Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cách bảo quản và vận chuyển các mẫu xét nghiệm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.81 KB, 5 trang )

Cách bảo quản và vận chuyển các mẫu
xét nghiệm

Việc ly tâm thường được thực hiện
trong khoảng 1 giờ sau khi mẫu được
thu lượm. Nếu các mẫu được gửi đi,
chỉ được sử dụng huyết thanh hoặc
huyết tương, trừ trường hợp thật đặc
biệt, máu toàn phần mới được vận
chuyển đi xa để phân tích.

1. Cách bảo quản các enzym
Các mẫu huyết tương sử dụng để đo hoạt
độ enzym nói chung thường có thể bảo
quản ở 4
o
C đến 5 ngày mà hoạt độ enzym
không giảm quá 10%. Riêng đối với LDH,
không bảo quản trong tủ lạnh vì hoạt độ
của nó giảm khi các isoenzym LDH4 và
LDH5 của nó không ổn định trong điều
kiện lạnh; còn ACP chỉ ổn định khi mẫu
huyết tương được acid hoá (xem bảng
“Thời gian và nhiệt độ bảo quản enzym” ở
phía cuối sách này).

2. Cách bảo quản các cơ chất
Các chất chuyển hoá trong huyết thanh
hoặc huyết tương thường ổn định ở 4
o
C


trong 6 ngày mà nồng độ không có sự
thay đổi đáng kể. Riêng đối
với triglyceride có thể bị giảm do bị lipase
thuỷ phân. Tuy nhiên, nồng độ này không
thay đổi nếu phương pháp phân tích qua
glycerol toàn phần.

Sự bảo quản ở nhiệt độ phòng có thể làm
giảm nồng độ của phosphat, acid uric và
creatinin nếu sự xác định dựa trên phản
ứng Jaffé. Bilirubin bị phá huỷ khi bị ánh
sáng chiếu vào trong quá trình bảo quản.
Glucose sẽ chỉ được bảo quản sau khi
tách protein khỏi mẫu máu hoặc thêm
chất ổn định.
3. Cách bảo quản các protein, các kháng
nguyên và kháng thể
Các protein, các kháng nguyên và kháng
thể có thể được bảo quản ở 4
o
C trong 1
tuần.
4. Cách bảo quản các hormon và dấu ấn
ung thư
Các hormon steroid tương đối bền, có thể
bảo quản ở nhiệt độ phòng (25
o
C) đến 3
ngày; các dấu ấn ung thư cũng có thể bảo
quản như vậy. Các hormon peptid muốn

bảo quản quá 1 ngày phải để vào tủ lạnh
sâu. Các hormon đặc biệt không bền là
ACTH, renin, insulin, GH và calcitonin.
5. Cách bảo quản mẫu để xét nghiệm
các chất đông máu
Huyết tương nghèo tiểu cầu sử dụng để
xác định thời gian prothrombin không được
để quá 8 giờ. Hoạt độ của các chất đông
máu phải được xác định trong khoảng 3
giờ, nếu quá thời hạn trên, huyết tương
phải được bảo quản ở 4
o
C.
6. Cách bảo quản mẫu làm xét nghiệm
tổng phân tích máu
Mẫu máu toàn phần chống đông bằng
EDTA chỉ được sử dụng dưới 24 giờ.
7. Cách bảo quản mẫu để phân tích
hình thái tế bào máu
Sự đàn máu trên phiến kính chỉ được thực
hiện trong vòng 5 giờ sau khi lấy máu. Nếu
sử dụng máu để phân tích các thành phần
của máu, mẫu máu được sử dụng không
quá 8 giờ.
8. Cách bảo quản mẫu trong một thời
gian dài:
Nếu muốn bảo quản bệnh phẩm trong
thời gian dài hơn thời gian nêu trên, bệnh
phẩm cần được bảo quản đông băng ở
nhiệt độ thấp hơn -20

o
C. Khi cần sử dụng,
mẫu cần được tan đông một cách từ từ ở
4-8
o
C qua một đêm hoặc trong một bể
điều nhiệt có lắc. Tuy nhiên, việc đông
băng và tan đông không nên lặp đi, lặp lại.
9. Cách bảo quản nước tiểu để xét
nghiệm cặn nước tiểu
Cặn nước tiểu phải được đánh giá trong
khoảng 2 đến 3 giờ. Không được bảo quản
mẫu nước tiểu trong tủ lạnh hoặc đông
băng vì điều kiện lạnh có thể gây kết tủa
muối.
10. Cách bảo quản dịch não tuỷ
Việc đếm các tế bào trong dịch não tuỷ
phải được thực hiện trong vòng 1 giờ.
11. Cách bảo quản máu để đo khí máu
và thăng bằng acid-base
Việc xác định khí máu và thăng bằng acid-
base của máu động mạch hoặc mao-động
mạch hoá cần phải tránh tiếp xúc với
không khí và phải được thực hiện ngay
lập tức. Nếu điều này không thực hiện
được, mẫu máu có thể được đặt trong
nước đá trong khoảng thời gian tối đa là 2
giờ.
12. Cách gửi bệnh phẩm
Khi gửi bệnh phẩm từ nơi này sang nơi

khác trong nước hoặc ra quốc tế, cần bảo
quản bệnh phẩm trong phích đá khô. Nói
chung, sự thay đổi hoạt độ enzym và
nồng độ các chất chuyển hoá không quá ±
10% trong khoảng 2 ngày, nếu nhiệt độ
bảo quản mẫu dưới 25
o
C.

×