thích được ảnh hưởng tương đối của di
truyền và môi trường. Nghiên cứu về trẻ
sinh đôi và con nuôi cần thiết trong lãnh
vực này. Trong nghiên cứu của
O’Connor và cộng sự (1998) so sánh
các cặp trẻ sanh đôi cùng trứng và trẻ
sanh đôi khác trứng và cho thấy tỷ lệ di
truyền là khoảng 48%.
Ngược lại, một số nghiên cứu ở con
nuôi cho thấy không có phần di truyền
đối với trầm cảm ở tuổi nhỏ, điều này có


thể phản ảnh những ảnh hưởng có ý
nghĩa từ các yếu tố môi trường trong
việc biểu hiện trầm cảm.
HOÁ HỌC THẦN KINH:
Nghiên cứu ở những người lớn bị trầm
cảm cho thấy có rối loạn của hệ thống
hạ đồi tuyến yên-thượng thận, hệ thống
này hoạt hoá trong đáp ứng với stress.
Khi hệ thống này đi lệch hướng, một sự
mất cân bằng về nội tiết thần kinh có thể
xảy ra, đưa đến việc tăng tiết quá mức
nội tiết tố cortisol. Một liên hệ giữa nội
tiết thần kinh và các rối loạn khí sắc là
điều hợp lý , việc sản xuất nội tiết tố
điều hoà khí sắc, sự thèm ăn, mức tỉnh
thức, những yếu tố này đều bị ảnh
hưởng một cách bất lợi trong trầm cảm.
Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có một dữ
kiện không tương ứng đối với vai trò của
cortisol trong trầm cảm ở trẻ em(
Kaufman và cộng sự, 2001).
Mặc dù các nghiên cứu trong lãnh vực
này chỉ mới bắt đầu, một giả thuyết hứa
hẹn đó là những khó khăn trong việc
điều chỉnh các nội tiết tố stress có thể là
kết quả của trục trặc sớm. Cortisol được
phóng thích khi một cá thể bị stress
nặng, mức cortisol quá mức có thể có
hiệu ứng xấu trên não đang phát triển.
Một lần não nhạy cảm với cortisol, nó sẽ

hoạt động quá mức khi tiếp xúc với
stress lần sau nữa, vì thế làm gia tăng
khả năng dễ bị tâm bệnh lý nói chung và
trầm cảm nói riêng.
Các học thuyết về trầm cảm ở người lớn
cho thấy mức hoá chất dẫn truyền thần
kinh serotonin bị ức chế. Các thuốc
chống trầm cảm làm gia tăng nồng độ
serotonin lưu hành bao gồm thế hệ mới
các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin
có chọn lọc ( SSRIs) như là Fluoxetine
(Prozac) và Sertraline ( Zoloft), hay các
thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-
norepinephrine ( SNRIs) như
venlafaxine ( Effexor). Trong khi những
thuốc này chứng tỏ rằng có hiệu quả
trong việc điều trị trầm cảm ở người lớn,
bằng chứng ủng hộ cơ chế dẫn truyền
thần kinh ở trẻ em có khác biệt. Các
nghiên cứu về hiệu quả của SSRI trong
trầm cảm trẻ em và trẻ vị thành niên có
mang lại một số kết quả hứa hẹn, tuy
nhiên kích cỡ ảnh hưởng còn nhỏ và
trong một vài nghiên cứu kết quả xuất
hiện chỉ đối với việc đánh giá sự cải
thiện chung mà không đối với triệu
chứng trầm cảm một cách chi tiết.
Tóm lại, nghiên cứu về trầm cảm trẻ em
tuy còn giới hạn, gợi ý rằng các giả
thuyết về nguyên nhân thực thể xuất

phát từ những nghiên cứu ở người lớn
không thể áp dụng một cách dễ dàng
đối với trẻ em. Hơn nữa không có dữ
kiện tiền cứu chứng minh rằng các yếu
tố chỉ ra nguyên nhân sinh học đi trước
khởi phát trầm cảm , cho nên có một số
câu hỏi vẫn còn tồn tại như có phải đây
là nguyên nhân hay hậu quả của trầm
cảm? Cuối cùng, sự việc hầu như là một
vấn đề phức tạp và có tính qua lại. Các
kinh nghiệm và khí sắc có ảnh hưởng
đến sinh học và ngược lại sinh học có
ảnh hưởng qua lại trên nhận thức, cảm
xúc và trí nhớ ( Post & Weiss, 1997).
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA
NÃO:
Nghiên cứu về hình ảnh não bộ trên
người lớn gợi ý rằng trầm cảm có liên
quan đến mức hoạt hoá thấp của bán
cầu não trái. Thật là thú vị, bán cầu não
trái hình như liên quan nhiều hơn đến
việc xử lý cảm xúc tích cực; khi bán cầu
não trái kém hoạt hoá , bán cầu não
phải có thể hoạt hoá nhiều hơn , tạo ra
những cảm xúc tiêu cực quá mức (
Pliszka, 2003). Kiểu kém hoạt hoá của
bán cầu não trái cũng được thấy ở trẻ
nhũ nhi và trẻ biết đi có mẹ bị trầm cảm.
Đây có phải là sự di truyền qua các thế
hệ do chức năng di truyền hay đây là

do trẻ bị stress nhiều và tiếp xúc với
cảm xúc tiêu cực từ mẹ, điều này vẫn
còn cần phải xác định ( Hammen &
Rudolph,2003).

×