Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sử dụng thuốc giảm đau một cách khôn ngoan pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.14 KB, 6 trang )

Sử dụng thuốc giảm đau một
cách khôn ngoan

Khi bạn bị đau, có thể bạn sẽ làm bất cứ điều gì để hết đau. Các lựa
chọn có thể khác nhau như luyện tập, chăm sóc bổ sung và thay thế, và xử lý
stress. Nhưng đối với nhiều người, thuốc giảm đau mới là thứ làm giảm đau.
Nhưng thuốc có phải là lựa chọn tốt nhất?
Thuốc có vẻ là cách dễ dàng để kiểm soát đau, và nó thường là biện
pháp tốt nhất đối với đau cấp, như do đau răng hoặc đau sau mổ. Nhưng đối
với nhiều bệnh đau mạn tính, thuốc không phải là câu trả lời. Ngay cả những
thuốc giảm đau được cho là an toàn cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Thuốc
có thể đắt. Thuốc cũng có thể trở thành chỗ dựa hoặc làm bạn xao nhãng
những giải pháp hiệu quả, an toàn và lâu dài hơn. Một số người dùng thuốc
vì họ cảm thấy cần thiết, chứ không phải vì thuốc giúp ích. Những người này
thường ngạc nhiên khi thấy rằng việc ngừng thuốc không khó khăn như họ
dự tính. Họ cũng thường thấy rằng việc không sử dụng thuốc đem lại cho họ
cảm giác làm chủ bệnh tật và cuộc sống lớn hơn.
Tất cả các thuốc đều có những nguy cơ và lợi ích. Chìa khóa của việc
sử dụng thuốc để điều trị đau có hiệu quả là dùng thuốc thật phù hợp sao cho
lợi ích luôn lớn hơn nguy cơ.
Tìm loại thuốc có tác dụng với bạn. Mỗi người có phản ứng khác
nhau với thuốc và sẽ cần lượng hoặc loại thuốc khác nhau. Khi đã tìm được
loại thuốc phù hợp, cần tìm ra liều có tác dụng nhất đối với bạn. Bác sỹ
thường sẽ bắt đầu cho bạn dùng liều thấp và sau đó tăng dần liều nếu cần.
Bác sỹ sẽ theo dõi tiến triển để tìm ra lượng thuốc tối ưu cho bạn.
Lưu giữ hồ sơ. Các thuốc thường tương tác, và khả năng xảy ra điều
này sẽ lớn hơn nếu bạn dùng nhiều thuốc khác nhau. Hãy lưu giữ hồ sơ về
loại thuốc dùng và liều lượng. Bạn cũng có thể muốn tổ chức một hệ thống
giúp bạn nhớ được khi nào cần uống loại thuốc nào.
Đảm bảo rằng bác sỹ biết được tất cả các thuốc bạn đang uống, kể cả
các thuốc không cần đơn (OTC) và thuốc thảo dược. Nhiều chất mà bạn cho


là vô hại, như chất kháng acid, kháng histamin hoặc rượu, có thể tương tác
với thuốc giảm đau.
Theo dõi cả thuốc đang dùng và đã dùng bằng sổ nhật ký dùng thuốc.
Mang theo những ghi chép này khi bạn đi khám bác sỹ.
Theo dõi triệu chứng. Nếu bạn thường xuyên dùng thuốc giảm đau,
kể cả các chế phẩm OTC, hãy trao đổi với bác sỹ về thuốc bạn dùng, lợi ích
và tác dụng phụ. Bạn có thể nghĩ tình trạng mệt mỏi, khó chịu ở dạ dày hoặc
các vấn đề về tình dục là do đau, trong khi thuốc mới thực sự là nguyên nhân
gây ra những triệu chứng này.
Cân nhắc chi phí. Nếu bạn dùng nhiều loại thuốc khác nhau, hoặc
nếu bạn có thu nhập cố định, giá thuốc có thể trở thành gánh nặng tài chính.
Những chiến lược sau đây có thể giúp giảm bớt hóa đơn thanh toán:
Tìm loại biệt dược rẻ hơn hoặc dạng thuốc gốc của thuốc mà bạn
dùng
Tuân thủ cẩn thận các hướng dẫn, gồm bảo quản thuốc đúng hướng
dẫn – thường ở nhiệt độ phòng và tránh nắng chiếu trực tiếp – và dùng thuốc
theo đơn. Điều này sẽ giúp đảm bảo thuốc có tác dụng thích đáng và sẽ
không cần phải thay thế.
Tìm sự hỗ trợ chi trả tiền thuốc. Tùy theo tuổi và tình hình tài chính,
bạn có thể đủ tiêu chuẩn nhận sự hỗ trợ từ:
 Bảo hiểm. Bất cứ khi nào có thể, mua thuốc nằm trong danh
mục thuốc được bảo hiểm. Nếu bạn mua thuốc không nằm trong danh mục,
bạn có thể phải trả toàn bộ chi phí.
 Các công ty thuốc. Nhiều công ty đưa ra các chương trình hỗ
trợ đặc biệt cho những người không đủ tiền mua sản phẩm của họ. Hãy hỏi
bác sỹ hoặc dược sỹ để biết thêm thông tin
 Các chương trình nhà nước. Có những chương trình của nhà
nước giúp người thu nhập thấp mua thuốc chữa bệnh. Hãy liên hệ với cơ
quan y tế để có thêm thông tin
Bác sỹ và dược sỹ. Một số chương trình hỗ trợ chỉ được xúc tiến cho

nhân viên y tế. Hãy hỏi bác sỹ và dược sỹ xem họ có biết những chương
trình giúp chi trả tiền thuốc cho bạn.
 Các tổ chức thành viên. Nhiều tổ chức tín dụng, công đoàn, tổ
chức và nhóm nghề nghiệp cung cấp các dịch vụ thuốc giảm giá cho thành
viên.
Mặc dù thuốc là cần thiết cho một số người để điều trị đau, chúng
không phải là không có nguy cơ và không nên sử dụng bừa bãi. Cuối cùng,
có lẽ bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn thử điều trị đau không dùng thuốc hoặc dùng
càng ít càng tốt.
Khi bạn đã có thể kiểm soát được đau bằng thuốc, bác sỹ có thể bắt
đầu cho bạn chương trình phục hồi chức năng kèm theo tăng dần các hoạt
động. Khi bạn có thể đạt tới các hoạt động mục tiêu, bạn có thể được yêu
cầu giảm lượng thuốc uống. Nếu đau trở lại, bạn lại tiếp tục dùng thuốc.
Nhưng bằng cách giảm dần lượng thuốc, bạn có thể xác định lượng thuốc
nhỏ nhất cần thiết để bạn vẫn thấy dễ chịu. Dưới sự giám sát của bác sỹ, qui
trình này có thể lặp lại 3 – 6 tháng một lần, giảm dần số thuốc để xem có còn
đau không.
Nếu bạn dùng opioid hoặc dạng thuốc quen khác, hãy hỏi bác sỹ xem
bạn có cần giảm dần thuốc không. Trước khi giảm liều, hãy hỏi về những tác
dụng phụ mà bạn có thể gặp phải, như lo âu và buồn nôn. Bạn và bác sỹ có
thể thảo luận cách giảm bớt những tác dụng phụ này. Có thể bác sỹ sẽ muốn
gặp bạn thường xuyên trong thời gian này để kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn
và tin chắc việc giảm thuốc không gây ra các vấn đề sức khỏe khác.
Tùy thuộc vào mức độ nặng của đau và loại thuốc mà bạn uống, mục
tiêu ban đầu có thể là đơn giản là đổi sang một loại thuốc an toàn hơn hoặc
giảm lượng thuốc dùng. Tuy nhiên, khi bạn trở nên thoải mái hơn trong vai
trò người điều trị đau, bạn có thể muốn bỏ dùng tất cả thuốc giảm đau và
dựa vào các phương pháp khác để điều trị đau, bao gồm thay đổi lối sống.
Một số người cần thuốc để điều trị một chứng bệnh cụ thể. Nhưng bạn
có thể nằm trong số những người có thể kiểm soát được cơn đau một cách

hiệu quả và còn hơn thế nữa mà không cần đến thuốc.

×