Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC LĨNH: HIỆU TRƯỞNG VŨ SỸ TRÚC VÀ MỘT QUYẾT ĐỊNH SAI LẦM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.67 KB, 3 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC LĨNH: HIỆU TRƯỞNG VŨ SỸ TRÚC VÀ MỘT
QUYẾT ĐỊNH SAI LẦM
Cách đây không lâu chúng tôi có phản ánh với bạn đọc trên mạng về
những sự việc xảy ra vào cuối năm học học 2009 – 2010 ở trường tiểu học
Ngọc Lĩnh, Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Có thể nói đó là những sự việc nổi đình
nổi đám của ngành giáo dục Tĩnh Gia, thu hút sự quan tâm của đông đảo
giáo viên và phụ huynh. Thể theo nguyện vọng của bạn đọc, trong bài viết
này chúng tôi xin trình bày những sai lầm mang tính hệ thống dẫn đến một
quyết định vội vã của ông hiệu trưởng Vũ Sỹ Trúc ảnh hưởng đến uy tín,
danh dự, tinh thần của một nhà giáo (cô giáo Lê Thu Hương)
Trong khi kiểm tra hết năm học, ông hiệu trưởng Vũ Sỹ Trúc thấy vở
học sinh lớp 4b do cố Lê Thu Hương chủ nhiệm có nhiều chi tiết giống với
bài thi của Sở. Ông Trúc vội vã uy hiếp (xách tai và doạ nạt) đồng thời lục
cặp thu hết vở học sinh đến nỗi hôm sau có em phải bỏ học không dám đến
trường vì sợ “thầy Hiệu trưởng”, có em lên cơn sốt phải đi bệnh viện, có em
phải vội vã (xin lỗi các bạn) phải về nhà thay quần vì mất tự chủ. Như thế là
ông Trúc đã vi phạm đạo đức nhà giáo cũng tức là đi ngược lại với cuộc
vận động hai không của Bộ giáo dục
Ngày hôm sau, không cần họp hội đồng giáo dục, không cần thông
báo cho học sinh và giáo viên ông Trúc đình chỉ cô Hương dạy học, bắt cô
Hương phải viết bản tường trình đồng thời tổ chức thi lại môn Toán đã thi
ngày trước đó. Để cho chắc chắn, trước khi thi ông hiệu trưởng trực tiếp lên
phòng thi lục soát, đe doạ, và xếp những em học yếu nhất vào 4 bàn học ở
cuối lớp. Dù bị doạ nạt, đe doạ nhưng đáng ngạc nhiên kết quả bài thi không
thay đổi nhiều thậm chí một số em còn có điểm cao hơn bài thi do Sở ra đề.
Như thế là ông Trúc đã vi phạm nguyên tắc dân chủ, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến uy tín của cá nhân và tập thể, vận dụng cứng nhắc việc
chống tiêu cực trong thi cử
Nếu dừng lại ở đây thì sự việc cũng không có gì nghiêm trọng lắm
nhưng ông Trúc lại tiếp tục mắc phải một số sai lầm khác
Trước hết, để thể hiện cái uy của mình, dù kết quả thi lại không có


nhiều thay đổi so với trước nhưng ông Trúc đã tự ý huỷ kết quả bài thi do Sở
ra đề, lấy kết quả thi lại làm kết quả đánh giá học sinh và xếp loại thi đua
không cần báo cáo cấp trên. Theo tôi đây là một việc làm lạm quyền, sai
nguyên tắc. Thử nghĩ xem nếu ai cũng làm như vậy thì bài thi do Sở ra đề
còn có tác dụng gì? Lập ra ban chỉ đạo thi để làm gì?, ban khảo thí để làm
gì? Thế mà khi trao đổi với bà Quyên (phó phòng giáo dục Tĩnh Gia) khi về
làm công tác thanh tra ở trường, các giáo viên ở trường được trả lời là Hiệu
trưởng có quyền. Nếu đúng là văn bản cấp trên hướng dẫn như vậy thì theo
chúng tôi vấn đề này cần phải xem xét lại.
Tiếp theo, cũng là để thể hiện cái uy của một hiệu trưởng, trong cuộc
họp cuối năm, mặc dù đã có nhiều ý kiến đề nghị xem xét lại, ông Trúc vẫn
quyết định xếp loại thi đua cô Lê Thu Hương toàn năm loại kém vì một lí do
không mấy thuyết phục và không dủ chứng cứ: “ôn tủ”. Ai cũng dễ dàng
nhận ra rằng “ôn tủ” thì làm sao học sinh có thể đạt kết quả tốt bằng một đề
kiểm tra khác, trong một trạng thái tâm lí ức chế, lo sợ do bị đe doạ. Như
thế là ông Trúc đã để ngoài tai những ý kiến cần lắng nghe, cần tiếp thu,
tự lấy ý kiến của mình làm ý kiến của tập thể, tự coi mình là trên hết.
Qua tìm hiểu một số giáo viên ở trường, chúng tôi được biết Hiệu
trưởng hằn thù cá nhân vì cô Hương đã có lần góp ý thẳng thắn trong các
cuộc họp và không bỏ phiếu cho hiệu trưởng khi bầu đoàn viên công đoàn
xuất sắc 5 năm. Nếu điều này là sự thật thì có thể thấy ông hiểu trưởng Vũ
Sỹ Trúc thật nhỏ nhen, không biết nhìn lại bản thân mình. Phải chăng ông
Trúc cứ tưởng là Hiệu trưởng thì hoàn hảo, không có gì sai, không có gì xấu.
Ông quên rằng chính những người hay góp ý, những người nói thẳng nói
thật là những người rất cần thiết cho hiệu trưởng tự hoàn thiện mình, là
những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của cơ quan. Chẳng phải Đảng ta rất
coi trọng tinh thần phê và tự phê hay sao? Làm lãnh đạo mà không thích
người nói thẳng, nói thật là một sai lầm lớn. Có phải vì cô Hương và một số
giáo viên trong trường không biết lựa chiều mà sống, không biết ôm chân,
không biết nịnh nọt, không biết nói lời giả dối nên mới lãnh hậu quả như

trên. Nếu thế thì ông Hiệu trưởng Vũ Sĩ Trúc chỉ thích hợp với xã hội phong
kiến khi đang thoái trào như một ông vua tự chọc thủng mắt mình chỉ biết
nghe những lời nịnh nọt, ton hót của đám thái giám, nịnh thần. Một chế độ
như thế không sớm thì muộn cũng sẽ bị mục ruỗng và tự sụp dổ.
Theo tôi, xã hội nào cũng thế, làm lãnh đạo cần phải thu phục được
lòng người bằng đạo dức, trình độ, năng lực cả bằng tình cảm và tình người
(điều này sách quản lí viết nhiều) đồng thời còn phải chắt lọc thu lượm kinh
nghiệm trong cuộc sống vì đây là quản lí con người và là con người có trình
độ tương đương nếu không muốn nói là có mặt còn hơn mình. Tất nhiên làm
gì cũng cần có qui định nhưng không có nghĩa là hơi một tí là bắt tường
trình, là lập biên bản, là kiểm điểm, là đình chỉ. Những người giỏi quản lí
không ai làm thế bao giờ! Giống như trong nhà cần có một cái roi nhưng
không phải lúc nào cũng đánh vào dít con trẻ bởi vì như thế đôi khi sẽ là phi
giáo dục, vô tác dụng… Những việc làm nói trên của Vũ Sỹ Trúc cho thấy
ông hiệu trưởng này còn thiếu kiến thức về quản lí giáo dục nếu như không
muốn nói là không có khả năng quản lí con người! Chẳng lẽ trong số hang
trăm giáo viên ở huyện Tĩnh Gia không tìm đâu được người xứng đáng hơn,
có năng lực hơn? Dư luận đặt câu hỏi lớn về vấn đề qui hoạch và đề bạt cán
bộ quản lí giáo dục ở huyện Tĩnh Gia. Phải chăng ông Trúc lên được chiếc
ghế hiệu trưởng không phải từ con đường thực tài? Dẫu không muốn tin
chúng tôi cũng ngờ rằng mua quan bán chức là một hiện tượng có thật và
đang tồn tại.

×